Thương mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều bước phát triển, giá trị thương mại dịch vụ đều tăng. Trên địa bàn huyện có nhà thờ đá Phát Diệm, một di tích lịch sử, một điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Huyện còn có hơn 20 làng nghề mỹ nghệ thủ công truyền thống, đây cũng là điểm đến của nhiều du khách. Huyện phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh mở các lớp tập huấn về nghề thủ công mỹ nghệ và khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19122 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu.
3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1+p2.q2+…+pn.qn
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm
+ T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.
- Thu nhập thuần (N): N = T - CSX
Trong đó:
+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm
+ CSX: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): H = N/ CSX
- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp
- Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động.
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ
- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
3.3.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân.
- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Mcrosoft office excell và máy tính tay.
Phần 4
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Huyện Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, có tọa độ 9056’10’’ đến 20014’20’’ vĩ độ Bắc và 10601’45’’ đến 106010’10’’ kinh độ Đông. Huyện có hai thị trấn và 27 xã, trung tâm huyện là thị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27km.
- Phía Đông giáp với Sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Phía Tây, Tây Nam giáp với Sông Càn và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp với huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô.
- Phía Nam giáp với biển với chiều dài đường bờ biển dài gần 18km.
Huyện Kim Sơn là vùng đất ra đời từ công cuộc khai khẩn vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự điều hành và tổ chức của Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1829. Là vùng đất nằm giữa hai dòng sông là Sông Càn và Sông Đáy, ngoài ra còn giáp với Bển Đông. Hàng năm tốc độ bồi tụ ra biển từ 80 -100m. Hơn nữa, trên địa bàn có tuyến đường giao thông chính chạy qua đó là tuyến đường quốc lộ 10, nối liền giao thông với các huyện trong tỉnh và các huyện ngoại tỉnh, ngoài ra còn rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng khác. Qua đây, ta có thể thấy huyện có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình của huyện Kim Sơn là tương đối thấp, có xu hướng thoái dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phần lớn địa hình của huyện có độ cao trung bình khoảng 1,5m so với mực nước biển và vì gần biển nên địa hình của huyện chủ yếu là vàn và vàn thấp, trũng nên thường hay bị gập úng.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu của huyệnKim Sơn nằm trong hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Chế độ nhiệt được phân hóa ra hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ, nhịp điệu khí hậu của vùng được thể hiện cụ thể như sau:
- Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (trùng với mùa hè), chiếm 70% lượng mưa hàng năm của khu vực trong đó mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 8 và tháng 9 còn lại thất thường vào tháng 6 và tháng 10 (do ảnh hưởng do bão mang lại). Lượng mưa trung bình khoảng 1658mm, riêng tháng 8 và tháng 9 là 347 - 395mm/tháng có lúc mưa rất lớn lượng mưa vào khoảng 1149 mm/tháng, trong khi đó mùa khô chỉ đạt 208 mm/tháng (tháng 11 và tháng 4 năm sau).
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (trùng với mùa đông) trong đó mùa khô hạn tập trung vào tháng 3 hoặc tháng 4.
- Độ ẩm bình quân tương đối đạt 86% trung bình trong năm, trong đó nhỏ nhất là tháng 7, tháng 9 đạt 82%/ tháng và lớn nhất là tháng 2, tháng 4 đạt 90%/tháng.
- Tổng số giờ nắng cả năm là 1927 giờ, tháng số có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 với 217 giờ, còn lại là tháng 8 là 174 giờ, tháng 9 là 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 với 85 giờ nắng.
Nhìn chung điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên địa bàn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng vật nuôi trong huyện.
Bảng 4.1. Một số đặc trưng khí hậu của vùng năm 2009
TT
Đặc trung khí hậu của vùng
Đơn vị
Trị số ở vùng
nghiên cứu
1
Vận tốc gió
Trung bình
m/s
3,8
2
Nhiệt độ
không khí
Trung bình nămTrung bình tháng giêngTrung bình tháng bảy
oC
23,216,529,0
3
Nhịp điệu mùa
Mùa ĐôngMùa Hè
ngày/tháng
4/tháng 12-20/tháng 32/tháng 5-16/tháng 10
4
Biên độ nhiệt độ trong ngày
Trung bình nămNhỏ nhấtLớn nhất
oC
5,04,5/tháng 36,4/tháng 11
5
Nhiệt độ mặt đất
Trung bình năm
oC
26
6
Lượng mưa
Mùa mưa nhiềuCác tháng mưa lớnCác tháng mưa ít
mmmm/thángmm/tháng
1658347/tháng 8-395/tháng 9208/tháng 3-tháng 11
7
Độ ẩm
không khí
Trung bình nămNhỏ nhấtLớn nhất
%%/tháng%tháng
8682/tháng 7, 990/tháng 2,4
8
Tổng giờ nắng
Trong mùa mưaTrong tháng 7Trong tháng 8Trong tháng 9
Giờ
1120217174168
9
Tổng lượng
bốc hơi
Đông xuân: + Nhỏ nhất + Lớn nhấtHè thu: + Nhỏ nhất + Lớn nhất
mm/tháng
302/tháng 11 – 4
35/tháng 361/tháng 11487/tháng 5 - 1072/tháng 5 - 994/tháng 7
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Ninh Bình)
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kim Sơn là 21.327,48 ha, trong đó đất bãi bồi ven biển của huyện chiếm 6.601,73 ha (30,95%) đất đai của toàn huyện. Huyện Kim Sơn hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy (trong đó là 30% lượng phù sa của sông Hồng) trên nền biển nông và phù sa bồi đắp của sông Càn, sông Vạc nên thành phần đất đai của huyện tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.5. Chế độ thủy văn, nguồn nước
* Chế độ thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện là chế độ thuỷ văn biển Đông và thuỷ văn cửa sông. Chế độ thuỷ văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất là cửa sông Đáy, một trong những cửa sông quan trọng của hệ thống sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong vận tải nước và bùn cát từ đất liền ra biển Đông (khoảng 23% lượng nước lũ và bùn cát của sông Hồng).
Về chế độ thuỷ văn biển, dao động mực nước phát sinh do nhiều yếu tố như: Thiên văn, thay đổi trường gió, trường khí áp, lũ, bão... Chế độ thuỷ triều của vùng biển Kim Sơn là chế độ nhật triều không đều, với biên độ lớn nhất có thể đạt là 2,0 - 2,5 m, trung bình là 1,4 m. Trong tháng có 2 kỳ con nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 8 - 9 ngày, với biên độ dao động từ 1,5 - 2,2 m. Giữa 2 kỳ nước lớn là kỳ nước kém kéo dài 5 - 6 ngày với biên độ dao động 0,5 - 1,3 m
Hàng năm có 2 - 3 trận bão đổ bộ trực tiếp và 4 - 5 trận bão khác ảnh hưởng đến vùng này. Tốc độ gió trong bão đạt từ cấp 7 đến cấp 12 đôi khi đạt trên cấp 12 với hướng di chuyển của tâm bão là Tây và Tây Tây Bắc. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến điều kiện nước biển ven bờ dâng hoặc rút đối với vùng.
* Nguồn nước
Huyện Kim Sơn nằm giữa 2 con sông: sông Đáy và sông Càn. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hệ thống kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ.
- Sông Đáy: Chiều dài sông Đáy khoảng 240 km, diện tích tập trung nước của sông Đáy là 5.800 km2, trong đó diện tích vùng đồng bằng là 2.500 km2, chiếm 45% tổng diện tích lưu vực. Sau khi có đập Đáy, sông Đáy chỉ nhận nước của sông Hồng qua cửa Hát Môn trong những ngày phân lũ. Vì vậy, nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông Đáy là do các sông nhỏ như sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long và sông Nam Định.
- Sông Càn: Bắt nguồn từ miền rừng núi Thanh Hoá và chảy qua rất nhiều vùng dân cư, chiều dài sông Càn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 39,5 km.
- Hệ thống sông nội địa: Sông Vạc và sông Ghềnh là nguồn tiếp nước chính cho sông Cà Mau dẫn nước ra vùng Bình Minh. Nguồn nước này cung cấp cho người dân trong vùng, đồng thời cũng là nơi nhận nước thải của các khu dân cư trong vùng đưa xuống.
- Nước ngầm: Tầng chứa nước ngầm của vùng bãi bồi có độ sâu từ vài mét đến vài trăm mét. Đây là tầng chứa nước áp lực, với cột nước áp lực cách nóc tầng chứa nước từ vài mét đến vài chục mét, độ sâu của cột nước tăng dần từ trong ra đến ngoài mép bờ biển. Nguồn nước ngầm này phụ thuộc vào nước mưa và nước sông theo mùa.
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Huyện Kim Sơn là huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nổi tiếng xây dựng tư năm 1875 và hoàn thành vào năm 1889, đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc,…Dân cư ở đây mang nét đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, dân cư sống quần tụ, tập trung theo kiểu làng, thôn, xóm và mang những đặc trưng cơ bản đó là truyền thống yêu nước, cần cù chịu khó lao động, tự hào dân tộc, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lạc quan yêu đời, coi trọng giá trị văn hóa tinh thần…Đây là truyền thống quý báu giúp nhân dân huyện Kim Sơn nói riêng và nhân dân Ninh Bình nói chung phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung của đất nước là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
4.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên huyện Kim Sơn
* Thuận lợi
- Huyện có vị trí giao lưu thuận tiện với các huyện trong địa bàn tỉnh và các huyện thuộc tỉnh bạn thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy tạo điều kiện phát triển kinh tế, tiếp thu trao đổi văn hoá.
- Được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa, hệ thống sông ngòi dày đặc cộng thêm việc đa dạng về thực vật nên đất đai của huyện rất màu mỡ giúp cho phát triển mạnh về nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng vật nuôi.
- Là huyện giáp biển nên thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, hải sản.
- Nguồn nước thuận tiện cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
* Khó khăn
- Mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa gây gập úng ảnh hưởng lớn đến đời sống đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của nhân dân
- Về mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thường xuyên xuất hiện sương muối ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, thời vụ và làm cho cây chậm phát triển
-Thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bão lũ hầu như năm nào nhân dân trong huyện cũng phải gánh chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân.
- Đất đai manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc áp dụng ký thuật khoa học vào trong sản xuất.
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu của phòng Thống kê huyện Kim Sơn thì dân số bình quân của huyện là 172.231 người, tốc độ tăng trong 3 năm (2007 - 2009) là 0,08%.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 là 99.520 người, chiếm 57,73%. Do vậy, nhu cầu về công việc làm nâng cao, ổn định thu nhập đang là vấn đề lớn cần có những biện pháp giải quyết.
Kim Sơn là một vùng nông thôn cũng như bao vùng nông thôn khác trong cả nước lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhưng lực lượng lao động còn ở mức thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa chúng vào sản xuất nên hiệu quả về sản xuất chưa cao.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách phát triển tạo công ăn việc làm cho nhân dân như: Chính sách phát triển làng nghề, chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp.... đã tạo cho họ có thu nhập, cuộc sống ổn định hơn và lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước cũng được nâng cao.
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Sơn giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ phát triển (%)
SL
CC (%)
SL
CC (%)
SL
CC (%)
08/07
09/08
BQ
I. Tổng dân số
172116
100,00
172178
100,00
172399
100,00
100,03
100,13
100,08
1. Tổng số hộ
39076
39348
39452
100,69
100,26
100,47
2. Tổng LĐ trong độ tuổi
95567
55,52
97144
56,42
99520
57,73
101,65
102,44
102,04
3. LĐ ngoài độ tuổi
2583
1,50
3394
1,97
3687
2,14
101,65
108,63
120,01
4. Tổng lao động
98150
57,03
100538
58,39
103207
59,87
101,65
102,65
102,54
- LĐ nông nghiệp
54530
55,56
55720
55,42
50207
48,65
101,65
90,10
96,14
- LĐ NTTS
2756
2,80
3596
3,58
3767
3,65
101,65
104,75
117,61
- LĐ TM - DV
3266
3,33
3449
3,43
4767
4,62
101,65
138,21
121,90
- LĐ khác
37598
38,31
37773
37,57
44466
43,08
101,65
117,72
109,09
II. Các chỉ tiêu BQ
1. BQ DS (người/km2)
807,11
807,40
808,44
100,03
100,13
100,08
2. BQ khẩu/hộ
4,40
4,37
4,87
99,32
111,44
105,38
3. BQLĐ trong độ tuổi/hộ
2,44
2,47
2,52
101,23
102,02
101,62
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện)
Hình 4.1. Biểu đồ lao động huyện Kim Sơn qua 3 năm 2007- 2009
Qua hình 4.1 ta thấy: Lao động của huyện tương đối dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ chưa cao do đó vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo lao động là rất cần thiết. Hiện tại lao động có thời gian nông nhàn rất nhiều, trong thời gian tới cần mở mang các ngành nghề phụ cũng như tận dụng triệt để quỹ đất hiện có, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi…để thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện
* Hệ thống giao thông của huyện
Toàn huyện có 948,97 km đường giao thông, trong đó Trung ương và tỉnh quản lý là 15,9 km, đây là quốc lộ 10 lối liền các tỉnh từ Quảng Ninh tới tỉnh Thanh Hoá và đi qua địa bàn huyện Kim Sơn, huyện quản lý 42 km, còn lại do xã quản lý, trong đó: 435, 46 km đường xã, còn lại 455,61 km là đường xóm. Ngoài ra còn 249,91 km đường ra đồng. Hệ thống giao thông của huyện được cứng hoá dần qua các năm bằng đổ bê tông hoặc từ đường đất được đổ đá cấp phối thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản từ ngoài đồng về và vận chuyển hàng hoá giao lưu hàng hoá với các huyện lân cận trong tỉnh và ngoài tỉnh.
*Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Kim Sơn được kiên cố hoá còn ít, chỉ chiếm 9,29%, còn lại là kênh đất. Do đặc điểm của Kim Sơn là huyện ven biển nên trước đây việc điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào thuỷ triều. Trong những năm gần đây do sự thay đổi khắt khe của thời tiết nên đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, hiện nay sản xuất nông nghiệp trong huyện đang chuyển đổi để đa dạng hóa cây trồng và đòi hỏi tính chủ động trong việc điều tiết nước cao nên tỉnh, huyện đã chủ trương đầu tư xây dựng thêm nhiều trạm bơm, cống, kênh mới để có thể chủ động trong điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được tốt hơn.
Tuy nhiên, hệ thống kênh đất còn quá nhiều chiếm 70,71%. Hệ thống kênh này dễ bị sạt lở, thẩm thấu nhiều không đảm bảo kỹ thuật. Nên để đảm bảo phục vụ tốt cho ngành sản xuất nông nghiệp thì ngành Thuỷ lợi cần phải được đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm ngày càng đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
* Cơ sở y tế, vệ sinh môi trường
Trên địa bàn huyện 100% các xã, thị trấn đều có trạm y tế đảm bảo đủ điều kiện khám và chữa bệnh cho nhân dân. Huyện có 1 bệnh viện lớn tại trung tâm với quy mô 150 giường bệnh và 2 phòng khám tiểu khu (khu 1 và khu 4). Trong huyện có 1 xe ô tô trở rác từ huyện lên bãi Tam Diệp để đổ và nhiều xe đẩy rác bằng tay, ở các trung tâm khu đông người như thị trấn, thị tứ đều có đội ngũ công nhân làm công tác vệ sinh môi trường. Toàn huyện có 9 xã, thị trấn được dùng nước sạch phục vụ thiết thực cho nhu cầu sinh hoạt, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
* Giáo dục và đào tạo
Huyện có 56 trường học, trong đó có 30 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 3 trường phổ thông trung học. Ngoài ra, huyện còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với 6.215 học sinh. Tất cả các xã đều có trường mầm non, có xã có tới 3 cơ sở mầm non (do địa bàn rộng).
4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Kim Sơn
Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện đang có xu hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng, năm 2008 tổng giá trị là 983.071 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 14,50% và năm 2009 tổng giá trị là 1097206 triệu đồng, tăng so với 2008 là 11,62%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân là 6,95%. Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có giảm do chuyển sang một số mục đích khác như đất ở, chuyên dùng (cụ thể trong năm 2009 giảm 0,49%)… nhưng giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng nguyên nhân là có sự cố gắng của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện đã nắm bắt áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các loại cây giống và vật nuôi có giá trị năng suất cao, phù hợp với đồng ruộng và điều kiện tự nhiên của vùng. Chăn nuôi phát triển tốt và khá ổn định, năm 2009 giá trị chăn nuôi chiếm 25,99% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nông dân lúc nhàn rỗi và góp phần ổn định nguồn thực phẩm trên địa bàn huyện và cung cấp ra thị trường các huyện, tỉnh khác. Nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là NTTS ven biển là một trong những hướng phát triển kinh tế quan trọng của huyện nhằm khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình.
Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng đạt kết quả khả quan, hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại làm ăn đạt hiệu quả tốt. Tiếp tục chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có và có kế hoạch trồng thêm nhiều diện tích rừng mới (tuỳ thuộc vào cao trình của bãi theo các năm mà có kế hoạch trồng rừng cụ thể) để phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt ở mức tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị năm 2009 đạt 309.129 triệu đồng, so với năm 2008 tăng là 23,21%.
Thương mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều bước phát triển, giá trị thương mại dịch vụ đều tăng. Trên địa bàn huyện có nhà thờ đá Phát Diệm, một di tích lịch sử, một điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Huyện còn có hơn 20 làng nghề mỹ nghệ thủ công truyền thống, đây cũng là điểm đến của nhiều du khách. Huyện phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh mở các lớp tập huấn về nghề thủ công mỹ nghệ và khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Bảng 4.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Kim Sơn năm 2007 - 2009
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
Tốc độ phát triển (%)
08/07
09/08
BQ
I. Tổng giá trị sản xuất
Tr.đ
858565
983017
1097206
114,50
111,62
113,06
1. Nông nghiệp
Tr.đ
538175
578368
615537
98,12
116,45
107,28
3. Công nghiệp
Tr.đ
203616
248969
309129
122,27
124,16
123,21
4. Dịch vụ
Tr.đ
116774
155680
172540
133,32
110,83
122,08
II. Một số chỉ tiêukhối lượng SP
1.Tổng SL lương thực
Tấn
99549
85044
85072
85,43
100,03
92,37
2. Tổng sản lượng thuỷ sản
Tấn
6126
6304
6446
102,90
102,25
102,57
3. Tổng sản lượng thịt hơi ( gia súc, gia cầm)
Tấn
4180
4567
4517
109,26
98,90
104,08
III. Một số chỉ tiêu
phát triển
- Lương thực BQ đầu người
Kg
578,38
493,93
493,46
85,40
99,90
92,65
- Thu nhập BQ đầu người
Tr.đ
7,50
7,50
8,00
100
106,66
103,34
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện)
Tóm lại, qua các chỉ tiêu phát triển cho thấy kinh tế của huyện Kim Sơn liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao và sự dịch chuyển kinh tế của huyện theo chiều ngày càng phát triển theo hướng CNH - HĐH. Nhiều khu cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trên địa bàn, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được khôi phục. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy vậy, quá trình phát triển trong những năm trước mắt của huyện đòi hởi cán bộ và nhân dân huyện Kim Sơn phải cố gắng lỗ lực nhiều hơn nữa.
4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Kim Sơn.
* Thuận lợi
- Có nguồn lao động dồi dào là yếu tố quan trọng để thúc đây kinh tế phát triển của huyện.
- Địa hình, đất đai thuận lợi cho sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận
- Hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện
- Chính sách xã hội của tỉnh, huyện, Nhà nước đều ưu tiên đầu tư phát triển vùng kinh tế mới cũng như thu hút nhiều thành phần xã hội vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án làm kinh tế trong vùng cho nên tạo điều kiện tốt cho việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế xã hội trong huyện.
* Khó khăn
- Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa thật sự sâu rộng, quản lý còn lỏng lẻo, sự hiểu biết và ý thức của người dân về chính sách pháp luật của nhà nước còn yếu kém nên trong vùng việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, xây dựng đồng ruộng còn tiến hành chậm, chưa đồng bộ cho nên việc sản xuất của vùng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, phương thức cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất sản xuất quá ngắn nên sự đầu tư cho sản xuất của nhân dân thiếu yên tâm.
- Khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới của nhân dân còn nhiều hạn chế, trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng và hạn chế về trình độ, dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp.
-Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng
- Tron sản xuất nhân dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về xã hội và môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế.
- Giá thành sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Kim Sơn
4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích
Huyện Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, có tọa độ 9056’10’’ đến 20014’20’’ vĩ độ Bắc và 10601’45’’ đến 106010’10’’ kinh độ Đông. Với tổng diện tích tự nhiên 21327,48 ha và dân số là 172399 người mật độ dân số là 808 người/km2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Kim Sơn năm 2009
Qua bảng 4.4 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp là 13569.49 (Chiếm 63,624% tổng diện tích tự nhiên) trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9590,02 ha; đất lâm nghiệp là 791,79 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 3181,15 ha; đất nông nghiệp khác là 6,53 ha. Trong 9590,02 ha đất sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm có diện tích là 9314,54 ha chủ yếu là trồng lúa với diện tích 8239,61 ha còn lại là đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 1074,93. Đất phi nông nghiệp với diện tích là 5337,85 ha chỉ chiếm 25,197 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó đất ở có diện tích là 927,01 ha; đất chuyên dùng có diện tích là 3076,91 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 53,09 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 314,21 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 1002,37 ha; đất phi nông nghiệp khác có diện tích 0,26 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích 2384,14 ha chiếm 11,179% diện tích tự nhiên của huyện trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2377,99 ha còn lại là núi đá không có rừng cây có diện tích 6,15 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích khá lớn chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Mặc dù huyện có nhiều biện pháp để đưa diện tích này vào sử dụng nhưng năm 2009 mới chỉ khai thác được 11,24ha chiếm 0,471% diện tích đất chưa sử dụng. Vì vậy, huyện cần có những biện pháp khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đặc biệt là phần diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất.
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất của huyện Kim Sơn năm 2009
TT
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
21327,48
100
1
Đất nông nghiệp
13569,49
63,62
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
9590,02
44,97
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
9314,54
43,67
1.1.1.1
Đất trồng lúa
8239,61
38,63
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
1074,93
5,04
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
275,48
1,29
1.2
Đất lâm nghiệp
791,79
3,71
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
791,79
3,71
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
3181,15
14,92
1.4
Đất nông nghiệp khác
6,53
0,03
2
Đất phi nông nghiệp
5373,85
25,20
2.1
Đất ở
927,01
4,35
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
868,09
4,07
2.1.2
Đất ở tại đô thị
58,92
0,28
2.2
Đất chuyên dùng
3076,91
14,43
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
24,09
0,11
2.2.2
Đất quốc phòng
37,48
0,18
2.2.3
Đất an ninh
0,42
0,002
2.2.4
Đất sản xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tot_nghiep_times_new_roman_2821.doc