Khóa luận Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH 3

1.1. Khái niệm, sự cần thiết và vai trò của BHXH 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Sự cần thiết khách quan của BHXH 4

1.1.3. Vai trò của BHXH 5

1.2. Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 7

1.2.1. Khái niệm quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 7

1.2.2. Đối tượng quản lý 7

1.2.3. Phạm vi quản lý 10

1.2.4. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH 10

1.2.5. Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH 11

1.2.6. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH 15

1.2.7. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH 15

1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TẠI BHXH HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 20

2.1. Giới thiệu chung về huyện Yên Hưng và Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng 20

2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Hưng 20

2.1.2. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng 21

2.2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng 22

2.2.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH 22

2.2.1.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 22

2.2.1.2. Quản lý danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 26

2.2.1.3. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện 27

2.2.2. Quản lý sổ BHXH 28

2.2.2.1. Công tác quản lý sổ BHXH bắt buộc 28

2.2.2.2. Công tác quản lý sổ BHXH tự nguyện 30

2.2.3. Quản lý hồ sơ 31

2.2.3.1. Quản lý hồ sơ tham gia BHXH 31

2.2.3.2. Quản lý hồ sơ hưởng BHXH 32

2.2.4. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH 37

2.2.4.1. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH bắt buộc 37

2.2.4.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 39

2.2.4.3. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH tự nguyện 40

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ở BHXH huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh 41

2.3.1. Những thành tựu đạt được 41

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 43

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế 45

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TẠI BHXH HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH 49

3.1. Định hướng phát triển hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng trong những năm tới 49

3.1.1. Định hướng về công tác BHXH 49

3.1.2. Định hướng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH 50

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng 50

3.2.1. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH 50

3.2.2. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH 51

3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính và sử dụng chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH 53

3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý và tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ của BHXH huyện Yên Hưng 53

3.2.5. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng tham gia BHXH 54

3.2.6. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương 55

3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng 56

3.3.1. Khuyến nghị đối với nhà nước: 56

3.3.2. Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam: 56

3.3.3. Khuyến nghị đối với BHXH tỉnh Quảng Ninh: 57

3.3.4. Khuyến nghị đối với BHXH huyện Yên Hưng: 57

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang trang, các bộ phận chức năng được sắp xếp theo một hệ thống hợp lý. Các bộ phận đều được trang bị máy tính phục vụ cho công việc được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, mỗi cán bộ được trang bị một máy tính riêng và máy in, phần mềm phục vụ cho công việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ hồ sơ, cho việc chi trả cho các chế độ… So với những ngày đầu mới thành lập thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ cán bộ của của đơn vị được nâng lên rõ rệt để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng là một trong những yếu tố quyết định đối với việc tổ chức và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà cấp trên giao. 2.2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng 2.2.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH 2.2.1.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Đối tượng tham gia BHXH được hiểu là đối tượng quản lý của hệ thống BHXH, là các cá nhân và thể nhân có lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến quỹ BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh và thực hiện chính sách chế độ BHXH. Đó cũng chính là đối tượng có nghĩa vụ đóng góp BHXH theo luật định, đồng thời được thụ hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH theo chế độ quy định của Nhà nước và pháp luật. Một trong các mục tiêu của BHXH huyện Yên Hưng là quản lý cho được các đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Quảng Ninh giao phó. Tình hình tham gia BHXH của BHXH huyện Yên Hưng giai đoạn 2007 – 2010 được thể hiện qua bảng thống kê sau đây: Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc (2007 - 2010) Năm Khối 2007 2008 2009 2010 Số đơn vị (đơn vị) Số người (người) Số đơn vị (đơn vị) Số người (người) Số đơn vị (đơn vị) Số người (người) Số đơn vị (đơn vị) Số người (người) DN ngoài quốc doanh 15 964 19 1061 28 1181 32 1084 HCSN 75 2548 76 2627 77 2752 78 2815 Ngoài công lập 5 324 5 318 5 319 5 313 UBND xã, phường 19 300 19 311 19 327 19 323 Tổng 114 4136 119 4317 129 4579 134 4535 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn chung, số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH đều tăng nhưng tăng chậm. Qua 4 năm từ năm 2007 đến năm 2010 có khối ngành tăng cả về số đơn vị tham gia và cả số người tham gia. Cụ thể, số đơn vị tham gia và số lao động tham gia BHXH tăng giảm qua 4 năm như sau: Đối với khối doanh nghiệp ngoài Quốc doanh: Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) trước đây chưa được quan tâm đúng mức, nay được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Hoà vào xu hướng chung của cả nước, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Yên Hưng cũng đạt được những chuyển biến đáng kể. Doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số lao động không lớn. Nhìn qua bảng số liệu ta thấy số đơn vị tham gia BHXH trong khối ngành này có xu hướng tăng, qua 4 năm từ 2007 đến 2010 tăng 17 đơn vị tương ứng 113,3%. Tuy nhiên, số đơn vị và số lao động đăng ký tham gia BHXH vẫn chưa đúng với số doanh nghiệp và số lao động thực tế phải tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện. Năm 2008, số đơn vị tham gia BHXH tăng 4 đơn vị tương ứng với 97 lao động so với năm 2007. Năm 2009, số doanh nghiệp tham gia BHXH tăng 9 đơn vị so với năm 2008 tương ứng với 120 lao động, đây là năm có biến động mạnh nhất trong 4 năm, so với thực tế thì số doanh nghiệp tham gia BHXH chiếm 77,78% (số doanh nghiệp thực tế phải tham gia BHXH của huyện là 36 đơn vị), số lao động thực tế là 1325 lao động tức là còn 10,87% lao động chưa tham gia BHXH. Đến năm 2010, tuy huyện có 32 doanh nghiệp tham gia BHXH, tăng 4 doanh nghiệp nhưng số lao động tham gia BHXH lại giảm 97 người so với năm 2009, trong thực tế huyện có 40 doanh nghiệp với tổng số lao động là 1412 lao động, như vậy còn 20% doanh nghiệp và 23,23% người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc mà chưa tham gia. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành luật BHXH của các chủ doanh nghiệp chưa cao và nhận thức về BHXH của NLĐ còn thấp, do vậy nhiều doanh nghiệp không tham gia BHXH cho bảo vệ, tạp vụ… Đối với khối hành chính sự nghiệp Huyện Yên Hưng là một huyện thuần nông đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Nên trên địa bàn huyện đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đây là khối có các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu lại có số người tham gia BHXH lớn nhất trong 4 khối ngành. Khối này có số đơn vị tham gia BHXH tăng đều qua 4 năm từ 75 đơn vị (năm 2007) lên 78 đơn vị (năm 2010), cùng với sự gia tăng của số đơn vị tham gia BHXH là sự tăng lên về số người tham gia, qua 4 năm tăng 267 lao động. Số người tham gia tăng mạnh nhất vào năm 2009, số tăng là 4,8% tương ứng với 125 lao động so với năm 2008. Đối với khối ngoài công lập: Khối ngoài công lập tại huyện Yên Hưng bao gồm các trường mầm non và các trường phổ thông dân lập. Đây là khối có số đơn vị tham gia BHXH ít nhất trong 4 khối. Số đơn vị tham gia BHXH qua 4 năm từ 2007 đến 2010 không thay đổi, luôn giữ ở mức 5 đơn vị. Trên đại bàn huyện hiện nay chỉ có 5 cơ sở ngoài công lập và đều tham gia BHXH. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tuy số đơn vị tham gia BHXH không tăng thêm nhưng số lao động tham gia BHXH qua 4 năm lại có xu hướng giảm, năm 2010 số lao động tham gia BHXH của khối này giảm 3,4% tương ứng với 11 người so với năm 2007. Đặc biệt năm 2010, số lao động tham gia BHXH giảm 1,9% tương ứng với 6 người, nguyên nhân là do một số người lao động đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển đi nơi khác. Đối với khối UBND xã, phường: Các đơn vị tham gia BHXH trong khối này chỉ có UBND của 19 xã và thị trấn. Qua bảng số liệu ta thấy trong suốt 4 năm (2007 – 2009) số đơn vị tham gia BHXH không thay đổi, luôn giữ ở mức 19 đơn vị. Mặc dù vậy qua 4 năm số lao động tham gia BHXH của khối này tăng 7,7% tương ứng với 23 người. Cụ thể từ năm 2007 đến năm 2009 số lao động tham gia BHXH của khối này tăng 9,0% tương ứng với 27 người tuy nhiên đến năm 2010 số lao động tham gia BHXH lại giảm 1,2% so với năm 2009 tương ứng với 4 người. Có thể thấy là số lao động tham gia BHXH trung bình ở khối này chỉ khoảng 16 người, 17 người/ đơn vị tham gia BHXH, nguyên nhân là do số lao động tại mỗi đơn vị không nhiều. Như vậy có thể thấy số đơn vị tham gia BHXH ở các khối ngành nhìn chung đều tăng qua 4 năm (2007 - 2010). Tuy nhiên, riêng năm 2009, số lao động ở các khối ngành đều tăng lên làm cho số lao động tham gia BHXH trong năm này cao hơn so với 3 năm kia. Qua bảng số liệu và những phân tích trên cũng cho thấy lao động tham gia BHXH tại huyện Yên Hưng chủ yếu là lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, số người tham gia BHXH chiếm hơn 60% tổng số lao động tham gia BHXH trên toàn huyện, trong khi đó khối doanh nghiệp của huyện thì còn rất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động. 2.2.1.2. Quản lý danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp xảy ra là tất yếu khách quan do các yếu tố thị trường lao động luôn có xu hướng cung nhiều hơn cầu, do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, do cạnh tranh…. Do vậy, cần phải có các giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết thất nghiệp. Từ ngày 01-01-2009 chính sách bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên được thực hiện. Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động, bị mất việc làm nhưng luôn sẵn sàng trở lại làm việc. Mới chỉ qua 2 năm thực hiện nhưng tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở huyện Yên Hưng đã thu được kết quả cao. Cụ thể, tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở huyện Yên Hưng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp (2009 - 2010) Năm Khối 2009 2010 DN ngoài quốc doanh 1044 1082 HCSN 509 1673 Ngoài công lập 245 313 Tổng 1798 3068 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng lên đáng kể qua 2 năm. Năm 2010, tổng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng 70,63% tương đương với 1270 người so với năm 2009. Do số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở các khối ngành đều tăng lên qua 2 năm, trong đó khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng thấp nhất là 38 người, khối ngoài công lập tăng 68 người, riêng khối HCSN là tăng cao nhất trong 3 khối ngành với 1164 người tương ứng với 228,7% so với năm 2009. Dự báo đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp khó khăn hơn một số chế độ BHXH khác, nguyên nhân là do dự báo thất nghiệp có nhiều yếu tố tác động như sự chuyển dịch lao động trong cơ chế thị trường, do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ…. Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tính chuyển dịch lớn do các doanh nghiệp thiếu tính bền vững, ổn định hoặc do người lao động, nhất là lao động nhập cư thường hay thay đổi nơi làm việc và nơi cư trú. 2.2.1.3. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đã được khẳng định ở nước ta thì nhu cầu về BHXH được tăng lên rất nhiều. Do vậy, ngày 01-01-2008 chính sách BHXH tự nguyện được triển khai nhằm bảo đảm quyền tham gia BHXH cho mọi người lao động thuộc mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở vận động, khuyến khích họ tiết kiệm chi tiêu khi còn trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, có việc làm, có thu nhập hãy tham gia đóng góp cho quỹ BHXH, để khi không may gặp rủi ro xã hội hoặc khi tuổi già và khi từ trần thì được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH; bảo đảm ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, cho cộng đồng, góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội. Qua 3 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện BHXH huyện Yên Hưng đã đạt được kết quả như sau: Bảng 3: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện (2008 - 2010) Năm 2008 2009 2010 Số người tham gia 67 68 96 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn chung số người tham gia BHXH tự nguyện ở huyện Yên Hưng vẫn còn thấp. Năm 2008 có 67 người tham gia đến năm 2010 số người tham gia tăng thêm 29 người. Số người tham gia BHXH tự nguyện ở huyện Yên Hưng có xu hướng ngày càng tăng lên. Do đặc trưng của nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phần lớn là không ổn định về loại hình và tính chất công việc, về chỗ làm việc, về thời gian làm việc và về thu nhập. Nên khi triển khai chính sách BHXH tự nguyện BHXH huyện Yên Hưng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân trên toàn địa bàn đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền vận động ở các xã như Hà An, Cộng Hoà, Minh Thành, Yên Giang… 2.2.2. Quản lý sổ BHXH Sổ BHXH đối với NLĐ là một chứng lý chứng minh quá trình tham gia BHXH, phần nào phù hợp và thuận tiện cho họ trong suốt quá trình làm việc dù ở cơ quan nào, đơn vị nào, thuộc thành phần kinh tế nào vẫn được đảm bảo quyền lợi về chế độ BHXH theo luật định. Đối với cơ quan BHXH, sổ BHXH là một trong những công cụ được sử dụng để quản lý, theo dõi, giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ được thuận lợi. Điều nổi bật nhất của việc sử dụng sổ BHXH là đã giúp cho các cấp, các ngành, các đơn vị và NLĐ thuộc diện tham gia BHXH có nhận thức rõ hơn về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước; thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH. 2.2.2.1. Công tác quản lý sổ BHXH bắt buộc Sau khi đã tiếp nhận và xử lý các hồ sơ tham gia BHXH, thẩm định hồ sơ hợp lệ, những lao động mới tham gia sẽ được cấp sổ bảo hiểm. Cấp sổ BHXH là một trong những quyền đầu tiên của NLĐ tham gia BHXH, đồng thời cũng là công cụ để thông qua đó việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiện chặt chẽ hơn. Việc cấp sổ BHXH cho người tham gia BHXH đã tạo niềm tin cho họ, một phần đã có tác dụng khuyến khích mọi người tự giác tham gia đóng BHXH để bảo vệ quyền lợi chính họ. Công tác này cũng tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thực hiện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ ở đơn vị của họ. Sổ BHXH có tác dụng hữu hiệu trong việc kiểm tra, kiểm soát về mức nộp, thời gian nộp, việc nộp có đúng đủ hay không; đồng thời sổ BHXH còn có tác dụng tạo điều kiện cho NLĐ thúc đẩy, đôn đốc NSDLĐ nộp BHXH đầy đủ kịp thời. Do vậy, công tác cấp sổ BHXH luôn được BHXH huyện Yên Hưng chú trọng thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời. Bảng 4: Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc (2007 - 2010) Năm 2007 2008 2009 2010 Số lao động tham gia 4136 4317 4579 4535 Số lao động được cấp sổ 4101 4230 4365 4495 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động tham gia BHXH ngày càng nhiều, và số lao động tham gia BHXH được cấp sổ cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, số lao động tham gia BHXH được cấp sổ trong 4 năm qua đều ít hơn số lao động tham gia. Số lao động chưa được cấp sổ năm 2009 cao nhất là 4,67% tương ứng với 214 người, năm 2008 là 2,0% tương ứng với 87 người, đến năm 2010 đã giảm xuống chỉ còn 0,88% tương ứng với 40 người. Số lao động tham gia BHXH chưa được cấp sổ BHXH chủ yếu do các nguyên nhân: lao động mới hợp đồng, sự hiểu biết về hồ sơ, thủ tục, quy trình tham gia BHXH còn hạn chế gây chậm chễ trong việc cấp sổ, thiếu chứng từ như chứng minh thư nhân dân, quyết định tuyển dụng, hay NLĐ chỉ làm một tờ khai cá nhân,…Điều đó làm cho cán bộ quản lý thu và cấp sổ thẻ không thể tiến hành đối chiếu, thẩm định hồ sơ để tiến hành cấp sổ theo quy định được. Qua việc thực hiện cấp sổ BHXH, người sử dụng lao động và người lao động đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý, lưu giữ hồ sơ cá nhân, thấy được trách nhiệm trong việc đóng BHXH đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH cấp huyện theo quy định của BHXH Việt Nam trong công tác quản lý sổ BHXH cho người tham gia thì công tác chốt sổ BHXH cho người lao động cũng là việc làm cần thiết. BHXH huyện Yên Hưng cũng đã có rất nhiều công gắng trong việc thực hiện công tác chốt sổ BHXH cho người lao động. Cụ thể qua bảng thống kê sau: Bảng 5: Quản lý công tác chốt sổ BHXH bắt buộc (2007 – 2010) Năm 2007 2008 2009 2010 Số sổ phải chốt 926 4317 1098 1125 Số sổ đã chốt 854 4256 987 1069 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Qua bảng số liệu trên ta thấy số sổ BHXH đã chốt được của huyện chiếm khoảng 90% tổng số sổ phải chốt trong năm. Trong đó, riêng năm 2008 số BHXH sổ phải chốt lên tới 4317 sổ cao hơn hẳn so với số sổ phải chốt của 3 năm còn lại, nguyên nhân là từ ngày 01/01/2009 BHXH huyện Yên Hưng bắt đầu thực hiện việc cấp sổ BHXH theo mẫu sổ mới cho người lao động. Do vậy mà đến 31/12/2008 BHXH huyện cần phải chốt hết sổ BHXH cũ để sang đầu năm 2009 in sổ BHXH mới cho người lao động. Từ năm 2008 trở về trước, sổ BHXH của người lao động là quyển sổ bìa xanh đậm nhưng từ 01/01/2009 sổ BHXH cũ được thay bằng sổ mới tiện dụng hơn, gồm có 1 tờ bìa có thông tin của người lao động và qua trình làm việc của người lao động được in vào tờ rời. Mặc dù vậy, số sổ đã chốt được chiếm 98,6% còn 2,4% sổ chưa chốt tương ứng với 61 sổ, nguyên nhân chủ yếu là do một số đơn vị còn nợ đọng BHXH. Tuy nhiên, năm 2009 số sổ chưa chốt lên tới 111 sổ tương ứng với 10,1%. 2.2.2.2. Công tác quản lý sổ BHXH tự nguyện Người tham gia BHXH tự nguyện nộp tờ khai cá nhân cho cơ quan BHXH huyện Yên Hưng. Mẫu tờ khai cá nhân do BHXH Việt Nam quy định. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia BHXH tự nguyện, cơ quan BHXH huyện có trách nhiệm cấp sổ BHXH; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Công tác quản lý cấp và chốt sổ BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện được BHXH huyện Yên Hưng thực hiện như sau: Bảng 6: Quản lý cấp và chốt sổ BHXH tự nguyện (2008 - 2010) Năm 2008 2009 2010 Số người tham gia 67 68 96 Số người được cấp sổ 67 68 96 Số sổ được chốt 0 1 4 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, người tham gia BHXH tự nguyện được cấp sổ đầy đủ qua 3 năm thực hiện. BHXH tự nguyện mới được triển khai năm 2008 nên số người tham gia còn thấp dẫn tới số sổ BHXH được cấp cũng thấp. Số người tham gia BHXH tự nguyện chốt sổ cũng rất ít, năm 2010 mới có 4 sổ phải chốt. 2.2.3. Quản lý hồ sơ 2.2.3.1. Quản lý hồ sơ tham gia BHXH Hồ sơ tham gia BHXH là công cụ quản lý đối tượng tham gia không thể thiếu trong một hệ thống BHXH. Cơ quan BHXH huyện Yên Hưng tiếp nhận và quản lý hồ sơ tham gia BHXH của NLĐ đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác và sử dụng. Kết quả thực hiện công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH của BHXH huyện Yên Hưng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Quản lý hồ sơ tham gia BHXH (2007 – 2010) Năm 2007 2008 2009 2010 Hồ sơ đã tham gia 3929 4101 4297 4500 Hồ sơ tham gia mới 172 196 203 226 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số hồ sơ tham gia BHXH tăng lên qua 4 năm nhưng với tốc độ tăng chậm trung bình 5%/ năm. Năm 2007 số hồ sơ tham gia là 4101 đến năm 2010 số hồ sơ tham gia tăng lên 4726 hồ sơ, tăng 15,2%. Số hồ sơ tham gia mới cũng tăng lên qua các năm, tuy nhiên số tăng cũng chưa nhiều. Nguyên nhân là do đối tượng tham gia BHXH của huyện tăng lên qua các năm nhưng tăng chậm. 2.2.3.2. Quản lý hồ sơ hưởng BHXH Chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, DSPHSK Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau + Sổ bảo hiểm xã hội. + Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, kèm theo giấy khám bệnh của con đối với người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. + Danh sách người nghỉ ốm và người nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau do NSDLĐ lập. Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản + Sổ bảo hiểm xã hội. + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật. + Danh sách người hưởng chế độ thai sản do NSDLĐ lập. Hồ sơ giải quyết chế độ TNLĐ - BNN + Sổ bảo hiểm xã hội. + Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông; biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại. + Giấy ra viện sau khi đã điều trị TNLĐ - BNN. + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. + Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ - BNN. Hồ sơ giải quyết chế độ DSPHSK + Danh sách người đã hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN mà sức khoẻ còn yếu do NSDLĐ lập. + Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp DSPHSK. Trong 4 năm qua BHXH huyện Yên Hưng luôn hoàn thành tốt công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, DSPHSK cho NLĐ. Kết quả thực hiện các chế độ thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Số người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, DSPHSK (2007 – 2010) Năm 2007 2008 2009 2010 Ốm đau 2558 2985 3305 3942 Thai sản 239 268 307 345 TNLĐ- BNN Hàng tháng 25 29 29 31 Một lần 3 0 1 2 DSPHSK 76 93 102 133 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: + Chế độ ốm đau: số người hưởng chế độ ốm đau chiếm tỷ lệ tương đối cao. Số người hưởng tăng lên qua các năm, cao nhất là năm 2010 tăng 19,27% tương ứng với 637 người so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 có nhiều bệnh dịch như: cúm, tả… + Chế độ thai sản: số người hưởng chế độ thai sản tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2008 số lao động hưởng chế độ tăng 29 người so với 2007 (tăng 12,13%); năm 2009 số lao động nghỉ tăng 39 người so với 2008 (tăng 14,55%); năm 2010 số lao động nghỉ tăng 38 người so với 2009 (tăng 12,38%). Sự gia tăng này do một số ngành nghề của huyện như thuỷ sản, du lịch, giáo viên mầm non… yêu cầu một số lượng lớn lao động nữ nên số lao động nữ trong độ tuổi sinh nở khá lớn. + Chế độ TNLĐ – BNN: số người hưởng chế độ không biến động nhiều qua các năm. Số người hưởng chế độ TNLĐ – BNN một lần ít, chủ yếu là người hưởng hàng tháng. Số người tăng lên hàng năm có xu hướng giảm, đó là do ý thức của NLĐ tăng lên và NSDLĐ ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề bảo hộ lao động và an toàn lao động cho NLĐ của mình. + Chế độ DSPHSK: đây là một chế độ cần thiết cho NLĐ khi bị suy giảm sức khoẻ tạm thời do ốm đau, thai sản hoặc TNLĐ – BNN, NLĐ cần được nghỉ việc trong một thời gian nhất định để phục hồi sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động. Số người hưởng chế độ tăng lên qua các năm, cao nhất là năm 2010 tăng 30, 39% tương đương với 31 người so với năm 2009. Chế độ hưu trí Hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí cho người tham gia BHXH bắt buộc: + Sổ bảo hiểm xã hội. + Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội; đơn đề nghị hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH. + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với người nghỉ hưu. Hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí cho người tham gia BHXH tự nguyện: + Sổ bảo hiểm xã hội; + Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. Kết quả thực hiện chế độ hưu trí trong giai đoạn 2007 - 2010 của BHXH huyện Yên Hưng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Số người hưởng chế độ hưu trí (2007 – 2010) Năm 2007 2008 2009 2010 Số người đã hưởng 3491 3575 3682 3813 Số người mới hưởng 111 136 154 167 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Qua bảng số liệu ta thấy, hưu trí là một chế độ dài hạn nên số đối tượng hưởng chế độ này tương đối lớn và tăng dần qua từng năm từ năm 2008 đến năm 2010 với tốc độ tăng bình quân là 3,38%/năm. Số người mới được hưởng chế độ cũng tăng lên qua 4 năm. Năm 2008 số người mới hưởng tăng cao nhất 22,52% tương ứng 25 người so với năm 2007, năm 2009 số người mới hưởng tăng 18 người tương ứng 13,24% so với năm 2008, đến năm 2010 số người mới được hưởng tăng 8,44% tương ứng 13 người so với năm 2009. Chế độ tử tuất Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất + Sổ bảo hiểm xã hội; + Giấy chứng tử, báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết; + Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức BHXH quy định; + Biên bản điều tra TNLĐ, bệnh án điều trị BNN trong trường hợp chết do TNLĐ, BNN. Chế độ tử tuất được BHXH huyện Yên Hưng thực hiện qua 4 năm từ 2007 đến năm 2010 như sau: Bảng 10: Số người hưởng chế độ tử tuất (2007 – 2010) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 NSNN Hàng tháng 464 511 589 625 Một lần 9 7 5 8 Mai táng phí 19 22 17 20 Quỹ BHXH Hàng tháng 146 185 223 267 Một lần 2 1 1 3 Mai táng phí 8 7 6 9 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Qua bảng số liệu ta thấy, tử tuất là một chế độ dài hạn nên số đối tượng hưởng tăng dần qua từng năm với tốc độ tăng bình quân là 12,89%/năm, số đối tượng hưởng do NSNN đảm nhận lớn hơn trung bình 2,74 lần so với số đối tượng hưởng của quỹ BHXH. Số đối tượng hưởng đa phần là bố, mẹ hoặc con cái, trường hợp là vợ hoặc chồng chiếm rất ít nên thời gian hưởng trợ cấp khá dài, thường từ 10 đến 25 năm. Chế độ BHXH một lần Hồ sơ giải quyết chế độ BHXH một lần + Sổ bảo hiểm xã hội. + Một trong những giấy tờ sau: Quyết định nghỉ việc; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; bản sao giấy tờ định cư ở nước ngoài; Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần của người lao động. Kết quả thực hiện chế độ BHXH một lần cho NLĐ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Số người hưởng chế độ BHXH một lần (2007 – 2010) Năm 2007 2008 2009 2010 Số người hưởng 351 362 396 421 Nguồn: BHXH huyện Yên Hưng Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số người hưởng chế độ tăng lên qua các năm từ 2007 đến năm 2010 với tốc độ tăng trung bình là 6,28%/năm. Cụ thể năm 2008 số người hưởng tăng 3,13% tương ứng 11 người so với năm 2007, năm 2009 số người hưởng chế độ tăng nhiều nhất với 34 người tương ứng 9,39% so với năm 2008, đến năm 2010 số người hưởng tăng 6,31% tương ứng 25 người so với năm 2009. 2.2.4. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH Chính sách tiền lương chính là căn cứ đóng BHXH và là cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng. Như vậy để quản lý được mức đóng, cơ quan BHXH huyện Yên Hưng trước hết phải quản lý được tổng quỹ lương làm căn cứ đóng. Trách nhiệm của cơ quan BHXH huyện Yên Hưng là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định, trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH huyện Yên Hưng từ chối thu BHXH theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động thực hiện. Hơn nữa, cơ quan BHXH huyện Yên Hưng còn phải quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị sử dụng lao động. Đối với các đơn vị có tăng giảm về số lao động hoặc tăng giảm về tiền lương thì phải báo cáo ngay với cán bộ chuyên trách quản lý quỹ lương đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh mức tăng giảm. Qua đó BHXH hu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2010, thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan