Khóa luận Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay

Phần mở đầu 1

Phần nội dung 4

Chương 1: nông nghiệp, nông thôn và chủ trương phát triển nông nghiệp,

nông thôn của Đảng ta 5

1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp,

nông thôn. 5

1.1.1 Thời kỳ 1975 – 1986. 5

1.1.2 Thời kỳ 1986 – 1996. 8

1.1.3 Thời kỳ từ năm 1996 đến nay. 9

1.2 Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn

An Giang. 17

1.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn An Giang sau năm 1975. 17

1.2.2 Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn

An Giang. 20

Chương 2: Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông

thôn từ năm 1996 đến nay. 24

2.1 Khát quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Chợ

Mới, tỉnh An Giang. 24

2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý. 24

2.1.2 Khát quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. 26

pdf55 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
988, Tỉnh ủy An Giang ra Nghị quyết 06/NQTU chủ trương: khuyến khích người có vốn mua sắm phương tiện, máy móc nông nghiệp để kinh Trang 20 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn doanh dịch vụ và được quyền bán lại. Chủ phương tiện chỉ đóng lệ phí hoạt động một lần tại nơi cư trú. Với chủ trương trên, trang thiết bị máy móc trong ngành nông nghiệp tăng lên đáng kể, cũng từ đó, chấm dứt tình trạng sạ chay, chấm dứt tình trạng khô ruộng, diện tích đất được cày xới và tưới tiêu hoàn chỉnh tăng lên. Tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp tăng nhanh và An Giang là một trong những tỉnh ở miền Nam có tỉ trọng cơ giới hóa cao. Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân như Luật Đất đai quy định nhưng phải giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài; được phép sang nhượng, kế thừa huê lợi và thành quả lao động trên đất đó; song không được bao chiếm hoặc cho mướn theo kiểu bóc lột. Việc giải quyết đất đai phải ổn định theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đi lên bằng nhiều biện pháp: kinh tế, giáo dục vận động và hành chính, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, giữ vững đoàn kết nông thôn. Ngay từ năm 1988, An Giang chủ trương đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân một cách ổn định và lâu dài. Đến cuối năm 1997, An Giang đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một trong những nhân tố giải phóng sức sản xuất, tạo tiền đề và điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển. Về phương thức cung ứng vật tư, mua lương thực và nông sản Nhà nước bán vật tư cho nông dân theo giá kinh doanh, nguồn nào hạch toán đúng và đủ theo nguồn đó. Đồng thời, mua lại lương thực nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận. Chấm dứt việc cung ứng vật tư bằng phương pháp hợp đồng trước (gọi là hợp đồng B). Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành và quản lý thống nhất ngân sách tỉnh. Đồng thời tỉnh điều động, bổ sung cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm và nghiệp vụ kinh doanh về củng cố và tăng cường các công ty cấp tỉnh như lương thực, thương nghiệp, xuất khẩu nông thủy sản, vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuậtđể những công ty này có đủ khả năng và sức cạnh tranh trên thị trường không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra ngoài tỉnh. Nhiệm vụ của những công ty này là thông qua kinh doanh dịch vụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào và đầu ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nhằm mục tiêu chung của tỉnh là phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Quyết định 99/TTg (9/2/1996) của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, Trang 21 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang tiếp tục đầu tư cho các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương bị bồi lắng, phát triển giao thông nông thôn, tôn nền nhà vượt lũ Trên cơ sở phát triển thủy lợi, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và xây dựng các cơ sở hạ tầng khác như trường học, trạm y tế, chợ, phát triển mạng lưới cung cấp điện, nước sinh hoạt nông thôn. Những chủ trương và giải pháp trên lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp An Giang tiếp tục phát triển. Điều đáng lưu ý là có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản phẩm kinh tế nông nghiệp và nông thôn được đa dạng hóa, đã xuất hiện những ngành nghề mới với xu hướng liên kết nhau. Thành phần và sở hữu cũng bắt đầu đa dạng hóa và đang theo xu hướng hợp tác liên doanh, nền kinh tế nông nghiệp An Giang đã và đang chuyển dần từ nền kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế mang tính chất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Coi trọng công tác tìm kiếm, khai thác và có cơ chế, chính sách tổ chức tốt thị trường trong và ngoài nước; xem đây là mũi đột phá và có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Chú trọng việc ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống, tăng hàm lượng chất xám kết tinh trong các sản phẩm và phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị khu vực I, tăng nhanh tỷ trọng khu vực II, III. Phát triển mạnh ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch, xuất khẩu và kinh tế biên giới. Tập trung đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trên các mặt trí tuệ, kỹ năng, đạo đức và thể lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới; chú trọng cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, lực lượng lao động, những chuyên gia và doanh nhân giỏi. Tiếp cận và triển khai nhanh các điều kiện cần thiết để đưa hoạt động công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội. Đầu tư xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Mục tiêu về xây dựng và phát triển nông thôn của An Giang là: xây dựng một xã hội nông thôn ấm no hạnh phúc và phát triển toàn diện. Đó là một cơ cấu Trang 22 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn xã hội có cơ cấu kinh tế đa dạng, các thành phần kinh tế hợp tác đan xen nhau, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động với mức thu nhập đảm bảo đời sống ngày càng cao, số người làm giàu chính đáng không ngừng tăng lên đi đôi với tích cực phấn đấu thu hẹp dần các hộ nghèo. Đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần, y tế, giáo dục ngày càng phát triển tương xứng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mọi đối tượng chính sách, trẻ em, phụ nữ, người già được quan tâm đúng mức. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc và xóm ấp được kế thừa và phát huy. Bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới theo hướng hạnh phúc, văn minh, hiện đại mang bản sắc và truyền thống của làng quê Việt Nam trù phú. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục đưa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII thấm sâu vào đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới; xây dựng gia đình văn hóa gắn với văn hóa cộng đồng. từng bước nâng cao các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, phát thanh, truyền hình để phục vụ tốt hơn nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Duy trì và nâng chất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phù hợp với đặc điểm của từng cộng đồng dân cư. Củng cố, phát huy, xây dựng mới các thiết chế văn hóa ở cơ sở xã, phường, trước hết là nông thôn, vùng núi, vùng căn cứ cách mạng. Hướng dẫn và phát huy nét đẹp của các lễ hội truyền thống; giữ gìn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử dân tộc và kháng chiến. Đưa nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao về địa bàn dân cư, nhất là ở nông thôn. Tăng cường công tác quản lý để giữ vững trật tự, lành mạnh các hoạt động văn hóa, dịch vụ, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Như vậy, trong một thời gian dài Đảng bộ An Giang đã xác định đúng hướng và đầu tư đúng mức. Nhờ vậy, An Giang có bước phát triển về nhiều mặt, nhất là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu nông nghiệp hết sức đa dạng cung cấp cho xã hội đầy đủ những sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi với sản lượng tăng ngày càng cao chẳng những trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Tổng sản lượng lương thực từ 902.635 tấn (1987) lên 2.999.179 tấn (2006). Bình quân lương thực đầu người từ 520 kg (1987) lên 1.357 kg (2006). Diện tích các loại hoa màu, cây công nghiệp giữ ở mức ổn định gần 45.000 ha. Sản lượng thịt xuất chuồng hàng năm trên dưới Trang 23 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn 28.000 tấn, sản lượng cá nuôi tăng rất nhanh từ 7000 tấn (1987) lên 235.000 tấn (2006). Năm 2007, giá trị xuất khẩu nông sản gần 500 triệu USD. Bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt người dân ngày càng được nâng cao, đời sống chính trị - xã hội, văn hóa, tinh thần, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc ngày càng phát triển tương xứng và đồng bộ với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2005, có 65% hộ sử dụng nước sạch, 95% hộ sử dụng điện; 58% số xã phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, xe máy, cassette, số hộ được xem truyền hình đạt 98%, có gần 160.000 máy điện thoại, internet rất phát triển, nối mạng toàn cầu, truy cập Internet có 6.100 máy, 100% xã phường đã có trạm y tế, quỹ thuốc thiết yếu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo, An ninh trật tự nông thôn được đảm bảo: Nông thôn An Giang vốn là địa bàn hoạt động cách mạng trước đây, những truyền thống tập quán tốt của cha ông vẫn còn được duy trì; do đó việc xâm nhập của văn hóa đồi trụy, ngoại lai cũng như bọn phản động lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng đều bị phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Có thể khẳng định rằng: qua hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang, nền kinh tế nông nghiệp An Giang đã có bước chuyển biến quan trọng và rõ nét, vượt qua nhiều khó khăn trong bối cảnh của một nước khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao, chuyển sang sản xuất hàng hóa đa dạng và đang đứng đầu cả nước về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đời sống nông dân được tăng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới đáng kể, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của đất nước. Trang 24 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ MỚI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY 2.1 Khát quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý. Chợ Mới là một huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, về phía Đông nam của tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp Phú Tân, phía Tây bắc giáp Châu Phú, phía Tây giáp Châu Thành, phía Tây nam giáp thành phố Long xuyên, Nam và Đông nam giáp với tỉnh Đồng Tháp. Là cù lao có dạng như một chiếc thuyền lật úp, cao ở giữa và thấp dần ra hai bờ sông. Độ cao trung bình ở giữa là 3 – 4m, còn hai bên bờ sông là 1,5 – 3m. Địa hình Chợ Mới chia thành nhiều ô bởi những đê bao khép kín nên hạn chế được ngập lụt vào mùa lũ. Chợ Mới là huyện cù lao nên đất đai màu mỡ do được phù sa bồi đắp hàng năm, giàu chất dinh dưỡng rất thích hợp nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa, hoa màu, cây ăn trái Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tính đến năm 2006 là 36.929 ha, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 27.681 ha, chiếm 74,9% diện tích. Đất trồng lúa chiếm diện tích khá lớn là 21.335 ha, chiếm 77% diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình cù lao được bao bọc bởi các sông lớn nên bên cạnh thuận lợi cũng phần nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông cũng như lưu thông hàng hóa của huyện (nhất là các sản phẩm nông nghiệp) đến các vùng lân cận. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt nên Chợ Mới có nguồn nước ngọt dồi dào, chất lượng nước tốt thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước càng có hiệu quả hơn khi huyện xây dựng được hệ thống đê bao kiểm soát lũ kết hợp hệ thống giao thông thủy lợi tương đối hoàn chỉnh. Là nơi tập trung dân cư đông nhất tỉnh, nhưng đất ít, nên từ lâu người dân Chợ Mới phải chịu thương chịu khó khai hoang mở đất không chỉ trong huyện mà còn ở các huyện khác, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên. Trang 25 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn Chợ Mới nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu tương đối đồng nhất, ít thay đổi giữa các tháng và chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ trong năm tương đối cao và ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 270C, phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Chế độ mưa ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp ở Chợ Mới. Lượng mưa trong khu vực Chợ Mới phân bố rõ rệt theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm nên thừa lượng nước, kết hợp với nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về có thể gây ra ngập úng đối với sản xuất. Ngược lại mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10% cả năm gây thiếu nước tưới cho sản xuất và cây trồng. Chợ Mới là nơi có các loại rau màu, cây ăn trái đa dạng như xoài, mận, mít, chuối Bên cạnh đó, còn có các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà, vịt Ngoài ra, Chợ Mới còn có đất sét làm gạch ngói phục vụ cho xây dựng. 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội. Chợ Mới là huyện đông dân số nhất tỉnh An giang với 368.477 người, mật độ dân số: 998 người/km2 ( 2006) . Dân tộc kinh chiếm 99,78%; dân tộc Hoa chiếm 0,16%; còn lại là các dân tộc khác. Trên địa bàn huyện có 5 tôn giáo. Phật giáo Hòa hảo chiếm 49,7%, đạo Phật chiếm 26%; đạo Công giáo chiếm 4,2%, đạo Cao đài 5%, còn lại là đạo Tin lành. Dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 236.906 người, chiếm 64,29% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động trong nông nghiệp là 107.714 người, có 7.614 người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc làm nội trợ. Cán bộ viên chức nhà nước có trình độ cao đẳng, đại học là 2.681 người. Trong đó có 7 thạc sĩ (số liệu năm 2006). Toàn Huyện có 18 xã, thị trấn với 138 ấp, 78.251 hộ, trong đó có 5.259 hộ nghèo, chiếm 6,98%. Năm 2006, giải quyết việc làm cho 21.744 lao động, trong đó lao động tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh là 9000 người, tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động cho 1719 người. Tổng sản phẩm GDP là 3.668,7 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng 13,7%, trong đó cơ cấu khu vực I là 27,4%, khu vực II là 24,1%, khu vực III là 48,5%. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2006 là 9.950.000 đồng. Chợ Mới là cái nôi cách mạng của tỉnh An Giang. Vào tháng 4/ 1930, chi bộ Đảng đầu tiên của Long Xuyên – Châu Đốc được thành lập tại xã Long Điền, huyện Chợ Mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của nhân dân Trang 26 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn Chợ Mới đã diễn ra liên tục, dai dẳng trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước. “Cùng với Mỹ Tho, Đức Hòa, vùng Chợ Mới là một trong những lò lửa nóng bỏng của phong trào nông dân ở Nam Kỳ”. Truyền thống cách mạng trong những năm kháng chiến tiếp tục được nhân dân Chợ Mới kế thừa và phát triển trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và Chợ Mới nói riêng. 2.2 Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay. 2.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới trước năm 1996. Sau ngày đất nước thống nhất, cùng với khó khăn chung của tỉnh và cả nước, kinh tế Chợ Mới cũng gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển từ lúa 1 vụ sang lúa 2 vụ trong điều kiện thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên, cơ sở vật chất, vật tư thiếu nghiêm trọng. Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp được hình thành với hình thức Hợp tác xã. Toàn huyện có 406 tập đoàn, 62 liên tập đoàn và 1 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đã tập thể hóa 22.721 ha, chiếm 95,6% diện tích đất nông nghiệp. Mặc dù có những khó khăn nhất định về tự nhiên và cơ chế, nhưng Đảng bộ Chợ Mới và chính quyền các cấp trong huyện đã lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất. Diện tích gieo trồng từ 28.927 ha năm 1976 tăng lên 37.907 ha năm 1985, sản lượng lúa từ 72.634 tấn tăng lên 177.593 tấn vào năm 1985, đã đáp ứng đủ lương thực cho nhân dân trong huyện và làm nghĩa vụ với nhà nước. Từ 1976 đến 1985, huyện đã huy động được 302.165 tấn lúa để điều hòa cho huyện và tỉnh. Nhìn chung, trong sản xuất nông nghiệp, trước năm 1986, do việc cải tạo xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nên không khuyến khích sản xuất phát triển, nền nông nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ rất chậm, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, (chiếm 86,6% cơ cấu kinh tế). Đây là thời kỳ Chợ Mới gặp nhiều khó khăn. Thực trạng trên đòi hỏi Đảng bộ huyện Chợ Mới phải đề ra được những chủ trương đúng đắn, phù hợp để đưa Chợ Mới vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống cho nhân dân. Trang 27 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI và Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần IV, Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Mới lần V (1986) xác định: nông nghiệp, lương thực là nền tảng, là mục tiêu hàng đầu; nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược. Với chính sách tam nông, nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quyền lợi đất đai, công cụ lao động được giải quyết thỏa đáng. Từ đó, nông dân phát huy được tính năng động, sáng tạo; tích cực cùng với huyện tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Trong 10 năm (1986 – 1995), Chợ Mới đã nâng tổng diện tích gieo trồng đến năm 1995 đạt 49.572 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa là 39.551 ha, diện tích gieo trồng màu là 8.363 ha. Hệ số sử dụng đất là 2,1 lần, năng suất lúa bình quân đạt 5 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 279.969 tấn, lương thực bình quân đầu người 841 kg/người/năm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm luôn ổn định và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chợ Mới, sản xuất nông nghiệp đã từng bước phá thế độc canh cây lúa. Việc áp dụng khoa học – kỹ thuật trên đồng ruộng trở nên khá phổ biến, mô hình sản xuất đa canh như VA,VAC, RVAC xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế vườn chuyển biến đáng kể. Các loại cây ngắn ngày, dài ngày có hiệu quả và xuất khẩu ngày càng được nhân dân hưởng ứng canh tác. Sự năng động trong sản xuất ở Chợ Mới đã góp phần làm chuyển biến một bước quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với sự tăng trưởng trên lĩnh vực nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Chợ Mới trong thời kỳ này cũng có nhiều đổi thay đáng kể. Điện nông thôn phủ các xã, thị trấn và tỷ lệ hộ sử dụng điện là 22,3%. Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Mạng lưới thông tin bưu điện mở rộng liên lạc đến các nơi trong huyện, trong nước và cả nước ngoài. Phương tiện đi lại cho nông dân được mở nhiều tuyến. Hệ thống cấp nước và giếng nước nông thôn phát triển. Văn hóa xã hội đã đạt những tiến bộ quan trọng. Trong những năm qua, huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn ngân hàng, vốn quỹ quốc gia và vốn gây quỹ của Mặt trận – đoàn thể để xóa đói, giảm nghèo: đã giải quyết được thêm gần 30.000 lao động có việc làm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, mua sắm nhiều xe gắn máy, tivi, cassette, nhà ngói, nhà tường được xây dựng ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 9%. Công tác kế hoạch hóa gia đình chuyển biến rõ nét trong nhân dân, trong toàn xã hội, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 1995 là 1,65%, bình quân hàng Trang 28 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn năm giảm 0,07%. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được củng cố, nâng dần chất lượng khám và điều trị bệnh. Nhiều dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt 95%; vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường được nhân dân đồng tình thực hiện có chuyển biến từng bước. Số hộ dùng nước sạch chiếm 28%, số hộ có cầu vệ sinh chiếm gần 10% tổng số hộ. Mạng lưới y tế từ xã đến thị trấn được củng cố dần về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các trạm y tế đều có bác sĩ. Ngành giáo dục tuy còn nhiều khó khăn nhưng huyện đã cố gắng phát triển hệ thống trường lớp, xóa tình trạng học 3 ca, môi trường cảnh quan sư phạm khang trang hơn. Số học sinh hàng năm đến lớp ở các cấp đều tăng. Chất lượng dạy và học được củng cố và nâng chất. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm học 1994 – 1995 đạt 90,93%; tốt nghiệp cấp 2 đạt 78,1%; và tốt nghiệp phổ thông trung học là 60,4%. Công tác phổ cập tiểu học và xóa mù chữ bước đầu có chuyển biến, gia đình và xã hội ngày càng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao ngày càng mang tính xã hội hóa và phát triển tới tận địa bàn dân cư, đặc biệt là phong trào bóng đá nông dân, bóng chuyền, cầu lông, văn nghệ quần chúng diễn ra khá sôi nổi, nhất là trong các lễ hội truyền thống và lễ hội dân gian. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân đạt thành tích tốt trong các lần hội thi, hội diễn. Mạng lưới truyền thanh, đội tuyên truyền cổ động từ huyện đến xã được củng cố, mở rộng và nâng chất hoạt động. Một số di tích văn hóa, lịch sử có tính chất giáo dục truyền thống được sửa sang, nâng cấp như: Cột dây thép, chùa Bà Lê Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững, an ninh nội bộ tốt. Quản lý chặt đối tượng và chủ động đối phó âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động qua phong trào quần chúng tự quản toàn diện ở địa bàn dân cư, từ đó mà các vi phạm trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội giảm dần, xóm làng bình yên. Những thành tựu trên đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Từ những chủ trương của Trung ương và của tỉnh Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Mới đã đề ra những nhiệm vụ chính trị hợp lòng dân, được các ngành, các cấp, toàn bộ đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, đoàn kết và quyết tâm vượt mọi khó khăn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ích nước, lợi nhà, xây dựng Chợ Mới ngày thêm tươi đẹp. Trang 29 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn Bên cạnh những thành tựu đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chợ Mới vẫn có những tồn tại và yếu kém: Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn nặng về nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tuy có phát triển nhưng chưa vững; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, kinh tế vườn chuyển biến chậm. Quy mô chăn nuôi từng hộ gia đình còn nhỏ, tự phát, thủ công và ít kinh nghiệm. Một số nơi, lộ nông thôn còn gồ ghề, mưa xuống đi lại còn lầy lội. Nhiều cầu đã xuống cấp chưa được sửa chữa, xât dựng mới; một số kênh mương bồi lắng chưa được nạo vét. Nhiều trường lớp quá cũ, công tác bảo quản chưa tốt. Chất lượng giáo dục chưa đều ở các trường. Còn 19.422 trẻ, (chiếm 27,5%) từ 6 tuổi chưa đến lớp hoặc bỏ học. Công tác xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đạt kết quả thấp. Bệnh viện, trạm xá nhiều nơi xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu thốn và cũ kỹ, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tinh thần, thái độ phục vụ của một số y, bác sĩ chưa tận tình. Còn nhiều cặp vợ chồng chưa đăng ký kế hoạch hóa gia đình, trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao (33,1%). Phong trào dùng nước sạch và vệ sinh môi trường có chuyển biến nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Công tác bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc. Lao động chưa có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ 7%. Nhà ở của một bộ phận nhân dân còn xiêu vẹo, chen chúc, đời sống khó khăn, sống dưới mức trung bình, gần 5000 hộ phải di dời nhưng không có đất để cất nhà. Còn trên 260 hộ gia đình chính sách khó khăn chưa có nhà tình nghĩa Trong lĩnh vực văn hóa, việc quản lý phim ảnh, sách báo từng nơi, từng lúc chưa thường xuyên và kiên quyết. Một số xã, ấp dân số quá đông nên công tác quản lý không đảm đương nổi. Một số nơi chưa chấp hành tốt chỉ đạo của cấp trên hoặc làm sai. Thông tin báo cáo tình hình chưa kịp thời, thậm chí không báo cáo. Những yếu kém trên là do công tác tổ chức thực hiện từng nơi, từng lúc, từng lĩnh vực chưa kịp thời, thiếu sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Mặt khác, cũng do yếu tố khách quan tác động như có sức ép dân số, hậu quả lũ lụt, kinh phí trên đầu tư có hạn Một số cấp ủy cơ sở thiếu tập trung trong các nhiệm vụ trọng tâm, một số ngành nắm bắt tình hình chưa chặt, chưa sát cơ sở. Như vậy, cũng giống như tỉnh và cả nước, trong thời kỳ 10 năm đầu đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Chợ Mới phát triển chậm, đời sống Trang 30 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sang thời kỳ 1986 – 1996, thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương và chính sách tam nông của tỉnh, Chợ Mới đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc. 2.2.2 Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay. 2.2.2.1 Thời kỳ 1996 – 2000. Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế Chợ Mới, huyện ủy Chợ Mới xác định nhiệm vụ chung thời kỳ 1996 – 2000 là: tập trung khoanh vùng bờ bao ngăn lũ nhằm khai thác tiềm năng đất nông nghiệp, tăng vòng quay đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn, từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp. Đồng thời, làm tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1239.pdf
Tài liệu liên quan