MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO ĐÔNG NAM Á:
I .CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO: . 8
1. Giai đoạn trước Eoacen giữa:. 8
2.Giai đoạn từ Eocen giữa – Oligocen:. . 10
3.Giai đoạn từ Oligocen – Miocen sớm:. . 14
4.Giai đoạn Miocen sớm – Miocen giữa:. . 17
5.Giai đoạn từ Miocen giữa – Đệ tứ:. 20
II.CÁC LOẠI BỒN TRŨNG Ở ĐÔNG NAM Á:. 24
1. Các bồn trũng hình thành trên đới va chạm tạo núi:. 25
2. Các bồn trũng hình thành trên đới hút chìm:. 26
3. Các bồn trũng hình thành trên móng á đại dương:. . 28
4.Các bồn trũng hình thành trên móng lục địa tương đối bình ổn:. 28
PHẦN II. CÁC BỒN TRŨNG TIÊU BIỂU THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM:
CHƯƠNG I. BỒN TRŨNG CỮU LONG: . 36
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:. 36
II.CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BỒN:. . 37
III. KHẢO SÁT BỒN TRŨNG CỮU LONG:. . 41
1.Tầng sinh:. 42
2.Tầng chứa:. 44
3.Tầng chắn: . 50
IV. MỎ BẠCH HỔ:. 55
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỮU LONG: . 65
CHƯƠNG II. BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 68
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:. 68
II.CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BỒN:. 69
III. KHẢO SÁT BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 74
1.Tầng sinh:. 74
2.Tầng chứa:. 77
3.Tầng chắn:. 82
IV. MỎ ĐẠI HÙNG:. . 86
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 91
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm kiến tạo khu vực Đông Nam Á và sự phát triển các bồn dầu khí đệ tam tiêu biểu thuộc thềm lục địa nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Bắc –
Tây Nam. Nằm kề áp trên móng chủ yếu là trầm tích aluvi và đầm hồ, còn phủ
chồng lên các khối móng cao là trầm tích đầm hồ hay các trầm tích trẻ hơn. Vào
cuối Oligocen, phần phía Bắc bể bị nén ép và gây nên nghịch đảo địa phương
cùng với một số cấu tạo lồi hình hoa. Cũng ở phần phía Bắc bể, hoạt động núi
lửa xảy ra mạnh mẽ trong Miocen sớm và có phân bố rộng.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 41
Hình 7: Mặt cắt ngang qua bồn trũng Cữu Long.
III.KHẢO SÁT BỂ CỮU LONG:
Bể Cữu Long là bể trầm tích có tiềm năng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa
Việt Nam. Qua các tài liệu cho thấy bể có 2 tầng đá mẹ chính là tầng sinh
Oligocen trên, tầng sinh Miocen dưới. Về đá chứa bể có 3 tầng chứa quan trong
là tầng chứa Oligocen dưới, tầng chứa Miocen trên, cùng tầng chứa đá chứa
móng nứt nẽ. Đá chắn bể Cữu Long có 2 tầng chắn quan trọng là tầng chắn địa
phương Oligocen, tầng chắn khu vực Miocen.
Điều kiện kiến tạo cần thiết để tích tụ vật liệu hữu cơ ban đầu và biến nó
thành hydrocacbon là chế độ sụp lún tương đối ổn định. Độ võng càng lớn thì bề
dày phức hệ sinh dầu càng lớn. Vậy có thể thấy rằng yếu tố kiến tạo đóng vai
trò quan trọng trong sự tích tụ vật liệu hữu cơ ban đầu và biến chúng thành
hydrocacbon.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 42
1.Tầng sinh:
1.1.Tầng Oligocen trên.
Tầng sinh này bao gồm các trầm tích với thành phần hạt mịn chủ yếu là sét
giàu vật chất hữu cơ, có xen lẫn các lới than mỏng. Bề dày khá lớn thay đổi
trong nội bộ bồn khoảng 100m ở ven rìa và 1200m ở trung tâm.
Thành phần vật liệu:
-Thành phần vô cơ:
+Hàm lượng sét: Thành phần vật liệu chủ yếu là sét kết màu nâu, nâu đậm,
nâu đen, đôi khi có lẫn cát kết, bột kết và có xen các lớp mỏng đá vôi, than.
Ngoài ra còn gặp trầm tích cát kết hạt mịn đến thô đôi chổ sạn cuội kết, xen sét
kết màu nâu, nâu đen và bột kết và các sản phẩm của đá phun trào. Loại khoáng
vật chủ yếu của sét là hydromica – clorit – serisit, kaolinit. Các khoáng vật này
hiện diện trong trầm tích cho thấy tầng sinh Oligocen trên được lắng đọng trong
môi trường lục địa.
-Thành phần hữu cơ.
+Hàm lượng hữu cơ: Tầng sinh này rất phong phú vật chất hữu cơ dao động
từ 3.5% - 6.1% Wt đôi nơi tới 11 – 12%Wt , các chỉ tiêu S1, S2 cũng rất cao
S1 : 4 – 12 kg HC/ tân đá.
S2 : 16.7 – 21 kg HC/ tấn đá.
Ơû các trũng sâu giá trị này có thể đạt rất cao như các mẫu của giếng khoan
CNV – 1X, trị số HI có thể đạt tới 477 kg HC/ tấn đá.
+Loại kerogen: Đối với tầng sinh Oligocen trên vật chất hữu cơ chủ yếu là
loại II cho thấy nguồn vật liệu có nguồn gốc đầm hồ vũng vịnh, thứ yếu là loại I
và ít hơn là loại III.
Hóa thạch: Gồm các mẩu bào tử phấn hoa: giống Magnastriatites Howardi,
loài Verrucatosporites, loài Trilets, loài Pinuspollenites. Những hóa thạch bào tử
phấn này định tuổi cho tầng sinh Oligocen trên.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 43
Nguồn gốc vật liệu: Qua thành phần vật liệu cho thấy nguồn vật liệu trầm
tích tầng sinh này được cung cấp từ lục địa, chủ yếu có nguồn gốc đầm hồ.
Tầng sinh Oligocen trên có hàm lượng hữu cơ cao, chứa chủ yếu kerogen
loại II, bề dày lớn cho thấy tầng sinh này có khả năng sinh hydrocacbon cao.
1.2.Tầng Miocen dưới:
Vật liệu bao gồm chủ yếu các trầm tích hạt mịn chủ yếu là sét có bề dày từ
200 m ở ven rìa và tới 1280 m ở trung tâm, hàm lượng vật liệu hữu cơ trung bình.
Thành phần vật liệu:
-thành phần vô cơ:
+Hàm lượng sét: Hàm lượng sét từ trung bình – cao 50-70% đôi khi có chổ
rất cao 80 – 90%. Sét kết trong tầng sinh Miocen dưới có màu thay đổi từ nâu
đến xám. Ngoài ra có chứa các lớp than mỏng. Khoáng vật chính của sét chủ
yếu là: montmorilonit, thứ yếu hydromica, kaolinit. Các khoáng vật này hiện
diện trong vật liệu trầm tích của tầng sinh Miocen dưới cho thấy vật liệu được
lắng đọng trong môi trường tam giác châu đến biển ven bờ.
-Thành phần hữu cơ.
+Hàm lượng hữu cơ: Về tiềm năng hữu cơ tầng sinh Miocen có hàm lượng
hữu cơ kém qua các tài liệu cho thấy tầng sinh Miocen dưới có hàm lượng
cacbon hữu cơ thuộc loại trung bình, các giá trị S1, S2 rất thấp thuộc loại nghèo,
chưa có khả năng sinh hydrocacbon.
+Loại kerogen: Chủ yếu loại II có nguồn gốc đầm hồ chủ yếu sinh dầu, cũng
có kerogen loai I, III nhưng với hàm lượng ít.
Hóa thạch : Gồm các hóa thạch bào tử phấn: Giống Magnastriatites loài
Howardi, giống Florschuetzia loài Levipoli, loài Cribroperidinum, loài
Apteodinium. Các sinh vật này có trong trầm tích tầng sinh và chúng cũng định
tuổi cho tầng sinh là Miocen dưới.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 44
Nguồn gốc vật liệu: Qua thành phần vật liệu cho thấy nguồn cung cấp cho
tầng sinh này thuộc tam giác châu - đồng bằng ven biển – biển nông.
Tầng sinh Miocen dưới có hàm lượng hữu cơ trung bình, kerogen loại II có
giảm và đồng thời hàm lượng kerogen loại III tăng. Mặc dù bề dày lớn nhưng
khả năng sinh hydrocacbon ở mức trung bình.
*Điều kiện kiến tạo ảnh hưởng đến các tầng sinh.
Quá trình hình thành các tầng sinh của bể Cữu Long có liên quan mật thiết
với quá trình hình thành bể.
Vào giai đoạn đầu Oligocen với sự tác động của các hoạt động kiến tạo ở
khu vực Đông Nam Á là kết quả hoạt động của các mảng lớn đã tạo ra các
hướng căng giãn khác nhau nhưng chủ yếu là theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và xảy ra hàng loạt các đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam, các hướng căng
giãn này là nhân tố chính tạo ra các trũng và đới nâng ở bể Cữu Long . Giai
đoạn Oligocen có lẽ là giai đoạn đầu tạo bể trầm tích Cữu Long, tạo ra các địa
hào, địa lũy và là điều kiện thuận lợi để trầm tích. Với các loạt trầm tích đầm hồ
hạt mịn giàu vật chất hữu cơ và được lắng đọng trong môi trường lục địa.
Vào Miocen sớm, bể Cữu Long chịu ảnh hưởng quá trình giãn đáy Biển
Đông theo phương Tây Bắc – Đông Nam cùng với quá trình nguội lạnh vỏ. Sự
kiện trên làm cho bồn trầm tích Cữu Long tiếp tục lún chìm, giai đoạn này quá
trình lắng đọng vật liệu trầm tích chịu ảnh hưỡng của môi trường biển ven bờ –
biển nông.
2.Tầng chứa:
2.1.Tầng Oligocen dưới:
Bao gồm chủ yếu trầm tích hạt thô độ chọn lọc kém, chứa nhiều vụn núi lửa
có bề dày trung bình 400-800m đặc biệt tại các trũng đạt 1500m.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 45
Thành phần vật liệu:
+Hàm lượng cát: Hàm lượng cát chím trong vật liệu trầm tích cao chủ yếu
cát đôi khi xen lẫn cuội kết, sỏi kết, sét kết. Cát kết tầng chứa này có thành
phần : Cát kết Arkos – Lithic, cát kết đa khoáng xen các lớp mỏng bột kết và sét
kết Hydromica – Clorit – Sericit. Cát kết có chứa cuội kết, thành phần thạch học
rất thay đổi. Đặc điểm thạch học nêu trên cho thấy vật liệu được lắng đọng trong
môi trường lục địa.
+Mức độ chọn lọc: Vật liệu trầm tích có độ chọn lọc rất kém, các hạt cát còn
góc cạnh khả năng mài tròn không cao đặc trưng kiểu molas lục địa thuộc các
trũng trước núi vào thời gian trước Creta – Paleoge – Eocen.
+Hóa thạch: Gồm các mẩu bào tử phấn: Giống Klukisporires, giống
Triporopollenite, thuộc nhóm thực vật khô cạn, có tuổi Oligoccen dưới.
+Độ rỗng của cát kết Oligocen dưới có thể đạt 18%, trung bình khoảng 12 –
16%.
+Độ thấm dao động trong khoảng từ 1 - 250 milidarcy. Tại phần giữa và
phần trên của mặt cắt Oligocen dưới cát kết có chất lượng tốt hơn tuy nhiên chất
lượng của độ rỗng tầng Oligocen dưới có su hướng giảm đi theo chiều sâu chủ
yếu là do quá trình tạo đá và nén ép mạnh. Cát kết Oligocen dưới xen lẫn với
sét bột kết đôi chổ xen lẫn với các tập đá núi lửa phát triển rộng trên diện tích
của bể.
Nguồn gốc: Đặc điểm trầm tích như trên cho thấy chúng có nguồn gốc lục
địa.
Với giá trị độ rỗng, độ thấm tương đối tốt cho thấy tầng chứa Oligocen dưới
có khả năng chứa dầu khí ở mức trung bình.
2.2.Tầng Miocen trên.
Chủ yếu trầm tích hạt thô có độ chọn lọc trung bình có xen lẫn các lớp sét,
vôi mỏng có bề dày đạt tới 665m.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 46
Thành phần vật liệu:
+Hàm lượng cát: Hàm lượng cát cao, thành phần gần như đồng nhất. Các vỉa
cát kết thạch anh xen kẽ với các lớp bột kết, sét kết. Cát Glauvac, Feldspar, và
Arkos – Lithic và Lithic màu nâu, xám sáng, xám xanh, độ hạt mịn tơi thô
+Hóa thạch: Hóa thạch phong phú gồm các hóa thạch đặc trưng như: giống
Magnastriatites, giống F. levipoli, những hóa thạch này có tuổi Miocen.
+Mức độ chọn lọc: Độ chọn lọc tương đôi tốt, độ cầu, độ tròn tăng cao. Cho
thấy vật liệu trầm tích được vận chuyển đi xa nguồn cung cấp. Cùng các hóa
thạch cho thấy chúng được lắng đọng trong môi trường biển nông.
+Độ rỗng 13 đến 25% trung bình là 19% độ thấm trung bình là 137milidarcy,
xi măng dạng tiếp xúc là chủ yếu. Dầu trong các vĩa cát này gặp khá phổ biến
trên hầu khắp các cấu tạo như : trung tâm Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử
Vàng. Tại những khu vực này độ rỗng dao động trong khoảng từ 14 – 28%. Độ
thấm dao động trong khoảng từ 1 – 130milidarcy, đây là các vĩa chứa sản phẩm.
Nguồn gốc vật liệu: Vật liệu cung cấp cho tầng chứa Miocen trên có nguồn
gốc lục địa, đồng bằng ven biển.
Tầng chứa Miocen trên có giá trị độ rỗng và độ thấm cao cho thấy khả năng
chứa tốt.
2.3.Tầng chứa đá nứt nẽ:
+Thành phần thạch học: Thành phần Đá móng nứt nẽ gồm granit, granit –
gnaiss, granodiorit, diorit, mozodiorit, gabbro. Nhưng thành phần chính và chím
chủ yếu là đá granit, bị các đai mạch diabas, andezit phophys cắt qua và bị biến
đổi ở mức độ khác nhau. Một số nứt nẽ hang hốc bị lấp đầy bỡi các khoáng vật
thứ sinh như canxit, thạch anh, clorit, epidot, clorit, đôi khi có oxit sắt. Sự thay
đổi thành phần khoáng vật cùng với khoáng vật thứ sinh sau này có liên quan
mật thiết với quá trình thủy nhiệt và phong hoa.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 47
Hình 8: Đá móng nứt nẽ của bể Cữu Long.
+Thành phần thạch học của đá granit gồm:
Thạch anh chím: 12 – 34%.
Kalifeldspat chím: 9 – 38%.
Plagiclas ( từ anbit – octolas ) chím: 14 – 40%.
Mica ( gồm biotit và mucuvit ) chím: 2 – 10%.
Độ rỗng thay đổi từ 1 – 5%,
Độ thấm có thể cao tới 1darcy.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 48
Hình 9: Thành phần thạch học của đá móng bể Cữu Long.
*Nguyên nhân đá móng nứt nẽ:
Có hai yếu tố quan trọng làm cho đá móng bị dập vỡ và nứt nẽ là quá trình
đông nguội magma và hoạt động kiến tạo, bản chất đá móng cũng ảnh hưởng
đến quá trình nứt nẽ của chúng. Đá càng giòn thì khả năng dập vở càng lớn và
ngược lại. Hoạt động nén ép càng mạnh, móng càng nâng cao, khả năng dập vở
càng cao với phần đá móng nâng cao xảy ra quá trình phong hóa. Quá trình
phong hóa tham gia vào việc hình thành đới nứt nẽ đây là yếu tố quan trong
trong việc hình thành tầng chứa nứt nẽ ở bể Cữu Long.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 49
Hình 10: Granit bị dập vỡ bởi nhiều hệ thống nứt nẽ.
Tầng chứa đá móng nứt nẽ, với giá trị độ rỗng và độ thấm cao cho thấy khả
năng chứa tốt. Đây là tầng chứa chính của bể Cữu Long. Hiện nay các tầng chứa
sản phẩm lớn đang khai thác tại bể Cữu Long chủ yếu nằm trong đá chứa móng
nứt nẽ. Việc phát hiện ra dầu nằm trong đá chứa móng nứt nẽ là một yếu tố
quan trọng vì nó hoàn toàn xa lạ với các nước trên thế giới.
*Điều kiện kiến tạo ảnh hưởng các tầng chứa.
Quá trình hình thành các tầng chứa của bể Cữu Long có liên quan với quá trình
hình thành bể. Giai đoạn trước Oligocen xãy ra sự va mảng giữa hai mảng lớn
là mảng Âu – Á và mảng Ấn – Úc hình thành đới hút chìm dọc cung Sunda. Đây
là giai đoạn tạo núi, hình thành các cung magma. Cũng vào thời gian này Lãnh
thổ Đông Dương được gắn kết với Nam Trung Quốc cấu thành rìa Nam của lục
địa Âu – Á.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 50
Do chịu ảnh hưỡng của hoạt động kiến tạo trên đã tác động đến phần đá
móng của bể Cữu Long, làm cho phần đá móng này bị nâng lên và nứt nẻ xãy
ra. Để hình thành đá chứa cho bể Cữu Long.
Hoạt động kiến tạo giai đoạn Oligocen gây ra các hoạt động đứt gãy theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, các hoạt động đứt gãy này là cơ sở cho việc hình
thành bồn. Các trầm tích lắng đọng trong giai đoạn này chủ yếu là hạt thô, các
trầm tích hạt thô này trở thành đá chứa quan trọng cho bể Cữu Long. Trầm tích
cát có thành phần hạt độ chọn lọc kém, cho thấy chúng được lắng đọng trong
môi trường lục địa.
Sang giai đoạn Miocen với sự ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo của
khu vực làm cho các đứt gãy hình thành trước đó tái hoạt động. Các đứt gãy chủ
yếu có hướng Tây Bắc - Động Nam chính hoạt động của các đứt gãy này làm
cho bồn tiếp tục lún chìm, vì vậy sang giai đoạn Miocen có sự thay đổi môi
trường, chuyển sang môi trường biển ven bờ – biển nông, vật liệu trầm tích có
mức độ chọn lọc tốt, khá đồng nhất.
3.Tầng chắn:
Qua các tài liệu cho thấy bể Cữu Long có hai tầng chắn quan trọng.
3.1.Tầng Oligocen:
Bao gồm chủ yếu trầm tích hạt mịn tương đối dày từ 90 – 200m, diện phân
bố mang tính cục bộ, có khả năng chắn tương đối tốt.
Thành phần vật liệu:
+Thành phần thạch học: Thành phần thạch học chính của tầng chắn này gồm
chủ yếu sét kết, các khoáng vật chính của sét là hydromica, kaolinit. Cho thấy
trầm tích được lắng đọng trong môi trường lục địa.
+Hàm lượng sét: Hàm lượng sét chím trong vật liệu trầm tích cao, còn lại là
các loại vật liệu khác.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 51
+Hóa thạch: Gồm các mẩu bào tử phấn : loài Verutricolporites, loài
Cicatricosiporites, có tuổi Oligocen.
+Diện phân bố: Trầm tích của tầng chắn này phân bố cục bộ mang tính địa
phương, tạo ra các tầng chắn địa phương : Những tầng chắn địa phương.
Tầng chắn địa phương I: Chiều dày tầng chắn: Chiều dày tầng chắn này
dao động từ 59 -150m hàm lượng sét trung bình là 51%, sét phân lớp dày. Đây là
tầng chắn thuộc loại tốt, phát triển rộng khắp trong phần trũng sâu của bể
Tầng chắn địa phương II: Chiều dày tầng chắn: tầng sét này có bề dày dao
động từ 1 cho đến vài trăm mét, có nơi đạt đến hàng nghìn mét.
Tầng chắn địa phương III: tầng sét thuộc hệ tầng Trà Cú. Đây là tầng chắn
mang tính cục bộ, có diện tích phân bố hẹp. Chúng thường phát triển xung quanh
các khối nhô móng cổ, rất hiếm khi phủ kín các phần đỉnh của khối nâng móng.
Sét chủ yếu là đầm hồ, phân lớp dày có khả năng chắn khá tốt. Những phát hiện
dầu ( Bạch Hổ, Đông Rồng ) và khí Condesat ( Sư Tử Trắng ) là bằng chứng về
khả năng chắn của tầng này.
Nguồn cung cấp: Qua việc phân tích thành phần vật liệu cho thấy chúng có
nguồn gốc từ lục địa.
Tầng chắn Oligocen với bề dày tương đối lớn, tuy nhiên diện phân bố ở mức
địa phương vì vậy cho thấy khả năng chắn từ trung bình đến tốt.
3.2.Tầng Miocen:
Bao gồm chủ yếu trầm tích hạt mịn với diện phân bố trên toàn bể, thành
phần đồng nhất và được coi là tầng sét sạch.
+Thành phần thạch học: Khoáng vật chính của sét tạo nên tầng chắn này
chủ yếu là monmoriolit, thứ yếu là hydromic, kaolinit, hỗn hợp hydromica –
monmoriolit và ít clorit. Cho thấy vật liệu trầm tích được lắng đọng trong môi
trường biển nông.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 52
+Hàm lượng sét: Qua các tài liệu cho thấy hàm lượng sét của tầng chắn này
rất cao 90 – 95% đây là tầng sét quan trọng khá sạch.
+Hóa thạch: Gồm các hóa thạch sinh vật Rotalia: loài Orbulina Universa,
giống Ammona sp, có tuổi Miocen.
Hình 11: Sinh vật Rotalia.
+Diện phân bố: Trầm tích được phát triển rộng khắp bể Cữu Long, đây là
tầng chắn mang tính khu vực qua trong cho bể Cữu Long.
Nguồn cung cấp: Qua thành phần vật liệu cho thấy vật liệu được cung cấp từ
biển ven bờ – biển nông.
Tầng chắn Miocen với diện phân bố rộng toàn khu vực, bề dày lớn cho thấy
khả năng chắn tốt. Đây là tầng chắn khu vực quan trong cho bể Cữu Long.
*Điều kiện kiến tạo ảnh hưởng đến các tầng chắn.
Giai đoạn trước Oligocen xảy ra sự hội tụ Tây Tạng giữa mảng Ấn Độ và
mảng Âu – Á làm vi mảng Indosima bị thúc trồi xuống Đông Nam theo các đứt
gãy trượt bằng như : Sông Hồng, Sông Hậu, Tree – pagoda) với su thế trượt trái
ở phía Bắc và trượt phải ở phía Nam. Kết quả của các hoạt động trên đã hình
thành các trũng trong đó có bể Cữu Long. Giai đoạn đầu của quá trình tạo bể
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 53
Cữu Long với các loạt trầm tích hạt mịn có khả năng chắn tốt, chủ yếu được lắng
đọng trong các trũng. Qua thành phần trầm tích cho thấy vật liệu trầm tích trong
giai đoạn Oligocen được lắng đọng trong môi trường lục địa.
Vào đầu Miocen quá trình căng giãn kế thừa giai đoạn trước tiếp tục hoạt
động làm cho các trũng hầu như liên thông và mở rộng bể, cùng với quá trình
biển tiến do quá trình sụp lún của bồn và hoạt động nâng cao của nước biển. Các
trầm tích vào giai đoạn Miocen đã chuyển môi trường lắng đọng, chúng được
lắng đọng trong môi trường biển.
Sang Miocen muộn được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông và
phần rìa của nó khởi đầu quá trình tạo thềm lục địa hiện đại Đông Việt Nam.
Núi lửa hoạt động tích cực ở phần Đông Bắc bể Cửu Long và Nam Côn Sơn và
phần đất liền Nam Việt Nam.
Giai đoạn Pliocen là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên
toàn bộ vùng Biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển các trầm tích hạt mịn
hơn được vận chuyển vào bể Cửu Long. Các trầm tích hạt mịn này tạo tầng chắn
quan trọng cho bể Cữu Long.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 54
Hình 12: Cột địa tầng bồn trũng Cữu Long.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 55
IV.MỎ BẠCH HỔ:
Mỏ Bạch Hổ nằm ở phần nâng trung tâm trũng Cữu Long, cách thành phố
Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam, chia làm ba vùng: vòm Bắc, vòm Nam,
vòm Trung Tâm.
Vòm Trung Tâm : Là phần cao nhất của cấu tạo Bạch Hổ, đó là những địa
luỹ lớn của phần móng được nâng cao hơn so với vòm Bắc và vòm Nam.
Vòm Bắc: Là phần phức tạp nhất của khối móng, được chia cắt bởi hệ thống
đứt gãy chính của mỏ, tạo ra các bậc thang của vòm cấu tạo.
A.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THÂN DẦU MÓNG MỎ BẠCH HỔ.
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẤU TẠO:
Cấu tạo mỏ Bạch Hổ nói riêng và bồn trũng Cữu Long nói chung phát sinh
và phát triển trên móng núi lửa – Pluton tuổi Mesozoic muộn thuộc rìa lục địa
tích cực. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm, bồn trũng Cữu Long trãi qua chế độ
hoạt hoá magma kiến tạo mang đặc trưng của rìa lục địa tích cực. Nhờ đó đã tạo
nên vòng cung magma kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Quá trình hút
chìm được hoạt động rất mạnh theo chu kỳ được phản ánh trong sự hình thành
phức hệ magma với nhiều pha tiêm nhập của nhiều khối nóng chảy. Kèm theo
đó là hoạt động kiến tạo phá huỹ mạnh mẽ tạo nên những đới phá huỹ kiến tạo
có phương cùng với phương của đới núi lửa Pluton.
Trong phạm vi cấu tạo Bạch Hổ có ba phức hệ magma xâm nhập có tuổi
khác nhau:
Phức hệ đá magma cổ nhất – phức hệ Hòn Khoai có tuổi thời kỳ Triat muộn,
tương ứng với đứt vở đầu tiên và phá huỹ đại lục Pangea. Các thành tạo của
phức hệ phân bố chủ yếu ở phần phía Đông của Vòm Bắc với đặc điểm thành
phần khoáng vôi kiềm. Phức hệ Hòn Khoai có thể được sinh ra do sự hút chìm
của mảng Đại Dương, dung dịch magma từ lớp manti trên xuyên qua lớp thạch
quyển và lôi kéo theo các sản phẩm nóng chảy của lớp vỏ trầm tích phía trên, do
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 56
mất dung dịch sớm nên dung dịch magma kết tinh hạt mịn ở dưới sâu 30 – 40km
( theo phân loại của Khain.V.N. và Lomise M.E).
Phức hệ Định Quán thời kỳ Jura muộn, phân bố chủ yếu vòm Bắc dưới dạng
từng đám nhỏ và gặp rãi rác ở vòm Trung Tâm. Phức hệ magma này xuất hiện
vào thời điểm tác động mảnh mẽ của các hoạt động kiến tạo với các quá trình
tách giãn và di chuyển của các mảng. Các đá của phức hệ có thành phần khoáng
vôi – kiềm chuyển sang kiềm – vôi. Phức hệ Định Quán có thể sinh ra vào giai
đoạn cuối của quá trình hút chìm của mảng Đại Dương, dung dịch magma axit
yếu Định Quán được dân lên từ phần dưới của lớp vỏ cố kết lục địa và kết tinh ở
độ sâu không lớn : 20 – 25km ( đặc trưng bởi tính không đồng nhất các thành
phần của phức hệ ).
Phức hệ Cà Ná có tuổi Cretaceous muộn tương ứng với thời kỳ va chạm
mạnh của các mảng thạch quyển ( tạo thành vành đai magma dọc theo rìa Đông
mảng Đông Nam Á ). Các thành tạo của phức hệ phổ biến toàn cấu tạo, đặc biệt
tập trung ở phần Trung Tâm. Tính ưu thế về thành phần kiềm của khoáng vật
cho thấy phức hệ được sinh ra trong giai đoạn tắt dần hoạt động của đới hút chìm
và phát triển vỏ lục địa với sự có mặt của các đới tách giãn. Dung dịch magma
axit Cà Ná xuất hiện từ phần trên của lớp vỏ cố kết lục địa và kết tinh ở độ sâu
nhỏ: 15 – 20km.
Đi kèm với các hoạt động xâm nhập là các hoạt động phun trào núi lữa tạo
nên các đai mạch gabbro, toleit – basalt, andesite…
Hoạt động kiến tạo trong suốt giai đoạn này không chỉ phá huỷ các phức hệ
đá magma mà còn tạo ra các hệ thống nứt nẽ trong nó. Tuy nhiên vào cuối giai
đoạn này, hầu hết chúng vẫn còn đặc sít với cường độ nứt nẽ thấp.
Kết thúc giai đoạn tạo móng trước Cenozoic là quá trình nâng lên của vùng
chi phối bời sự dâng lên của quyển mềm.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 57
Hầu hết đá móng vẫn còn ở cận m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm kiến tạo khu vực đông nam á và sự phát triển các bồn dầu khí đệ tam tiêu biểu thuộc thềm lục địa nam việt nam.pdf