Khóa luận Cây ăn quả

2. TÓM TẮT LỊCH SỬ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ.

- Nghiên cứu nguồn gốc các loại cây trồng trên thế giới, viện sĩ Vavilop cho rằng quê

hương của nhiều loài cây ăn quả là vùng Đông Nam Á, Tiểu Á, Trung Á, Ngoại Capcaz và

ven biển Địa Trung Hải.

Vườn treo Babilon ở Axiri xuất hiện sớm nhất (Trước công nguyên 3000 năm), nghề

trồng cây ăn quả ở Trung Quốc có cách đây 2500 - 3000 năm, còn ở Ấn Độ đã có từ 1280 năm

trước công nguyên. Táo, lê, đào, mận, mơ, táo tàu, hạt dẻ.đã được trồng cách đây hơn 4.000

năm. Cam, chanh, anh đào và một số quả nạc khác thì có trên dưới 2.000 năm.

Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có phát triển cây ăn quả. Những nước có

diện tích cây ăn quả lớn là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ .

- Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây 2.000 năm. Mặc dù có điều kiện

khí hậu đất đai rất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều kiện xã hội, kinh tế, nghề

trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở

mức thấp.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách

phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả.

Phần lớn vườn cây ăn quả thuộc sở hữu tư nhân (khoảng 89% diện tích), quốc doanh

và tập thể chỉ chiếm trên dưới 11%.

- Phương hướng phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đến năm 2010: nước ta có

điều kiện sinh thái rất đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân

hóa của địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loài cây ăn

quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới.

Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và

chất lượng tốt như: xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt tiều Đồng Tháp, nho Phan Rang

(Ninh Thuận), nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, bơ, sầu riêng Đắc Lắc.

pdf126 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 9058 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cây ăn quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY ĂN QUẢ Người biên soạn: ThS. Trần Đăng Khoa Huế, 08/2009 1 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ 1. Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng của nó là những cây lâu năm có quả ăn được. Khoa học về cây ăn quả nghiên cứu các đặc tính sinh học của cây ăn quả, vị trí và vai trò của chúng trong hệ thống sinh thái, những quy luật về mối quan hệ giữa cây ăn quả với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó đặt cơ sở lý luận cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với những biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và phẩm chất quả. Nghề trồng cây ăn quả có lợi về nhiều mặt như sau : Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của trái cây trên 100g quả tươi 2 - Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý của con người. Trong quả có nhiều đường dễ tiêu, axit hữu cơ, mỡ, protein, hợp chất khoáng, pectin, tanin, chất thơm, Vitamin C, B, B1, B2, B6, P, PP, Prôvitamin A và các chất khác. Là những chất dinh dưỡng không thể thiếu được của cơ thể con người. Để con người hoạt động được bình thường phải cung cấp hàng năm khoảng 100 kg quả các loại. - Các loại quả và các bộ phận khác của cây như rễ, lá, hoa, vỏ, hạt...có khả năng chữa bệnh (cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, dạ dày, đường tiêu hóa, kiết lỵ, chống nhiễm xạ). - Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để ép dầu, chế biến rượu, xi rô, đồ hộp, mứt, quả sấy khô. - Cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với các chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ chống xói mòn, làm đẹp cảnh quan, là nguồn mật để nuôi ong. - Giá trị kinh tế do trồng cây ăn quả mang lại gấp 2-3 lần thậm chí 10 lần so với trồng lúa. Vốn đầu tư vào trồng cây ăn quả thu hồi nhanh trong một số năm sau khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh. Chính vì những ý nghĩa to lớn nói trên, ngày nay nhiều nước đang ra sức phát triển cây ăn quả đặc sản dựa vào lợi thế về khí hậu, đất đai, nguồn lao động và kinh nghiệm cổ truyền của mình kết hợp với việc vận dụng các thành tựu hiện đại trong khoa học về nghề vườn để có nhiều sản phẩm xuất khẩu. 2. TÓM TẮT LỊCH SỬ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ. - Nghiên cứu nguồn gốc các loại cây trồng trên thế giới, viện sĩ Vavilop cho rằng quê hương của nhiều loài cây ăn quả là vùng Đông Nam Á, Tiểu Á, Trung Á, Ngoại Capcaz và ven biển Địa Trung Hải. Vườn treo Babilon ở Axiri xuất hiện sớm nhất (Trước công nguyên 3000 năm), nghề trồng cây ăn quả ở Trung Quốc có cách đây 2500 - 3000 năm, còn ở Ấn Độ đã có từ 1280 năm trước công nguyên. Táo, lê, đào, mận, mơ, táo tàu, hạt dẻ...đã được trồng cách đây hơn 4.000 năm. Cam, chanh, anh đào và một số quả nạc khác thì có trên dưới 2.000 năm. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có phát triển cây ăn quả. Những nước có diện tích cây ăn quả lớn là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ... - Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây 2.000 năm. Mặc dù có điều kiện khí hậu đất đai rất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều kiện xã hội, kinh tế, nghề trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở mức thấp. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả. Phần lớn vườn cây ăn quả thuộc sở hữu tư nhân (khoảng 89% diện tích), quốc doanh và tập thể chỉ chiếm trên dưới 11%. - Phương hướng phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đến năm 2010: nước ta có điều kiện sinh thái rất đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân hóa của địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loài cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. 3 Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và chất lượng tốt như: xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt tiều Đồng Tháp, nho Phan Rang (Ninh Thuận), nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, bơ, sầu riêng Đắc Lắc... Bảng 2. Diện tích và sản lượng một số trái cây Loại trái Diện tích hiện tại (ha) Diện tích cho trái (ha) Sản lượng (tấn) Chuối 99.340 88.940 1.281.805 Cam, quýt 78.649 50.175 497.326 Bưởi, bòng 24.721 15.319 178.126 Xoài 68.986 41.452 264.045 Dứa 41.651 33.356 383.155 Nhãn 126.265 88.474 569.687 Vải, chôm chôm 109.538 73.455 314.767 Dừa 113.533 120.245 893.500 Thanh long 9.571 8.405 141.202 Nguồn: Hiệp hội trái cây Việt Nam (2003) Phát triển nghề trồng cây ăn quả trong những năm qua đã góp phần vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng ruộng đất. Tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Năm 2005 giá trị xuất khẩu quả đạt 234 triệu đô la. Dự kiến 2010 đạt 700 triệu đô la. Trong những năm tới ngành rau quả sẽ là một trong những ngành sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao của ngành nông nghiệp nước ta. Phấn đấu tiêu thụ về rau quả một người /năm sẽ là: Năm 2000 Năm 2010 Rau (kg) 90 - 100 100 - 110 Quả (kg) 60 - 70 80 - 100 Đặc điểm nghề trồng cây ăn quả trên thế giới: - Vấn đề quan tâm hàng đầu của nghề trồng cây ăn quả thế giới là giống mới phải có năng suất cao, sớm có quả, có phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai ở địa phương và chống chịu sâu bệnh tốt. - Song song với công tác giống là việc chọn gốc ghép thích hợp cho từng loại cây và tùy từng điều kiện sinh thái cụ thể, chọn những gốc ghép lùn. Người ta cũng chú ý chọn những cây đầu dòng làm gốc ghép và nhân lên bằng phương pháp vô tính (giâm cành). - Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả: khoảng cách và mật độ trồng, tạo hình, tỉa cành, bón phân, tưới nước, giữ ẩm, chống xói mòn, nghiên cứu thực nghiệm các loại máy công tác trong vườn quả, máy thu hoạch... - Phòng trừ sâu bệnh: giống cây ăn quả và phòng trừ sâu bệnh đã trở thành hai vấn đề quan trọng. Chương trình phòng trừ tổng hợp (Integrated Pest Management) - Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, xử lý sau thu hoạch cây ăn quả. 4 3. DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY ĂN QUẢ TRONG NƯỚC. 3.1 Cây hạt kín một lá mầm 3. 1.1. Họ dứa Bromeliaceae Cây dứa Ananas comosus (L.) Mer. (A. Sativa L.) 3. 1.2. Họ chuối Musaceae Chuối tiêu Musa nana Lour = M. Cavendishii Lamb. Chuối tây, chuối ngự, chuối cau và các giống chuối ăn quả chín khác Musa sapientum L. Chuối bột Musa paradisiaca 3. 1.3. Họ dừa Palmaceae = Palmae Dừa Cocos nucifera L. Muồng Phoenix humilis Royle. Chà là Phoenix loureiri (Becc.) Kunth. Cọ Livistona cochinchinensis(BI.) Mảt. 3.2 Cây hạt kín hai lá mầm 3. 2.1. Đào lộn hột Anacardiaceae Đào lộn hột Anacardium occidentale L. Sấu Dracontomelum dupperreanum Pierre Muỗm Mangifera foetida. Xoài Mangifera indica L. Quéo Mangifera reba Piesre. Cóc Spondias dulcis Soland et Park Thanh trà Bouea oppositifolia (Roxb.) Adelb. Dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf. 3. 2.2. Họ na Annonaceae Na Annona squamosa L. Mãng cầu xiêm Annona muricata L. Nê (bình bát) Annona reticulata L. Bình bát nước Annona glabra L. Na quả tròn Annona montana Macfad. 3. 2.3 Họ trúc đào Apocynaceae Gùi (guồi) Willughbeia cochinchinensis Pierre. 3. 2.4. Họ gạo Bombacaceae Sầu riêng Durio zibethinus Murr. 3. 2.5. Họ trám Burseraceae Trám trắng (cà na) Canarium album (Lour) Raeusch et DC. Trám đen (cây bùi) Canarium tramdenum Yakovl et Đai. Trám chim Canarium tonkinensis Engl 3. 2.6. Họ xương rồng Cactaceae Thanh long Hylocereus undatus (Haw.) Britt et Rose. 3. 2.7. Họ vang Caesalpiniaceae = Leguminaceae Me Tamarindus indica L. 5 Xay Dalium cochinchinensis Pierre. 3. 2.8. Họ đu đủ Caricaceae = Papayaceae Đu đủ Carica papaya L. 3. 2.9. Họ bàng Combretaceae Bàng Terminalia catappa L. 3. 2.10. Họ bầu bí Cucurbitaceae Dưa hấu Citrullus vulgaris Schral = C. lanatus (Thumb.) Mausf. Dưa lê Cucumis melo 3. 2.11. Họ sổ Dilleniaceae Sổ bà Dillenia indica L. 3. 2.12. Họ thị Ebenaceae Thị Diospyros decandra Lour. Hồng Diospyros kaki L.F. Cậy Diospyros lotus L. Hồng rừng Diospyros tonkinensis A. Chev. Thị rừng Diospyros rubra H.Lee. Hồng nhung Diospyros discolor Willd. 3. 2.13. Họ nhót Eleagnaceae Nhót Eleagnus latifolia L. 3. 2.14. Họ thầu dầu Euphorbiaceae Dâu gia Baccaurea ramiflora Lour. Me rừng (Chùm ruột núi) Phyllanthus emblica L. Chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) Skeels. Chòi mòi Antidesma bunius (L.) Spreng. 3. 2.15. Họ sồi giẻ Fagaceae Giẻ Trùng Khánh Castanea mollisima Bl. Giẻ Yên Thế Castanopsis boisii Hikel et Camus. Giẻ Bắc Giang Castanopsis tribuloides A.DC. 3. 2.16. Họ mùng quân Flacourtiaceae Hồng quân Flacourtia cataphracta Roxb. Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch. Bồ quân rừng Flacourtia rukam Zoll et Moritzi. 3. 2.17. Họ bứa Guttiferae = Clusiaceae Măng cụt Garcinia mangostana L. Dọc Garcinia multiflora Champ. = G. Tonkinensis Bứa Garcinia conchinchinensis (Lour.) Choisy. Tai chua Garcinia cowa Roxb. = G. Loureiri Pierre. 3. 2.18. Họ óc chó Juglandaceae 6 Óc chó Juglans regia L. Mạy châu (Sơn hạch đào) Carya tonkinensis H.Lec. 3. 2.19. Họ long não Lauraceae Bơ (avôcachiê) Persea americana Mill. 3. 2.20. Họ măng rô Malpighiaceae Sêri Malpighia punicifolia L. = M. Glabra L. 3. 2.21. Họ xoan Meliaceae Lòn bon Lansium domesticum Hiern. Var Langsat Jack. 3. 2.22. Họ trinh nữ Mimosaceae Me tây Enterolobium saman Prain. 3. 2.23. Họ dâu tằm Moraceae Mít nài Artocarpus asperula Gagnep. Mít Artocarpus heterophyllus Lam= A. Integrifolia Mít tố nữ Artocarpus champeden (Lour.) Spreng. Xa kê Artocarpus communist Forst. = A. Altilis (Park) Fosb. Chay Artocarpus tonkinensis A. Chev. Vả Ficus auriculata Lour. = F. Roxburghii Wall. Dâu ăn quả Morus acidosa Griff. Dâu tằm Morus alba L. 3. 2.24. Họ dâu rượu Myricaceae Thanh mai Myrica rubra Dâu rượu Myrica nana Dâu Tây Nguyên Myrica esculenta 3. 2.25. Họ sim Myrtaceae Ổi Psidium guajava L. Ổi tàu Psidium guajava L. Var. Pumilum Wahl. Sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)Hassk. Lý, bồ đào Eugenia jambos L. Gioi (mận, đào tiên) Eugenia javanica Lam. Điều đỏ Eugenia malaccensis Linn. 3. 2.26. Họ chua me đất Oxalidaceae Khế Averrhoa carambola L. Khế tàu (Khế dưa chuột) Averrhoa bilimbi L. 3. 2.27. Họ lạc tiên Passifloraceae Chùm bao (chanh dây) Passiflora edulis Sims. Var. Flavicarpa Dưa tây Passiflora quadrangularis L. 7 3. 2.28. Họ lựu Punicaceae Lựu Punica granatum L. 3. 2.29. Họ táo ta Rhamnaceae Táo ta Ziziphus mauritiana Lamk. Táo Tàu Ziziphus jujuba Mill = Z. Vulgaris Lam. Táo dại Ziziphus oenoplia Mill. 3. 2.30. Họ hoa hồng Rosaceae Nhót tây (Sơn tra Nhật Bản) Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl. Dâu tây Fragaria vesca L. Mắc coọc Pyrus pashia Ham. Lê Pyrus pyrifolia Nakai. Táo tây Malus pumila Mill. Sơn tra (chua chát) Crataegus pinnatifida Bunge. Mơ Prunus armeniaca L. Song mai Prunus mume S tet Z. Mận Prunus salicina Lindl Đào Prunus persica (L.) Batsch. Đào dại Prunus macrophylla Sieb et Ziec. Mâm xôi Rubus alcaefolius Poir. Ngấy hương Rubus cochinchinensis Tratt. Ngấy tía Rubus parvifolius L. 3. 2.31. Họ cam Rutaceae Bưởi bung Acronychia pedunculata (L.) Miq. Quýt rừng (quýt gai) Atalantia roxburghiana Hosk F. Bưởi Citrus grandis (L.) Osbeck (C.Decumana Murr) Bưởi chùm Citrus paradishi Macf. Quất Fortunella Swingle. Thanh yên Citrus medica L. Phật thủ Citrus medica var. Sarcodactylis (Sieb) Sw. Chanh giấy Citrus limonia Osbeck. Chanh núm Citrus limon Burm. Cam đắng Citrus aurantium L. Cam chanh Citrus sinensis Osbeck. Quýt Citrus reticulata Blanco (C. Nobilis Loureiro, C. Deliciosa Tenore) Chanh lime Citrus aurantifolia Swingle. Chấp Citrus hystrix D.C. Chanh sần Citrus jambhiri Kim quất Triphasia trifolia (Burm. F.)P. 8 Hồng bì Clausema lansium (Lour.) Skeels. 3. 2.32. Họ bồ hòn Sapindaceae Vải Litchi sinensis Sonn. (Nephelium litchi Cambes) Nhãn Euphoria longan (Lour.) Steud. (Nephelium longana Cambes) Chôm chôm Nephelium lappacum L. = Rambutan Vải rừng Nephelium bassacence Pierre. Nhãn rừng Euphoria chevalieri Gagnep. 3. 2.33. Họ hồng xiêm Sapotaceae Hồng xiêm Achras zapota L. Vú sữa Chrysophyllium canito L. Lêkima (trứng gà) Lucuma mamosa Gaertn. 3. 2.34. Họ đay Tiliaceae Trứng cá Muntingia calabur L. 3. 2.35. Họ trôm Sterculiaceae Lười ươi Scaphium lychnophorum (Hance) Kost. 3. 2.36. Họ nho Vitaceae = Ampelidaceae Nho Vitis vinfera L. Nho rừng Ampelocissus martini Planch. 4. PHÂN LOẠI CÂY ĂN QUẢ Ở VIỆT NAM. Ở Việt Nam có 39 họ, 124 loài và có trên 350 giống. Dựa vào nguồn gốc và yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển có thể được chia thành ba loại . - Nhóm cây ăn quả nhiệt đới: chuối, dứa, mít, xoài, ổi, dừa, đu đủ, na, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, hồng xiêm, trứng gà, me, gioi, dâu gia, táo, chùm ruột, khế, dưa, hấu, đào lộn hột... - Nhóm cây ăn quả á nhiệt đới: bơ, cam, quýt, vải, nhãn, lựu, hồng, nhót... - Nhóm cây ăn quả ôn đới: mận, táo tây, đào, lê, nho, dâu tây, óc chó... Trong ba nhóm trên, nhóm cây ăn quả nhiệt đới chiếm vị trí quan trọng về tỷ lệ thành phần loài và giống cây ăn quả cũng như diện tích trồng. Hiện nay có 40 loài với hàng trăm giống trồng rộng rãi ở các vùng có giá trị kinh tế như: chuối, mít, dứa, na, xoài, đu đủ, sầu riêng, măng cụt, hồng xiêm, chôm chôm, gioi, dâu gia, táo, chùm ruột, khế, đào lộn hột, bơ, cam, quýt, chanh, bưởi, vải, nhãn, lựu, hồng, nhót, mận, táo tây, đào, lê, nho, thanh long... Dựa vào giá trị sử dụng sản phẩm có thể chia thành các nhóm: - Nhóm cây ăn quả cho đường bột: mít, chuối, hạt dẻ, xakê. - Nhóm cây cho chất béo: bơ, dừa, óc chó, mạy châu. - Nhóm cung cấp nguồn vitamin các loại: cam, quýt, chanh, xoài, bơ, đu đủ, ổi, sêri, đào lộn hột... - Nhóm cây ăn quả sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc: đu đủ (hoa, thịt quả), măng cụt (vỏ), táo (lá), lựu (rễ), chuối (thịt quả)... 9 - Nhóm cây ăn quả vừa cho quả vừa làm cây bóng mát: xoài, dừa, mít, sấu, nhãn, vải, hồng xiêm, vú sữa, dâu gia, xoan, lựu... - Nhóm cây ăn quả cho ta nanh: hồng, vải, bàng, măng cụt, cóc, sim, ổi.. - Nhóm cây chủ để thả cánh kiến: táo, vải, nhãn, óc chó, bình bát. - Nhóm cây nguồn mật: vải, nhãn, táo, cam, quýt, xoài. - Nhóm cây cho nhựa: trám, đu đủ, hồng xiêm. - Nhóm cây ăn quả làm rau: mít, đu đủ, dọc, sấu, tai chua, khế. 5. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊN CÂY ĂN QUẢ Ở NƯỚC TA Trải dài 15 vĩ độ từ Nam ra Bắc, lại ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu mỗi vùng có những nét riêng. Các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, lượng bức xạ, gió, độ ẩm không khí, đất đai, tình hình sâu bệnh... không những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của từng giống cây ăn quả mà còn ảnh hưởng đến sự phân bố các loài và giống cây ăn quả trên địa bàn cả nước. Những loài cây ăn quả như chuối, dứa, mít, hồng xiêm, táo, ổi, na, đu đủ, cam, chanh, quýt bưởi...được trồng rộng rãi ở các vùng trong nước, trừ những nơi mùa đông có nhiệt độ thấp hoặc sương muối. Do yêu cầu điều kiện sinh thái của từng giống, đối chiếu với tình hình khí hậu đất đai cụ thể ở các vùng, một số cây ăn quả có phạm vi phân bố hẹp hơn. Ví dụ: -Vải và hồng trồng và cho quả tốt từ vĩ tuyến 18 - 19 trở ra Bắc. Ở miền Nam hồng chỉ trồng được ở Đà Lạt có độ cao so với mặt biển khoảng 1500m. - Xoài trồng tốt kể từ Bình Định trở vào (Vĩ tuyến 14). Nếu trồng lên phía Bắc lúc ra hoa gặp rét và ẩm, tỷ lệ đậu quả rất thấp, hiệu quả kinh tế kém. Riêng vùng Yên Châu (Sơn La) và Khe Sanh - Lao Bảo (Quảng Trị) có tiểu khí hậu gần giống với miền Nam nên ở đó xoài sinh trưởng khỏe, ra hoa đậu quả tốt. - Đào lộn hột thích hợp với vùng cát ven biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào. - Bơ phát triển tốt, cho nhiều quả trên đất Tây Nguyên, các tỉnh miền Bắc cũng có thể trồng được nhưng chú ý chọn giống tốt và phòng trừ sâu bệnh trong mùa mưa. - Dừa trồng có hiệu quả kinh tế từ Thanh Hóa trở vào ở 19 - 20 vĩ độ Bắc. Vượt quá 20 vĩ độ Bắc tuy cây dừa sinh trưởng tốt nhưng kết quả kém. - Sầu riêng, măng cụt là hai cây ăn quả nhiệt đới điển hình cho đến nay mới trồng đến Thừa Thiên Huế. - Cây ăn quả ôn đới như: mận, đào, lê, hạt giẻ, óc chó, trồng và cho thu hoạch tốt ở các tỉnh phía Bắc ở các độ cao từ 500m trở lên so với mặt biển. - Trồng nho tốt nhất ở vùng Thuận Hải (vùng Phan Rang và các huyện lân cận). Thanh long mọc tốt cho nhiều quả ở tỉnh Bình Thuận đang có xu hướng mở rộng ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Việc chọn các giống cây ăn quả thích hợp cho các vùng trong nước không những giúp các nhà làm vườn giảm được vốn đầu tư, kinh doanh có lãi mà còn có thể hình thành được vùng sản xuất chuyên canh để có thể có khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 10 BÀI 2: CẤU TẠO CHUNG VÀ CÁC QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĂN QUẢ A. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN GỖ LÂU NĂM 1. HỆ RỄ 1.1. CÁC DẠNG CỦA BỘ RỄ. Căn cứ vào các hình thức nhân giống cây ăn quả, có thể phân chia rễ thành hai nhóm sau: 1.1.1. Hữu tính Gồm những cây ăn quả mọc từ hạt và những cây mà hệ rễ mọc từ hạt, nhưng phần trên mặt đất được ghép giống khác. 1.1.2. Vô tính Gồm những cây có hệ rễ mọc ra từ các đốt trên thân cây (dâu tây) hoặc ở các vị trí bất kỳ trên thân, cành do chiết cành, giâm cành, giâm rễ. 1. 2. PHÂN LOẠI RỄ. 1. 2.1. Căn cứ vào nguồn gốc: có hai loại rễ chính và rễ phụ. - Rễ chính: mọc từ phôi rễ ở hạt - Rễ phụ: mọc từ các mầm phụ ở các cơ quan khác nhau trên cây (thân, lá, rễ) 1. 2.2. Căn cứ vào sự phân bố của rễ trong đất: có hai loại rễ ngang và rễ đứng. - Rễ ngang: phân bố song song với mặt đất ở độ sâu từ 10 - 100 cm hay sâu hơn. Rễ này có chức năng hút nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng... - Rễ đứng: mọc vuông góc với bề mặt đất, ăn sâu từ 1 - 10m có tác dụng giữ cho cây đứng vững. Rễ đứng còn có thể huy động các chất dinh dưỡng, nước ở các tầng đất sâu cho cây. 1. 2.3. Căn cứ vào độ dài và độ lớn của rễ: bao gồm rễ cái, rễ con và rễ tơ. - Rễ cái và rễ con: từ cấp 0 đến 1,2,3 thì rễ cái (rễ trụ) cấp 0, còn rễ con (rễ nhánh) từ rễ cấp 1, cấp 2, cấp 3... những rễ này có độ dài 1cm - 10m, độ lớn 1mm - 5cm - Rễ tơ (rễ hút) rất ngắn (1mm - 2cm) và nhỏ (1 - 3mm). Theo phân cấp thì những rễ này thông thường từ cấp 4 - cấp 7 1. 2.4. Căn cứ vào hình thái, giải phẫu và chức năng - Rễ sinh trưởng (rễ trục) : phát triển mạnh về chiều dài và ăn sâu vào các lớp đất, hình thành các rễ hút mới. Nếu bị gẫy thì rễ không phát triển thêm được mà chỉ kích thích các rễ con phát triển lên rất mạnh. Người ta áp dụng đặc tính này khi đánh trồng một số cây ăn quả bằng cách cắt ngắn bớt rễ cái khiến bộ phận rễ còn lại mọc càng nhanh và nhiều thêm. - Rễ hút: nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng từ trong đất nuôi cây. Rễ này không sống được lâu (chỉ trong vòng 15 - 25 ngày, cá biệt được một vài tháng) sau đó chết đi từng mảng. - Rễ quá độ: nguồn gốc của loại rễ này phần lớn từ rễ hút mà ra và sau đó một thời gian thì chết đi, còn phần nhỏ nữa được hình thành từ rễ sinh trưởng, loại này sau một thời 11 gian có thể hình thành rễ thứ cấp và lúc đó trở thành rễ hút. Sự có mặt của loại rễ này là dấu hiệu chứng tỏ hoạt động của bộ rễ khá tốt. - Rễ vận chuyển: là từ rễ sinh trưởng mà ra. Chức năng của nó là vận chuyển nước và thức ăn (hai chiều), đồng thời cố định cây vào đất. + Lông hút: trên miền hấp thụ của rễ, một số tế bào của lớp biểu bì kéo dài ra phía ngoài, hình ống và hình thành lông hút. Tầng lông hút chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Ở các bộ phận rễ già thì nó chết dần và được sinh ra ở các bộ phận rễ non mới. + Rễ nấm: rễ nấm ở cây ăn quả thường có nấm ngoại sinh và nấm quá độ. Cây cung cấp hydrat carbon cho nấm, ngược lại nấm cung cấp nước và các chất khoáng cho rễ ( táo tây, lê, mận, anh đào, hạt giẻ, óc chó, cam, quýt, nhãn, vải và các loại quả mọng.) 2. MẦM VÀ CÀNH 2. 1. MẦM 2. 1.1. Các loại mầm. 2. 1.1.1. Dựa vào cấu trúc và hình thái: - Mầm lá - Mầm hoa: đào, mận, mơ... - Mầm hỗn hợp: cam, quýt, nho, hồng, táo ta... 2. 1.1.2. Dựa vào vị trí mầm đã được cố định hay bất định: - Mầm cố định: mầm ngọn, mầm nách. - Mầm bất định: mọc ra từ rễ hoặc từ các vị trí khác trên cành, trên thân. 2. 1.1.3. Căn cứ vào vị trí của mầm trên nách lá: - Mầm chính: (2 hoặc 3) ở nách lá mầm chính thường ở giữa rất sung sức. - Mầm phụ: mọc ở hai bên mầm chính hoặc phía trên mầm chính. 2. 1.1.4. Căn cứ vào số mầm trên đốt cành: - Mầm đơn. - Mầm kép: đào, mận. 2. 1.1.5. Căn cứ vào sự hoạt động của mầm. - Mầm hoạt động. - Mầm ngủ. Có thể khái quát các loại mầm cây ăn quả theo sơ đồ sau: Mầm lá Mầm ngọn Mầm thuần Mầm cố định Mầm hoa Mầm nách Mầm lá Mầm hỗn hợp Mầm Mầm thuần Mầm hoa Mầm bất định Mầm hỗn hợp 2. 1.2. Đặc tính các loại mầm 2. 1.2.1. Sức nảy mầm. 12 Mầm lá tỷ lệ nảy mầm cao (sức nẩy mầm khỏe). Ví dụ: một số giống cây trong nhóm quả hạch như đào, mận,...Ngược lại khi trên cành phần lớn mầm không nảy, ở vào trạng thái ngủ, trong trường hợp này sức nảy mầm của cây yếu. Ví dụ: táo tây, lê... Cây có sức nảy mầm khỏe thường cho những cành dài và khỏe, cây có sức nảy mầm yếu cho những cành yếu. 2. 1.2.2. Độ thành thục của mầm. Khi thành mầm xong, mầm đó có thể nảy ngay thành cành (mầm chín sớm: đào, nho, cam, quýt) những giống cây ăn quả này trong một năm cho nhiều đợt cành. Cây ăn quả có mầm chín sớm thường sớm bước vào thời kỳ cho quả. Một số cây ăn quả xứ lạnh mầm thường chín muộn hơn. Ví dụ: lê và táo tây...năm trước hình thành mầm thì phải đến năm sau mới hình thành lộc cành. 2. 1.2.3. Khả năng hồi phục sức sống. Ở một số cây ăn quả khi bước vào thời kỳ già cỗi người ta thường cưa đốn, kích thích cho các mầm ngủ trở lại hoạt động, hình thành những mầm cành mới, giúp cây hồi phục sức sống. Ví dụ: cam, quýt, xoài, táo ta. 2.1.3. Tính khác nhau giữa các mầm trên một đoạn cành. Trong quá trình hình thành mầm, do vị trí của mầm trên cành, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh ... giữa các mầm có sự khác nhau về đặc điểm di truyền và đặc điểm sinh trưởng. Trên một cành, mầm ở ngọn thường non, ở gốc cành lại càng già. Mầm ở giữa hoặc gần phía trên cành phát dục đầy đủ và sung sức hơn các mầm ở dưới. Nhưng cũng có trường hợp một số cây ăn quả trên một cành những mầm ở dưới phát dục đầy đủ, sức nảy mầm khỏe hơn. Nắm được đặc điểm trên của các loại mầm cành ta có thể cắt tỉa hợp lý hoặc chọn mầm để ghép, hoặc sử dụng các đoạn cành để giâm cành. 2. 2. CÀNH. 2. 2.1. Cấu tạo tán cây Bộ phận trên mặt đất của cây ăn quả ngoài thân chính ra, phần còn lại được gọi là tán cây. Tán cây gồm các cành chính, cành phụ và những cành nhỏ ở ngoài tán gọi là nhánh. Trên thân chính mọc các cành chính. Chúng hợp thành khung tán tạo cho cây có một thế vững chắc, tạo điều kiện cho cây đồng hóa được tốt và chống được gió bão và những điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Trên cành chính lại phát triển các cành phụ. Trên cành chính và cành phụ tiếp tục mọc các đợt cành mới. Thân chính cấp 0, cành mọc trên thân chính gọi là cành cấp 1, cành mọc trên cành cấp 1 gọi là cành cấp 2 và cứ thế tiếp tục cho đến các đợt cành cấp 3, 4, 5, 6, 7... Mỗi giống cây ăn quả, trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc nhất định, cây bước vào thời kỳ ra hoa kết quả và có năng suất cao thường ở một số cấp cành nhất định. V í dụ: ở đào cấp cành 7 - 12, cam, quýt thì ở cấp cành 3-4. 2. 2.2. Các loại cành Dựa vào chức năng của cành chúng ta phân biệt: cành quả, cành mẹ, cành dinh dưỡng. Nếu căn cứ vào mùa vụ hình thành cành thì có cành xuân, cành hạ, cành thu, cành đông. Nếu dựa vào thứ tự xuất hiện thì có thể chia: đợt cành thứ nhất, thứ hai, thứ ba... 13 2. 2.2.1. Cành quả. Trên cành mang hoa và đậu quả, có hai loại cành quả. - Cành quả một năm: đây là một loại cành hỗn hợp gồm có lá và hoa, hoa phát triển thành quả ra trên cành mẹ năm trước, cành và hoa ra cùng một lúc trong năm (cam, quýt, nho, lê, nhãn, vải, hồng). - Cành quả năm trước: hoa nở và phát triển trên cành năm trước (đào, mận...). Còn có thể căn cứ vào độ dài của quả để chia: - Cành quả dài. - Cành quả trung bình. - Cành quả ngắn. - Cành quả chùm. Căn cứ vào đặc điểm của từng giống mà khả năng hình thành cành quả ở mỗi loại cũng có khác. 2. 2.2.2. Cành mẹ. Là loại cành để nâng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCây ăn quả.pdf
Tài liệu liên quan