Khóa luận Công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Huế

Bảng báo cáo phân loại nợ của VCB Huế được thể hiện qua ba (03) phần chính, đó là phân loại nợ theo ngành kinh tế, loại hình kinh tế và đối với DN vừa và nhỏ. Trong mỗi phần, nợ được chia thành năm (05) nhóm nợ theo quy định và chia theo thời hạn tín dụng là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãi suất phát sinh trong quý 1/2010. Kiểm tra hoạt động cho vay cá thể phát sinh tại các Phòng giao dịch. Theo dõi tình hình thu nợ quá hạn. Kiểm tra tình hình cho vay một số DN tại Chi nhánh như: Xí nghiệp Thành Lợi. Một số cá nhân, DNTN DNTN. , công ty TNHH TNHH. có dư nợ trên 1 tỷ đồng đến 31/12/2009 như: DNTN Phương Ly, công ty TNHH Khánh Linh, công ty TNHH Nhật Huy, Trương Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Hoàng Khánh Phương. Theo dõi tình hình xử lý nợ xấu và phối hợp tiến hành các thủ tục để xử lý Tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện một số đơn vị, cá nhân không có khả năng trả nợ tại Phòng khách hàng và Tổ xứ lý nợ xấu hoặc khởi kiện một số đơn vị không có khả năng trả nợ. Kiểm tra phân loại nợ, trích dự phòng hàng quý 1/2010. 2.4.3 Công tác an toàn kho quỹ Kiểm quỹ cuối ngày đột xuất của từng giao dịch viên tại Phòng Kinh doanh dịch vụ. Tham gia chứng kiến kiểm quỹ đột xuất cuối ngày tại Phòng ngân quỹ. Kiểm tra đột xuất về quy trình nghiệp vụ và kiểm quỹ đối cuối ngày tại các phòng giao dịch. 2.4.4 Một số công việc khác Kiểm tra, đôn đốc, tiếp tục chỉnh sửa các kiến nghị của các đoàn kiểm tra tại Chi nhánh. Làm nhiệm vụ đầu mối cho các đoàn kiểm tra đến làm việc tại Chi nhánh VCB Huế. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và báo cáo đầy đủ công tác khiếu nại tố cáo, phòng chống tội phạm, chống tham nhũng. Làm tốt nhiệm vụ tham mưu về mặt pháp lý cũng như nhiệm vụ cho Ban Giám đốc và các phòng/tổ. Thực hiện một số công việc đột xuất theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và Phòng kiểm tra nội bộ VCB Việt Nam. Ø Giám đốc VCB Huế chỉ yêu cầu Phòng kiểm tra nội bộ đệ trình chương trình công tác theo từng quý. 2.5 Các vấn đề về RRTD ở VCB Huế 2.5.1 Cách phân loại nợ của VCB Huế 2.5.1.1 VCB Huế thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm v Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Ÿ Các khoản nợ trong hạn và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Ÿ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn, thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. v Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Ÿ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Ÿ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (Đối với khách hàng là DN, Ngân hàng có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). v Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Ÿ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Ÿ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ”: là khoản nợ mà TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do TCTD đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng TCTD có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Ÿ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. v Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Ÿ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Ÿ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Ÿ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. v Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Ÿ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Ÿ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Ÿ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Ÿ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Ÿ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. 2.5.1.2 VCB Huế phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp khác v Đối với các khoản nợ quá hạn “Nợ quá hạn”: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. , Ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Ÿ Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn. Ÿ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục. Ÿ Ngân hàng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. v Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Ÿ Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. Ÿ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục. Ÿ Ngân hàng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại. 2.5.1.3 VCB Huế phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp khác v Khách hàng có nhiều hơn 01 khoản nợ tại Ngân hàng: Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại Ngân hàng được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại ngân hàng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định phân loại nợ ở trên vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, Ngân hàng phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó. v Đối với khoản cho vay hợp vốn: Ngân hàng làm đầu mối thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định chung và thông báo kết quả phân loại nợ cho các ngân hàng/TCTD tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại ngân hàng/TCTD tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do ngân hàng phân loại, ngân hàng/TCTD tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do ngân hàng phân loại/TCTD tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn. v Các trường hợp khác: Ÿ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Ÿ Các khoản nợ của khách hàng bị các ngân hàng/TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin). Ÿ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (Về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm. Ÿ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. 2.5.1.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (05) nhóm theo quy định Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5% Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50% Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, VCB trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. 2.5.2 Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong HĐTD ở VCB Huế R = max {0, (A - C)} x r 2.5.2.1 Công thức tính số tiền dự phòng (*) Trong đó:           R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Số dư nợ gốc của khoản nợ. C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. 2.5.2.2 Điều kiện của Tài sản bảo đảm đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể như công thức (*) v Ngân hàng có quyền phát mại tài sản bảo đảm “Phát mại tài sản đảm bảo”: là việc bán đấu giá công khai tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng khi khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. v Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến của tổ ngân hàng là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm. Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc không phát mại được, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó (C) ở (*) phải coi là bằng không (0). 2.5.2.3 Xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ với: v Giá trị thị trường của vàng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. v Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc và các loại giấy tờ có giá, trừ trái phiếu của các TCTD, DN. v Giá trị trên thị trường chứng khoán của chứng khoán do DN và TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. v Giá trị của tài sản bảo đảm là chứng khoán do DN và TCTD khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trong biên bản định giá gần nhất được TCTD và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng bảo đảm. v Giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính tính theo hợp đồng cho thuê tài chính tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. v Giá trị của tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay tương ứng số tiền giải ngân theo hợp đồng tín dụng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. 2.5.2.4 Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) do ngân hàng tự xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây: Bảng 2.5.2.4: Quy định về tỉ lệ khấu trừ tối đa của tài sản đảm bảo. LOẠI TÀI SẢN ĐẢM BẢO Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%) v Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng Việt Nam do TCTD phát hành. 100% v Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do TCTD phát hành. 95% Trái phiếu Chính phủ: v Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống v Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm v Có thời hạn còn lại trên 5 năm 95% 85% 80% v Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 70% v Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do DN phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 65% v Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 50% v Bất động sản 50% v Các loại tài sản bảo đảm khác 30% 2.5.2.5 Dự phòng chung v VCB Huế tiến hành lập dự phòng theo quý và lập theo từng nhóm nợ (05 nhóm nợ), không lập dự phòng theo từng ngành riêng lẻ vì rất phức tạp và hiệu quả cũng không cao. v Ngân hàng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. v Trong thời hạn tối đa năm (05) năm kể từ ngày Quy định của NHNN có hiệu lực thi hành, ngân hàng thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung theo quy định. 2.5.2.6 Sử dụng dự phòng Ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây: v Khách hàng là tổ chức, DN bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. v Các khoản nợ thuộc nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, ngân hàng được sử dụng dự phòng (Nếu có) để xử lý RRTD. 2.5.2.7 Nguyên tắc của sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro v Sử dụng dự phòng cụ thể ở công thức (*) để xử lý RRTD đối với khoản nợ đó. v Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Chi nhánh tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. v Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho RRTD của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ. v Việc Chi nhánh sử dụng dự phòng để xử lý RRTD không phải là xoá nợ cho khách hàng. Ngân hàng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý RRTD. v Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, ngân hàng chuyển các khoản nợ đã được xử lý RRTD từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. v Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, Chi nhánh được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý RRTD ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các NHTM Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận bằng văn bản. 2.5.2.8 Những trường hợp khác v Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ RRTD của các khoản nợ phải xử lý, ngân hàng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động. v Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, ngân hàng hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với TCTD. 2.5.3 Hội đồng xử lý rủi ro ở VCB Huế 2.5.3.1 Cơ cấu v Ngân hàng thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Giám đốc làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên gồm Trưởng phòng KTNB, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận khách hàng, quản lý nợ và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định. 2.5.3.2 Nhiệm vụ v Xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD của quý hiện hành do Giám đốc thực hiện. v Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý RRTD. v Quyết nghị việc xử lý RRTD của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý (tháng) tiếp theo đối với các khoản nợ đã được xử lý RRTD, trong đó phải xác định rõ thời gian và những biện pháp để thu hồi nợ. 2.5.3.3 Hồ sơ làm căn cứ cho việc xử lý RRTD Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về cho thuê tài chính; hồ sơ về tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan. v Đối với khách hàng là tổ chức, DN: Ÿ Bản sao Quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ÿ Bản sao báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, DN bị giải thể. v Đối với khách hàng là cá nhân: Ÿ Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2.5.3.4 Hạch toán và báo cáo v Dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Dự phòng chung “Dự phòng chung”: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm . và dự phòng cụ thể “Dự phòng cụ thể”: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các Nhóm nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. được hạch toán vào Tài khoản “Dự phòng rủi ro”. Chi nhánh thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng, số tiền thu hồi được sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo quy định của NHNN. v VCB Huế báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD do NHNN ban hành. Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, Chi nhánh phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. v Chi nhánh phân loại nợ theo quy định, lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo các Mẫu biểu số 1 và số 2 (xem chi tiết mẫu biểu ở Phụ lục – Phụ lục 1 và 2). 2.5 Thực trạng phân loại nợ của VCB Huế năm 2009 Bảng 2.5: Báo cáo phân loại nợ năm 2009 của VCB Huế PHÂN LOẠI NỢ THEO NGÀNH, LOẠI HÌNH KINH TẾ VÀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Kết thúc năm tài chính ngày 31/12/2009 (ĐVT: Triệu đồng) STT CHỈ TIÊU SỐ TIỀN NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 NHÓM 4 NHÓM 5 TỔNG I THEO NGÀNH KINH TẾ 909.944 475.923 818 145.329 2.480 1.534.494 - - - - - - 1 Dư nợ ngắn hạn 442.957 10.642 395 18.786 2.162 474.942 - - - - - - Công nghiệp và khai thác mỏ 2.245 0.00 0.00 0.00 0.00 2.245 Công nghiệp chế biến 278.444 3.570 0.00 0.00 0.00 282.014 Khách sạn và nhà hàng 5.206 1.617 0.00 18.758 0.00 25.581 HĐ phục vụ cá nhân và công cộng 33.636 1.189 395 28 2.162 37.410 2 Dư nợ trung hạn 194.259 25.660 423 252 319 220.913 - - - - - - Công nghiệp và khai thác mỏ 4.902 0.00 0.00 0.00 0.00 4.902 Công nghiệp chế biến 68.276 2.511 0.00 0.00 0.00 70.787 Khách sạn và nhà hàng 15.583 3.224 0.00 0.00 0.00 18.807 HĐ phục vụ cá nhân và công cộng 60.501 6,026 423 252 319 67.521 3 Dư nợ dài hạn 272.728 439.622 0.00 126.290 0.00 838.640 - - - - - - Công nghiệp và khai thác mỏ 0.0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Công nghiệp chế biến 48.764 0.00 0.00 0.00 0.00 48.764 Khách sạn và nhà hàng 67.324 1.374 0.00 126.290 0.00 194.988 HĐ phục vụ cá nhân và công cộng 296 0.00 0.00 0.00 0.00 296 II THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ 909.944 475.923 818 145.329 2.480 1.534.494 1 Dư nợ ngắn hạn VND 442.957 10.642 395 18.786 2.162 474.942 DNNN địa phương 24.421 0.00 0.00 0.00 0.00 24.421 Cty TNHH tư nhân 44.245 7.836 0.00 0.00 0.00 52.081 Cty cổ phần nhà nước 249.508 0.00 0.00 0.00 0.00 249.508 DN tư nhân 51.322 1.617 0.00 0.00 0.00 52.939 Kinh tế cá thể 33.636 1.189 395 28 2.162 37.410 2 Dư nợ trung hạn VND 194.259 25.660 423 252 319 220.913 DNNN địa phương 6.641 0.00 0.00 0.00 0.00 6.641 Cty TNHH tư nhân 31.896 16.410 0.00 0.00 0.00 48.306 Cty cổ phần nhà nước 62.386 0.00 0.00 0.00 0.00 62.386 DN tư nhân 4.539 3.224 0.00 0.00 0.00 7.763 Kinh tế cá thể 60.501 6.026 423 252 319 67.521 3 Dư nợ dài hạn VND 272.728 439.622 0.00 126.290 0.00 838.640 DNNN địa phương 3.902 0.00 0.00 0.00 0.00 3.902 Cty TNHH tư nhân 18.271 119.976 0.00 0.00 0.00 138.246 Cty cổ phần nhà nước 71.935 0.00 0.00 0.00 0.00 71.935 DN tư nhân 0.00 1.374 0.00 0.00 0.00 1.374 Kinh tế cá thể 296 0.00 0.00 0.00 0.00 296 III Dư nợ TD đối với DN vừa và nhỏ 472.329 19.511 818 280 2.480 495.418 1 Dư nợ ngắn hạn 244.922 6.376 395 28 2.162 253.883 2 Dư nợ trung hạn 158.295 11.761 423 252 319 171.050 3 Dư nợ dài hạn 69.112 1.374 0.00 0.0 0.00 70.486 (Nguồn: Phòng kế toán VCB Huế) Chú thích: Bảng phân loại đầy đủ xem chi tiết ở Phụ lục – Phụ lục 3 Dấu chấm (.) là dấu gom nhóm. Dấu phẩy (,) là dấu phân phần thập phân. Bảng báo cáo phân loại nợ của VCB Huế được thể hiện qua ba (03) phần chính, đó là phân loại nợ theo ngành kinh tế, loại hình kinh tế và đối với DN vừa và nhỏ. Trong mỗi phần, nợ được chia thành năm (05) nhóm nợ theo quy định và chia theo thời hạn tín dụng là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thực trạng nợ xấu “Nợ xấu”: Là nợ các nhóm 3, 4, 5. năm 2008 của toàn hệ thống ngân hàng đang ở mức dưới ngưỡng an toàn là 5% trên tổng dư nợ Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), Tạp chí khoa học và công nghệ số 4 (33), Đại học Đà Nẵng. , mặc dầu vậy nợ xấu là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ở VCB Huế, năm 2007 nợ xấu chiếm là 18,3% và số liệu tương ứng đối với năm 2008 là 33,5% Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), Tạp chí khoa học và công nghệ số 4 (33), Đại học Đà Nẵng. trên tổng dư nợ. Mặc dù VCB Huế đã luôn cố gắng để hạn chế nợ xấu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn tiềm ẩn như: Quy trình Giới hạn tín dụng chủ yếu bằng định tính, còn mang tính chủ quan; công tác KTNB chưa phát huy hết khả năng, chủ yếu là kiểm tra sau. Thông tin được cập nhật từ trung tâm thông tin CIC của NHNN chưa có độ chính xác cao. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giải quyết việc cho vay nên khó tránh khỏi những tiêu cực dẫn đến rủi ro cao. Điều đó dẫn đến các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro và hàng năm phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro lớn, làm giảm lợi nhuận. Công tác xử lý nợ xấu mặc dù được VCB Huế đặc biệt quan tâm để hạn chế tổn thất nhưng do môi trường kinh doanh trên địa bàn chưa thuận lợi nên việc bán nợ hoặc cùng góp vốn liên doanh bằng tài sản thu hồi được là rất khó khăn. Các tài sản thu hồi được đã qua sử dụng có tính thanh khoản thấp nên việc thu hồi tài sản sau xử lý khá phức tạp. 2.5.1 Dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế v Tổng dư nợ các ngành: Nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn với dư nợ là 909.944 triệu đồng vẫn chiếm ưu thế so với các nhóm nợ khác, trong khi nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn chỉ có 818 triệu đồng và nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn là 2.480 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đạt: 9,7%, tỉ lệ này là thấp so với năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu là: 62%. Đây là một tỉ số khá cao, điều này là không tốt đối với tình hình tài chính của Ngân hàng. Điều trên thể hiện qua biểu đồ tỉ lệ dư nợ của từng nhóm nợ đối với tổng dư nợ, được phân loại theo ngành kinh tế (cũng là phân loại theo loại hình kinh tế): Biểu đồ 2.5.1: Tỉ lệ dư nợ từng nhóm trên tổng dư nợ. v Nợ ngắn hạn: Trong nhóm dư nợ ngắn hạn của các ngành kinh tế thì nợ nhóm 1 vẫn chiếm ưu thế với 442.957 triệu đồng, tuy nhiên trong nhóm nợ ngắn hạn thì nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ lại có dư nợ cao hơn nợ nhóm 2, trong khi ở phần tổng số thì nợ nhóm 4 lại nhỏ hơn nợ nhóm 2. Nợ nghi ngờ của vay ngắn hạn chủ yếu thuộc về ngành kinh doanh khách sạn và nhà hàng. v Nợ trung hạn: Tổng giá trị nợ trung hạn của các ngành kinh tế thì không có biến động gì nhiều. Ở nhóm này, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là: 0,45%, tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ nợ xấu 9,7% của tổng chung. v Nợ dài hạn: Tuy nhiên đến phần nợ dài hạn thì nợ nhóm 1 với giá trị là 272.728 triệu đồng không còn chiếm ưu thế so với các nhóm nợ khách nữa mà thay vào đó là nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý với dư nợ lên đến 439.622 triệu đồng nhưng ở phần này thì hai (02) nhóm không có dư nợ là nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn và nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Nhưng nợ nhóm 4, là loại nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu (Nợ nhóm 5) với dư nợ là 126.290 triệu đồng chiếm tỷ lệ 15,1% tổng dư nợ dài hạn là một tỷ lệ cao. v Nhận xét chung: Số liệu của bảng báo cáo phân loại nợ cho thấy các ngành kinh tế chủ yếu vay nợ dài hạn với giá trị là 838.640 triệu đồng sau đó đến nợ ngắn hạn 474.942 triệu đồng và xếp sau cùng là nợ trung hạn với dư nợ là 220.913 triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng khách hàng vay chiếm tỉ lệ vay vốn lớn của VCB Huế là khách hàng vay có thời hạn trên 5 năm với mục đích là nhằm tài trợ dầu tư vào các dự án đầu tư, đó là các ngành như: Công nghiệp chế biến, sản xuất – phân phối điện khí đốt và nước, khách sạn và nhà hàng… Các ngành này cũng vay nhiều ở thời hạn tín dụng trung hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên trong thời hạn tín dụng ngắn hạn có những ngành không vay dài hạn như: Y tế và hoạt động cứu trợ, hoạt động văn hóa thể thao… vì các ngành này chủ yếu chú trọng tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. 2.5.2 Dư nợ tín dụng phân loại theo loại hình kinh tế v Nợ ngắn hạn: Các loại hình kinh tế vay với số lượng lớn và tạo ra dư nợ đều ở các nhóm nợ đó là DNTN, công ty TNHH. Và các loại hình kinh tế không vay VCB Huế nên không có dư nợ đó là DNNN DN nhà nước. Trung ương, Công ty hợp danh, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Lý do của hiện tượng trên, có thể là do trên địa bàn Huế ít tồn tại các loại hình kinh tế này, thêm vào đó những loại hình này thường có sự đầu tư lớn và lâu dài nên sẽ hướng vào vay nợ dài hạn. Tổng dư nợ lớn nhất là CTCP nhà nước với giá trị là 249.508 triệu đồng và đặc biệt là toàn bộ số dư nợ này đều thuộc nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn. v Nợ trung hạn: Các loại hình kinh tế có dư nợ bằng không (0) vẫn là: DNNN Trung ương, DN có vốn đầu tư nước ngòai, ngoài ra còn có thêm loại hình nữa là kinh tế tập thể là loại hình không có dư nợ ở cả ba (03) thời hạn cho vay có lẽ bởi trên địa bàn tỉnh không còn nhiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Huế.doc
Tài liệu liên quan