Khóa luận Đặc điểm địa chất - tiềm năng dầu khí mỏ cá heo và sư tử biển của lô A thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 3

LỜI MỞ ĐẦU . 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . 7

CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU . 8

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ . 8

II. LỊCH SỬ THĂM DÒ LÔ A . 9

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT . 11

I. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO . 11

II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG THẠCH HỌC . 27

CHƯƠNG III: CÁC THÔNG SỐ ĐỊA VẬT LÝ . 42

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN . 42

II. CÁC THÔNG SỐ ĐỊA VẬT LÝ . 47

CHƯƠNG IV: TRỮ LƯỢNG MỎ KHÍ CÁ HEO VÀ SƯ TỬ BIỂN . 51

I. KHÁI NIÊM CHUNG VỀ TRỮ LƯỢNG . 51

II. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG MỎ KHÍ CÁ HEO

VÀ SƯ TỬ BIỂN . 63

KẾT LUẬN . 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm địa chất - tiềm năng dầu khí mỏ cá heo và sư tử biển của lô A thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không đồng nhất baogồm: granit, granodiorit, diorit và đá biến chất, tuổi của các thành tạo này có thể là Jura muộn – Creta, nằm không chỉnh hợp trên móng không đồng nhất là lớp phủ trầm tích Paleogene –Đệ Tứ có chiều dày biến đổi từ hàng trăm đến hàng nghìn mét. B. Các thành tạo Kainozoi PALEOGENE Oligocene Hệ tầng Cau Hệ tầng Cau có thể xem tương đương với hệ tầng Bawah, Keras và Gabus (Agip 1980) thuộc bồn trũng Đông Natuna (ở phía Nam của bồn trũngNam Côn Sơn). Hệ tầng Cau vắng mặt trên phần lớn các đới nâng: Nâng Mãng Cầu, nâng Dừa, phần Tây lô 04, phần lớn lô 10, 11-1, 28, 29 và một số diện tích ở phần Tây, Tây Nam của bồn trũng. Trầm tích của hệ tầng Cau bao gồm chủ yếu các lớp cát kết có màu xám xen các lớp sét bột kết màu nâu. Cát kết thạch anh hạt thô đến mịn, độ lựa chọn kém, xi măng sét, carbonate. Chiều dày trung bình khoảng 360m. Mặt cắt hệ tầng Cau có thể có đến hàng nghìn mét chia làm 3 phần: Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 28 - Khĩa 2005 Phần dưới gồm cát kết hạt mịn đến thô đôi khi rất thô hoặc sạn kết, cát kết chứa cuội, và cuội kết màu xám, xám phớt nâu, nâu đỏ chứa các mảnh vụn than hoặc các lớp kẹp than. Ở một số giếng khoan gặp các lớp đá phun trào: andesit, basalt, diabas nằm xen kẽ (GK 20-PH-1X). Phần giữa gồm chủ yếu là các thành phần hạt mịn chiếm ưu thế gồm các tập sét kết phân lớp dày đến dạng khối màu xám sẩm, xám đen xen kẽ ít bột kết, đôi khi phớt nâu đỏ hoặc tím đỏ, khá giàu vật chất hữu cơ và vôi xen kẽ các lớp sét kết chứa than. Phần trên gồm cát kết hạt nhỏ đến vừa màu xám tro, xám sáng đôi chỗ có chứa glauconit, trùng lỗ xen kẽ bột kết, sét kết màu xám tro, xám xanh hoặc nâu đỏ. Sét kết của hệ tầng Cau phân lớp dày hoặc dạng khối, rắn chắc. Ở phần dưới tại những vùng bị chôn vùi sâu khoáng vật sét bị biến đổi khá mạnh, một phần bị kết tinh. Sét kết hệ tầng này thường chứa vật chất hữu cơ cao nên được coi là tầng sinh dầu khí, đồng thời nhiều nơi cũng được coi là tầng chắn tốt. Cát kết của hệ tầng này có hạt mịn đến nhỏ (ở phần trên) hoặc hạt vừa đến thô, đôi khi rất thô (ở phần dưới), độ lựa chọn kém đến trung bình, hạt bán tròn cạnh đến góc cạnh. Đôi khi trong cát kết có chứa mảnh vụn đá biến chất và magma của các thành tạo móng trước Đệ Tam. Các tập cát kết của hệ tầng Cau có khả năng chứa trung bình. Tuy nhiên, chất lượng đá chứa biến đổi mạnh theo chiều sâu và theo khu vực tuỳ thuộc môi trường trầm tích và mức độ biến đổi thứ sinh. Đặc điểm trầm tích nêu trên chứng tỏ hệ tầng Cau được hình thành trong giai đoạn đầu tạo bồn trũng. Ở thời kỳ đầu, phát triển trầm tích tướng lục địa bao gồm các thành tạo lũ tích xen trầm tích đầm hồ, vũng vịnh, nhiều Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 29 - Khĩa 2005 khu vực xảy ra các hoạt động núi lửa tạo nên một số lớp phun trào andesit, basalt, diabas và tuff. Vào giai đoạn sau trầm lắng các thành tạo có xu hướng mịn dần; đôi nơi cát kết có chứa glauconit và hoá thạch biển. Trầm tích được lắng đọng trong môi trường tam giác châu, vũng vịnh đến biển ven bờ. Hệ tầng Cau phủ không chỉnh hợp trên móng trước Đệ Tam và được định tuổi là Oligocene dựa vào bào tử phấn hoa đới Florschuetza Tribolata và phụ đới Cicatricosisporité dorogensis Ly copodium neogenicus. NEOGENE Miocene dưới Hệ tầng Dừa Hệ tầng Dừa phân bố rộng rãi trong bồn trũng Nam Côn Sơn bao gồm chủ yếu cát kết, bột kết màu xám sáng, xám lục xen kẽ với sét kết màu xám, xám đỏ, xám xanh; các lớp sét chứa vôi giàu vật chất hữu cơ có chứa than hoặc các lớp than mỏng. Đôi khi có những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều hạt vụn hoặc đá vôi màu trắng xen kẽ trong hệ tầng. Tỷ lệ cát/sét trong toàn bộ mặt cắt gần tương đương nhau, tuy nhiên về phía Đông của bồn trũng thành phần hạt mịn tăng dần và ngược lại, ở phần rìa phía Tây tỷ lệ cát kết tăng do gần nguồn cung cấp vật liệu. Cát kết hạt nhỏ đến hạt vừa đôi khi hạt thô (ở phần dưới lát cắt) có độ lựa chọn va ømài tròn tốt. Đá gắn kết tốt, có chứa nhiều glauconit và hoá thạch sinh vật biển, đặc biệt phong phú trùng lỗ. Các trầm tích kể trên hầu như mới bị biến đổi thứ sinh ở mức độ thấp, phần lớn vào giai đoạn Catagenesis sớm. Vì vậy, đặc tính thấm và chứa nguyên sinh của đá chưa hoặc rất ít bị ảnh hưởng. Một số tập cát kết của hệ tầng được coi là tầng chứa trung bình đến tốt với độ rỗng thay đổi từ 17 - 23% và độ thấm vài chục mD đến vài trăm mD. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 30 - Khĩa 2005 Sét kết ngoài thành phần khoáng vật chính là 2 nhóm hydromica và kaolinite, thì còn chứa một lượng đáng kể (5 - 10%) nhóm khoáng vật hỗn hợp của montmorilonite và hydromica có tính trương nở mạnh, do vậy chất lượng chắn có phần tốt hơn. Trầm tích hệ tầng Dừa được thành tạo trong điều kiện địa hình cổ gần như bằng phẳng hoặc có phân cắt không đáng kể. Chính trong điều kiện này nên thành phần lát cắt khá đồng nhất trong toàn vùng. Trầm tích của hệ tầng được thành tạo trong môi trường từ tam giác châu tới biển nông và biển nông ven bờ. Chiều dày của hệ tầng Dừa thay đổi từ 200m - 800m, cá biệt có nơi dày tới 1.000m. Hệ tầng Dừa nằm phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Cau. Tuổi Miocene sớm của hệ tầng Dừa được xác định dựa vào Foram đới N6 - N8 (theo Martini, 1971). Hệ tầng có thể tương đương với phần chính của hệ tầng Barat và một phần của hệ tầng Arang (Agip, 1980) thuộc trũng Đông Natuna. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 31 - Khĩa 2005 Miocene giữa Hệ tầng Thông - Mãng cầu Trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu phân bố rộng khắp bồn trũng Nam Côn Sơn. Mặt cắt hệ tầng có thể chia thành hai phần chính: Phần dưới chủ yếu là cát kết thạch anh hạt mịn đến trung, xi măng carbonate, chứa glauconite và nhiều hóa thạch sinh vật xen kẹp những lớp mỏng sét kết và sét vôi. Phần trên là sự xen kẽ giữa các lớp đá vôi màu xám sáng, màu trắng sữa đôi khi màu nâu bị dolomite hóa với các lớp sét - bột kết, cát kết hạt mịn, xi măng carbonate màu xám xanh. Các trầm tích lục nguyên, lục nguyên chứa vôi phát triển mạnh dần về phía rìa Bắc và phía Tây - Tây Nam của bồn trũng. Trầm tích của hệ tầng Thông - Mãng Cầu mới bị biến đổi thứ sinh ở giai đoạn catagenesis sớm nên các tập cát kết có khả năng chứa vào loại tốt. Đá carbonate phát triển khá rộng rãi tại các vùng nông ở Trung tâm bồn trũng, đặc biệt tại các lô phía Đông của bồn trũng: các lô 04, 05, 06... Đá có màu trắng, trắng sữa, dạng khối, chứa phong phú san hô và các hóa thạch động vật khác, có lẽ đã được thành tạo trong môi trường biển mở của thềm lục địa. Trong tập đá carbonate còn gặp xen kẹp các lớp đá vôi dolomite hoặc dolomite hạt nhỏ. Khả năng chứa của tập đá carbonate đã được xác định thuộc loại tốt tới rất tốt với độ rỗng trung bình thay đổi từ 10 - 35%, kiểu độ rỗng chủ yếu là độ rỗng giữa hạt (do quá trình dolomite hóa) và độ rỗng hang hốc (do hoà tan, rữa lũa các khoáng vật carbonate). Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 32 - Khĩa 2005 Ngoài sự khác biệt về các đới cổ sinh thì mức độ tái kết tinh và dolomite hóa của đá carbonate của hệ tầng Thông - Mãng Cầu mạnh hơn, đây cũng là đặc điểm để phân biệt nó với hệ tầng Nam Côn Sơn nằm trên. Trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu được thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ đến rìa trước châu thổ đến rìa trước châu thổ chủ yếu ở phía Tây, còn ở phần Trung tâm và phía Đông của bồn trũng chủ yếu là biển nông trong thềm đến giữa thềm. Chiều dày trầm tích của hệ tầng Thông - Mãng Cầu thay đổi từ vài mét đến vài chục mét. Hệ tầng Thông - Mãng Cầu nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Dừa. Tuổi Miocene giữa được xác định dựa vào Foraminifera đới N9 - N15, tảo carbonate đới NN5 - NN9 và bào tử phấn hoa phụ đới Florschuetzia semilobat ở phần dưới và phụ đới Florschuetzia trilobata ở phần trên. Hệ tầng có khối lượng tương đương với một phần hệ tầng Arang và một phần hệ tầng Terumbu (Agip 1980) ở trũng Đông Natuna. Miocene trên Hệ tầng Nam Côn Sơn Hệ tầng Nam Côn Sơn mang tên của bồn trũng, trầm tích của hệ tầng phân bố rộng rãi với tướng đá thay đổi mạnh các khu vực khác nhau. Ở rìa phía Bắc và Tây – Tây Nam trầm tích chủ yếu là lục nguyên gồm sét kết, sét vôi màu xám lục đến xám xanh, gắn kết yếu xen kẽ các lớp cát - bột kết chứa vôi đôi khi gặp một số thấu kính hoặc những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều mảnh vụn lục nguyên. Cát kết có độ lựa chọn và mài tròn tốt, chứa hóa thạch động vật biển và glauconite. Ở vùng Trung tâm bồn trũng mặt cắt gồm các trầm tích lục nguyên và carbonate xen kẽ. Nhưng tại một số vùng nâng ở phía Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 33 - Khĩa 2005 Đông, Đông Nam bồn trũng đá carbonate lại chiếm ưu thế trong mặt cắt của hệ tầng. Hệ tầng Nam Côn Sơn có bề dày 200 - 600m và nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Thông - Mãng Cầu. Theo đặc điểm trầm tích và cổ sinh thì hệ tầng Nam Côn Sơn được hình thành trong môi trường biển nông thuộc đới trong của thềm ở khu vực phía Tây và thuộc đới giữa - ngoài thềm ở khu vực phía Đông. Tuổi Miocene muộn của hệ tầng Nam Côn Sơn được xác định dựa vào Foram đới N16-N18, tảo carbonate đới NN10 - NN11 và bào tử phấn hoa đới Florschuetzia meridionals, hệ tầng tương đương với phần trên của hệ tầng Terumbu (Agip 1980) ở trũng Đông Natuna. Pliocene - Đệ Tứ Hệ tầng Biển Đông Hệ tầng Biển Đông không chỉ phân bố trong bồn trũng Nam Côn Sơn mà trong toàn khu vực Biển Đông liên quan đến đợt biển tiến Pliocene. Trầm tích Pliocene gồm cát kết màu xám, vàng nhạt và bột kết xen lẫn với sét kết nhiều vôi chứa nhiều glauconite và rất nhiều hóa thạch trùng lỗ, gắn kết yếu hoặc bở rời. Tuổi Pliocene được xác định dựa vào Foraminifera đới N19 - N21, tảo carbonate đới NN12 - NN18 và bào tử phấn hoa đới Dacrydium, hệ tầng tương đương với tầng Muda của Agip (1980). Trầm tích Đệ Tứ bao gồm cát gắn kết yếu, xen kẽ với sét và bùn chứa nhiều di tích sinh vật biển. Tuổi Đệ Tứ được xác định dựa vào Foraminifera đới N22-N23, tảo carbonate NN19 - NN21 và bào tử phấn hoa đới Phyllocladus. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 34 - Khĩa 2005 Sự hình thành trầm tích của hệ tầng Biển Đông liên quan tới giai đoạn biển tiến Pliocene, trong môi trường biển nông ven bờ, biển nông đến biển sâu. Hệ tầng Biển Đông có bề dày trầm tích thay đổi rất lớn từ vài trăm mét đến vài nghìn mét, nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Nam Côn Sơn. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 35 - Khĩa 2005 Hình 2.8: Cột địa tầng chung bồn trũng Nam Côn Sơn Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 36 - Khĩa 2005 II.2 ĐỊA TẦNG KHU VỰC CÁ HEO Các hệ tầng từ Miocene đến hiện tại của bồn trũng Nam Côn Sơn được phát hiện ở khu vực Cá Heo. Nhìn chung thì các hệ tầng đặc trưng cho bồn trũng. Bảng 2.9 sẽ trình bày các hệ tầng trong mỏ khí Cá Heo và Sư Tử Biển. Sự khác biệt trong khu vực chính là sự xuất hiện các vực cận biển trong Miocene giữa. Các vực cận biển này được thành tạo là do kết quả của sự sụp lún nhanh của hoạt động đứt gãy và được lắp đầy bởi đá Marl, đá sét và ít hơn là cát kết. Chúng xuất hiện trong hoặc dưới nền của hệ tầng Mãng Cầu, nhưng cần lưu ý đến các đơn vị phân chia hệ tầng Thông, nó chính là các nhân tố để phân biệt nguồn gốc và tướng thạch học. Hệ tầng Biển Đông – (Pliocene - hiện tại) Từ Pliocene đến hiện tại hệ tầng Biển Đông là trẻ nhất trong vùng và trong bồn Vietsopetrov trũng Nam Côn Sơn. Thành phần chủ yếu trong thành hệ là cát kết và sét kết và ít hơn nhiều đá sét khi nằm dưới gần hệ tầng Nam Côn Sơn. Hệ tầng Nam Côn Sơn – Miocene muộn Hệ tầng Nam Côn Sơn được đặc trưng bởi sự xuất hiện của lớp cát kết dày xen với các lớp sét kết mỏng hơn trong hệ tầng Biển Đông. Ngoài ra cũng có một số ít đá vôi trong hệ tầng này. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 37 - Khĩa 2005 Hệ tầng Mãng Cầu – Miocene giữa Hệ tầng Mãng Cầu mỏng trong khu vực Cá Heo được lắp đầy dưới các vực cận biển nó chính là đơn vị phân chia hệ tầng Mãng Cầu trong lô A. Hệ tầng Mãng Cầu bao gồm hầu hết các lớp đá vôi dày và lớp đá xét mỏng hơn. Các lớp đá vôi này có thể liên kết với các giếng khoan khác trong khu vực. Độ dày của các lớp đá tăng dần về hướng đi lên tiếp xúc với hệt tầng Nam Côn Sơn ở phía trên. Nguồn gốc của các lớp đá vôi thì khác hơn so với các trầm tích mảnh vụn có thể là do kết quả của các vực cận biển. Các vực này mang trầm tích mảnh vụn đi xuống sâu ở trong bồn trũng dần về phía Đông . Vực cận biển – Miocene giữa Các vực cận biển dày xuất hiện trên nhiều vùng trong khu Cá Heo. Có một vài trục hẻm, ở phần phía Nam khu vực Cá Heo có hướng Đông – Tây và ở phần khác trên hầu hết khu vực mỏ Cá Heo có hướng Bắc – Nam. Các giếng khoan Cá Heo – 1A và Cá Heo – 1B xuyên qua một phần chiều dày của hẻm vực, nhưng không qua trục. Các vực cận biển được nhận dạng trên phản xạ địa chấn và giới hạn được chuyển sang độ sâu bởi Vietsopetrov cho cả 3 giếng. Trên biểu đồ log của các giếng khoan có thể xác định được ranh giới tiếp xúc giữa cát kết và đá hoa hoặc đá sét. Các vực cận biển được lắp đầy bởi đá sét, đá hoa và ít đá vôi. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 38 - Khĩa 2005 Hệ tầng Thông – Miocene giữa Nền tảng của hệ tầng Thông là các lớp cát dày và đỉnh là đáy của các vực cận biển. Hệ tầng Thông là đơn vị chứa cát với rất ít sét kết. Một vài đơn vị cát kết dày, trên 30m. Có một số ít lớp đá vôi và hiếm hơn là các lớp than. Các vỉa chính của mỏ khí Sư Tử Biển nằm ở hệ tầng Thông trong các lớp cát dày. Hệ tầng Dừa (Miocene sớm – giữa) Hệ tầng Dừa phân tách ra với hệ tầng Thông bởi lớp sét kết dày. Lớp sét kết này là đặc trưng cho hệ tầng Dừa, đặc biệt ở phần trung tâm của lô A và ở khu vực Cá Heo. Có một vài lớp than trải rộng. Các lớp than này nằm cách tầng màu vàng khoảng 3km bề dày. Các lớp cát kết trong hệ tầng Dừa thì mỏng và có ít lớp đá vôi. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 39 - Khĩa 2005 Bảng 2.9: Địa tầng trong khu vực Cá Heo Sâu hơn trong hệ tầng Dừa, số lượng cát kết tăng dần. Các vỉa cát chính của mỏ khí Cá Heo nằm ở phần sâu hơn trong hệ tầng Dừa. Tầng phản xạ địa chấn màu xanh sức hiện khoảng giữa trong hệ tầng Dừa, phía dưới là các vỉa khí chính. Bên dưới tầng phản xạ địa chấn màu xanh, độ rỗng và độ thấm của cát kết giảm mạnh và lớp này không là đối tượng vỉa. Hệ tầng Cá Heo 1 – A Cá Heo – 2A Sư Tử Biển – 1A Hệ tầng Biển Đông Đáy biển đến 1322 Đáy biển đến 1274 Đáy biển đến 1282 Hệ tầng Nam Côn Sơn 1322 - 1866 1274 - 1831 1282 - 1740 Hệ tầng Mãng Cầu 1866 - 2100 1381 - 2078 1740 - 2250 Submarine Cayon 2100 - 2425 2078 - 2416 1832 - 1869 Thông Cayon 2425 - 3085 2516 - 3134 2250 - 3236.5 Hệ tầng Dừa 3085 – 4624 (m) 3134 – 3944 (m) 3236.5 – 4045 (m) Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 40 - Khĩa 2005 III. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHỨA III.1 Dạng cấu trúc và kiểu bẫy Có 2 dạng cấu trúc và kiểu bẫy ở mỏ khí Cá Heo và Sư Tử Biển. Cấu trúc trẻ nhất khép kín. Đứt gãy nhỏ xảy ra ở phía Tây Bắc của cấu trúc đóng kín. Không có đứt gãy nào cắt qua cấu trúc. Cấu trúc này được bao bởi các đứt gãy lớn về hướng cấu trúc. Đứt gãy này được xem như là giới hạn của ranh giới dầu nước bởi vì ranh giới này xuất hiện trùng với điểm cao nhất mà ở đó vỉa giao với đứt gãy. Hệ tầng Dừa bị chặn bởi các đứt gãy và ở mức sâu nó có thể đóng kín. Ở mỏ khí Cá Heo có bao gồm khối đứt gãy nghiêng về phía Đông Bắc khoảng 1 đến 2 độ. Ở tập H và J trong vỉa, mặt đứt gãy làm đá chắn và cấu trúc đóng kín 3 mặt. Ở mức sâu hơn, mặt đứt gãy làm đá chắn và cấu trúc có thể thực sự được đóng kín ở độ với độ sâu ở cấu tạo phía Tây mỏ Sư Tử Biển. Một vấn đề cần được xem xét là cấu trúc thiếu sự đóng kín về phía Nam cắt ngang qua mặt đứt gãy ở cấu tạo Sư Tử Biển. Tập H của mỏ Sư Tử Biển thì tiếp xúc với tập N – O của mỏ Cá Heo và dữ liệu áp suất từ các giếng khoan cho thấy rằng các vỉa có sự liên hệ áp suất với nhau. Nếu cấu trúc ở sâu được đóng kín, tập H và J phải biến mất về phía Nam hoặc trở nên rất mỏng ở trong bẫy. Trong trường hợp này, bẫy có thể là bẫy địa tầng không hoàn chỉnh ở tập H và J. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 41 - Khĩa 2005 III.2 Phát hiện dầu và khí Dấu hiệu về dầu và khí được nhận thấy ở hầu hết 3 giếng khoan ở vùng Cá Heo nhưng chỉ có khí và condensate thu được trong FMT, MDT và ống khoan thử vỉa, bộ nhuộm màu và trong mẫu sườn. Màu này là bằng chứng cho thấy rằng có dầu trong mỏ khí Cá Heo nhưng lượng dầu đã được rửa sạch bởi tích tụ khí sau này. Khí được phát hiện trong khi khoan ở vùng cao trong các giếng Cá Heo – 1A, Cá Heo – 1B và Sư Tử Biển – 2A, vỉa khí được phát hiện ở tầng nông trong hệ tầng Thông, trong giếng khoan Cá Heo – 1A không phát hiện khí hoặc condensate ở hệ tầng Thông hay hệ tầng Dừa trên. Trong trường hợp khác, giếng khoan Cá Heo -1B cũng không phát hiện dị thường C-1 đên C-5 trong quá trình khoan trong hệ tầng Thông. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 42 - Khĩa 2005 CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ THÔNG SỐ ĐỊA VẬT LÝ VỈA ----------0---------- I. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ VẬT LÝ VỈA I.1 Xác định Vsh Đường cong GR được dùng để xác định hàm lượng sét trong các vỉa bằng công thức: Trong đó: GRmax : giá trị gramma của vỉa sét sạch đại diện. GRmin: giá trị của vỉa cát sạch đại diện. Vsh = 0.8 x GRmax – GRlog GRmax – GRmin Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 43 - Khĩa 2005 I.2 Xác định độ rỗng Trong trường hợp giếng khoan có đủ đường cong LDL, CNL thì độ rỗng được xác định bằng phương pháp LDL – CNL kết hợp ФD = ρmatrix – ρlog - (Vsh x Фsh) ρmatrix – ρfluid Фn = Ф – (Vsh - Фsh) Ф = √ФD 2 - Фn 2 2 Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 44 - Khĩa 2005 Trong đĩ: ρmatrix: Mật độ khung đất đá ρfluid : Mật độ chất lưu Vsh : Thể tích của sét Фsh : Độ rỗng của sét Фn : Độ rỗng theo Neutron ФD : Độ rỗng theo mật độ Trong trường hợp các giếng khoan không có số liệu LDL thì độ rỗng được tính bằng CNL. Nhưng thường thì độ rỗng tính bằng phương pháp này có kết quả lớn hơn nhiều so với thực tế. I.3 Xác định độ bão hịa nước theo cơng thức Simandoux 1 = Фe m . Swn + Vsh .Sw Rt a.Rw. (1 - Vsh)(m – 1) Rsh Trong đĩ: Rt: điện trở thực của vỉa Rw: điện trở của nước vỉa Vsh: thể tích của sét Rsh: Điện trở của sét Sw: Độ bão hịa nước Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 45 - Khĩa 2005 Фe: Độ rỗng hiệu dụng m: hệ số ximăng n: hệ số bão hịa nước a: hệ số liên thơng của đất đá Thực tế áp dụng: a = 1 m = 1.8 n = 2 Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 46 - Khĩa 2005 I.4 Thể tích khung đất đá Thể tích khung đất đá được tính từ bản đồ cấu trúc đẳng bởi các đơn vị thể hiện tính chất của đất đá như độ dày và sử dụng ranh giới khí – nước quan sát được trong các giếng khoan hoặc được xác định từ dữ liệu áp suất. Thể tích đất đá được tính trong CPS – 3 sử dụng bản đồ cấu trúc đẳng sâu. Bản đồ cấu trúc đẳng sâu cho mỗi vỉa được xây dựng từ sự phân tích bản đồ đẳng sâu, được chuyển đổi từ phân tích bản đồ thời gian từ địa chấn 3D. Để xây dựng bản đồ đẳng sâu cho mỗi vỉa, các giá trị độ sâu, hoặc nội suy phân tích giữa các bản đồ đẳng sâu được sử dụng. Trong trường hợp sử dụng giá trị độ sâu, ở các bản đồ đẳng sâu như bản đồ đẳng sâu tập cát O và giá trị chiều dày được cộng vô hay trừ ra để xây dựng bản đồ cho đỉnh tập N. Trong trường hợp khác, bản đồ đẳng sâu được xây dựng dựa trên phép nội suy giữa độ sâu các tập. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 47 - Khĩa 2005 II. CÁC THÔNG SỐ VẬT LÝ VỈA MỎ KHÍ CÁ HEO VÀ SƯ TỬ BIỂN II.1 Tỷ số độ rỗng Các tỷ số độ rỗng cho mỗi vỉa được tính sử dụng dữ liệu wireline log (Bảng 3.2). Cho hệ tầng Thông, tỷ số này là hằng số cho mỏ bởi vì chỉ có duy nhất một giếng khoan trong mỏ khí Sư Tử Biển. Cho hệ tầng Dừa các vỉa trong mỏ khí Cá Heo, dữ liệu từ 3 giếng được sử dụng để xây dựng tỷ số độ rỗng bao quát mỏ. II.2 Độ rỗng Giá trị độ rỗng được suy ra từ đường Sonic và đường Density trong log. Giá trị độ rỗng của giếng Cá Heo – 1A và Cá Heo – 1B được điều chỉnh với mẫu core. Bảng 3.2 trình bày các thông số địa vật lý sử dụng để tính toán trữ lượng và quyết định độ rỗng cho các vỉa trong từng tập. II.3 Độ bão hòa nước Giá trị độ bão hòa nước Cut - off 60% được sử dụng để đánh giá các vỉa các vỉa trong mỏ khí Cá Heo và Sư Tử Biển. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 48 - Khĩa 2005 II.4 Hàm lượng sét Giá trị hàm lượng sét cut – off được áp dụng để loại trừ các vỉa sét ưu thế trong mỏ là 50%. II.5 Ranh giới khí – nước Ranh giới khí – nước của các vỉa được quyết định bằng 2 phương pháp: (Bảng 3.1) a. Quan sát trực tiếp ranh giới từ đường wireline log, được thực hiện ở hệ tầng Thông (chỉ ở các vỉa nông). b. Phân tích ranh giới từ dữ liệu áp suất từ RFT hoặc FMT, được dùng để nhận biết ranh giới khí – nước ở hầu hết các vỉa. Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 49 - Khĩa 2005 Giếng Tập Ranh giới khí - nước Chiều cao cột Hydrocarbon, m Phương pháp STB – 2A A-1 2547.0,2525.0 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUAN VAN.pdf
  • docBIA.doc