Khóa luận Đánh giá năng lực nguồn vốn và khả năng mở rộng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

4. Phương pháp nghiên cứu. 2

5. Những đóng góp của khoá luận. 2

6. Kết cấu của khoá luận. 3

Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động 4

1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 5

1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 8

1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại 8

1.2.2. Vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8

1.2.3. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại 10

a. Vốn tự có 11

b. Vốn huy động 12

c. Vốn vay 15

d. Vốn khác 16

1.2.4. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại 16

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại techcombank 22

2.1. Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam. 22

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank 22

2.1.2. Định hướng phát triển của Techcombank. 23

2.1.3. Cơ cấu quản trị của Techcombank. 24

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank. 25

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại techcombank 32

2.2.1. Diễn biến quy mô tổng nguồn vốn. 32

2.2.2. Diễn biến quy mô vốn huy động. 33

2.2.3. Cơ cấu vốn huy động. 35

2.3. Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. 38

2.4. Chi phí nguồn vốn huy động và chênh lệch lãi suất. 41

2.5. Đánh giá về hoạt động huy động vốn của techcombank. 45

2.5.1. Những kết quả đạt được. 45

a. Những kết quả về quy mô nguồn vốn. 45

b. Về quy mô nguồn vốn huy động. 45

c. Kết quả về chất lượng nguồn vốn huy động. 46

d. Kết quả trong quan hệ với khách hàng. 46

e. Thành công trong việc đa dạng hoá hình thức huy động. 46

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 47

a. Những tồn tại. 47

b. Nguyên nhân. 48

2.6. Đánh giá hoạt động của techcombank với một số NHTM cổ phần khác. 49

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Techcombank 52

3.1. Kế hoạch kinh doanh. 52

3.1.1. Các cơ hội và thách thức mới. 52

a. Các cơ hội mới. 52

b. Các thách thức mới. 52

3.1.2. Các định hướng ưu tiên trong công tác kinh doanh. 53

3.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn của Techcombank 53

3.2.1. Đa dạng hoá nguồn vốn và các dịch vụ liên quan đến huy động vốn. 53

a. Một số biện pháp trong ngắn hạn có thể áp dụng hay mở rộng bao gồm 54

b. Về mặt trung dài hạn ngân hàng cần triển khai các hình thức kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi 55

c. Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết quyền lợi được bảo hiểm tiền gửi của mình khi gửi tiền, đồng thời tăng mức bảo hiểm tiền gửi để người dân yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. 55

3.2.2. Áp dụng nhiều phương pháp định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi. 56

a. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí - thu nhập. 57

b. Sử dụng chi phí cận biên để xác định lãi suất tiền gửi. 57

c. Phương pháp định giá xâm nhập thị trường. 58

d. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng. 58

e. Chính sách định giá mục tiêu trọng điểm. 58

3.2.3. Đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ thị trường bán lẻ. 59

3.2.4. Đẩy mạnh chính sách khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. 59

3.2.5. Tập trung nguồn lực để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 62

3.2.6. Nâng cao trình độ quản lý và năng lực làm việc của cán bộ, nhân viên ngân hàng. 63

3.2.7. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. 64

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 65

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 65

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 66

Kết luận 67

Danh mục tài liệu tham khảo 68

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá năng lực nguồn vốn và khả năng mở rộng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c độ phát triển nhanh và ổn định thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Thời điểm cuối năm(tỷ VND) 2000 2001 2002 2003 Tổng tài sản Tiền gửi huy động và tiền vay Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ Dư nợ tín dụng Tổng doanh thu hoạt động(tỷ VND) Lợi nhuận trước thuế, trước dự phòng rủi ro (tỷ VND) Lợi nhuận trước thuế, trước dự phòng rủi ro/ Tài sản có (%) Lợi nhuận trước thuế, trước dự phòng rủi ro/Vốn chủ sở hữu (%) 1496,05 1378,57 88,1 850,73 80,19 5,84 0,39 6,62 2268,54 2388,2 109,09 1424,73 149,03 20,27 0,73 16 4059,82 3923,96 135,85 2103,3 311,61 38,12 1,29 44,37 5600 5197 180,87 2380 520,1 89,46 1,48 50,1 Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2003. Với nỗ lực trong nhiều năm, cộng với một chiến lược kinh doanh rõ ràng, Techcombank đã thu được kết quả tốt trong những năm qua thể hiện ở quy mô tổng tài sản từ chỗ chỉ có 1496,05 tỷ đồng vào thời điểm năm 2000, đến năm 2003 đã tăng lên 5600 tỷ đồng, tổng doanh thu hoạt động cũng tăng liên tục qua các năm. Vốn điều lệ của Techcombank tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đến cuối năm 2003 vốn điều lệ là 180 tỷ đồng, khẳng định sự tin tưởng của cổ đông và khách hàng truyền thống, tạo uy tín cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho quá trình mở rộng và phát triển tiếp theo. Các con số cũng cho thấy Techcombank đang đi đúng hướng và thực hiện tốt những cam kết của mình với cổ đông là tạo ra giá trị gia tăng cho vốn đầu tư. Với những kết quả đạt được, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng cao, ngân hàng Techcombank đang thể hiện tiềm năng phát triển lớn với sức cạnh tranh cao. Hoạt động cho vay Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của Techcombank đạt được sự tăng trưởng tương đối tốt. Bảng 1-1: Hoạt động cho vay của Techcombank 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh số (tỷ đồng) % tăng giảm Doanh số (tỷ đồng) % tăng giảm Doanh số (tỷ đồng) % tăng giảm Doanh số (tỷ đồng) % tăng giảm Doanh số cho vay 946 1617 70,9 3035 87,6 3625 19,4 4350 20 Doanh số thu nợ 821 1292 57,3 2411 86,6 3110 28,9 4074,1 31 Dư nợ tín dụng 526 850,73 61,7 1424,73 67,4 2103,3 47,6 2380 13,1 Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2003. Tính đến 31/12/2001, tổng doanh số cho vay của Techcombank đạt 3035 tỷ đồng, tăng 87% so với năm 2000, đưa tổng dư nợ đến cuối năm đạt 1424,73 tỷ đồng tăng 67,4% so với dư nợ cuối năm 2000. Có thể nói năm 2000 và 2001, hoạt động tín dụng của Techcombank tăng trưởng vượt bậc. Đến năm 2002, doanh số cho vay và doanh số thu nợ có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm, dư nợ tín dụng năm 2002 chỉ tăng 47,6% so với 2001 nhưng đạt mức cao so với mức độ tăng của toàn nghành là 27,6%. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế. Đi đôi với sự tăng trưởng về mặt lượng, chất lượng tín dụng cũng có những chuyển biến tốt. Ta hãy xét về cơ cấu cho vay của Techcombank theo thành phần kinh tế. Bảng 1-2: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế. Thành phần 2001 2002 2003 Số dư(tỷ đồng Tỷ trọng(%) Số dư(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số dư(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 1424,73 100 2103,3 100 2380 100 DNTN, công ty cổ phần, TNHH 637,28 44,73 1168,8 55,57 1352,55 56,83 Khu vực kinh tế Nhà nước 336,23 23,6 258,7 12,3 214,2 9 DN có vốn đầu tư nước ngoài 55,56 3,9 78,66 3,74 83,3 3,5 Cá nhân, hộ gia đình 287,79 20,2 390,58 18,57 527,646 22,17 Đồng tài trợ, uỷ thác 107,85 7,57 206,54 9,82 202,3 8,5 Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2003. Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như điều kiện và năng lực của ngân hàng, Techcombank xác định: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể nhân - lực lượng kinh tế đang lớn mạnh và có nhiều triển vọng phát triển là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Từ định hướng trên, cơ cấu tín dụng của Techcombank đang dần chuyển dịch tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân và giảm dần cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2001, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn đạt 637,28 tỷ đồng chiếm 44,73% tổng dư nợ thì đến 2002 đã lên tới1168,8 tỷ đồng (55,57% tổng dư nợ tín dụng). Năm 2003, dư nợ của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 1352,55% chiếm 56,83% tổng dư nợ tín dụng. Tính đến 31/12/2003, dư nợ cho vay bán lẻ đạt số dư là 527,64 tỷ đồng chiếm 22,17% tổng dư nợ so với tỷ lệ 18,57% vào cuối năm 2002, tăng 137,06 tỷ đồng. Sở dĩ dư nợ tín dụng bán lẻ tăng mạnh là do Techcombank đưa thêm vào một số loại sản phẩm mới như “Ô tô xịn”, “Nhà mới” đạt mức dư nợ tới 140 tỷ đồng và 202 tỷ đồng sau 2 năm đưa ra sản phẩm. Dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giảm dần cả về gía trị tuyệt đối và tương đối (đạt số dư 214,2 tỷ đồng, chiếm 9% tổng dư nợ so với 336,23 tỷ đồng vào cuối 2001). Trong sự tăng trưởng mạnh của dư nợ tín dụng qua các năm có sự đóng góp rất lớn của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, điều này càng thể hiện tính đúng đắn của chiến lược mà Techcombank đã lựa chọn. Trong thời gian tới Techcombank vẫn sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu khách hàng sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Đồng thời ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ như đã cam kết với khách hàng. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn. Phân tích cơ cấu cho vay theo kỳ hạn sẽ cho ta thấy rõ hơn thực trạng hoạt động tín dụng của Techcombank trong thời gian qua. Bảng 1-3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn. Kỳ hạn 2001 2002 2003 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1088,5 76,4 1284,99 61,09 1384,7 58,18 Trung -dài hạn 336,23 23,6 818,31 38,91 995,3 41,82 Tổng dư nợ 1424,73 100 2103,3 100 2380 100 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổng hợp Techcombank Với các khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp nhẹ nên cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Techcombank. Năm 2001, cho vay ngắn hạn đạt 1088,5 tỷ đồng chiếm 76,4%, năm 2002 con số này là 1284,99 tỷ đồng chiếm 61,09%. Năm 2003, cho vay ngắn hạn đạt 1384,7tỷ đồng tương đương 58,18%. Như vậy, cơ cấu này đang dần thay đổi theo hướng giảm dần cho vay ngắn hạn, tăng tỷ lệ cho vay dài hạn. Sự chuyển dịch trên mang tính tích cực vì cho vay trung - dài hạn mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, mặt khác nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản trị rủi ro của ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục cho vay. Cơ cấu cho vay theo loại tiền. Việc cho vay bằng ngoại tệ mà chủ yếu bằng đô la Mỹ được quan tâm chú ý tại hầu hết các đơn vị Techcombank. Năm 2003, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 718,76 tỷ đồng chiếm 30,2% trong tổng dư nợ so với tỷ lệ 29,16 % trong năm 2002. Xét trong giai đoạn 2001-2003, dư nợ cho vay bằng VND tăng 44,25%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng 163,16%. Như vậy dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng mạnh với tốc độ tăng lớn hơn dư nợ cho vay bằng VND. Bảng 1-4: Cơ cấu cho vay theo loại tiền. Loại tiền 2001 2002 2003 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) VND 1151,61 80,83 1490 70,84 1661,24 69,8 Ngoại tệ 273,12 19,17 613,3 29,16 718,76 30,2 Tổng dư nợ 1424,73 100 210,3 100 2380 100 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổng hợp Techcombank. Công tác kiểm soát nợ quá hạn. Công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn đã được tích cực triển khai bước đầu đã đạt một số thành tích nhất định. Tổng nợ quá hạn phát sinh từ 2001 trở về trước đã thu hồi được là 28,272 tỷ đồng.Tính đến 31/12/2002, tổng dư nợ quá hạn của Techcombank là 98,64 tỷ đồng, chiếm 4,69% so với tổng dư nợ của Techcombank giảm 36,83 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2001. Đến 31/12/2003 nợ quá hạn của Techcombank chiếm 3,48% dư nợ tín dụng đạt 82,824 tỷ đồng. Nợ quá hạn còn ở tỷ lệ cao nhưng đang giảm dần cho thấy chất lượng tín dụng được cải thiện. Đó là kết quả của việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng khoản vay được thực hiện hàng tháng tại các chi nhánh và tại phòng Quản lý tín dụng hội sở. Hệ thống tái thẩm định và phân tích rủi ro tín dụng đã dần được hình thành tại các đơn vị lớn, tạo ra một kênh phân tích độc lập hỗ trợ cho việc đánh giá của cấp phê duyệt tín dụng. Qua hoạt động đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao một bước chất lượng công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay, hạn chế ở mức thấp nhấp các khoản nợ quá hạn mới phát sinh (dưới 1%). Hoạt động dịch vụ. Dịch vụ thanh toán quốc tế. Năm 2002, Techcombank áp dụng SWIFT cho hoạt động thanh toán quốc tế, mặc dù mới tham gia SWIFT nhưng ngân hàng đã đạt tỷ lệ điện chuẩn trên 98%, thuộc loại cao nhất trong nước. Chất lượng thanh toán quốc tế được nâng cao rõ rệt, đưa Techcombank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam về chất lượng thanh toán quốc tế; rủi ro trong thanh toán quốc tế cũng được giảm thiểu và kiểm soát chặt chẽ. Techcombank phấn đấu dần dần phủ vùng đại lý tại hầu hết các nước và khu vực trên thế giới. Hiện nay Techcombank có trên 400 đại lý ở 67 nước và lãnh thổ trên toàn thế giới với trên 7000 địa chỉ chi nhánh của ngân hàng đại lý. Với những nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh phù hợp lại biểu phí thanh toán, mở rộng quan hệ thanh toán với các ngân hàng đại lý đã góp phần nâng cao kết quả của họat động thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán quốc tế 2003 đạt 430,5 triệu USD tăng 43% so với 2001. Biểu 1-1: Doanh số thanh toán quốc tế. Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Phòng kế hoạch - tổng hợp Dịch vụ thanh toán trong nước. Bên cạnh việc phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động dịch vụ trong nước cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh thu từ dịch vụ trong nước đến cuối tháng 12/2002 đạt 4035 trong đó thu phí bảo lãnh đạt 2236 tỷ đồng bằng 158,13% so với 2001. Nguồn thu từ dịch vụ trong nước gia tăng liên tục phù hợp với chiến lược mở rộng và phát triển dịch vụ của Techcombank. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Trong những năm gần đây, hoạt động trên thị trường 2 của Techcombank có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là năm 2002 tổng nguồn vốn huy động được trên thị trường 2 đến 31/12/2002 đạt 2075,1 tỷ đồng tăng 1022,4 tỷ đồng so với 2001, đến 2003, huy động được 2857,9 tỷ đồng trên thị trường 2. Điều này khẳng định uy tín của Techcombank đối với ngân hàng bạn. Hoạt động giao dịch với các tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng. Tổng số khách hàng là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính có giao dịch với Techcombank đã tăng từ 68 đơn vị năm 2001 lên 155 đơn vị vào cuối 2002. Bên cạnh việc đảm nhiệm tốt công tác điều hoà, kế hoạch sử dụng vốn cho toàn hệ thống, phòng Quản lý nguồn vốn đã tích cực mở rộng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên thị trường 2. Doanh thu thu lãi tiền gửi 2002 đạt 74 tỷ đồng bằng 223,55% so với 2001. Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 4,45 tỷ đồng bằng 127,73% so với cuối 2001. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại techcombank 2.2.1. Diễn biến quy mô tổng nguồn vốn. Nhìn vào biểu 1-1 ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh qua các năm trong đó chủ yếu là tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Nếu lấy năm 2000 là gốc, xét giai đoạn 2000-2003, tổng nguồn vốn tăng 266,67%, trong đó vốn huy động tăng 276,8%, vốn tự có tăng 105,3%. Vốn điều lệ của ngân hàng có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa đạt mức 200 tỷ vào cuối năm 2003 theo kế hoạch. Tuy nhiên đến cuối tháng 3/2004, Techcombank đã tăng vốn điều lệ lên 202 tỷ đồng. Biểu 1-1: Diễn biến quy mô tổng nguồn vốn. Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Phòng quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngoại hối. 2.2.2. Diễn biến quy mô vốn huy động. 2000 2001 2002 2003 Vốn huy động Chênh lệch so năm trước(tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng(%) 1378,57 2388,2 1009,63 73,23 3923,96 1535,76 64,3 5197 1273,04 32,44 Số liệu trên cho thấy huy động vốn năm sau đều tăng hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động lại giảm. Năm 2001, nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng đột biến, tăng tới 73,23%. Năm 2002,nguồn vốn huy động đạt 3923,96 tỷ đồng tăng 1535,76 tỷ đồng (64,3%) so với năm 2001 và đến năm 2003 đạt 5197 tỷ đồng tăng 1273,04 tỷ đồng (32,44%). Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, vốn huy động tại hội sở chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 51% tổng nguồn vốn huy động (năm 2002). Ta hãy xem biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị. Biểu 1-2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2002 Nếu xét chung cho toàn bộ giai đoạn 2000-2003, nguồn vốn huy động tăng 276,98%, tức là đến năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của Techcombank đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000. Nguồn vốn huy động được tăng trưởng với tốc độ cao là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Đạt được thành qủa trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn như đa dạng hình thức huy động, mở rộng mạng lưới giao dịch. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động. 2.2.3. Cơ cấu vốn huy động. Trong những năm qua nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn huy động được còn nhiều bất hợp lý, ta hãy xem xét số liệu sau: Cơ cấu vốn huy động phân theo hình thức huy động. Bảng 1-5: Cơ cấu vốn huy động 2001 2002 2003 Từ thị trường 1(%) 56 47,12 45,01 Từ thị trường 2(%) 44 52,88 54,99 Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn huy động từ thị trường 2 bao gồm khoản tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác. Năm 2001, huy động trên thị trường 2 đạt 1052,7 tỷ đồng thì đến 2003 lên tới 2857,9 tỷ đồng tăng 171,4%. Trong suốt giai đoạn 2001-2003 tiền gửi tổ chức tín dụng vẫn tập trung nhiều vốn huy động nhất. Trong năm 2003, hoạt động giao dịch tiền tệ tiếp tục được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, kết qủa là tổng nguồn vốn huy động trên thị trường này chiếm tới 54,99% tổng lượng vốn huy động của Techcombank và phần lớn nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư lại thị trường này. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 tức là khu vực dân cư và tổ chức kinh tế chưa phải là thế mạnh của Techcombank và có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1. Năm 2003, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 780 tỷ đồng chiếm 33,34% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1và chỉ chiếm 15% trong tổng nguồn vốn huy động của Techcombank. Điều này được thể hiện ở bảng 1-6: Bảng 1-6: Tỷ trọng vốn huy động từ thị trường 1 Cơ cấu 2001 2002 2003 Số dư(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số dư(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số dư(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Tổng NVHĐ từ thị trường 1 1337,39 100 1848,96 100 2339,17 100 Từ tổ chức kinh tế 459,23 34,33 554,82 30 780 33,34 Từ dân cư 878,26 65,67 1294,14 70 1559,17 66,67 Nguồn: Phòng quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngoại hối. Nguồn vốn huy động từ dân cư - một thị trường đầy tiềm năng lại có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2001,vốn huy động từ dân cư chiếm 36,7% thì đến năm 2003 chỉ còn 30% trong tổng nguồn vốn huy động. Bảng 1-7: Cơ cấu vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế. Đơn vị: Tỷ đồng 2001 2002 2003 - Tiền gửi thanh toán + Không kỳ hạn + Có kỳ hạn 451,23 251,96 199,27 551,91 338,87 213,04 615,75 395,35 220,4 - Tiền gửi tiết kiệm + Không kỳ hạn + Có kỳ hạn 883,47 14,13 869,34 1238,8 18,58 12200,22 1658,39 25,9 1632,49 - Tiền gửi khác 2,69 58,25 65,03 Nguồn: Phòng quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngoại hối. Về cơ cấu vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế được ngân hàng phân thành 3 nhóm với tính chất ổn định khác nhau. Nhóm được coi là khá ổn định là tiền gửi tiết kiệm trong đó có khả năng kế hoạch hoá cao là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Nhóm kém ổn định là tiền gửi thanh toán. Nhóm tiền gửi khác hay tiền gửi vốn chuyên dùng có thời hạn ngắn và chi phí vốn thấp. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể biết được nguồn vốn huy động từ thị trường 1 có tính ổn định cao hay không. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao (năm 2002 là 67%) và có xu hướng tăng lên cho biết ngân hàng đang tìm kiếm nguồn vốn ổn định từ dân cư. Cơ cấu vốn huy động phân theo nguyên tệ. Bảng 1-8: Cơ cấu vốn huy động phân theo nguyên tệ. Loại tiền 2001 2002 2003 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) VND 1582,89 66,28 2557,24 65,17 3326,08 64 Ngoại tệ 805,31 33,72 1366,72 34,83 1870,92 36 Nguồn: Phòng quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngoại hối. Bên cạnh việc huy động vốn nội tệ, việc huy động vốn ngoại tệ mà chủ yếu là USD được Techcombank quan tâm chú trọng. Tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ năm 2001 là 33,72% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2002 tăng lên 34,83% và đạt 36% trong năm 2003. Nguồn vốn ngoạt tệ của ngân hàng chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi của tổ chức tín dụng và một phần từ tiền gửi tiết kiệm. Năm 2003, vốn huy động bằng VND tăng trưởng 110,12% trong khi nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng 132,32% so với năm 2001. Như vậy cả vốn bằng VND và ngoại tệ đều tăng trưởng mạnh nhưng vốn ngoại tệ tăng trưởng cao hơn. Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn. Bảng 1-9: Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn. Kỳ hạn 2001 2002 2003 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 2059,58 86,24 3026,15 77,12 3939,32 75,8 Trung-dài hạn 328,61 13,76 897,8 22,88 1257,68 24,2 Tổng NVHĐ 2388,2 100 3923,96 100 5197 100 Nguồn: Phòng quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngoại hối. Cơ cấu thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động được ổn định sẽ là điều kiện để ngân hàng chủ động trong việc kế hoạch hoạt động kinh doanh và tránh rủi ro. Tại Techcombank, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2001, vốn huy động ngắn hạn đạt 2059,58 tỷ đồng chiếm 86,24% vốn huy động. Năm 2002, tỷ lệ này là 77,12% và giảm xuống còn 75,8% vào năm 2003. Như vậy vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, vượt xa vốn trung dài hạn huy động được. 2.3. Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Cũng giống như các NHTM khác, phương châm hoạt động của ngân hàng Techcombank là huy động vốn để cho vay và đầu tư, do vậy việc đảm bảo cân xứng giữa huy động và sử dụng vốn là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nếu huy động nhiều vốn mà không chovay được thì ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn, lợi nhuận bị giảm xút. Ngược lại nếu sử dụng vốn lớn hơn số huy động được có thể phản ánh ngân hàng phải tài trợ hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn phải trả với chi phí đầu vào cao. Ngoài việc xem xét tính cân xứng về mặt lượng cần phải đánh giá về thời hạn cũng như loại tiền tệ trong hoạt động cho vay và đầu tư. Xét cân đối vốn huy động và sử dụng vốn về mặt lượng Bảng 1-10: 2001 2002 2003 1. Huy động vốn (tỷ đồng) 2388,2 3923,96 5197 2. Sử dụng vốn (tỷ đồng) - cho vay - Tiền gửi tại cácTCTD khác - Tiền gửi tại NHNN - Hùn vốn mua cổ phần - Nghiệp vụ KD khác 1838,49 1424,73 310,73 44,6 8,63 49,8 2917,81 2103,3 576,82 59,83 20,15 157,71 3916,05 2380 681,03 67 38,02 750 (2)/(1) (%) 76,98 74,35 75,35 Ngân hàng đã huy động được một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư. Số liệu ở bảng trên cho thấy huy động vốn và sử dụng vốn đều tăng. Vốn huy động tăng từ 2388,2 tỷ đồng năm 2001 lên 3923,96 tỷ đồng năm 2002 và đạt 5197 tỷ đồng năm 2003. Việc cho vay và đầu tư tăng từ 1838,49 tỷ đồng năm 2001 lên 3916,05 tỷ đồng năm 2003. Trong giai đoạn 2001-2003, nếu lấy năm 2001 là gốc, thì vốn huy động năm 2003 đã tăng 117,6% so với năm 2001, còn cho vay và đầu tư tăng 113%. Như vậy tốc độ tăng trưởng của vốn huy động là cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay và đầu tư. Về hiệu suất sử dụng vốn được tính bằng tỷ lệ% giữa việc sử dụng vốn và huy động vốn, phản ánh trong 100 đồng vốn huy động được thì có bao nhiêu đồng để cho vay và đầu tư. Năm 2001, hiệu suất sử dụng vốn huy động là 76,98%, có nghĩa là trong 100 đồng vốn chỉ sử dụng hết 76,98 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn chưa cao và có xu hướng giảm. Năm 2002, hiệu suất sử dụng vốn đạt 74,35% và giảm còn 75,35% năm 2003. Nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa được sử dụng một cách hiệu quả gây ứ đọng vốn. Liệu nguồn vốn huy động với một lượng lớn hơn dư nợ cho vay có đủ đáp ứng về mặt thời hạn hay không, ta xem xét sự cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn về mặt thời hạn. Xét về thời hạn Bảng 1-11: 2001 2002 2003 Ngắn hạn 1. Vốn huy động (tỷ đồng) 2. Sử dụng vốn (tỷ đồng) (2)/(1) (%) 2059,58 1487,96 72,24 3026,15 1904,93 62,94 3939,32 2408,05 61,12 Trung - dài hạn 1. Vốn huy động (tỷ đồng) 2. Sử dụng vốn (tỷ đồng) (2)/(1) (%) 328,61 350,14 106,55 897,8 1012,43 112,76 1257,68 1508 119,9 Vốn huy động ngắn hạn dư thừa quá lớn so với nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Năm 2002, sử dụng vốn ngắn hạn đạt 62,94% so với vốn ngắn hạn huy động được. Đến năm 2003, tỷ lệ này giảm xuống còn 61,12%. Những phân tích trên cho thấy mặc dù sử dụng vốn ngắn hạn các năm có tăng nhưng vẫn chưa sử dụng hết số vốn của ngân hàng, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của vốn ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của cho vay và đầu tư ngắn hạn. Tình hình sử dụng vốn trung dài hạn của ngân hàng thì ngược lại. Năm 2001, vốn huy động dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư phải tài trợ bằng vốn ngắn hạn là 6,55%. Năm 2002 mức tài trợ là 12,76% (vẫn đảm bảo tỷ lệ cho phép sử dụng 20% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với NHTM cổ phần ). Năm 2003, ngân hàng vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu vốn dài hạn, mức tài trợ của vốn ngắn hạn là 19,9%, gần hết mức tỷ lệ cho phép sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Những phân tích trên cho thấy, mặc dù vốn huy động trung và dài hạn năm sau có tăng so năm trước trong 3 năm gần đây song vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Tóm lại hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng chưa cao, dư thừa về vốn ngắn hạn song lại thiếu hụt vốn dài hạn. Ngân hàng đã phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư dài hạn. Xét cân đối vốn huy động và sử dụng vốn theo loại tiền tệ. Bảng 1-12: 2001 2002 2003 VND 1. Huy động vốn (tỷ đồng) 2. Sử dụng vốn (tỷ đồng) (2)/(1) (%) 1582,89 1282,16 81 2557,24 1982,31 77,51 3326,08 2604,54 78,3 Ngoại tệ 1. Huy động vốn (tỷ đồng) 2. Sử dụng vốn (tỷ đồng) (2)/(1) (%) 805,31 555,94 69,03 1366,72 935,05 68,41 1870,92 1311,51 70,1 Năm 2001, việc cho vay và đầu tư bằng VND đạt 81% vốn huy động được, tỷ lệ này lại giảm xút ở các năm sau, đạt 78,3% năm 2003. Như vậy, ngân hàng không sử dụng hết số VND huy động được. Hiệu suất sử dụng vốn ngoại tệ của ngân hàng chưa cao, chỉ đạt 69,03% năm 2001. Tuy nhiên công tác sử dụng vốn ngoại tệ đang dần được cải thiện, hiệu suất sử dụng vốn ngoại tệ đạt 70,1% vào năm 2003. Việc ngân hàng chưa sử dụng hết vốn ngoại tệ một phần do sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, hạn chế tình trạng đô la hoá trong các giao dịch của ngân hàng. Tóm lại thực trạng sử dụng vốn của Techcombank còn chưa cao, dư thừa về vốn ngắn hạn song lại thiếu vốn dài hạn. Điều này dẫn đến mặc dù ngân hàng huy động được lượng vốn lớn hơn nhưng vẫn phải đi vay trên thị trường 2, dẫn đến nguồn vốn huy động được không được sử dụng hết gây ứ đọng vốn, trong khi vẫn phải trả chi phí huy động, quản lý vốn. 2.4. Chi phí nguồn vốn huy động và chênh lệch lãi suất. Chi phí nguồn vốn huy động: Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, việc xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này cần được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng. Trong thực tế các NHTM đều đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào, nội dung này thường được xem xét trong phần đánh giá thu nhập và chi phí của ngân hàng. Công thức: LS(hđ) = *100 hd Trong đó: i: Loại nguồn vốn huy động n: Tổng loại nguồn vốn huy động LS(hđ): Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ hdi: Số dư bình quân vốn huy động loại i LShdi: Lãi suất bình quân nguồn vốn huy động loại i hd: Tổng nguồn vốn huy động bình quân trong kỳ Trong thời gian qua, lãi suất huy động liên tục có sự biến đổi, do đó chi phí vốn huy động được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiện thị trường và chiến lược của ngân hàng. Trong năm 2003, do cuộc chạy đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng quố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36169.doc
Tài liệu liên quan