Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom

MỤC LỤC

MỞI ĐẦU 1

1. Tính cần thiết cho đề tài 1

2. Mục tiêu của đề tài. 1

3. Nội dung đề tài. 2

4. Phương pháp nghiên cứu. 2

4.1 Phương pháp luận 2

4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 2

4.3 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 3

4.4 Phương pháp điều tra xã hội học 3

5. Giới hạn đề tài . 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRẢNG BOM 4

1.1 Đặc điêm và điểu kiện tự nhiên 5

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.3 Những lợi thế của huyện 7

1.2 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 7

1.2.1 Tình hình kinh tế 7

1.2.2 Tình hình xã hội 8

1.3 Hiện trạng môi trường 9

1.3.1 Tài nguyên đất 9

1.3.2 Tài nguyên khoáng sản 10

1.3.3 Tài nguyên rừng 10

1.3.4 Tài nguyên nước 10

1.4 Tình hình văn hóa xã hội 10

1.4.1 Giáo dục 10

1.4.2 Văn hóa – thể thao 11

1.4.3 Dân số 11

1.4.4 Tôn giáo – dân tộc 12

1.4.5 Y tế 12

1.5 Đánh giá sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Trảng Bom 12

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 15

2.1 Tài nguyên nước và vai trò của nó 15

2.1.1 Tài nguyên nước của trái đất 15

2.1.2 Vai trò của nước 16

2.2 Đặc điểm, Thành phần, Tính chất nước mặt, nước ngầm 17

2.2.1 Nước mặt : sông, hồ, biển 17

2.2.2 Nước ngầm là gì? 18

2.2.3 Vòng tuần hoàn nước 19

2.2.4 Thành phần 20

CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA HUYỆN TRẢNG BOM 24

3.1 Hiện trạng môi trường nước 24

3.1.1 Chất lượng nước mặt 24

3.1.2 Chất lượng nước ngầm 30

3.2 Hiện trạng nước theo khu vực 35

3.2.1 Hiện trạng môi trường nước tại thị Trấn Trảng Bom 35

3.2.2 Hiện trạng môi trường nước vùng nông thôn 37

3.2.3 Hiện trạng môi trường nước tại khu du lịch sinh thái 39

3.2.4 Hiện trạng môi trường nước ở Nghĩa Trang 40

3.2.5 Hiện trạng môi trường nước tại khu công nghiệp và trạm y tế 40

3.3 Huyện trảng bom 41

3.4 Công tác điều tra hiện trạng sử dụng nước 41

3.4.1 Mục đích 41

3.4.2 Nội dung phương pháp 42

3.4.3 Kết quả phiếu điều tra 43

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC CỦA HUYỆN TRẢNG BOM 94

4.1 Đánh giá công tác quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường 94

4.1.1 Vị trí chức năng 95

4.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 95

4.1.3 Tổ chức biên chế 96

4.1.4 Tổ chức nhân sự Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom

97

4.1.5 Những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 97

4.2 Đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng nước 98

4.2.1 Đánh giá chung 98

4.2.2 Đề xuất giải pháp 99

CHƯƠNG 5 : DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG NƯỚC & KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 101

5.1 Dự báo xu thế biến đổi môi trường nước 101

5.2 Kết luân 103

5.3 Kiến nghị 103

5.3.1 Về phía nhà nước 103

5.3.2 Về phía người dân 103

5.4 Về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn 104

5.5 Tham khảo them các bảng kết quả xét nghiệm trên các địa bàn huyện 106

 

 

docx92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến 0,04 mg/l, cá biệt có mẫu > 0,1 mg/l. Nước thường bị nhiễm bẩn nitrat, hàm lượng nhỏ hơn 10 mg/l chiếm 57% tổng số mẫu, hàm lượng > 10 mg/l chiếm 43%. Loại hình hóa học nước thường gặp là Clorur Natri, Clorur-nitrat Natri, Bicarbonat-Clorur Natri, Clorur-bicarbonat Natri. Đặc điểm động thái : Động thái nước dưới đất của tầng chứa nước Pleistocen dưới đặc trung chủ yếu bởi 2 kiểu động thái đó là đỉnh và sườn phân hủy. Nguồn cung cấp chính cho tầng chứa nước qp1 là nước mưa trực tiếp ngấm xuống. Khu ven sông suối nước dưới đất được bổ cấp một phần do sông. Riêng khu Hố Nai và phần phía Bắc Biên Hòa qua phân tích sự biến đổi về loại hình hóa họa nước cho thấy có sự cung cấp bổ sung từ nước khe nứt trong đá trầm tích Jura. Tầng chứa nước khe nứt các thành tạo bazan phun trào Plesistocen trên (βqp3) : Tầng chứa nước khe nứt Plesistocen trên (βqp3) bao gồm các hệ tầng địa chất : hệ tầng Sóc Lu (B/Q13sl), Cây Gáo (B/Q13cg) và Phước Tân (B/Q13pt). Diện tích phân bố của tầng chứa nước khe nứt Plesistocen trên (βqp3) khoảng 676 km2. Các thành tạo phun trào Plesistocen trên lộ ra mặt với diện tích khá lớn khoảng 642 km2, một số nơi chúng bị phủ bởi trầm tích trẻ hơn (Holocen) với diện tích nhỏ hẹp, khoảng 34km2. Kết quả nghiên cứu địa tầng cho thấy : lớp trên cùng là bazan phong hóa triệt để thành bột sét, không có khả năng chứa nước, dày từ 1m (Bàu Cạn – Long Thành) đến 35m (Phú Sơn – Định Quán) đến 84,7m (Phú Lợi – Định Quán), trung bình 32,3m. Ở khu vực Phước Tân, Bình Sơn chúng nằm trực tiếp trên trầm tích Plipcen; ở Giang Điền nằm trên bề mặt phong hóa của trầm tích Jura hoặc bề mặt của trầm tích Plesistocen; ở Định Quán, Tân Phú nằm trên bề mặt phong hóa các trầm tích Jura; ở Cây Gáo – Thống Nhất và trung tâm nằm trên bazan Xuân Lộc; ở phía Tây phủ lên trầm tích Jura và ở phía Đông Nam nằm trên bazan Xuân Lộc. Độ giàu nước : Độ giàu nước của đá bazan thuộc vào chiều dày, mức độ nứt nẻ của chúng. Do chiều dày nhỏ, mức độ nứt nẻ ít, nên khả năng chứa nước của tầng chứa nước hạn chế. Các giếng khoan có lưu lượng từ 0,8 ÷ 3,0l/s (khu vực Cây Gáo – Thống Nhất, Tân Phú, Định Quán). Các giếng đào thường nghèo nước, lưu lượng Q = 0,02 ÷ 0,08l/s, tỷ lưu lượng q = 0,2 ÷ 0,5l/sm. Tầng được xếp vào mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo. Chất lượng nước : Nước trong bazan rất gần gũi với nước mưa, hầu hết là nước siêu nhạt (M = 0,05 ÷ 0,1 g/l), một vài điểm nước nhạt (M = 0,1 ÷ 0,64 g/l). Hoạt tính hóa học của nước từ axit yếu trung tính yếu, độ pH = 4,76 ÷ 8,6. Độ cứng từ 0,206 ÷ 10,114mgđl/l, phổ biến nhỏ hơn 3,000 mgđl/l, nước thuộc loại siêu mềm đến mềm. Nước thường bị nhiễm bẩn nitrat (chiếm 52%). Hàm lượng sắt trong nước rất nhỏ, từ vết đến 0,03mg/l. Đặc điểm động thái : mực nước dưới đất thay đổi tùy theo độ cao và hình dạng địa hình của từng khu vực, mực nước dưới đất thay đổi từ 2,0 ÷ 5,0m đến 20,0 ÷ 22,0m. Nguồn cung cấp chủ yếu từ nước mưa ngấm xuống. Ngoài ra, ở Giang Điền, Tân Cang, nước dưới đất còn được bổ sung một phần từ phức hệ chứa nước bở rời Plesistocen nằm ở địa hình cao hơn. Miền thoát chính là sông Buông và sông Mây – sông Thao. Nước dưới đất có quan hệ mật thiết với lượng mưa, mực nước dao động theo mùa và lệch pha với lượng mưa. Mực nước đạt giá trị cực đại vào các tháng 10 đến tháng 12, và đạt giá trị cực tiểu vào các tháng 5 đến tháng 7 của năm sau tùy lượng mưa. Về động thái thành phần hóa học nước dưới đất, hàm lượng các ion trong nước tương đối ổn định, ít có sự thay đổi theo thời gian. Hiện trạng nước theo khu vực Hiện trạng môi trường nước tại thị Trấn Trảng Bom Thị trấn Trảng Bom là trung tâm hành chính và kinh tế của HTB. Trong những năm qua thị trấn ngày càng phát triển. Song song với đó là những tác động không nhỏ đến môi trường. Trong đó, ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông, mực nước ngầm ngày càng hạ thấp, chất thải rắn sinh hoạt và tình trạng nước thải không được thu gom và xử lý là những vấn đề môi trường nổi bật của thị trấn. Khu vực Trảng Bom – Công trình Q01007D – xã Cây Gáo Độ pH từ 6,47 – 7,52 nằm trong giới hạn cho phép; Độ cứng của nước đạt quy chuẩn từ 72,5 – 90 mg/l, nước hơi cứng Nước nhạt với tổng khoáng từ 180 – 230 mg/l Cặn sấy khô của nước trung bình từ 158 – 196 mg/l Hàm lượng Clorua từ 17,73 – 19,5 mg/l đạt tiêu chuẩn sử dụng nước ăn uống. Các hợp chất chứa Nito có mặt thường xuyên trong nước : Nitrat có hàm lượng 22,58 – 28,11 mg/l, Nitrit có hàm lượng từ 0 – 0,14 mg/l, amoni không đáng kể. Phenol cao hơn giới hạn cho phép với hàm lượng là 0,00375 mg/l. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng đều nằm trong giới hạn cho phép Theo QCVN 09:2008/BTNMT thì nước dưới đất tại công trình Q01007D có hàm lượng các chất đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên hàm lượng nitrat khá cao, phenol lớn hơn quy định cho phép chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn. Khu vực HTB – công trình Q01007A – xã Thanh Bình : Độ pH thuộc loại axit yếu đến trung tính với độ pH vào mùa khô tăng lên vào mùa mưa là 7,62 phù hợp cho mục đích sinh hoạt. Nước tại khu vực này thuộc loại nước nhạt, tổng khoáng hóa nằm trong khoảng 250 – 310 mg/l. Độ cứng tổng quát từ 125 – 127,5 mg/l; hàm lượng sắt tương đối nhỏ từ 0,24 – 1,24 mg/l nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Tuy nhiên nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng với hàm lượng Nitrat cao từ 29,7 mg/l và tăng lên vào mùa mưa đến 44,82 mg/l. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng đều nhỏ và nằm trong giới hạn cho phép. Nước ngầm : Qua khảo sát, so chưa có hệ thống cấp nước đô thị nên tất cả các hộ dân tại thị trấn đều sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt. Nước ngầm được các hộ khai thác bằng các giếng khoan hoặc giếng đào, độ sâu khoảng 20 – 30 m. Lưu lượng nước trong một giếng đủ cung cấp cho người dân sinh hoạt trong mùa mưa và mùa khô. Bảng 3.9 : Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào (9m) hộ Vũ Đình Huỳnh (đường số 4, TTTB). TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Vũ Đình Huỳnh TCVN 5944 - 1995 1 pH - 4,03 6,5 – 8,5 2 Độ Cứng mgO2/l 50 300 – 500 3 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 8 - 4 Sắt tổng cổng Fetc mg/l 0,2 1 – 5 5 Nitrate NO3 mg/l 225 45 6 Coliforms KL/100ml 1,2x10 3 Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Đồng Nai. Ghi chú : Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn là Các chỉ tiêu trong TCVN 5944 – 1995 không có giá trị so sánh. Nhận xét : Mẫu nước có chỉ tiêu pH, nitrate và coliforms không đạt tiêu chuẩn nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995. Trong đó nồng độ nitrate cao hơn 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Qua kết quả quan trắc nước ngầm tại thị trấn của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai cũng cho thấy độ pH thấp, hàm lượng nitrate tương đối cao. Như vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về nước ngầm khu vực thị trấn để có biện pháp ngăn ngừa và xử lý nước thích hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Thực trang môi trường nước của khu vực Trảng Bom : Quy luật dao động mực nước của các tầng chứa nước Bazan Pleistocen trên (βqp3), Bazan Pleistocen trung (βqp2), tầng lỗ hổng Pleistocen (qp2-3) tại khu vực huyện trảng bom nằm trong vùng động thái tự nhiên, thuộc kiểu động thái khí hậu, nước dưới đất có mối quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mưa và luôn được nước mưa bổ cập về mùa mưa. Năm 2010 do ảnh hưởng sự thay đổi khí hậu mực nước đều giảm sâu. Chất lượng nước dưới đất của tầng chứa nước khe nứt Bazan Pleistocen trên (βqp3) đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Trừ hàm lượng Nitrat và Amoni ở cao, luôn lớn hơn giới hạn cho phép chứng tỏ ở các khu vực này nước có dấu hiệu nhiễm bẫn hoặc đang bị nhiễm bẩn, khi khai thác cần có biện pháp sử lý. Chất lượng nước dưới đất của tầng chứa khe nứt bazan pliocen trung pliocen (βqp2) và pleistocen khá tốt riêng Q01007A có hàm lượng Nitrat và Amoni ở cao, luôn lớn hơn giới hạn cho phép chứng tỏ ở các khu vực này nước có dấu hiệu nhiễm bẩn hoặc đang bị nhiễm bẩn, khi khai thác cần có biện pháp sử lý. Hiện trạng môi trường nước vùng nông thôn Nước mặt Bảng 3.10 : Mẫu nước mặt ao sau nhà hộ Tăng Văn Miếng (421/11 Ấp Tân Thành) TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, cột B 1 pH 7,31 5,5 - 9 2 Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 mgO2/l 26 <25 3 Nhu cầu oxi hóa học COD mgO2/l 98 <35 4 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 77 80 5 Ammoniac N-NH3 mg/l 0,49 1 6 Nitrate N-NO3 mg/l 0,53 15 7 Dầu mỡ tổng cộng mg/l KPH 0,3 8 Sắt tổng cộng Fetc mg/l 2,65 2 9 Tổng coliforms KL/100ml 4,4x10 10.000 Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai Hình 3.5 : Kết quả một số chỉ tiêu mẫu nước mặt tại ao hộ Tăng Văn Miêng (ấp Tân Thành, xã Thanh Bình) Nhận xét : Qua kết quả phân tích mẫu nước ao sau nhà hộ Tăng Văn Miêng đã bị ô nhiễm, với các chị tiêu như BOD5, COD, sắt tổng cộng vượt tiêu chuẩn cho phép. Qua khảo sát thấy rằng nơi đây lá nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi sau lăng. Ở khu vực nông thôn, các nguồn nước mặt thường là nguồn tiếp nhận các loại NTSH, chăn nuối từ hộ gia đình, do đó nguồn nước mặt này cũng có một số đặc tính của nước thải như hàm lượng BOD, COD và vi sinh cao. Đặc biệt, nó còn là nơi chứa các vi trùng gây bệnh, nơi sinh sống của một số loài gây hại là nguồn lây lan dịch bệnh cho con người và gia súc. Nước ngầm Bảng 3.11 : Mẫu nước giếng khoan (70m) hộ Quang Tuyến (số 385B/17, Ấp Tân Thành) TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944 - 1995 1 pH - 7,08 6,5 – 8,5 2 Độ Cứng mgO2/l 156 300 – 500 3 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 8 - 4 Sắt tổng cổng Fetc mg/l 0,17 1 – 5 5 Nitrate NO3 mg/l 2,44 45 6 Coliforms KL/100ml 4 3 Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Đồng Nai. Nhận xét : Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho nước ngầm đều đạt tiêu chuẩn, trừ chỉ tiêu coliforms cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nhìn chun, chất lượng nước ngầm vẫn còn tương đối tốt. Cùng với số liệu quan trắc chất lượng nước ngầm, bảng dưới. Bảng 3.12 : Kết quả quan trắc nước ngầm huyện Trảng Bom năm 2008 Ký hiệu mẫu pH Độ cứng NO3- Fe Coliforms mgCaCO3/L mg/L mg/L MPN/100mL N-NN-TB2 6,4 157 148 <0,1 7,5x10 N-NN-TB3 7,3 230 0,34 2,61 2,4x102 N-NN-TB4 7,1 85,9 0,42 0,37 1,5x10 Nguồn : Kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2006 Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2006, 03 mẫu nước ngầm tại HTB được lấy tại 3 xã : Bắc Sơn, Sông Trầu và Đồng Hòa cho thấy chất lượng nước còn khá tốt. Ngoài trừ chỉ tiêu coliforms vượt tiêu chuẩn, các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hiện trạng môi trường nước tại khu du lịch sinh thái Nguồn nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoat mà còn phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí. Các khu du lịch tại huyện đều gắn liền với các nguồn nước như khu du lịch thác Giang Điền có thác Giang Điền, sân gôn có hồ Sông Mây… sau đây là kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu du lịch Giang Điền và nước Hồ Sông Mây. Bảng 3.13 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Sông Mây và thác Giang Điền TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả TCVN 5942 : 1995 cột B Thác Giang Điền Hố Sông Mây 1 pH - 7,68 7,83 5,5 – 9,0 2 Nhu cầu oxy hóa học COD mgO2/l 9 128 <35 3 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 mgO2/l 1 31 <25 4 Tổng chất rắn hòa tan TDS mg/l 57 144 - 5 Amoniac N-NH3 mg/l KPH (<0,04) 2,20 1 6 Nitrate N-NO3 mg/l 2,44 0,10 15 7 Tổng Coliforms MPN/100ml 2,9x104 4x103 10.000 Nguổn : Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai. Nhận xét : Mẫu nước tại thác Giang Điền : các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn trừ chỉ tiêu coliforms. Mẫu nước tại hồ Sông Mây : trừ coliforms, N-NO3 và pH, các chỉ tiêu còn lại đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước tại Hồ Sông Mây ô nhiễm chủ yếu từ nước thải hoạt động công nghiệp, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên hồ và nước thải sinh hoạt của các hộ dân xung quanh. Hiện trạng môi trường nước ở Nghĩa Trang Nước ngầm khu vực nghĩa trang, nghĩa địa bị ô nhiễm chủ yếu là do nước rò rỉ từ các khu mộ ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bảng 3.14 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại Nghĩa Trang liệt sỹ STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944 - 1995 1 pH - 5,77 6,5 – 8,5 2 Tổng rắn hòa tan mg/l 19 - 3 Sắt tổng cộng Fetc mg/l KPH (<0,05) 1 – 5 4 Nitrate NO3 mg/l 2,47 45 5 Amoniac mg/l KPH (<0,05) - Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai. Nhân xét : Mẫu nước có chỉ tiêu pH thấp, các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Hiện trạng môi trường nước tại khu công nghiệp và trạm y tế Các khu công nghiệp chủ yếu sài nước giếng để giảm bớt chi phí. Ít quan tâm đến quá trình cấp nước chủ yếu quan tâm đến xử lý nước thải trong công ty thải ra. Các trạm y tế thì sự dụng nước máy đã đạt tiêu chuẩn. Huyện Trạng Bom Là huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai. Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cữu; phía nam giáp huyện Long Thành; phía đông giáp với huyện Thống Nhất; phía tây giáp thành phố Biên Hòa. Diện tích tự nhiên 326,14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong phạm vi diện tích HTB có 4 tầng chứa nước sau : Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới (qp1) : Diện phân bố hẹp, lộ ra chủ yếu ở phía Tây huyện. Đã có 9 lỗ khoan nghiên cứu trong tầng chứa nước này. Đa số các lỗ khoan có chiều sâu 50m và rất giàu nước, lưu lượng từ 5,2l/s đến 18,0l/s. Mực nước tĩnh từ 2,5m đến 8,4m. Mực nước hạ thấp từ 0,8m đến 15,7m. Độ tổng khoảng hóa từ 0,03g/l đến 0,09g/l. Nước siêu nhạt. Tầng chứa nước khe nứt trong các đá bazan Pleistocen trên (Bqp3) : Diện phân bố rộng, lộ ra ở phía Bắc và phía Đông huyện. Đã có 5 lỗ khoan nghiên cứu trong tầng chứa nước này. Các lỗ khoan có chiều sâu từ 27m đến 85m. Lưu Lượng thay đồi từ 0,09l/s đến 4,8l/s. Đa số các lỗ khoan nghèo nước, lưu lượng nhỏ hơn 1,0l/s. Độ tổng khoáng hóa từ 0,19g/l đến 0,34g/l. Nước siêu nhạt đến nhạt. Tầng chứa nước khe nứt trong các đá bazan Pleistocen giữa (Bqp2) : Diện phân hẹp, lộ ra chủ yếu ở phía Nam. Đã có 13 lỗ khoan nghiên cứu trong tầng chứa nước này. Các lỗ khoan có chiều sâu từ 25m đến 60m. Lưu lượng thay đổi từ 0,4l/s đến 4,9l/s. Mực nước tĩnh từ 0,8m đến 2,4m. Mực nước hạ thấp từ 9,5m đến 14,3m. Độ tổng khoáng hóa từ 0,12g/l đến 0,43g/l. Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Jura (j1-2) : Diện phân rộng, lộ rải rác trong huyện. Đã có 10 lỗ khoan nghiên cứu trong tầng chứa nước này. Các lỗ khoan có chiều sâu từ 35m đến 80m. Lưu lượng thay đổi từ 0,4l/s đến 13,9l/s. Mực nước tĩnh từ 1,36m đến 24m. Mực nước hạ thấp từ 1,2m đến 36m. Độ tổng khoáng hóa từ 0,07g/l đến 0,27g/l. Nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước : Bao gồm các thành tạo địa chất : Đệ từ không phân chia (Q), thành tạo Pleistocen giữa trện hệ tầng Thủ Đức (Q12-3tđ). Công tác điều tra hiện trạng sử dụng nước Mục đích Công tác điều tra hiện trạng sử dụng nước nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin về nhu cầu cấp nước, mực độ khai thác, sử dụng nước hiện tại và trong tương lai của khu vực thành phố, thị xã trên địa bàn huyện. Thu thập thông tin về các công trình khai thác, sử dụng nước máy, nước dưới đất có qui mô ≥ 10m3/ngày đêm hiện có trên địa bàn để làm cơ sở, giúp định hướng cho công tác điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng nước có hiệu quả. Thu thập thông tin về các công trình khai thác nước đang sử dụng tại các khu nhà ở cho công nhân thuê, xác định đối tượng, phạm vi và số lượng các khu nhà trọ, khu vực có hoặc không có sử dụng nước cấp từ hệ thống cấp nước để làm cơ sở lựa chọn vị trí lấy mẫu, số lượng mẫu phục vụ đánh giá chất lượng nước tại các khu nhà trọ. Nội dung phương pháp Công trình điều tra hiện trạng được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn trong thông tư số 20/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009 của Bộ TN&MT qui định về định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước. Công tác điều tra hiện trạng được thực hiện theo từng đơn vị hành chính cấp xã, huyện, thành phố. Đối với các khu ở trọ phải là khu nhà ở hợp pháp. Thu thập, tổng hợp đầy đủ các thông tin thực tế, cụ thể như sau : Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính, tình hình phát triển kinh tế. Nhu cầu, mức độ sử dụng nước hiện tại và trong tương lai. Tình hình khai thác, sử dụng hiện trạng các công trình khai thác nước hiện có. Tổng hợp, chỉnh lý, kiểm tra kết quả điều tra. Lập các biểu mẫu thống kê. Đối với các khu nhà trọ, phải thu thập, tổng hợp được đầy đủ các thông tin về hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước, chất lượng nước, phương pháp xử lý, các thông tin liên quan đến chất lượng nguồn nước. Các nội dung thu nhập cơ bản cụ thể như sau : Địa bàn, phạm vi phân bố, số lượng các khu nhà trọ. Số lượng người thuê thường xuyên. Tổng lượng nước sử dụng (m3/ngày). Khu vực có hoặc không có sử dụng nước cấp. Vị trí, số lượng giếng, loại giếng đang sử dụng khai thác. Thông tin về tình trạng sức khỏe công nhân. Tình trạng vệ sinh trong phạm vi đới phòng hộ vệ sinh của các công trình khai thác nước. Các công trình khai thác nước cần tìm hiểu nắm bắt rõ : Vị trí, tọa độ các công trình khai thác nước dưới đất (bằng bản đồ tỷ lệ lớn). Chiều sâu giếng và địa tầng (nếu có). Chiều sâu đặt ống lọc. Lưu lượng khai thác, thời gian khai thác, mực nước tĩnh, mực nước động. Kết quả phân tích chất lượng nước (nếu có) Mục đích sử dụng nước. Diễn biến mực nước từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm điều tra (nếu có). Phương pháp xử lý nước đang áp dụng (nếu có). Chất lượng nước nhận biết bằng cảm quan (mùi, màu, vị). (Xem phiếu điều tra ở phụ lục A.) 3.4.3 Kết quả phiếu điều tra : Sau khi tiến hành khảo sát thực tế về tình hình cấp nước và chất lượng nguồn nước tại các khu vực khảo sát thông qua lập phiếu và và điều tra : Tổng cộng phiếu điều tra huyện gồm 16 xã và 1 thị trấn gồm có 510 phiếu điều tra. Bảng thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra các xã, thị trấn của huyện Trang Bom là : Bảng kết quả điều tra của phiếu khảo sát xã Thanh Bình : Bảng 3.15 : Bảng thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra xã Thanh Bình Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Thanh Bình 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 0 0 Nước giếng 30 100 Nước mặt 0 0 Nhiều 0 0 Lưu lượng Đủ 25 83.3 Không đủ 0 0 Thiếu 5 16.7 Thời gian không có nước Có nước 27 90 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 3 10 Chất lượng nguồn nước Tốt 15 50 Trung bình 10 33.3 Chưa tốt 1 3.3 Khác 4 13.4 Các ý kiến khác Nhận xét: Nguồn cấp : Hình 3.6 : Biểu đồ thể hiện Nguồn Nước Cấp của Xã Thanh Bình. Qua biểu đồ ta thấy, nguồn nước cấp chủ yếu là nước giếng 100%. Cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt; dùng cho sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng : Hình 3.7 : Biểu đồ thể hiện Lưu Lượng của Xã Thanh Bình. Qua biểu đồ cho thấy rằng nhiều hộ dân ở đây sử dụng nước giếng nên lưu lượng sử dụng nước sinh hoạt không thiếu. Lưu lượng nước thiếu là do mùa khô hạn hán nên thiếu nước. Khu vực này lưu lượng sử dụng nước sinh hoạt là không thiếu nhưng vào mùa khô thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian cúp nước : Hình 3.8 : Biểu đồ thể hiện Thời Gian của Xã Thanh Bình. Qua biểu đồ cho thấy, thời gian cúp nước thường không có. Mà có cúp nước thì cũng do cúp điện nên một số hộ dân chưa kiệp bơm nước lên bồn nước chứa. Chất lượng nguồn nước : Hình 3.9 : Biểu đồ thể hiện Chất Lượng Nguồn Nước của Xã Thanh Bình. Khu vực này theo điều tra thì chất lượng nước 50% số phiếu điều tra cho rằng tốt, 33.3% cho là trung bình và 3.3% là chưa tốt. Còn lại là 13.4% là người dân không biết có nên an tâm về chất lượng nguồn nước sử dụng hay không. Bảng kết quả điều tra của phiếu khảo sát xã Cây Gáo : Bảng 3.16 : Bảng thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra xã Cây Gáo Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Cây Gáo 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 0 0 Nước giếng 30 100 Nước mặt 0 0 Nhiều 0 0 Lưu lượng Đủ 20 66.8 Không đủ 5 16.6 Thiếu 5 16.6 Thời gian không có nước Có nước 28 93.3 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 2 6.7 Chất lượng nguồn nước Tốt 10 33.3 Trung bình 15 50 Chưa tốt 1 3.3 Khác 4 13.4 Các ý kiến khác Kết quả : Nguồn cấp : Hình 3.10 : Biểu đồ thể hiện Nguồn Cấp của Xã Cây Gáo. Qua biểu đồ cho thấy, khu vực này chủ yếu là sài nước giếng 100%. Dùng cho ăn uống, sinh hoạt, cung cấp cho sản xuất nông nghệp. Lưu Lượng : Hình 3.11 : Biểu đồ thể hiện Lưu Lượng của Xã Cây Gáo Qua biểu đồ ta thấy, lưu lượng nước sử dụng đủ là 66.8%, không đủ chiếm 16.6% và thiếu chiếm 16.6% vì lượng nước vào mùa khô thiếu thốn chỉ đủ cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, chứ không đủ và có khi thiếu thốn trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian cúp nước: Hình 3.12 : Biểu đồ thể hiện Thời Gian không có nước của Xã Cây Gáo. Qua biểu đồ cho thấy, thời gian không cúp nước chiếm 93.3% còn lại là thời gian thỉnh thoảng cúp nước là 6.7% vì lý do là cúp điện hộ dân chưa kiệp bơm nước vào bồn chứa. Chất lượng nguồn nước : Hình 3.13 : Biểu đồ thể hiện Chất lượng nguồn nước của xã Cây Gáo. Qua biểu đồ ta thấy được, chất lượng nguồn nước người dân cho là trung bình chiếm 50%, tốt 33.3% và chưa tốt 3.3% còn lại là thành phần khác chiếm 13.4% vì có nhiều hộ dân không biết chất lượng nguồn nước của mình sài tốt hay không. Bảng kết quả điều tra của phiếu khảo sát xã Sông Trầu : Bảng 3.17 : Bảng thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra xã Sông Trầu. Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Sông Trầu 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 0 0 Nước giếng 30 100 Nước mặt 0 0 Nhiều 0 0 Lưu lượng Đủ 27 90 Không đủ 0 0 Thiếu 3 10 Thời gian không có nước Có nước 24 80 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 6 20 Chất lượng nguồn nước Tốt 10 33.3 Trung bình 16 53.3 Chưa tốt 1 3.4 Khác 3 10 Các ý kiến khác Nước giếng nhiễm phèn 10 33.3 Kết quả : Nguồn nước : Hình 3.14 : Biểu đồ thể hiện Nguồn Nước của Xã Sông Trầu. Qua biểu đồ cho thấy, nguồn nước được sử dụng nhiều nhất là nước giếng chiếm 100% dùng cho ăn uống, sinh hoạt và cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng : Hình 3.15 : Biểu đồ thể hiện Lưu Lượng của Xã Sông Trầu. Từ biểu đồ ta thấy được lưu lượng nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbáo cáo.docx
  • doclời cam đoan.doc
  • docmục lục.doc
  • doctrang bìa.doc
Tài liệu liên quan