Khóa luận Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ i

Mục lục ii

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 7

Chương 1: TRIỀU ÂN TRONG DÒNG VĂN HỌC DÂN TỘC MIỀN NÚI 7

1.1. Phác thảo diện mạo văn học dân tộc miền núi 7

1.2. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân 9

1.2.1. Con người 9

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 10

Chương 2: HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN TRIỀU ÂN 12

2.1. Bức tranh hiện thực xã hội miền núi 12

2.1.1. Chiến tranh tàn phá cuộc sống của đồng bào miền núi 12

2.1.2. Cuộc đấu tranh xây dựng lối sống mới, xóa bỏ lối sống lạc hậu 14

2.1.3. Phê phán hủ tục bao đời đè nặng, kìm trói người dân trong vòng tăm tối 17

2.2. Hình tượng con người miền núi 19

2.2.1. Con người miền núi thức tỉnh tiếp cận với cái mới 20

2.2.2. Những người phụ nữ mang nhân cách tốt đẹp, có tấm lòng yêu thương vị tha 21

2.2.3. Những con người xấu xa nham hiểm 25

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRIỀU ÂN 28

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 28

3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 28

3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Triều Ân 29

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 41

3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 41

3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Triều Ân 42

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nỗi đau xuất hiện ba lần trong tác phẩm. Lần đầu tiên khi “Thảo đến với Yến rất tự nhiên và giản dị” [18, tr201] . Đang đắm chìm trong hạnh phúc thì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển giai đoạn. Theo lệnh động viên, Thảo tòng quân bước vào cuộc chiến tranh mà ta vốn quen miệng nói “trường kì”. Hai chị em Yến lẽo đẽo đi theo tiễn Thảo. Thời gian thấm thoát trôi đi, rồi một hôm “chính quyền, Đảng ủy xã, Quản trị hợp tác xã mang vào nhà Yến một cái khung kính sơn màu, lồng bên trong là bằng Tổ Quốc Ghi Công, tin chính thức anh Lý Ngọc Thảo đã hi sinh ở chiến trường đánh Mỹ, mặt trận phía Tây” [18, tr207]. Bi kịch cuộc đời Yến bắt đầu từ đây. Chị òa lên khóc. Thế là bao nhiêu kỉ niệm cùng Thảo đâu còn nữa. Tưởng rằng Yến sẽ không thể vượt qua được nhưng chị cùng em gái đã cố gắng gượng dậy để tiếp tục một cuộc sống mới. Hạnh phúc cuộc đời lại mỉm cười với chị, Yến đã gặp Tùng - một nhà giáo đạo mạo, lịch thiệp. Họ sống bên nhau hạnh phúc. Thế nhưng, số phận lại một lần nữa trêu đùa chị. Trong một hôm Yến ở nhà thì Thảo - người mà Yến vẫn thắp hương thờ cúng bấy lâu nay đã trở về. Chị không tin vào mắt mình. Vui buồn lẫn lộn, vui vì Thảo đã trở về bên chị nhưng chị biết tiếp tục mối quan hệ với anh như thế nào trong khi đang hạnh phúc bên Tùng? Cuối cùng lương tâm đã chiến thắng, Yến nói với Thảo “Anh đi đi. Hãy thông cảm cho em. Em là gái có chồng. Chồng em sắp về. Chồng em có tội tình gì đâu…” [18, tr213]. Biết bao dằn vặt, đau đớn để nói ra những lời đó. Yến buồn bã bỏ đi. Dù cuộc đời có bất công với Yến thế nào đi nữa thì người phụ nữ ấy vẫn vươn lên như một đoá hoa rừng. Vẻ đẹp của chị là vẻ đẹp của một nhân cách cao cả. Nói tóm lại, viết về những người phụ nữ trong sáng tác của mình, Triều Ân luôn có thái độ ca ngợi, yêu thương và cảm thông với họ. Những trang viết của Triều Ân chính là lời ca ngợi dành cho những phẩm chất cao đẹp ẩn sâu trong hình thức bề ngoài lam lũ, nghèo đói của con người miền núi. 2.2.3. Những con người xấu xa nham hiểm Viết về những con người miền núi, Triều Ân không chỉ nói đến những điểm tốt mà điều đặc biệt ở sáng tác của ông là một cái nhìn toàn diện về con người nơi đây. Bên cạnh những con người có nhân cách tốt đẹp vẫn con không ít những con người xấu xa nham hiểm. Xây dựng những nhân vật này, tác giả muốn làm nổi bật những xung đột mang tính đời tư của con người miền núi. Đồng thời, tác giả muốn lên án cái xấu xa đen tối còn tồn tại bên trong con người nơi đây. Nhân vật Thời trong truyện ngắn Xứ sương mù đã lợi dụng sự trong sạch, liêm khiết của bà giáo Loan để giấu thuốc cấm. Tất cả những hành động của Thời chỉ có mục đích duy nhất là bảo vệ những gói hàng trên nóc tủ nhà bà Loan. Trước mắt bà Loan, Thời có đủ tiêu chuẩn của một nàng dâu: Tháo vát, nhanh nhẹn, biết cách chiều chuộng. Ngay cả cái xe Hữu Nghị mà bà đang đi cũng là của Thời. Bà Loan đâu biết rằng Thời đang lợi dụng bà. Nhờ danh tiếng nhà giáo của bà Loan mà những gói “hàng quý” của cô gái say tiền này bình yên vô sự trước sự kiểm tra của chính quyền. Cũng chính mục đích vì đồng tiền, nhân vật Cắm Và trong truyện ngắn Bạn cùng lứa đã lợi dụng tình cảm trong sáng của Thương để chuộc lợi cho bản thân. Lúc nào chị ta cũng chỉ nhắc đến tiền. Ngay cả khi đến nhà Hồng Lê mong muốn nhận lại đứa con cho Thương thì lời lẽ của Cắm Và cũng sặc mùi đồng tiền: “Chúng tôi chẳng lấy không mà trả sòng phẳng công lao nuôi nấng, bú mớm, cái ăn cái mặc” [18, tr71]. Hay: “Chúng tôi trả tiền chị. Một lúc chị được món tiền lớn. Thật là vinh hoa phú quý tự nhiên đến với chị” [18, tr72]. Cắm Và đã nói những lời lẽ bất nhân có hơi tanh của đồng tiền. Cuộc sống đối với con người ấy có lẽ chỉ được đong đếm bằng tiền bạc. Với lối suy nghĩ như vậy, họ đâu hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng biết nhường nào. Tiền bạc nhiều bao nhiêu cũng không đánh đổi được tình cảm ấy. Từng lời ăn, tiếng nói của Cắm Và đều mang mùi đồng tiền. Chính tiền bạc đã làm con người này mờ mắt. Họ chưa tìm được lối đi đúng đắn cho bản thân. Truyện ngắn Eng Bải xuất hiện nhân vật Bóng và Toác. Họ đã lợi dụng lòng tốt của người khác để buôn hàng lậu hàng cấm. Với những lời lẽ, hành động mang mùi đồng tiền, Bóng và Toác chỉ biết làm thế nào để buôn bán được nhiều hàng cấm một cách chót lọt. Xây dựng những nhân vật này, Triều Ân đã đi sâu vào những hạn chế còn tồn tại bên trong con nguời miền núi. Đồng thời với khả năng bắt nhịp với cuộc sống tác giả đã phản ánh kịp thời vấn đề đang xảy ra ở miền núi lúc bấy giờ, đó là tình trạng chạy theo đồng tiền, sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hoá phẩm chất con người. Triều Ân có con mắt nhìn xa trông rộng. Ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, ông đã nắm bắt được những vấn đề đó. Tóm lại, với lối viết văn chân thành và giản dị, Triều Ân đã xây dựng trong các sáng tác của mình hàng loạt những hình tượng nhân vật. Đó là những con người của núi rừng mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp. Bên cạnh đó là những con người xấu xa nham hiểm. Chính với cách viết đó, Triều Ân đã có cái nhìn toàn diện về những con người miền núi. Nếu không yêu dân tộc, yêu quê hương mình thì Triều Ân không thể có những trang viết gần gũi đến như vậy! Điều gì làm nên sức lôi cuốn trong những sáng tác của ông? Phải chăng đó là tấm lòng yêu thương, sự trân trọng những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong cái nghèo khó và lam lũ kia? Tuy nhiên, “truyện ngắn của Triều Ân thường xoay quanh một nhân vật hoặc một sự việc cụ thể với diễn biến mạch lạc, đơn giản theo dòng thời gian” [18, tr1012]. Điều đó khiến cho truyện ngắn của ông đôi lúc rơi vào tình trạng nhàm chán. Nhân vật trong các sáng tác của ông thường đơn giản về mặt tính cách, nhiều khi ông lí tưởng hóa nhân vật khiến cho những nhân vật ấy không thực tế. Tuy nhiên, đó là những điều không thể tránh đối với một nhà văn người dân tộc. Điều quan trọng trong những sáng tác ấy là tấm lòng tha thiết đối với thiên nhiên và con người nơi đây. Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRIỀU ÂN 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc tính con người. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc một dòng phong cách. Tô Hoài trong ý thức sáng tác đã nhấn mạnh “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [14, tr62]. Theo Từ điển thật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử chủ biên thì “nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [7, tr235]. Từ điển văn học (bộ mới) lại có định nghĩa như sau: “Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho các đặc điểm giống con người” [1, tr52]. Theo giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên thì “Nhân vật văn học là những con người được miêu tả thể hiện trong các tác phẩm bằng phương pháp văn học” [12, tr277]. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như: Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…, cũng có thể không có tên riêng như: “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ - giê - ni Gơ - răng - đê của Ban Zắc. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vân động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang tính chất quá trình. 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Triều Ân Triều Ân đã xây dựng trong các truyện ngắn của mình một loạt các hình tượng nhân vật. Để tạo nên thành công ấy không thể không nhắc đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong giới hạn khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động và độc thoại nội tâm của nhân vật. 3.1.2.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình Với tài năng của mình, chỉ thông qua một vài nét ngoại hình của nhân vật, tác giả đã nói lên được cái “thần” của nhân vật. Triều Ân sử dụng bút pháp tương phản để miêu tả ngoại hình nhân vật. Trong truyện ngắn Mây tan, tác giả đả miêu tả ngoại hình nhân vật Chẹ Tàn với những lời lẽ thật đẹp: “Nước da nơi gáy Chẹ Tàn trắng mịn phớt hồng. Chẹ xúng xính trong bộ váy áo mới, đuôi váy in hoa vẫn rõ dấu sáp ong” [18, tr118]. Chỉ bằng những nét rất khái quát, người đọc thấy được Chẹ Tàn là một cô gái trẻ chung, xinh đẹp và hồn nhiên. Đối lập với Chẹ Tàn, cũng trong tác phẩm này, Triều Ân đã miêu tả ngoại hình nhân vật Phya: “Mặt Phya xám ngoét, cằm nhọn, mồm dẩu ra khinh khỉnh, hai con mắt mở to như đe dọa” [18tr124]. Vẻ mặt đe dọa cùng thái độ khinh khỉnh của Phya đã tự nói lên ông ta là người như thế nào. Trong truyện ngắn Cô y tá Tày, Triều Ân đã chú ý khắc họa ngoại hình nhân vật Đêm. Trong tất cả những nét về ngoại hình của nhân vật này, tác giả hay nói đến khuôn mặt nhất. Ở truyện ngắn này, Triều Ân đã năm lần nhắc lại hình ảnh khuôn mặt Đêm đẹp như trăng rằm: “ Cô gái ấy đi về nhà chồng với vóc người vừa tầm thước, thân hình chắc lẳn, khỏe mạnh. Mặt tròn như mặt trăng, điểm thêm nụ cười tươi. Cho nên khi gặp cô, ai cũng có cảm tưởng gặp một vầng trăng sáng” [18, tr135]. “ Mặt Đêm tròn như trăng rằm” [18, tr136]. “ Mặt cô rạng rỡ như mặt trăng sáng” [18, tr137]. “ Mặt Đêm rạng rỡ, miệng cười tươi” [18, tr139]. “ Mặt cô y tá vẫn tròn trĩnh như mặt trăng rằm” [18, tr142]. Khuôn mặt của Đêm liên tiếp được tác giả miêu tả với thủ pháp so sánh đặc sắc “như trăng rằm”. Phải chăng tấm lòng của cô y tá ấy cũng sáng như trăng rằm. Cô như một vầng trăng sáng soi chiếu bản làng mình khi mọi người vẫn chìm trong tối tăm. Đêm sẽ đem ánh sáng đến cuộc đời của những con người đó. Với bút pháp so sánh, Triều Ân đã có những trang viết rất hay về nhân vật đáng yêu này. Ngay từ câu văn đầu tiên, nhân vât Đêm đã hiện lên vừa rõ nét, chân thực, vừa hé lộ chiều sâu tâm lí, tính cách. Ánh trăng rằm được đem ra so sánh với khuôn mặt của Đêm không chỉ vì sự tròn trĩnh mà còn vì ánh sáng của vầng trăng ấy cũng giống với tấm lòng của cô. Cô không quản ngại gian khổ, hết lòng vì bản làng mình. Những câu văn của tác giả làm cho người đọc cảm thấy gần gũi, không cầu kì và xa lạ. Đọc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trích trong tập truyện Tây Bắc của tô Hoài, người đọc không thể quên được hình ảnh của Mị ngay đầu tác phẩm: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thồng lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợ, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” [11, tr4]. Truyện ngắn Người thiếu phụ bản Hoa Đào của Triều Ân cũng vậy. Ngay từ đầu tác phẩm, người đọc đã bắt gặp hình ảnh người thiếu phụ qua nét đặc tả ngoại hình nhân vật: “Một thiếu phụ chít khăn tang, ngồi trên sàn nhà cửa trước. Mặt buồn rười rượi. Đôi mắt nhìn xa xăm” [18, tr144]. Với nét mặt buồn rười rượi, đôi mắt nhìn xa xăm đã hé mở phần nào cuộc đời nhân vật này. Cuộc đời chị là một chuỗi dài bất hạnh. Đến cuối tác phẩm, Triều Ân lại một lần nữa nhắc lại ánh mắt nhìn xa xăm của người thiếu phụ ấy: “Người thiếu phụ ấy chít khăn tang, ngồi trên sàn cửa trước, bên những cành đào đầy nụ. Mắt nhìn xa xăm…” [18, tr160]. Cuộc đời của người thiếu phụ bản Hoa Đào ấy phải chăng vẫn quẩn quanh trong cái khổ, chưa thoát ra được. Vẻ mặt của chị còn được tác giả khắc họa ở những trang viết khác: “Vẻ mặt Thùy Dương lúc nào cũng mang một nét no canh cánh. Mắt nhìn đăm đăm như suy nghĩ. Từ đấy cái vui lặn sâu xuống đáy lòng chị” [18, tr148]. “Vẫn khuôn mặt bầu bĩnh nhưng đuôi mắt chị đã điểm mờ mờ vài đường nhài quạt. Răng chị hỏng nhiều, vài chiếc răng giả bị vàng mỗi lần chị chào bạn lại lóe sáng” [18, tr153]. Nét mặt của người thiếu phụ ấy lúc nào cũng mang ưu tư nặng trĩu. Đôi mắt chị đã điểm vài đường nhà quạt. Phải chăng đó là do chị đã khóc quá nhiều? Khóc thương cho số phận của cuộc đời mình. Cũng trong truyện ngắn này, Triều Ân đã khắc họa nét mặt của Thị Phùng - một con người xấu xa, gian xảo. Tuy chồng ốm như Thị Phùng không hề quan tâm đến chồng: “Chị đi qua thị trấn thấy Thị Phùng mặt cứ nhơn nhơn” [18, tr158]. Thái độ nhơn nhơn ấy đã nói lên Phùng là người như thế nào. Một con người sống chỉ biết có tiền bạc, mọi tình nghĩa đối với họ không là gì. Triều Ân thật tinh tế khi chỉ bằng một nét vẽ duy nhất, ông đã lột tả hết được cái “thần” của nhân vật. Nhân vật Hương trong Hương sen xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm: “Từ trụ sở của ủy ban nhân dân thị dột nát, tường đổ hoang tàn, một nữ thanh niên có dáng mảnh dẻ đi ra, bước chân thoăn thoắt” [18, tr161]. Với dáng người mảnh dẻ và bước chân thoăn thoắt ấy cho thấy Hương là con người nhanh nhẹ, hoạt bát và sôi nổi. Chị hoạt động ở trại lợn của địa phương. Tác giả nhiều lần miêu tả về nhân vật này: “Hương vác mái chèo, thoăn thoắt đi ra bến nước” [18, tr163]. Ở Hương còn có sự phúc hậu dịu dàng của một người mẹ trẻ: “Hương cười, hai hàm răng trắng muốt với sống mũi dọc dừa càng làm tôn thêm vẻ đẹp phúc hậu dịu dàng của người mẹ trẻ” [18, t162]. Vẻ đẹp của Hương được tác giả xây dựng nên trong tác phẩm tương đối hoàn hảo. Nhân vật Lượng - chú của Hương trong tác phẩm cũng phải tỏ ra “rạo rực” trước vẻ đẹp ấy: “Lượng nghe tiếng cười khach khách và trông thấy hàm răng trắng muốt của Hương bỗng thấy rạo rực” [18, tr165]. Lượng đứng ngây ra nhìn và nghĩ: “gái hai con trông vẫn mòn con mắt…Hương xõa tóc gội đầu, mặt hồng hào phây phây thừa sinh lực. Bộ ngực phồng căng tự nhiên dưới lần áo lót mỏng, lộ cả núm vú hồng hồng. Khi Hương quay đi, trông thấy đôi mông căng tròn đầy đặn, Lượng tưởng tượng như mông lợn béo mỗi lần mổ lợn anh được bưng được bê…” [18, tr165]. Bên cạnh vẻ đẹp của nhân vật Hương, ở tác phẩm này với bút pháp vật hóa, Triều Ân đã khắc họa hình ảnh của nhân vật Lượng - một anh đồ tể: “Có lần Hương hỏi tại sao chú cắt tóc ngắn quá trông gần như trọc, giống củ khoai sọ?” [18, tr162]. “Đồng chí chủ nhiệm với cái đầu trọc như củ khoai sọ” [18, tr168]. Cái đầu ít tóc như củ khoai sọ kia không nghĩ được gì khác ngoài viếc chia tiền quỹ của trại lợn sau chiến tranh. Lượng là con người ích kỉ, vụ lợi các nhân, đục nước béo cò. Khi Hương không đồng ý về việc chia tiền quỹ của trại lợn thì Lượng lại tỏ thái độ ngay: “Ngay sau đó vẻ mặt Lượng sa sầm, khiến cái đầu trọc như căng bóng.” [18, tr173]. Nhân vật Eng Bải trong truyện ngắn cùng tên được tác giả khắc họa với những nét vẽ đặc biệt. Ngoại hình của anh được miêu tả giống như tên gọi Eng Bải là thằng - bé - mũi - hếch: “Diện mạo Bảy như thế thật, mắt to, trán dô, mũi hếch, hai má dài như mặt ngựa không đeo hàm thiếc - trời lại phú cho anh tiếng cười như tiếng ngựa, khi thì hờ hờ, khi thì hi hí” [18, tr180]. Eng Bải không phải là nhân vật xấu, anh chỉ bị mụ Bóng và Toác lợi dụng lòng tốt để buôn hàng lậu, hàng cấm. Tuy nhiên, ở đây tác giả cũng sử dụng bút pháp vật hóa để miêu tả nhân vật này. Ta nhận thấy Bảy là một nhân vật xấu xí về ngoại hình khuôn mặt và nụ cười như ngựa ấy còn được tác giả đặc tả lại nhiều lần trong tác phẩm: “ Mặt nó dài như mặt ngựa, nhưng nó có cái ăn được như ngựa đâu” [18, tr186]. “ Bảy cười hờ hờ như con ngựa đực nhập đàn” [18, tr187]. “ Cái thằng mặt ngựa thấy mùi ngựa rồi” [18, tr188]. Nhưng đó là cái mặt của sự thật thà và chất phác: “ Anh Bảy cười. Bộ mặt dài thuỗn trông thật thà” [18, tr197]. Triều Ân đã kết hợp bút pháp vật hóa với thủ pháp so sánh để miêu tả ngoại hình nhân vật này. Ở Bảy, người đọc cảm nhận được sự thật thà, đáng yêu. Không giống như nhân vật Bóng là “Bà buôn có mồm rộng, nói quang quác như gà đẻ...Mắt Bóng có đuôi liếc tình” [18, tr182]. Người đọc thấy được Bóng là con người gian xảo, lẳng lơ. Với những nét đặc tả về ngoại hình nhân vật như vậy, Triều Ân đã phần nào hé lộ tính cách, phẩm chất nhân vật trong những tác phẩm của mình. Khi Triều Ân miêu tả nhân vật qua ngoại hình, đôi khi ông để cho nhân vật tự nhận xét về mình. Lưu Hảo trong truyện ngắn Mùa hoa phượng vĩ đã tự nghĩ: “Lưu Hảo thấy mình trong gương dạo này như gầy đi. Đôi lông mày lá liễu như dán bên đôi mắt lá răm vừa đủ cân đối. Mũi dọc dừa, nghiêng bên này bên kia, Hảo thấy hình trái tim đỏ đậu trên môi, thỏa mãn. Hai vành tai cân đối. Hảo cười nụ một mình, hai hàm răng trắng bóng đều đặn” [18, tr83]. Từng nét vẽ trên khuôn mặt Lưu Hảo rất đẹp. Tác giả như muốn xây dựng một nhân vật nữ hoàn hảo như chính tên gọi của cô. Không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà Hảo còn là con người hiền lành, chịu thương chịu khó. Dường như tác giả đã có những ưu ái hơn cả đối với nhân vật này. Pèng (Xứ sương mù) cũng được miêu tả là cô gái người dân tộc Mông rất đẹp và duyên dáng: “Bà Loan nhìn chằm chằm người nữ thanh niên dân tộc Mông ấy và nụ cười duyên dáng, nước da trắng hồng, má lúm đồng tiền. Đôi mắt linh lợi như mắt bồ câu” [18, tr44]. Cùng với Pèng là Tân - con trai bà Loan cũng được miêu tả là chàng trai thị xã đẹp trai và khôi ngô không kém: “Tân có đôi mắt sáng long lanh như mắt chim phượng, giống cha nó. Trán cao. Lông mày rậm. một các khoáy ngang tàng ở chân tóc ngang trán. Đôi vành tai to. Rái tai nặng trĩu. Và ở rái tai có một nốt ruồi đỏ” [18, tr38]. Cái khoáy ngang tàng trên trán của Tân hé lộ cho người đọc thấy được Tân là con người không bình thường. Anh là con người tiến bộ. Đến với nhân dân Xứ sương mù, anh đã hòa đồng và có thiện cảm với con người nơi đây. Anh yêu Pèng, dù trong mắt mẹ Tân, bà không có cảm tình với cô vì cách ăn mặc áo váy dân tộc kì lạ, nặng nề ấy. Tân nói với mẹ: “Con có tự trọng của con, phải xây dựng tình yêu với người bạn đời nào có chung một lí tưởng. Còn bất cứ một mảnh đất nào có tình thương và cuộc sống lao động hạnh phúc thì con đều quý cả” [18, tr45]. Tân đã đấu tranh cho quyền tự do hôn nhân của mình. Cuối cùng, tình yêu của anh và Pèng đã chứng minh cho tất cả. Triều Ân rất sâu sắc và có dụng ý trong khi miêu tả ngoại hình của nhân vật này. Nói tóm lại, nhân vật trong truyện ngắn được Triều Ân nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Chân dung nhân vật được miêu tả linh hoạt, với sự lựa chọn chi tiết đắt giá. Vẫn những nét vẽ quen thuộc nhưng Triều Ân đã đem đến cho đường nét chân dung nhân vật của mình sự sắc nét, đậm dấu trong kí ức người đọc. Bằng bút pháp nghệ thuật thay đổi linh hoạt, tác giả đã khắc họa thành công những bức chân dung ngoại hình có ý nghĩa cụ thể. Qua ngoại hình có thể đoán định được tính cách và phẩm chất của nhân vật. Các nhân vật của Triều Ân, dù là loại nhân vật nào, được miêu tả như thế nào đều đầy “hương vị” của vùng cao, nếu không còn “hương vị” ấy thì sẽ ít nhiều mất đi vẻ hấp dẫn của nó. 3.1.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động Ngoài những yếu tố lời nói, ngoại hình thì hành động cũng là một trong những tiêu chí cơ bản để qua đó, người ta xác định được bản chất, tính cách nhân vật. Hành động là do những nhân vật hoạt động tạo ra. Như vậy, trong cấu trúc nhân vật, khí chất, tâm lí sẽ là những yếu tố quan trọng chi phối hành động. Với hai tập truyện ngắn của Triều Ân, các hành động của nhân vật có một ý nghĩa đặc biệt. Nhân vật trung tâm của truyện ngắn Triều Ân là con người miền núi - những con người trong im lặng nhưng giấu bao sục sôi trong tâm hồn. Các nhân vật ấy chủ yếu được bộc lộ qua hành động. Những hành động ấy mang đậm bản sắc riêng của những con người miền núi. Khi biết tin có gấu tấn công, bà Loan trong truyện ngắn Xứ sương mù sợ hãi lo cho đứa con trai: “Bà Loan kêu lên một tiếng thất thanh khủng khiếp và ngã vật xuống chết giấc…” [18, tr48]. Hành động của bà Loan cho thấy nỗi sợ hãi tột độ đang ngự trị trong bà. Trong khi đó, Pèng và Tân lại vô cùng dũng cảm, cùng nhau chiến đấu với gấu rừng hung dữ. Tác giả đã sử dụng cả một đoạn văn dài để diễn tả cuộc chiến đấu anh dũng đó. Hành động đó của Pèng và Tân rất đáng được ca ngợi: “Tân chạy lai phía Pèng. Pèng vung dao nhọn…Pèng thừa thắng, lùa mũi dao nhọn ngang qua hầu con gấu, vặn mạnh. Gấu hộc máu, càng hung dữ, há mồm chực cắn Tân. Nhanh như cắt, Pèng cầm cây cây vầu đã sẵn vát nhọn đâm vào họng gấu. Tân làm theo, đâm thêm cây nữa” [18, tr49]. Với hàng loạt những động từ mạnh như: chạy, vung, lùa, vặn, hộc, cắn, đâm…tác giả đã khắc họa thành công hành động anh hùng của Pèng và Tân. Hành động ấy đã cứu sống bao con người thoát khỏi nguy hiểm. Hồng Lê trong truyện ngắn Bạn cùng lứa cũng có những hành động rất cao cả. Vì tình thương, chị đã cứu sống đứa bé bị bỏ rơi trong bệnh viện:“chị trải tấm khăn vuông len, tìm thêm bông băng trải cho dày, và chạy đến cái xô mang đứa bé lên, đem đặt trong lớp bông ấm.” [18, tr54 - 55]. Tiếp theo, chị làm mọi việc như người đỡ đẻ: “Chị lấy gạc luộc nước sôi, cắt lại rốn, chấm cồn cho vô trùng, lau người qua quýt cho hết chất bẩn nhớt…Chị lấy gạc vô trùng, thò ngón tay vào mồm ngoáy hết mũi rãi…” [18, tr55]. Mọi hành động của chị đều cho thấy chị là con người của tình thương yêu cao cả. Chị hành động như một người đỡ đẻ thực thụ mặc dù đó không phải là chuyên môn của chị. Vậy mà, không bao lâu sau, khi đứa bé ấy lớn lên, Cắm Và lại mang những lời lẽ của đồng tiền ra mong chuộc lại đứa bé. Khi nghe Cắm Và nói xong, Lê đã không nói gì cả. Tuy vậy, chỉ thông qua những hành động của chị, người đọc cũng hiểu dược nhân vật này đang nghĩ gì:“Hồng Lê quắc mắt, khó chịu vì những lời lẽ bất nhân có hơi tanh của đồng tiền. Hai lá răm banh ra, nhìn thẳng vào Cắm Và.” [18, tr72]. Hành động của chị cho thấy chị không bằng lòng với những lời lẽ của Cắm Và. Những con người như chị ta đâu hiểu được thế nào là tình mẫu tử thiêng liêng. Với những nét chi tiết miêu tả đặc sắc, tác giả đã giúp người đọc nắm bắt được tư tưởng, thái độ của nhân vật. Mọi hành động đề xuất phát một cách tự nhiên, đúng với bản chất của con người miền núi xưa nay. Eng Bải trong truyện ngắn cùng tên đã hành động như vậy: “Hai lỗ mũi hếch của anh mở to; đôi mắt đảo quanh; bỗng mặt anh dài da và quát tháo…” [18, tr181]. Sau khi quát tháo, Eng Bải đã thực hiện một loạt những hành động nhằm đuổi bà hàng gạo xuống xe: “Miệng nói, tay mó, chân đạp, trong nháy mắt Bảy đã tống hết mấy bao tải gạo xuống bến” [18, tr181]. Đến với truyện ngắn Trong tiếng sa quay, một lần nữa người đọc bắt gặp hình ảnh của nhân vật Yến. Chiến tranh đã gây ra bi kịch cuộc đời Yến. Khi Thảo đi rồi, trong Yến cồn cào lên mỗi nhớ thương chồng da diết: “Đêm đêm, nỗi nhớ thương càng trỗi dậy. Yến chỉ biết nằm ôm chặt lấy cuộn chăn. Yến xoay người quần quại. Yến cắn vào thành giường, cắn hết mọi chỗ cho đỡ nhớ nhung” [18, tr208]. Mọi hành động của Yến chỉ với mục đích vơi bớt nỗi cô đơn nhưng nỗi cô đơn ấy vẫn bủa vây lấy cô. Sống trong nỗi nhớ nhung chồng, Yến không biết làm gì trong đêm vắng. Và Triều Ân đã bằng ngòi bút của mình khắc họa nên những hành động của Yến. Người đọc cảm thấy thương xót cho số phận của nhân vật này. Chăm chỉ, hiền lành nhưng số phận đã đẩy cô ngày càng đau khổ hơn. Khi Thảo quay về, Yến không nói được gì nữa, tất cả những suy nghĩ của cô đều thể hiện ở những việc cô làm: “Yến phát hoảng la lên a a, Yến khóc, Yến cười…Bỗng Yến đẩy Thảo ra, xõa tóc, thét lên như hóa rồ…” [18, tr213]. Yến cảm thấy kinh ngạc khi người mà cô vẫn thờ cúng nay lại trở về. Yến cười trong niềm vui trở về của Thảo nhưng cô lại khóc vì bây giờ đây Yến không biết tiếp tục mới quan hệ với Thảo như thế nào. Buồn vui lẫn lộn, số phận lại một lần nữa đùa dỡn với cô. Từng hành động, cử chỉ của Yến được tác giả ghi lại một cách chân thực nhưng không kém phần tinh tế. Nỗi đau của Yến có lẽ cũng là nỗi đau của tác giả khi viết số phận về số phận của những con người trong và sau chiến tranh. Nhân vật Nông Thịnh (Người thiếu phụ bản Hoa Đào) là con người ít nói. Anh ta chỉ ham mê đọc sách nhưng thiếu những hiểu biết về cuộc sống. Chỉ thông qua một số hành động của Thịnh cũng cho thấy đây là một con người v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_huyen_sua__2109.doc
Tài liệu liên quan