Khóa luận Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân, thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠSỞLÍ LUẬN CỦA ĐỀTÀI 5

1.1. Tổng quan vấn đềnghiên cứu 5

1.2. Các khái niệm công cụ 8

1.3. Những đặc điểm phát triển tâm lí của trẻkhuyết tật 10

1.4. Những vấn đềlí luận vềgiáo dục hòa nhập trẻkhuyết tật 12

1.5. Kết luận chương 1 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺKHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN - TP. ĐÀ NẴNG 30

2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu 30

2.2. Kết quảnghiên cứu 32

2.2.1. Thực trạng đội ngũgiáo viên tại trường Tiểu học Hải Vân 32

2.2.2. Thực trạng học sinh học hòa nhập tại trường Tiểu học Hải Vân 40

2.2.3. Thực trạng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong GDHN trẻkhuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân 41

2.2.4. Thực trạng tham gia của các tổchức xã hội trong cộng đồng hỗtrợGDHN trẻkhuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân 3

2.2.5. Thực trạng cơsởvật chất, trang thiết bịhỗtrợGDHN trẻkhuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân

2.2.6. Thực trạng chế độchính sách GDHN tại trường Tiểu học Hải Vân 46

2.2.7. Thực trạng vấn đề định biên giáo viên chuyên trách

2.3. Kết luận chương 2 47 104

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺKHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN TP. ĐÀ NẴNG 48

3.1. Định hướng xây dựng biện pháp 48

3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng GDHN trẻkhuyết tật 52

1.1 3.3. Mối liên hệgiữa các biện pháp 67

3.4. Thực nghiệm 68

3.4. Kết luận chương 3 73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

1. Kết luận 75

2. Khuyến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤLỤC 80

 

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8785 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm học 2008-2009 trường Tiểu học Hải Vân có tất cả 415 học sinh ñược chia thành 16 lớp từ lớp 1 ñến lớp 5. Trong ñó, khối lớp 1 có 3 lớp, khối 2 có 3 lớp, khối 3 có 3 lớp, khối 4 có 3 lớp, khối 5 có 2 lớp và hai lớp ghép ở làng Vân: lớp ghép 1,2,3 và lớp ghép 4,5. 41 Đa số các em học sinh ñều ñến trường ñúng ñộ tuổi. Đặc biệt năm học 2008 - 2009 vừa qua, trường Tiểu học Hải Vân thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên nhìn chung hầu hết học sinh ở ñây ñều ngoan ngoãn, lễ phép, có hành vi xã hội ñúng mực. Về học sinh khuyết tật học hòa nhập: Năm học 2008 -2009 vừa qua toàn trường Tiểu học Hải Vân có tất cả 13 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Trong ñó khối lớp 1 có 9 em, khối lớp 4 có 3 em và lớp 5 có 1 em. Tất cả các trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập tại trường Tiểu học Hải Vân ñều thuộc dạng chậm phát triển trí tuệ mức ñộ nhẹ và trung bình. Các trẻ khuyết tật ñều ñược khám và xếp loại trên cơ sở y học và xem xét các ñặc ñiểm cá nhân do sở y tế TP. Đà Nẵng thực hiện ñầu năm học. Qua quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng thực trạng học sinh trong môi trường giáo dục hòa nhập ñều rất tốt. Không có sự phân biệt, ñối xử hay sự kì thị của học sinh bình thường ñối với trẻ khuyết tật. Mối quan hệ giữa học sinh bình thường và trẻ khuyết tật rất thuận lợi cho quá trình GDHN trẻ khuyết tật. Thậm chí trẻ khuyết tật còn là trung tâm chú ý của các hoạt ñộng học tập, vui chơi theo nghĩa tích cực. Trẻ khuyết tật hòa ñồng với các bạn bình thường, biết cách lôi cuốn các bạn vào các hoạt ñộng học tập, vui chơi của mình. Nhìn chung, thực trạng học sinh học hòa nhập ở trường Tiểu học Hải Vân phát triển theo hướng tích cực tạo ñiều kiện và môi trường thuận lợi cho quá trình GDHN trẻ khuyết tật. 2.2.3. Thực trạng việc phối hợp giữa gia ñình và nhà trường trong GDHN trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân Gia ñình có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. Đặc biệt trong GDHN trẻ khuyết tật, gia ñình có vai trò to lớn quyết ñịnh sự tiến bộ của trẻ. Việc phối hợp giữa gia ñình và nhà trường trong GDHN trẻ khuyết tật là rất cần thiết. Hiện nay hầu hết các cán bộ, giáo viên ở trường Tiểu học Hải Vân ñã nhận thức ñúng ñắn về vấn ñề này. Tuy nhiên từ thực tế quá trình khảo sát cho thấy rằng việc phối hợp giữa nhà trường và gia ñình trong GDHN trẻ khuyết tật còn gặp 42 rất nhiều khó khăn, bất cập. Bên cạnh những gia ñình có sự quan tâm ñến quá trình học tập của con em mình tại trường Tiểu học, có sự ñầu tư về các mặt thời gian, vật chất, tinh thần cho con mình học tập tốt còn có rất nhiều gia ñình chưa có sự quan tâm ñúng mức ñến việc học tập của con em mình. Bởi lẽ nhận thức của các gia ñình về vấn ñề GDHN cho con mình còn nhiều hạn chế. Đa số các bậc phụ huynh chưa nhận thức ñược tầm quan trọng của việc GDHN cho con em mình. Thêm vào ñó là sự khó khăn về mặt kinh tế gia ñình nên không ít bậc phụ huynh ñã “khoán trắng” việc chăm sóc, giáo dục con em mình cho nhà trường. Thực tế qua quá trình ñiều tra chúng tôi ñã chứng minh ñược ñiều ñó. Một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh không quan tâm hoặc không ñủ ñiều kiện chăm lo cho việc học tập của con mình. Rất nhiều em học sinh ñến trường thường không ñủ sách vở, trang thiết bị phục vụ cho học tập. Theo chúng tôi quan sát, ñối với một số em học sinh hầu như không ngày nào các em ñến trường mà có ñầy ñủ sách vở, dụng cụ học tập. Đặc biệt là những em khuyết tật lại càng thiếu thốn hơn, thậm chí có em ñược vài cuốn sách rách nát, mấy tờ giấy A4 nhàu nát. Vậy thì thử hỏi làm sao các em có thể học tập ñược, làm sao các em có thể viết, có thể ñọc ñược như các bạn khác cùng tuổi. Bên cạnh những khó khăn về phía gia ñình học sinh thì nhà trường Tiểu học Hải Vân cũng gặp phải những khó khăn nhất ñịnh trong công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của GDHN trẻ khuyết tật trong thời ñại ngày nay. Ngoài những khó khăn về kinh tế, hiện nay nhà trường chưa ñược bổ sung giáo viên có chuyên môn sâu về GDHN trẻ khuyết tật ñể có thể làm tốt các công tác trên. Đây là một thực trạng rất cấp bất tại trường Tiểu học Hải Vân cần ñược sự quan tâm chỉ ñạo ñúng mức của các cấp, các ngành liên quan ñể giải quyết triệt ñể tình trạng này nhằm tạo ñược sự phối hợp tốt nhất giữa nhà trường và gia ñình trong quá trình GDHN trẻ khuyết tật ñể giúp các em có cơ hội ñược học tập, vui chơi, hòa nhập cộng ñồng. 43 2.2.4. Thực trạng tham gia của các tổ chức xã hội trong cộng ñồng hỗ trợ GDHN trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân Theo báo cáo của trường Tiểu học Hải Vân, nhà trường vẫn thường xuyên nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ về nhiều mặt của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đặc biệt trong một vài năm gần ñây nhà trường nhận ñược sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền; các tổ chức xã hội; tổ chức từ thiện… Nhà trường luôn nhận ñược sự quan tâm, hỗ trợ của Sở y tế TP. Đà Nẵng về việc khám và xếp loại học sinh khuyết tật ñầu năm học. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp nhà trường thực hiện tốt quá trình GDHN cho trẻ khuyết tật. Nhà trường luôn nhận ñược sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, cá nhân phụ huynh học sinh và ñặc biệt là trong năm học 2007 - 2008, nhà trường ñã nhận ñược sự ủng hộ gần 200 triệu ñồng ñể xây dựng phòng máy tin học công ty Thép Đà Nẵng, Tổng công ty Thép Việt Nam tài trợ. Ngoài ra nhà trường cũng nhận ñược rất nhiều phần quà, suất học bổng do các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện trao tặng cho các em học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập. Như vậy, trong những năm học vừa qua, trường Tiểu học Hải Vân luôn nhận ñược sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ủy Đảng và các tổ chức xã hội. Điều này ñã nói lên ñược linh hoạt của cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Hải Vân trong việc tạo lập các mối quan hệ thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Mặc dầu vậy nhưng sự quan tâm, hỗ trợ này vẫn chưa ñáp ứng ñược nhu cầu GDHN trẻ khuyết tật. Để làm tốt công tác GDHN cho trẻ khuyết tật, nhà trường cần nhận ñược sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành có thẩm quyền ñặc biệt là vấn ñề ñịnh biên cho giáo viên chuyên trách GDHN trẻ khuyết tật bậc Tiểu học. 44 2.2.5. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ GDHN trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân 2.2.5.1. Khái quát về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường Tiểu học Hải Vân Trường Tiểu học Hải Vân là ngôi trường có diện tích khá rộng, ñảm bảo cho học sinh học tập và vui chơi. Trường có sân bóng ñá, sân cầu lông cho học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao và thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt ñộng ngoài giờ: cắm trại, hội khỏe Phù ñổng, trò chơi dân gian,… Nhà trường có ñầy ñủ các phòng chức năng như: phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng giáo dục thẩm mĩ, phòng y tế, phòng tin học, phòng truyền thống Đội, nhà Đa năng, phòng Hội ñồng, phòng thường trực, nhà ñể xe cho giáo viên và học sinh nhằm tạo ñiều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học. Đặc biệt là nhà trường ñã xây dựng các phòng chức năng thể hiện sự chuyên môn hóa từng môn học. Phòng Đội ñược trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tổ chức Sao nhi ñồng trong toàn trường. Phòng âm nhạc ñược trang bị khá ñầy ñủ các thiết bị: ñàn, khuông nhạc giúp cho học sinh có những giờ học nhạc, học hát thật thoải mái. Với sự tận tình giúp ñỡ của các cấp ủy Đảng, các lực lượng xã hội, nhà trường ñã xây dựng ñược một phòng tin học với trị giá gần 200 triệu ñồng giúp học sinh làm quen với máy tính. Phòng hội ñồng với ñầy ñủ các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt ñộng của nhà trường như: tổ chức thao giảng chuyên ñề, tổ chức hội họp, tọa ñàm,… Hệ thống các phòng học tương ñối ñầy ñủ về cơ sở vật chất với số học sinh từ 25 ñến 30 em trong một lớp. Với sự phân bố học sinh này ñảm bảo cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Phòng học ñược trang bị ñầy ñủ bảng chóng lóa, quạt, bóng ñèn và ñảm bảo ánh sáng cho học sinh học tập. Ở các cửa sổ lớp học ñều có rèm che ñảm bảo không gian học tập cho học sinh và giảng dạy của giáo viên. Các lớp học ñều có tủ ñựng hồ sơ, ñồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh thuận tiện cho giáo viên lưu giữ các hồ sơ, giấy tờ của học sinh. Hầu hết 45 các lớp học ñược trang bị ñầy ñủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên. Với học sinh ñược trang bị loại bàn 2 chỗ ngồi, ghế và bàn rời nhau, có thành tựa, kích thước phù hợp với lứa tuổi. Các lớp ñều ñược trang bị các câu khẩu hiệu học tập và bảng ghi “5 ñiều Bác Hồ dạy”. Để phấn ñấu ñạt trường chuẩn quốc gia cấp một, nhà trường còn ñầu tư hơn 40 triệu ñể xây dựng phòng thư viện với ñầy ñủ sách, tranh ảnh và thiết bị dạy học phục vụ cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập. Ngoài ra, nhà trường phối hợp cùng phụ huynh xây dựng công trình nước sạch phục vụ cho học sinh, ñảm bảo vệ sinh. Trường còn xây dựng nhà vệ sinh dành riêng cho giáo viên và học sinh, nhà vệ sinh nam và nữ riêng biệt. Trong thời gian phấn ñấu ñạt chuẩn mức hai, nhà trường ñã tiến hành tu sửa toàn bộ trang thiết bị, cơ sở vật chất làm cho ngôi trường thêm khang trang, xanh - sạch - ñẹp. 2.2.5.2. Thực trạng cơ sở vật chất hỗ trợ giáo dục ñặc biệt Có thể nói, trường Tiểu học Hải Vân là ngôi trường có khá ñầy ñủ về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên bên cạnh ñó, là một trường hòa nhập ñòi hỏi cần phải có những trang thiết bị chuyên dụng trong giáo dục ñặc biệt như: Phòng phục hồi chức năng, các trang thiết bị phù hợp với từng loại khuyết tật như: Giấy viết, sách giáo khoa nổi (Braille); sách truyện tranh hình nổi, sách nói, bộ ñồ dùng dạy học, bộ ñồ chơi, bảng viết, dùi viết, bộ vẽ hình, bàn tích soropan, máy chữ… phục vụ cho việc dạy và học của trẻ khiếm thị; Bộ tranh hình, bộ ñồ dùng học tập bằng nhựa, bộ lắp ghép, sách giáo khoa biểu tượng dùng trong quá trình dạy học trẻ chậm phát triển trí tuệ;… Nhưng hiện nay hầu như các trang thiết bị trên ñều chưa ñược nhà trường chú trọng phát triển. Như vậy qua thực trạng trên cho ta thấy trường Tiểu học Hải Vân là ngôi trường có trang thiết bị dạy học tượng ñối ñầy ñủ, hiện ñại. Tuy vậy vấn ñề trang thiết bị phục vụ cho giáo dục ñặc biệt vẫn chưa ñược nhà trường chú trọng phát triển ñúng mức. 46 2.2.6. Thực trạng chế ñộ chính sách GDHN tại trường Tiểu học Hải Vân Theo kết quả mà chúng tôi ñiều tra ñược thông qua việc trao ñổi với các cán bộ quản lí, giáo viên thì hiện nay ở trường Tiểu học Hải Vân - TP. Đà Nẵng không có chế ñộ chính sách nào dành cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh khuyết tật học hòa nhập. Như vậy qua thực trạng trên cho chúng ta thấy hiện nay vấn ñề chế ñộ chính sách cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh khuyết tật học hòa nhập còn nhiều bất cập. Vấn ñề chế ñộ chính sách cho cán bộ giáo viên ở ñây chưa ñược các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ một cách ñúng mức. Với thực trạng trên theo chúng tôi nhận ñịnh ñây cũng là yếu tố, là nguyên nhân không nhỏ quyết ñịnh ñến sự thành công, chất lượng của quá trình GDHN trẻ khuyết tật tại ngôi trường này. Không có các chế ñộ chính sách hỗ trợ cho cán bộ giáo viên, ñây là một thiệt thòi lớn cho những người làm công tác GDHN trẻ khuyết tật. Hầu hết các cán bộ, giáo viên phải ñầu tư thêm thời gian, sức lực vào việc nâng cao nhận thức cũng như kiến thức, kĩ năng GDHN trẻ khuyết tật; ñầu tư thời gian công sức vào quá trình tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật ñể có thể xây dựng ñược kế hoạch giáo dục phù hợp cho từng ñối tượng học sinh. Vậy mà hiện nay vẫn chưa có chế ñộ hay chính sách nào của Đảng và Nhà nước cũng như Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng nhằm khuyết khích các cán bộ giáo viên làm tốt hơn công tác GDHN trẻ khuyết tật. Tóm lại, vấn ñề chế ñộ chính sách hỗ trợ cho công tác GDHN trẻ khuyết tật ở trường Tiểu học Hải Vân hiện nay còn gặp rất nhiều bất cập và hạn chế ñòi hỏi cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ ñạo sâu sát của các cấp, ngành liên quan nhằm ñem lại quyền lợi chính ñáng cho cán bộ, giáo viên làm công tác GDHN trẻ khuyết tật cũng như các học sinh khuyết tật học hòa nhập. 2.2.7. Thực trạng vấn ñề ñịnh biên giáo viên chuyên trách GDHN trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân Đây có thể nói là một vấn nóng bổng, cấp thiết mà hiện nay không chỉ riêng trường Tiểu học Hải Vân mà tất cả các trường Tiểu học hòa nhập trên ñịa bàn TP. 47 Đà Nẵng vẫn chưa có ñược sự quan tâm, chỉ ñạo của các cấp, ngành ñể ñược bổ sung giáo viên chuyên trách GDHN trẻ khuyết tật. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp quy nào quy ñịnh về việc ñịnh biên giáo viên dạy hòa nhập, ñặc biệt là các giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành GDHN trẻ khuyết tật bậc Tiểu học. Hầu hết các giáo viên có chuyên môn sâu về GDHN sau khi tốt nghiệp chủ yếu xin vào công tác ở các trường chuyên biệt. Vì trên thực tế, các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ở các trường Tiểu học hòa nhập. Đa số các trường Tiểu học không ñón nhận những giáo viên này. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng của giáo viên chuyên trách về công tác GDHN trẻ khuyết tật của các trường Tiểu học còn hạn chế. Hơn nữa chưa có văn bản hay chỉ thị nào chỉ ñạo việc bổ sung, tăng cường giáo viên chuyên về GDHN trong các trường Tiểu học. Chính vì vậy khi thực hiện ñề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp tiếng nói của mình ñối với các cấp, ngành có thẩm quyền trong việc ban hành các chế ñộ chính sách cho cán bộ quản lí, giáo viên dạy hòa nhập và học sinh khuyết tật học hòa nhập cũng như vấn ñề biên chế giáo viên chuyên GDHN trẻ khuyết tật ở trường Tiểu học Hải Vân và các trường Tiểu học trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng. 2.3. Kết luận chương 2 Qua quá trình khảo sát thực trạng GDHN trẻ khuyết tật ở trường Tiểu học Hải Vân - TP. Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù ñã tiến hành GDHN trẻ khuyết tật trong nhiều năm nhưng công tác GDHN trẻ khuyết tật ở ñây vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhận thức, kiến thức, kĩ năng về GDHN trẻ khuyết tật của ñội ngũ giáo viên còn nhiều yếu kém; Cơ sở vật chất chưa ñược phát triển ñồng ñều; các chế ñộ chính sách về GDHN trẻ khuyết tật chưa ñược trang bị ñầy ñủ nhất là vấn ñề ñịnh biên cho giáo viên chuyên trách GDHN trẻ khuyết tật. Tuy vậy, bên cạnh những hạn chế, trường Tiểu học Hải Vân ñã xây dựng ñược những tiền ñề cơ bản cho GDHN trẻ khuyết tật như: môi trường học sinh hòa ñồng, thân thiện; nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ của các cấp ủy Đảng, các tổ chức xã hội… 48 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN TP. ĐÀ NẴNG 3.1. Định hướng xây dựng biện pháp 3.1.1. Thực hiện mục tiêu giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Luật Giáo dục năm 2005 ñã xác ñịnh mục tiêu giáo dục tiểu học như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những có sở ban ñầu cho sự phát triển ñúng ñắn và lâu dài về ñạo ñức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản ñể học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Mục tiêu GDHN trẻ khuyết tật là ñảm bảo cho trẻ em khuyết tật ñược hưởng những quyền giáo dục cơ bản, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt ñộng xã hội và có cơ hội thăng tiến. Phát triển các mặt cho trẻ khuyết tật, bao gồm: ñạo ñức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và khả năng lao ñộng. Phát triển kiến thức kỹ năng văn hoá xã hội, thái ñộ tích cực, tạo ñiều kiện hoà nhập cộng ñồng khi trẻ 18 tuổi. Trẻ khuyết tật có cơ hội hoà nhập vào môi trường giáo dục bình thường, phát triển hài hòa và tối ña những khả năng còn lại ñể hình thành, phát triển nhân cách. Về kiến thức, kỹ năng văn hoá: Đạt trình ñộ phát triển tối ña so với khả năng của trẻ trong cùng thời gian và môi trường giáo dục phổ thông. Về kỹ năng xã hội: Được trang bị những kiến thức và kỹ năng xã hội như trẻ bình thường ở cùng ñộ tuổi, có ñiều chỉnh cho phù hợp. Phục hồi chức năng: Cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng do khuyết tật gây nên, ñồng thời phát huy tối ña những chức năng còn lại. Giáo dục tự phục vụ, lao ñộng: Phát huy tối ña khả năng tự phục vụ của trẻ trong các hoạt ñộng sống, sinh hoạt, học tập hằng ngày. Giáo dục lao ñộng, hướng nghiệp và dạy nghề: Được hướng nghiệp, học nghề trong các cơ sở ñào tạo ñể có một nghề hay một công việc có thu nhập và có cơ hội ñược cống hiến cho xã hội. 49 Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai ñoạn 2001 - 2010 ñưa chỉ tiêu phấn ñấu ñến năm 2010 có 70% trẻ khuyết tật ñược ñến trường. Kế hoạch GDHN trẻ khuyết tật của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng giai ñoạn 2005 - 2010: 100% trẻ khuyết tật nhẹ và 70% trẻ khuyết tật nặng theo học ở cơ sở giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. 3.1.2. Đảm bảo Quyền trẻ em Việt Nam là nước ñầu tiên của Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới ký cam kết với Liên hiệp Quốc thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em với 04 nhóm quyền cơ bản bao gồm: Nhóm quyền ñược sống còn, nhóm quyền ñược bảo vệ, nhóm quyền ñược phát triển và nhóm quyền ñược tham gia. Quyền và nghĩa vụ ñều ñược áp dụng một cách bình ñẳng cho tất cả trẻ em mà không có phân biệt ñối xử và tất cả các hoạt ñộng ñược thực hiện ñều cần phải tính tới các lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Điều 52 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy ñịnh: “Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất ñộc hóa học ñược gia ñình, Nhà nước và xã hội giúp ñỡ, chăm sóc, ñược tạo ñiều kiện ñể sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, ñược nhận vào các lớp học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt ñộng xã hội” Điều 16 - Pháp lệnh về người tàn tật - Pháp lệnh số 06/1998-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30 tháng 7 năm 1998 qui ñịnh: “Việc học tập của trẻ em tàn tật ñược tổ chức thực hiện bằng các hình thức hoà nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật và tại gia ñình”. Nghị ñịnh 55/1999/NĐ-CP ngày 10/07/1999 của Chính phủ qui ñịnh chi tiết một số ñiều cuả Pháp lệnh người tàn tật 1998 qui ñịnh “Bộ GD&ĐT có trách nhiệm ñào tạo giáo viên, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa áp dụng cho học sinh là người khuyết tật; phối hợp với Bộ y tế biên soạn chương trình ñào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng trong các trường trung học, ñại học y, cung ứng các thiết bị dạy học cho giáo viên và các phương tiện học tập thích ứng với từng loại tàn tật cho học sinh là người tàn tật; tổ chức mạng lưới trường lớp với những ñiều kiện cần thiết ñể thu nhận trẻ em tàn tật theo hướng hoà nhập, chỉ ñạo 50 việc mở lớp, tuyển sinh, dạy và học, chế ñộ sinh hoạt ở các trường, lớp chuyên biệt cho người tàn tật”. Chương trình Hành ñộng quốc gia Vì trẻ em Việt Nam giai ñoạn 2001 - 2010 xây dựng: “Giáo dục tiểu học: Số học sinh ñi học sinh ñi học ñúng ñộ tuổi ñạt 97% vào năm 2005 và 99% vào năm 2010, số học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học ñạt 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010, 80% số trẻ có hoàn cảnh ñặc biệ khó khăn học hết tiểu học và số còn lại học hết lớp 3 vào năm 2010, không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ vào năm 2010”. Nghị ñịnh số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ qui ñinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ñiều của Luật Giáo dục, trong ñó ñiều 36 qui ñịnh: “Người học là người tàn tật, khuyết tật ñược học tại trường lớp dành riêng hoặc hoà nhập, ñược xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo qui ñịnh tại khoản 3 ñiều 33 của Nghị ñịnh này và ñược xét xét cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết… Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui ñịnh việc tổ chức ñể người tàn tật, khuyết tật học hoà nhập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân” 3.1.3. Đáp ứng ñặc thù của trẻ khuyết tật Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow: Con người, ai cũng có những nhu cầu nhất ñịnh và biểu hiện ở 5 thang bậc khác nhau, thấp nhất là nhu cầu ñể tồn tại và cao nhất là nhu cầu ñể phát triển nhân cách. Giáo dục con người muốn thành công cần ñược tiệp cận theo nhu cầu hay ñặc thù của người học. Với giáo dục trẻ khuyết tật, tiếp cận theo ñặc thù lại càng quan trọng hơn trong việc ñạt ñược mục tiêu của quản lý giáo dục. Bởi, trẻ khuyết tật trước hết cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em, bên cạnh ñó lại có thêm những nhu cầu về hỗ trợ ñặc biệt do những khó khăn mà khuyết tật gây ra, các em luôn cần sự giúp ñỡ từ gia ñình, cộng ñồng… Nhà tâm lý học Howard Gardner ñã khẳng ñịnh: Mỗi con người có rất nhiều khả năng và ai cũng có những năng lực nhất ñịnh, các năng lực ñó ở các mức ñộ khác nhau. Trẻ khuyết tật dù có những khiếm khuyết nhấn ñịnh nhưng cũng có năng lực nhất ñịnh ở mức ñộ nào ñó. Do ñó, quá trình giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ñể ñạt ñược mục tiêu mong muốn cần tính ñến những vấn ñề về sự lựa chọn và ñiều 51 chỉnh nội dung, chương trình cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ; sự lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục ñược phù hợp với ñặc ñiểm của trẻ khuyết tật. và sự thay ñổi về hình thức, phương pháp ñánh giá kết quả GDHN trẻ khuyết tật. 3.1.4. Đảm bảo môi trường giáo dục phù hợp cho tất cả mọi trẻ em Nội dung Điều 13, Qui ñịnh về GDHN cho người tàn tật, khuyết tật, ban hành theo Quyết ñịnh số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ñã qui ñịnh về môi trường giáo dục cho trẻ khuyết tật như sau: Các cơ sở giáo dục tuỳ theo ñiều kiện ñể xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho người khuyết tật; phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng môi trường văn hoá, thể thao phù hợp ñể nguời khuyết tật ñược tham gia các hoạt ñộng xã hội giáo dục như mọi người khác. Môi trường giáo dục bao gồm các yếu tố của môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Môi trường vật chất trong nhà trường là ñiều kiện giảng dạy, học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Môi trường tâm lý có các tiêu chí: Không phân biệt ñối xử; an toàn, không có bạo lực; Đảm bảo sự hợp tác, sự tham gia của học sinh, gia ñình và cộng ñồng, thúc ñẩy phương pháp dạy học tích cực và tôn trọng sự khác biệt. Quyết ñịnh số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT qui ñịnh về GDHN dành cho người tàn tật, khuyết tật: Điều 20: Cơ cở vật chất, trường lớp ñược thiết kế xây dựng phải an toàn, vệ sinh, bảo ñảm tiếp cận thuận lợi cho người khuyết tật học tập và sinh hoạt. Có thiết bị riêng cho GDHN dành cho người khuyết tật. Khuyến khích các tập thể và cá nhân làm ñồ chơi, dụng cụ luyện tập, thiết bị giáo dục cho người khuyết tật. Điều 21: Thư viện nhà trường và sách giáo khoa: Có sách báo và các tài liệu phù hợp với nhu cầu hcọ tập của người khuyết tật. Có sách giáo khoa, giáo trình phù hợp với yêu cầu học tập ñặc biệt của người khuyết tật Khuyến khích các cơ sở giáo dục và cá nhân tổ chức biện soạn sách tham khảo riêng cho người khuyết tật Điều 22: Phòng hỗ trợ GDHN dành cho người khuyết tật: Các cơ sở GDHN cho người khuyết tật có phòng hỗ trợ GDHN, có trang thiết bị cần thiết ñể phục hồi 52 và phát triển các kỹ năng riêng cho người khuyết tật. Có kỹ thuật viên sử dụng, quản lý thiết bị trong phòng hỗ trợ GDHN cho người khuyết tật. 3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng GDHN trẻ khuyết tật Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng GDHN trẻ khuyết tật phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như ñội ngũ giáo viên thực hiện GDHN trẻ khuyết tật; học sinh tham gia học hòa nhập; sự hỗ trợ của gia ñình, cộng ñồng; các chế ñộ chính sách về GDHN trẻ khuyết tật... Tất cả các yếu tố ñó ñều góp phần quan trọng trong việc GDHN trẻ khuyết tật. Căn cứ vào thực tế GDHN trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân - TP. Đà Nẵng, chúng tôi ñề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDHN trẻ khuyết tật như: Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng GDHN trẻ khuyết tật cho cán bộ quản lí, giáo viên trong nhà trường; Xây dựng ñịnh biên giáo viên chuyên trách GDHN trong nhà trường Tiểu học; Xây dựng chế ñộ chính sách cho các ñối tượng tham gia trong quá trình GDHN trẻ khuyết tật; Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ GDHN trẻ khuyết tật; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia ñình và xã hội trong quá trình GDHN trẻ khuyết tật. 3.2.1. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng GDHN trẻ khuyết tật cho cán bộ quản lí, giáo viên trong nhà trường 3.2.1.1. Bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ quản lý GDHN Mục tiêu Trang bị cho ñội ngũ cán bộ quản lý GDHN: - Kiến thức cơ bản về GDHN như: Khái niệm GDHN, tính ưu việt của hình thức GDHN, thách thức trong việc tổ chức GDHN, các thành tố cơ bản của GDHN, qui trình triển khai GDHN, cách thức kiểm tra - ñánh giá - xếp loại học sinh/giáo viên trong GDHN,… - Kỹ năng quản lý, tổ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBiện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hải Vân - TP Đà Nẵng.pdf