Trong năm 2005 NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối (tăng 0,86%), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế, việc điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung – cầu (do cung ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ); tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh
Việc ổn định tỷ giá đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo lòng tin của người dân với VND, tránh được sự dịch chuyển từ VND sang gửi ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát cao. Đồng thời, tạo tâm lý thuận lợi, hướng nhìn nhận tốt về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam;
Gắn trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn của các TCTD trong quá trình hoạt động ngoại hối, đồng thời nâng cao vai trò của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố.
Diễn biến cung cầu ngoại tệ không ổn định do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đầu cơ. Để ổn định thị trường, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ nhập siêu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các suy định về quản lý ngoại hối của các TCTD; sửa đổi bổ sung, ban hành mới các quy định về quản lý ngoại hối, nhất là quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.
2.2. Chính sách quản lý giao dịch vốn
Ngày 26/8/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông tư 04/2005 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/1999 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đây là một thay đổi quan trọng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, từng bước mở rộng khả năng và triển vọng vươn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Ngày 21/12/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 35/2005/L/CTN công bố Pháp lệnh ngoại hối đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005. Pháp lệnh ngoại hối (PLNH) có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2006. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành cao nhất trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. PLNH được ban hành đã tạo ra những bước thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt nam. Bên cạnh việc khẳng định nguyên tắc tự do hóa đối với các giao dịch vãng lai, PLNH đã thực hiện từng bước nới lỏng, quản lý có chọn lọc các giao dịch vốn; qui định những nguyên tắc nhằm hạn chế đôla hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, còn mở cửa mạnh mẽ thị trường ngoại hối thông qua việc cho phép các TCTD phi ngân hàng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, xóa bỏ chế độ cấp phép đối với các loại hình giao dịch ngoại hối, các đối tượng tham gia thị trường được thực hiện các loại hình giao dịch ngoại hối theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng đủ các điều kiện do NHNN qui định.
Ngoài ra, chính sách kiều hối được cởi mở hơn, như người gửi tiền về nước không bị hạn chế về mặt số lượng, người nhận không phải đóng thuế, phí gửi tiền thấp… Do vậy, trong năm 2005 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các kênh chính thức tăng 20% so với năm 2004.
Công tác quản lý nợ nước ngoài của Doanh nghiệp được cải tiến theo hướng thông thoáng hơn: Trong năm 2005, sau khi Thông tư 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 của NHNN hướng dẫn vay trả nợ nước ngoài đi vào thực tiễn, về cơ bản cơ chế quản lý vay trả nợ nước ngoài đã được cải tiến theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vay. Khái niệm doanh nghiệp phải đăng ký vay vốn nước ngoài được qui định rõ rang phù hợp với các qui định tại các văn bản luật hiện hành; phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý hơn so với những quy định trước đây đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đăng ký khoản vay một cách nhanh chóng, giảm chi phí đi lại, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đảm bảo việc quản lý nhà nước về vay trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp. Việc quy định thời gian xử lý, thẩm quyền xử lý, quy định về rút vốn, trả nợ, kiểm soát chứng từ của các tổ chức tín dụng và chế độ báo cáo càng rõ ràng hơn.
Năm 2006, cùng với đổi mới các cơ chế chính sách khác, việc đổi mớ, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối theo hướng thông thoán, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực đến đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp), cải thiện đáng kể cung cầu ngoại tệ của Việt Nam.
Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên lượng ngoại tệ NHNN mua được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ NHNN bán ra, làm cho dự trữ ngoại hối nhà nước tăng đều và tương đối ổn định, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của ngành Ngân hàng giai đoạn đến năm 2010 là tăng nhanh dự trữ ngoại hối Nhà nước. Hiện nay, dự trữ ngoại hối Nhà nước đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu (đạt mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế), giúp nâng cao khả năng thanh toán quốc tế và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Về cơ bản, công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước đã đáp ứng được các mục tiêu an toàn và tăng trưởng dự trữ, góp phần can thiệp và ổn định tỷ giá động Việt Nam và giá vàng, đặc biệt là trong một số thời điểm nhạy cảm tâm lý biến động tỷ giá, giá vàng. Khác với những năm trước đó, năm 2006, ngoài các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN còn đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của nhiều NHTM cổ phần.
Năm 2007, cơ sở pháp lý cho quản lý ngoại hối tiếp tục hoàn thiện, hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối, cơ chế quản lý các giao dịch vốn được xây dựng theo định hướng tiếp tục mở rộng khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch đầu tư ra nước ngoài (cả trực tiếp, gián tiếp và cho vay ra nước ngoài), đồng thời kế thừa và phát triển các quy định đã được xác lập đối với hoạt động đầu tư vào Việt Nam và vay trả nợ nước ngoài. Quy định về vay trả nợ nước ngoài thông thoáng hơn trước đó cả về khái niệm, đối tượng vay, mức độ quản lý.
Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng từ mức 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên khoảng 17 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, góp phần tăng khả năng phòng vệ của NHNN trước sự đảo chiều của các luồng chu chuyển vốn ngoại tệ cũng như giúp nâng cao khả năng thanh toán quốc tế và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Đồng thời NHNN triển khai rà soát, nghiên cứu và xây dựng cơ chế mới cho công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, bước đầu tạo ra một số thay đổi trong quản lý và điều hành.
Năm 2008, trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu, thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ khiến hàng loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn tại Mỹ, Châu Âu và một số khu vực khác đã bị tác động mạnh, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và mức xếp hạng tín nhiệm. Do vậy, công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN) phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để đảm bảo đạt được mục tiêu như an toàn dự trữ, đảm bảo khả năng can thiệp bình ổn thị trường ngoại hối trong nước đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngoại hối cấp bách của Nhà nước và duy trì ổn định quy mô DTNHNN. Với nguyên tắc an toàn được đặt lên hàng đầu, NHNN đã theo dõi chặt chẽ và có những can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn DTNHNN khi các đối tác giao dịch nước ngoài không còn đủ tiêu chuẩn xếp hạng theo quy định. Mặt khác, để ổn định tỷ giá và đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn hệ thống trước những biến đổi phức tạp của thị trường ngoại hối trong nước do tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, NHNN đã linh hoạt sử dụng DTNHNN để can thiệp nhằm bình ổn thị trường. Với sự điều hành tỷ giá và lãi suất linh hoạt của NHNN, đến cuối năm 2008, DTNHNN vẫn được duy trì ở mức tương đương 2007.
Cơ chế quản lý ngoại hối liên quan đến các giao dịch vốn tiếp tục theo hướng mở rộng khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch đầu tư ra nước ngoài kết hợp với kế thừa và phát triển các cơ chế quản lý đã được xác lập đối với hoạt động đầu tư vào Việt Nam, vay trả nợ nước ngoài, cho vay thu hồi nợ nước ngoài.
2.3. Quản lý thị trường ngoại tệ và thị trường vàng
Trong năm 2005, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động sôi nổi với doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng khoảng 29% so với năm 2004. Trong đó, doanh số giao dịch giao ngay tăng 30% các giao dịch kì hạn, hoán đổi tăng 15%. Doanh số giao dịch giữa ngân hàng với các khách hàng giảm khoảng 8% so với năm 2004.
Đến cuối năm 2005, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có 59 ngân hàng thành viên. Các ngân hàng thành viên tham gia thị trường một cách tích cực và chủ động, sử dụng ngày càng linh hoạt các nghiệp vụ phòng chống rủi ro trên thị trường như các giao dịch kì hạn, hoán đổi và đặc biệt là giao dịch quyền chọn ngoại tệ. Đặc biệt 1 số ngân hàng thương mại đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn đối với đồng Việt Nam.
Trong năm 2005, nguồn ngoại tệ trên thị truờng khá dồi dào từ nguồn thu xuất khẩu, kiều hối. NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối, tạo thế chủ động cho NHNN nhằm phục vụ nhu cầu xăng dầu và các hàng hóa thiết yếu khác cũng như các yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đã được NHNN đáp ứng kịp thời và đầy đủ.
Trong năm 2005 NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối (tăng 0,86%), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế, việc điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung – cầu (do cung ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ); tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh…
Việc ổn định tỷ giá đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo lòng tin của người dân với VND, tránh được sự dịch chuyển từ VND sang gửi ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát cao. Đồng thời, tạo tâm lý thuận lợi, hướng nhìn nhận tốt về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Sang năm 2006, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiếp tục phát triển khá mạnh với quy mô và doanh số giao dịch cao. Doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng khoảng 45% so với năm 2005. Trong đó, doanh số giao dịch giao ngay tăng 42%, các giao dịch kì hạn, hoán đổi tăng 71%, qua đó cho thấy các ngân hàng đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các nghiệp vụ giao dịch để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Doanh số giao dịch giữa ngân hàng và các khách hàng tăng khoảng 26% so với năm 2005.
Trong năm 2006, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có 65 ngân hàng thành viên tham gia , tăng 6 thành viên so với năm 2005. Các ngân hàng thành viên tham gia thị trường một cách tích cực đã góp phần làm cho hoạt động trên thị trường thêm sôi động. Với vai trò can thiệp cuối cùng để ổn định thị trường, NHNN đã thực hiện mua, bán ngoại tệ với các NHTM một cách kịp thời để hỗ trợ vốn VND cũng như nhu cầu về ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ xuất khẩu và kiều hối tăng khá, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trong năm 2006 tương đối dồi dào. NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối, tạo thế chủ động cho NHNN trong việc can thiệp thị trường và thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
Trong năm 2006, NHNN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tăng 1,38%, tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do cũng luôn tăng, giảm theo biến động của tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức độ tăng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Năm 2007, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh về quy mô thị trường và doanh số giao dịch thị trường tăng cao. Doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng khoảng 113% so với năm 2006, trong đó doanh số giao dịch giao ngay tăng 125%, doanh số giao dịch kì hạn và giao dịch hoán đổi tăng 30%, các NHTM đã sử dụng nhiều các nghiệp vụ giao dịch để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có 65 ngân hàng thành viên tham gia. Nhiều ngân hàng tích cực tham gia đã tạo thêm sự sôi động của thị trường.
Năm 2007, với vai trò can thiệp cuối cùng để ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã thực hiện mua, bán ngoại tệ với các NHTM để hỗ trợ nhu cầu về VND cũng như nhu cầu về ngoại tệ một cách kịp thời để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi cung cầu trên thị trường biến động ảnh hường đến trạng thái ngoại tệ của các NHTM, NHNN can thiệp bán ngoại tệ để cân bằng trạng thái, hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Nhờ nguồn cung cấp ngoại tệ trên thị trường trong năm 2007 tăng mạnh, NHNN đã mua được một khối lượng lớn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, tạo tiềm lực và thế chủ động cho NHNN trong việc can thiệp thị trường và thực hiện mục tiêu điều hành CSTT.
Năm 2007 chính sách tỷ giá của NHNN được điều hành một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường trước sức ép VND lên giá do cung ngoại tệ lớn hơn cầu, bên cạnh việc NHNN mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều, giảm áp lực tăng giá VND, NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0,25% lên ±0,5% và ±0,75% nhằm giảm áp lực lạm phát, tăng tính chủ động cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tương đối ổn định, cả năm tăng 0,08%.
Với sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể:
Can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời bán ngoại tệ để can thiệp, hạ nhiệt thị trường khi thị trường dư cầu và mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu trong thời điểm dư cung ngoại tệ.
CSTT và chính sách tỷ giá được điều hành, phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo ra sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.
Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ trên thị trường diễn biến phức tạp, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 2008 tiếp tục sôi động với quy mô và doanh số giao dịch tăng cao, tăng khoảng 25% so với năm 2007. Trong đó, doanh số giao dịch giao ngay tăng 26%, các giao dịch kì hạn, hoán đổi tăng 13%. Các ngân hàng đã sử dụng nhiều hơn các nghiệp vụ giao dịch để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Cả năm 2008, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có 79 thành viên tham gia , tăng 14 thành viên so với năm 2007. Các ngân hàng thành viên tham gia thị trường một cách tích cực, đã góp phần làm tăng thêm sự sôi nổi của thị trường.
NHNN đã thực hiện mua, bán ngoại tệ một cách kịp thời như một người mua, bán cuối cùng trên thị trường để ổn định tỉ giá, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay, NHNN còn thực hiện giao dịch mua và bán lại ngoại tệ với một số ngân hàng để cân đối nguồn VND cho các NHTM.
Trong năm 2008, tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến, NHNN kịp thời bám sát các diễn biến trên thị trường, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào, ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Trong năm 2008, NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, đưa biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2009, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng từ ngày 25/12/2008 tăng 3% lên mức 16.989 đ/USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, NHNN đã thực hiện hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ VND cho các ngân hàng mở rộng tín dụng, đồng thời ổn định tỷ giá và giảm bớt tình trạng mất cân đối về nguồn, sử dụng nguồn ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng.
Ngày 24/3/2009, NHNN đã ra Quyết định số 622/QĐ-NHNN nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá USD/VND từ mức +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá BQLNH tham chiếu, đồng thời NHNN tích cực triển khai hàng loạt các biện pháp như: (i) tích cực bán can thiệp ngoại tệ cho các NHTM nhằm bình ổn thị trường ngoại hối; (ii) Thực hiện hoán đổi ngoại tệ để một mặt hỗ trợ thanh khoản VND cho các TCTD, mặt khác giải quyết tình trạng ứ thừa ngoại tệ tạm thời trong hệ thống ngân hàng do huy động vào nhiều mà chưa cho vay ra được, giúp cho chu chuyển ngoại tệ trên thị trường thông suốt; (iii) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành pháp luật và quản lý ngân hàng đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối; (iv) Triển khai các biện pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ và chống đầu cơ ngoại tệ, chấn chỉnh các bàn thu đổi ngoại tệ và việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ; (v) Chỉ đạo các NHTMNN giảm lãi suất USD kể từ ngày 1/6/2009 (lãi suất huy động tối đa 1,5%/năm và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 3%/năm), đồng thời thông qua hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vận động các NHTMCP giảm lãi suất USD.
Biểu đồ 3: Tỷ giá USD NHTM và thị trường tự do T4-T6/2009 Ngân hàng nhà nước
Sau Quyết định điều chỉnh tỷ giá và các biện pháp chấn chỉnh thị trường của NHNN, thị trường ngoại hối đã có những phản ứng tích cực. Các NHTM không còn để tỷ giá mua USD sát, thậm chí ngang bằng với tỷ giá bán ra như thời gian trước đó. Chênh lệch tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM thu hẹp từ mức trên 200 VND/USD trước thời điểm nới rộng biên độ xuống còn 60-90 VND/USD sau thời điểm nới rộng biên độ tỷ giá. Trên thị trường tự do, ngay sau khi NHNN công bố quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá, tỷ giá bán USD/VND chỉ tăng mạnh lên mức 18000VND/USD trong 1 ngày ngày và nhanh chóng giảm xuống ổn định xoay quanh mức 17810/17900 VND/USD. Việc điều chỉnh biên độ giao dịch tỷ giá USD/VND đã tăng tính linh hoạt của tỷ giá trong khi không gây ra bất kì xáo trộn nào đáng kể đối với tỷ giá trên cả 2 thị trường chính thức và thị trường tự do.
Việc điều chỉnh này “bắt” theo những tín hiệu mới của nền kinh tế, như nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2009 đã diễn biến theo chiều hướng tích cực, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp, cán cân thương mại thặng dư… Mặt khác, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá này cũng nhằm để tăng cường khả năng điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế. Quyết định trên giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009.
2.4. Đánh giá hiệu quả của chính sách ngoại hối của NHNNVN trước và trong thời kỳ khủng hoảng tài chính
Thành công trước tiên của công tác quản lý ngoại hối trong giai đoạn 2005-2009 là sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005. Pháp lệnh ngoại hối được ban hành đã tạo ra những bước đổi mới quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam như: tự do hoá các giao dịch vãng lai, từng bước nới lỏng các giao dịch vốn, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, nâng cao vị thế và tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, tập trung, thống nhất quản lý các nguồn dự trữ ngoại hối, tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về ngoại hối.
Thêm vào đó, những chính sách điều hành tỷ giá được điều chỉnh một cách kịp thời và linh hoạt, đi kèm với hệ thống các đồng bộ các chính sách tiền tệ khác đã đã phát huy hiệu quả một cách tích cực. Trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thị trường ngoại tệ của Việt Nam vẫn ổn định, cung cầu ngoại tệ cân bằng, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do khá gần nhau. Những thành công này có tác dụng hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đáp ứng kế hoạch đề ra, lạm phát được kiềm chế, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn có những tiến triển tốt. Từ đó ta có thể thấy rõ tính đúng đắn và hiệu quả của công tác Quản lý ngoại hối và vai trò của nó trong việc bình ổn nên kinh tế, tài chính của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
3. Các chính sách trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính (2009 - nay)
3.1. Chính sách quản lý giao dịch vãng lai
Trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính, cơ chế quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai chưa có nhiều biến đổi, vẫn tiếp tục theo hướng hoàn thiện pháp luật. NHNNVN đưa ra các công văn tới các TCTD nhằm củng cố các công tác sau:
- Đơn giản hóa thủ tục cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD, đa dạng hóa phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD;
- Xây dựng các quy định đầy đủ, chi tiết tạo cơ sở pháp lý để hoạt động của đại lý thu đổi ngoại tệ từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu đổi tiền của cá nhân, thu hút ngoại tệ trên thị trường tự do vào hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam;
- Gắn trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn của các TCTD trong quá trình hoạt động ngoại hối, đồng thời nâng cao vai trò của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố.
Diễn biến cung cầu ngoại tệ không ổn định do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đầu cơ. Để ổn định thị trường, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ nhập siêu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối của các TCTD; sửa đổi bổ sung, ban hành mới các quy định về quản lý ngoại hối, nhất là quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ và tiến hành thanh tra kiểm soát chặt chẽ việc giao dịch ngoại tệ chợ đen nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.
3.2. Chính sách quản lý giao dịch vốn
Cơ chế quản lý ngoại hối liên quan đến các giao dịch vốn tiếp tục theo hướng mở rộng khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch đầu tư ra nước ngoài kết hợp với kế thừa và phát triển các cơ chế quản lý đã được xác lập đối với hoạt động đầu tư vào Việt Nam, vay trả nợ nước ngoài, cho vay thu hồi nợ nước ngoài.
3.3. Quản lý thị trường ngoại tệ và thị trường vàng
Vào thời điểm đầu tháng 8/2009, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại tệ có dấu hiệu lắng dịu. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại và cả ngoài chợ đen đều dần đi xuống. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái ngoại hối âm, thị trường ngoại tệ đã bớt căng thẳng. Các ngân hàng có trạng thái ngoại hối âm phần lớn do đã bán ngoại tệ cho khách hàng cũng như đến hạn phải thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp được ngân hàng đáp ứng ngoại tệ đều nằm trong danh mục ưu tiên như nhập khẩu xăng dầu, phân bón, thuốc trữ bệnh…Thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước vẫn thường xuyên bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. Tình trạng cung cầu ngoại tệ chưa gặp nhau còn chịu chi phối của yếu tố tâm lý, và nạn găm giữ ngoại tệ, những yếu tố vĩ mô không quá đáng ngại. Ngân hàng Nhà nước liên tục có những đợt thanh kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động ngoại hối.
Hết quý II năm 2009, nền kinh tế và tài chính Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính, cơ chế điều hành tỷ giá tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cụ thể như sau:
Bảng 6: Cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam
trong năm 2009 và 4 tháng đầu năm 2010
Thời gian
Tỷ giá BQLNH do NHNN công bố
Biên độ giao dịch
Ngày 24/3/2009
Giữ nguyên so với ngày hôm trước
Tăng biên độ
từ ±3% lên ±5%
Ngày 26/11/2009
NHNN điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá BQLNH thêm 603 VND/USD, tương đương 5,44% (từ 17.034 VND/USD lên 17.961 VND/USD)
Giảm biên độ
từ ±5% xuống ±3%
Ngày 11/2/2010
NHNN điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá BQLNH thêm 927 VND/USD, tương đương 3,36% (từ 17.491 VND/USD lên 18.544 VND/USD)
Giữ nguyên biên độ
tỷ giá ±3%.
Sau đợt điều chỉnh tỷ giá ngày 24/3/2009, ngày 26/11/2009: NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh TG BQLNH từ 17.034 VND/USD lên 17.961 VND/USD (tăng 603 VND/USD, tương đương với 5,44%) so với ngày hôm trước, đồng thời giảm biên độ giao dịch tỷ giá từ ±5% xuống ±3%, và cam kết bán ngoại tệ cho các TCTD có tình trạng ngoại tệ từ âm 5% trở xuống . Cùng với quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất chủ đạo trên thị trường, các quyết định điều chỉnh tỷ giá nói trên của NHNN đã phát huy tác dụng tích cực trong việc ổn định thị trường ngoại hối. Nhờ đó, diễn biến tỷ giá USD/VND đã ổn định trở lại. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do nhanh chóng giảm xuống quanh mức 19.400 – 19.500 VND/USD.
Biểu đồ 4: Tỷ giá USD NHTM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chnh sch qu7843n l ngo7841i h7889i c7911a Ngn hng Nhamp.doc