MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC PHỤLỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU Trang
I. Lý do chọn đềtài.1
II.Mục đích nghiên cứu .1
III. Nhiệm vụnghiên cứu.1
IV. Giới hạn đềtài .1
1. Giới hạn phạm vi lãnh thổnghiên cứu . 1
2. Giới hạn nội dung nghiên cứu .2
V. Lịch sửnghiên cứu .2
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.3
1. Phương pháp luận .3
1.1. Quan điểm hệthống.3
1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.3
1.3. Quan điểm lịch sửviễn cảnh .4
2. Phương pháp nghiên cứu 4
VII. Đóng góp mới của đềtài .4
VIII. Ý nghĩa của đềtài .5
IX.Cấu trúc luận văn .5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠSỞLÝ THUYẾT VỀCƠCẤU KINH TẾ- VÀ SỰ
CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ.6
I. Cơcấu kinh tế.6
II. Chuyển dịch cơcấu kinh tế.7
1. Khái niệm vềchuyển dịch cơcấu kinh tế.7
2. Chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp .7
2.1. Cơcấu kinh tếnông nghiệp .7
2.2. Chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp .7
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀSỰCHUYỂN DỊCH CƠCẤU
KINH TẾNÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA .9
I. Có sựchuyển biến trong cơcấu giá trịsản xuất của toàn ngành.9
II. Cơcấu sản xuất nội bộcủa ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm
nghiệp và thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng
thiếu tính ổn định và định hướng thịtrường.10
1.Trong ngành trồng trọt.10
2.Trong ngành chăn nuôi .11
3.Trong ngành thủy sản .12
CHƯƠNG III. SỰCHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾNÔNG
NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001-2006.14
I. Đánh giá điều kiện tựnhiên và kinh tếxã hội tác động đến
sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơcấu kinh tếnông
nghiệp huyện Thoại Sơn.14
1. Điều kiện tựnhiên . 14
1.1. Vịtrí địa lý.14
1.2. Địa hình .15
1.3. Khí hậu .15
1.4. Thủy văn .15
2. Các nguồn tài nguyên .16
2.1. Tài nguyên đất .16
2.2. Tài nguyên nước .16
2.3. Tài nguyên rừng.16
3. Điều kiện kinh tếxã hội.16
II. Đánh giá sựchuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp
huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006.18
1.Khái quát vềtình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn 18
1.1 Ngành trồng trọt .18
2.2 Ngành chăn nuôi.20
1.3 Ngành thủy sản .21
1.4. Ngành lâm nghiệp.23
2.Nhận định chung vềsựchuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp
Thoại Sơn thời gian 2001 đến 2006 .23
2.1. Có sựchuyển biến mạnh vềgiá trịsản xuất của ngành nông nghiệp,
nhưng trong cơcấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi .24
2.2. Sựchuyển dịch cơcấu đất đai canh tác . .25
2.3. Cơcấu sản xuất nội bộcủa các ngành, các lĩnh vực
sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp
với điều kiện tựnhiên kinh tếxã hội của huyện .27
2.4. Sựthay đổi vềcơcấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và
hiệu quảcủa các mô hình sản xuất . 34
2.5.Tận dụng kinh tếmùa nước nổi đểgóp phần xóa đói giảm nghèo,
nâng cao thu nhập .37
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
TRONG THỜI GIAN TỪNAY ĐẾN 2015 . 40
I. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơcấu kinh tế
nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến năm 2015. 40
1. Cơsởchuyển dịch 40
1.1. Cơsởchính sách và thực tiễn .40
1.2. Cơsở đất đai .40
1.3.Thịtrường .41
1.4. Trên cơsởan ninh lương thực được đảm bảo . 41
2. Định hướng chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp
Thoại Sơn từnay đến 2015 .41
II. Hệthống các giải pháp phát triển nông nghiệp
Thoại Sơn đến năm 2015 . 43
1. Tổchức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
tập trung gắn với việc qui hoạch sản xuất hợp lý 43
1.1. Vềqui hoạch vùng sản xuất . 45
1.2. Vềbốtrí cây trồng vật nuôi . 45
1.3. Vềmùa vụ . 45
1.4. Vềxây dựng mô hình 45
1.4.1.Mô hình một vụlúa một vụtôm . 45
1.4.2. Mô hình 2 vụlúa 1 vụcá 46
1.4.3. Mô hình trồng màu . 47
1.5. Đểthực hiện tốt việc qui hoạch cần chu ý . 48
2. Đẩy mạnh cơkhí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất . 49
2.1. Đẩy mạnh cơkhí hóa nông nghiệp 49
2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệvào sản xuất
trong lĩnh vực giống cây con 50
3. Hoàn thiện hệthống thủy lợi, đầu tưxây dựng cơsởhạtầng
phục vụtốt cho sản xuất nông nghiệp . 51
4. Tổchức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh
phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức
liên kết hỗtrợvà hợp tác theo mô hình 4 nhà .51
5. Giải pháp vềthịtrường tiêu thụsản phẩm trong đó
vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước là quan trọng . 53
6. Tổchức qui hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đềmôi trường
và phát triển bền vững . 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu người huyện
Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006
Đơn vị
tính
2001 2002 2004 2006
Năng suất gieo
trồng
Tạ/ha 46,90 54,28 53,73 54,10
Sản lượng lúa Tấn 350.044 417.692 575.744 482.326
BQL/người Kg/người 2898 2238 3032 2526
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Về cơ cấu diện tích các loại cây trồng cũng có sự biến đổi nhưng còn chậm
và chưa thật vững chắc. Cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, trong
đó cây lúa là cây luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu (chiếm gần hết khoảng 99% diện
tích cây hàng năm), số còn lại là cây màu, cây hàng năm khác.
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm
huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006, Đơn vị: ha
2002 2004 2006
DT % DT % DT %
Tổng DT gieo trồng
(ha)
77.236 100 107.595 100 89.525,2 100
Trong đó:1. Lúa 76.953 99,63 107.160 99,60 89.155 99,58
2. Màu 247 0,32 354 0,33 353 0,40
3. Cây CN
ngắn ngày
36 0,05 80,6 0,07 17,2 0,02
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Trang 20
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn
nuôi và dịch vụ nông nghiệp, nhưng vẫn còn chậm. Trồng trọt luôn là ngành chiếm
tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm (chiếm 76,4% năm 2006), chăn
nuôi chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong cơ cấu ngành nông nghiệp (chiếm 8,3% năm
2006), nhưng dịch vụ nông nghiệp có tỉ trọng khá cao (chiếm 15,3% năm 2006)
trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm.
(tính theo giá hiện hành)
Đơn vị :%
Năm
2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số
100 100 100 100 100
Trồng trọt
76,3
76,5 79,5 82,8 76,4
Chăn nuôi
9,6 9,4 7,9 6,3 8,3
DV nông
nghiệp
14,1 14,1 12,6 10,9 15,3
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
1.2. Ngành chăn nuôi
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi ở Thoại Sơn ngày càng phát triển mạnh, số
lượng đàn bò, trâu heo, dê…không ngừng tăng lên. Từ 2002-2006, trong vòng 4
năm đàn trâu tăng 2,7 lần, đàn bò tăng 3,2 lần, riêng đàn gia cầm tăng giảm không
ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Qua đó, chúng ta nhận thấy xu hướng
mới trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cầu sản xuất
và tăng nhanh nguồn thực phẩm, cải thiện chất lượng bửa ăn cho nhân dân. Tuy
nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp (chưa tới 10 %) so với tiềm
năng của huyện.
Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, tận dụng tốt nguồn phụ
phẩm từ nông nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng
hoá, phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại …nhằm phát huy được lợi
thế của huyện, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trang 21
Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn: 2002 – 2006
( thời điểm 01/10 hàng năm), Đơn vị: con
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Trâu
116 96 136 167 266 313
2. Bò
671 1.155 1.548 1.596 2.179 2.122
3. Heo
29.278 29.531 32.530 34.760 29.245 35.837
4. Gà
98.591 209.682 227.137 51.580 43.575 127.964
5. Vịt
279.898 304.865 346.191 177.610 197.719 261.226
6. Dê, cừu, ngựa
- - 118 265 574 884
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001 – 2006
1.3. Ngành thủy sản:
Ngành thuỷ sản Thoại Sơn có sự thay đổi ngày phù hợp với tình hình thực tế
của huyện, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Số luợng bè cá ngày càng giảm từ 25 cái năm 2000 giảm còn 9 cái năm
2006, cho nên sản lượng cá bè cũng ngày càng giảm. Sự thay đổi này phù hợp với
điều kiện tự nhiên của huyện, giúp giữ vệ sinh môi trường. Tuy giảm số lượng bè cá
nhưng tăng mạnh diện tích nuôi cá ao hầm, chân ruộng cùng với các dự án đẩy
mạnh nuôi cá chân ruộng ao hầm của huyện.
+ Điểm đáng chú ý là trong quá trình phát triển của ngành thủy sản, đó là
diện tích nuôi tôm càng xanh tăng rất nhanh từ 4 ha năm 2000 lên 406,1 ha năm
2006 (tăng 100 lần), chủ yếu là nuôi tôm chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm), sản lượng
tôm ngày càng tăng nhanh từ 1,2 tấn năm 2000 lên 529 tấn năm 2006 ( tăng 440,8
lần), chứng tỏ năng suất tôm tăng rất nhanh, nông dân ngày càng có kinh nghiệm
trong việc nuôi trồng thủy sản. Điều này nói lên hiệu quả sản xuất, khẳng định sự
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện từ độc canh cây lúa sang nuôi
Trang 22
trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm càng xanh đã đem lại thu nhập cao, cải thiện đời
sống cho nông dân.
Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn
giai đoạn:2000 – 2006
Năm
2000 2002 2004 2006
Số bè cá
cái 25 153 35 9
+ Sản lượng cá bè
tấn 35 206 45 16
Diện tích nuôi cá
ha 187 180 121 130,5
+ Ao hầm
ha 167 180 88 105
+ Chân ruộng
ha 20 0 33 25,5
+ Sản lượng cá nuôi
tấn 5.458 5.762 2.513 5.486
Diện tích nuôi tôm
ha 4 199 410,5 406,1
+ Ao hầm
ha 0 0 2 2
+ Chân ruộng
ha 4 199 408,5 404,1
+ Sản lượng tôm tấn 1,2 176 447 529
Nguồn: Niên giám thống kê Thoại Sơn 2001- 2006
Trang 23
1.4. Lâm nghiệp
Do điều kiện tự nhiên tác động, diện tích rừng ở Thoại Sơn rất ít chỉ vài trăm
ha chủ yếu là ở thị trấn Óc Eo ( khu vực đồi núi Ba Thê ), nên giá trị của rừng mang
lai không nhiều. Tuy nhiên, huyện cũng đang có nhiều dự án nhằm đẩy mạnh trồng
cây gây rừng, phát triển du lịch sinh thái nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm
nguồn thu nhập cho người lao động.
Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp Thoại Sơn qua các năm
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Diện tích (ha)
- - 158 176 167 187
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001-2006.
2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại
Sơn thời gian 2001 đến 2006
Thoại Sơn là một huyện của tỉnh An Giang, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ
yếu chiếm hơn 50% GDP của huyện. Với sản xuất cây lúa là chủ lực nên giá tiêu thụ
nông sản đặc biệt là lúa gạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống nông dân và
tốc độ phát triển kinh tế toàn huyện. Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực biến
động về nhiều mặt, việc gia nhập WTO đã tạo nên một thách thức lớn cho nền nông
nghiệp Việt Nam nói chung và An Giang hay huyện Thoại Sơn nói riêng. Để tồn tại
và phát triển ổn định, nền kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn phải có hướng chuyển dịch
tích cực, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, đối phó lại những rũi ro trong
quá trình sản xuất.
Qua phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, rõ ràng Thoại Sơn có
nhiều thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Có thể nói:
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giúp nông dân đa dạng hoá sản
xuất cây trồng vật nuôi, tập trung khai thác tiềm năng và lợi thế của từng tiểu vùng
để nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất.
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển những vùng nguyên liệu
nông sản tập trung ,trợ giúp cho sự phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, hỗ
trợ tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đảm bảo vấn đề an ninh
lương thực thực phẫm, phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần làm tăng
Trang 24
nhanh tỷ trọng nông sản hàng hoá, kim ngạch xuất khẩu và hiệu quả sản xuất, góp
phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Nhìn lại trong thời gian qua huyện Thoại Sơn đã có sự chuyển biến bước đầu
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tuy rằng, sự chuyển dịch này
đến nay được đánh giá là chậm so với yêu cầu. Do đó, huyện đã chủ trương cần
phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy lợi
thế của huyện, nhất là lợi thế về chăn nuôi và thuỷ sản. Nhìn chung, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua thể hiện ở những mặt sau:
2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,
nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi
Giá trị sản xuất ngành ngành nông nghiệp tăng mạnh qua các năm từ 2002
đến 2006, tăng 1,75 lần. Trong đó, ngành trồng trọt tăng 1,76 lần, chăn nuôi tăng
1,53 lần, dịch vụ nông nghiệp tăng 1,9 lần. Chứng tỏ rằng dịch vụ nông nghiệp ở
Thoại Sơn ngày được chú trọng hơn, điều đó cho thấy nông dân ngày càng quan
tâm đến các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp trong đó có các hoạt động dịch
vụ nông nghiệp.
Bảng 3.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn
qua các năm, (tính theo giá hiện hành)
Đơn vị : 1000 đồng
Năm 2002 2004 2006
Tổng số 969.498.545 1.422.592.800 1.705.004.800
Trồng trọt 740.137.500 1.131.161.500 1.302.229.000
Chăn nuôi 92.647.525 112.466.300 141.925.800
Dịch vụ NN 136.713.520 178.965.000 260.850.000
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Trang 25
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của Thoại Sơn qua các năm
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Thoại Sơn qua các năm
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2002 2003 2004 2005 2006
năm
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN
2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác
Để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, việc sử
dụng đất canh tác có chiều hướng thay đổi: diện tích trồng cây hàng năm có chiều
hướng giảm, tuy rằng nó vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu diện tích (giảm từ 98,05
% năm 2000 xuống còn 95,77 % năm 2006). Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm
tỉ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng nhanh từ 282 ha năm 2000 lên 888 ha
năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đặt biệt tăng mạnh từ 22 ha năm
2000 lên 582 ha năm 2006.
Bảng 3.9. Diện tích - cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000 -2006
Đơn vị: ha
2000 2004 2006
Năm Diện
tích
%
Diện
tích
%
Diện
tích
%
Tổng số 38.062 100 38.701 100 41.618 100
1.Đất NN 38.062 100 38.525 99,54 41.326 99,29
- Đất trồng cây hàng năm 37.323 98,05 37.339 96,48 39.856 95,77
+Đất ruộng lúa 37.312 98,03 37.331 96,46 39.848 95,75
+Đất cây hàng năm khác 11 0,03 8 0,02 8 0,01
- Đất vườn tạp 435 1,14 - - - -
Trang 26
- Đất trồng cây lâu năm 282 0,74 1050 2,71 888 2,13
- Đất cỏ dung chăn nuôi - - - - 0,4 0
- Đất nuôi trồng thủy sản 22 0,06 136 0,35 582 1,40
2. Đất lâm nghiệp - - 176 0,49 187 0,45
3.Đất nông nghiệp khác - - - - 105 0,25
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp Thoại Sơn
giai đoạn: 2000-2006
Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2000
98%
1%1%
Cây hàng năm Đất vườn tạp Đất trồng cây lâu năm
Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006
2%
96%
1% 1%
Đất cây hàng năm Đất cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản Đất lâm nghiệp
Trang 27
2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ của các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông -
lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
của huyện nhưng thiếu tính ổn định
Trong thời gian qua, mặc dù cây lúa vẫn là cây trồng chính, nhưng nông dân
huyện cũng đẩy mạnh phát triển cây màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là
nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện sản xuất trong huyện. Những năm gần
đây, nhằm thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, tận dụng lợi thế tự nhiên, một
bộ phận không nhỏ nông dân huyện Thoại Sơn đã chuyển sang thực hiện mô hình
sản xuất đa canh, cơ bản là thực hiện luân canh cây lúa với nuôi trồng thủy sản và
với các cây trồng khác, sự luân canh này thay đổi linh động theo thời gian và không
gian (thay đổi theo mùa vụ, theo năm), tuỳ theo diễn biến của thị trường và giá cả.
Sự thay đổi này thể hiện qua các lĩnh vực sau:
Trong ngành trồng trọt: cây lương thực là cây chủ lực ở Thoại Sơn, diện
tích và sản lượng cây lương thực không ngừng tăng lên qua các năm. Trong cây
lương thực thì cây lúa luôn giữ vai trò chủ đạo. Sản lượng lúa ngày càng tăng góp
phần đáng kể cho việc đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp gạo cho xuất khẩu.
Do làm khá tốt trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chọn giống cao
sản nên năng suất sản lượng lúa ngày càng tăng:
+ Năng suất tăng từ 50 tạ/ha năm 2001 lên 54 tạ/ha năm 2006.
+ Sản lượng tăng từ 350 ngàn tấn 2001 lên 591 ngàn tấn 2005. Năm 2006 có
giảm do diên tích trồng lúa giảm phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ sản lượng lúa của huyện Thoại Sơn qua các năm
350
418
490
576 591
482
100
200
300
400
500
600
ngàn tấn
2001 2002 2003 2004 2005 2006 năm
Sản lượng lúa của Thoại Sơn qua các năm
Do sản lượng lúa huyện Thoại Sơn cao nên bình quân lúa đầu người của
huyện rất cao đạt 2526 kg/người,( năm 2006) đảm bảo tốt về an ninh lương thực.
Trang 28
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ bình quân lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm
2898
2238
3032
2526
0
1000
2000
3000
4000
Kg/người
2001 2002 2004 2006 năm
Bình quân lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm
Cùng với lúa, các loại các cây màu và cây công nghiệp như: bắp, khoai lang,
mía, đâu xanh, đậu nành, rau các loại…cũng khá phát triển nhằm đa dạng hoá cây
trồng nhưng không ổn định. Đáng chú ý là bắp (đạt 42 ha năm 2006), nhất là các
loại rau có diện tích gia tăng đáng kể (tăng từ 147 ha năm 2002 lên 206 ha năm
2006), đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu
huyện Thoại Sơn qua các năm
Các loại cây
ĐV
tính
2002 2003 2004 2005 2006
1.Bắp
Diện tích Ha 52 47 44 33 42
Năng xuất Tạ/ha 36,35 36,17 37,27 37,88 38,11
Sản lượng Tấn 189 170 164 125 160
2.Khoai lang
Diện tích Ha 4 7 15 9 9
Năng xuất Tạ/ha 162,50 154,29 152,00 148,89 152,50
Sản lượng Tấn 65 108 228 134 136
3.Rau các loại
Diện tích Ha 147 220 250 201 256
Năng xuất Tạ/ha 148,23 149,91 137,00 139,80 140,66
Trang 29
Sản lượng Tấn 2.179 3.298 3.298 2.810 3.537
4.Đậu xanh
Diện tích Ha 17 13 6 6 3
Năng xuất Tạ/ha 17 15,83 15,00 17,50 17
Sản lượng Tấn 26 19 9 10,5 6
5.Đậu nành
Diện tích Ha 9 10 48,1 84 5,5
Năng xuất Tạ/ha 17,78 18 18,50 18,56 20
Sản lượng Tấn 17 10 89 156 11
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Trong ngành chăn nuôi: Qua phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Thoại Sơn chủ yếu là trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong
cơ cấu nông nghiệp (chiếm chưa tới 10 %). Tuy nhiên, trong những năm gần đây
ngành chăn nuôi cũng phát triển theo hướng tăng số lượng đàn bò thịt, bò sửa, tăng
đàn lợn. Từ năm 2002 đến năm 2006 số đàn bò tăng lên 2.122 con (tăng gần 1000
con so với năm 2002), đàn lợn tăng từ 29.531 con lên 35.837 con, đàn trâu tăng từ
96 con lên 313 con, đàn gia cầm có giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm:
đàn gà giảm từ 209.682 con còn 127.964 con, vịt giảm từ 304.865 con còn 261.226
con, ngược lại số dê, cừu, ngựa ngày càng tăng từ 118 con lên 884 con.
Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi huyện đã được chú trọng phát triển hơn,
việc chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp với các trang trại chăn nuôi bò
thịt…áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, ngày càng có nhiều giống bò thịt,
bò sữa, lợn siêu nạc có chất lượng tốt được đưa vào sản xuất.
Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006
( thời điểm 01/10 hàng năm)
Đơn vị: con
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Trâu
TĐ: Cày kéo
116
108
96
76
136
114
167
140
266
213
313
295
2. Bò 671 1.155 1.548 1.596 2.179 2.122
Trang 30
TĐ: Cày kéo 240 236 265 216 375 471
3. Heo
29.278 29.531 32.530 34.760 29.245 35.837
4. Gà
98.591 209.682 227.137 51.580 43.575 127.964
5. Vịt 279.898 304.865 346.191 177.610 197.719 261.226
6. Dê, cừu, ngựa
- - 118 265 574 884
Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001 – 2006
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo chất
lượng bữa ăn, ngành chăn nuôi huyện còn tân dụng tốt sức kéo của trâu, bò vào sản
xuất nông nghiệp.
Trong ngành thủy sản: sau cây lúa, thủy sản là thế mạnh thứ hai của
huyện Thoại Sơn. Bên cạnh việc đánh bắt, khai thác thuỷ sản tự nhiên thì hoạt động
nuôi trồng thủy sản ngày phát triển mạnh mẽ, những giống loài được chọn lọc phù
hợp điều kiện tự nhiên của huyện, với những mô hình như: nuôi tôm chân ruộng (1
vụ lúa -1 vụ tôm), nuôi cá chân ruộng (2 vụ lúa - 1 vụ cá), nuôi cá ao hầm…đã
mang lại cho nông dân những lợi nhuận bất ngờ so với việc độc canh cây lúa.
Nhìn chung, hoạt động thủy sản Thoại Sơn thời gian qua có hai chuyển biến
đáng kể: một là sự biến đổi về cơ cấu các hoạt động sản xuất giữa khai thác và nuôi
trồng, hai là sự thay đổi về cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản:
+ Về cơ cấu sản xuất: Nếu xét về giá trị sản xuất ta thấy ngành thủy sản
phát triển với tốc độ khá nhanh, từ năm 2002 đến 2006 đã tăng gần 2 lần (từ
119.081.700 ngàn đồng lên 230.533.000 ngàn đồng, theo giá hiện hành). Trong đó,
giá trị đánh bắt thủy sản tăng 1,9 lần (từ 42.218.580 ngàn đồng lên 79.854.000 ngàn
đồng); ngành nuôi thủy sản tăng 1,8 lần (từ 76.503.200 ngàn đồng lên 138.679.000
ngàn đồng); dịch vụ thủy sản tăng 33 lần (từ 360.000 ngàn đồng lên 12.000.000
ngàn đồng). Xét về cơ cấu trong giá trị sản xuất ngành thủy sản ta thấy: ngành nuôi
trồng thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đánh bắt thủy sản, đặc biệt đạt đỉnh
điểm là 92,3 % năm 2005, sau đó giảm còn 60,2 % năm 2006 do biến động thị
trường. Dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển phục vụ cho quá trình sản xuất.
Trang 31
Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Thoại Sơn qua các năm, Đơn vị: %
2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 100 100 100 100 100
Đánh bắt 35,5 40,2 14,6 7,0 34,6
Nuôi trồng 64,2 58,9 84,5 92,3 60,2
Dịch vụ TS 0,3 0,9 0,9 0,7 5,2
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn
2003
40%
59%
1%
Đánh bắt Nuôi trồng Dịch vụ TS
Cơ cấu gí trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn năm
2006
35%
60%
5%
Đánh bắt Nuôi trồng Dịch vụ TS
Trang 32
+ Cơ cấu sản phẩm thủy sản: cũng đang có những biến đổi theo hướng đa dạng
hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài con cá thì con tôm càng xanh ngày càng
được chú trọng phát triển - diện tích nuôi ngày càng tăng nhanh chóng với mô hình chủ
yếu là chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm). Năm 2006 toàn huyện có diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản là 536,6 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 130,5 ha, diện tích nuôi
tôm là 406,1ha tập trung chủ yếu ở các xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, Thị trấn Phú
Hòa. Việc nuôi tôm luân canh với lúa mang hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả khảo sát
các hộ nuôi tôm ở xã Phú Thuận cho thấy năng xuất bình quân 1ha là 0,8 – 1,2 tấn/ha,
lợi nhuận khoảng 30 – 40 triệu đồng/ha. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông
dân nâng cao thu nhập từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, góp phần hiệu quả cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Nhìn chung, sản phẩm thủy sản ở Thoại Sơn ngày càng đa dạng như tôm
càng xanh, cá tra, cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, lươn,…Diện tích mặt nước sử dụng
cho nuôi trồng ngày càng tăng từ 191 ha năm 2000 lên 536,6 ha năm 2006, trong đó
đáng chú ý là diện tích nuôi tôm tăng từ 4 ha năm 2000 lên 406,1 ha năm 2006
(tăng khoảng 100 lần). Hình thức nuôi ngày càng đa dạng như: nuôi tôm trên ruộng,
nuôi cá trên ruộng, nuôi cá đăng vèo, nuôi lươn theo bồn…
Bảng 3.13. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm.
Đơn vị: ha
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Năm 2000 2002 2004 2006
Cá 187 180 121 130,5
Tôm 4 199 410,5 406,1
Tổng DT 191 379 531,5 536,6
Trang 33
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
Thoại Sơn qua các năm.
191
379
532 537
0
100
200
300
400
500
600
ha
2000 2002 2004 2006 năm
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn
qua các năm.
Tuy nhiên, sản lượng thủy sản Thoại Sơn có sự biến động qua các năm: do
số lượng bè cá giảm nên sản lượng cá bè cũng giảm từ 35 tấn năm 2000 còn 16 tấn
2006, đánh bắt thì tăng giảm không ổn định năm 2006 là 7.450 tấn; sản lượng cá
nuôi cũng không ổn định đạt 5.458 tấn năm 2000 và giảm vào năm 2004 còn 2.513
tấn do ảnh hưởng biến động thị trường, nhưng sau đó tăng lại năm 2006 đạt 5.486
tấn; đáng chú ý là sản lượng tôm nuôi tôm tăng nhanh chóng từ 1,2 tấn năm 2000
lên 529 tấn 2006 (tăng gần 440 lần).
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ sản lượng tôm nuôi huyện Thoại Sơn qua các năm
1
176
447
529
0
100
200
300
400
500
600
tấn
2000 2002 2004 2006 năm
Sản lượng tôm nuôi huyện Thoại Sơn qua các năm
Trang 34
Bảng 3.14. Sản lượng thủy sản huyện Thoại Sơn qua các năm
(01/10 hàng năm), Đơn vị: tấn
Năm 2000 2002 2004 2006
Cá bè 35 206 45 16
Cá nuôi 5.458 5.762 2.513 5.486
Tôm nuôi 1,2 176 447 529
Đánh bắt 7678 9.191 4.827 7.450
Tổng số 13.172,2 15.355 7.832 13.481
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn năm 2006
Tóm lại, ngành thủy sản của huyện ngày phát triển theo hướng đẩy mạnh
nuôi trồng và nó đã đem lại hiệu quả cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển thủy sản trong những năm gần đây. Sự phát triển của
ngành thủy sản cũng đã giải quyết tốt việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi,
góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng bữa ăn cho nhân dân…
2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và hiệu quả
của các mô hình sản xuất
Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Thoại Sơn trở thành nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế
cao, thời gian qua huyện Thoại Sơn đã đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản, phát triển chăn nuôi, các cây trồng khác ngoài lúa đồng thời với việc phát triển
các mô hình đa canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp.
● Tình hình sản xuất nông nghiệp cụ thể của xã Phú Thuận:
Phú Thuận là một xã được tách ra từ xã Phú Hòa từ năm 2000, nằm về phía
Đông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp Thị trấn Phú Hòa, phía Đông
giáp TP. Long Xuyên, phía Nam giáp xã Vĩnh Trinh (Thốt Nốt – TP.Cần Thơ), phía
Tây giáp xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn). Đa số các hộ sinh sống bằng sản xuất nông
nghiệp (chiếm 80 % hộ toàn xã, còn lại 20 % sinh sống ngành thương mại, dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ).
Có thể thấy được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích với những mô
hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện sinh thái vùng qua thực tế ở xã Phú Thuận
- mệnh danh là “ Vương quốc tôm càng xanh ”. Đây là một trong những xã đi đầu
trong quá trình thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp của
huyện. Song song với việc nâng cấp các công trình đê bao và hệ thống thủy lợi để
phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp thì nông dân xã Phú Thuận đã từng bước đầu
Trang 35
tư vào những mảnh đất có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, mạnh dạn phá
thế độc canh cây lúa.
Với diện tích tự nhiên là 3124 ha. Trong đó đất canh tác 2468 ha, diện tích
nuôi tôm 2006 là 390 ha . Với việc thực hiện mô hình nuôi tôm càng trong mùa
nước nổi đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao so với cây lúa từ 3 - 5 lần. Thu hoạch
hàng năm của một nông hộ từ mô hình 1 lúa 1 tôm từ 30- 40 triệu đồng/ha đã tạo
điều kiện thúc đẩy từng bước sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Các hộ nông dân nuôi thuỷ sản hầu hết có thu nhập khá cao, đời sống vật
chất tinh thần được nâng lên rõ rệt. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động
nghèo, nhàn rỗi trong xã và các vùng lân cận.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã hướng dẫn qui hoạch vùng chuyên canh kỹ thuật chăn nuôi tôm,
cá và đầu tư cho con giống. Với sự quyết tâm chỉ đạo lãnh đạo thực hiện thắng lợi
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Đảng ủy - HĐND - UBND xã cùng
với lòng quyết tâm vượt khó để vươn lên làm giàu của các hộ nông dân, thời gian
qua ngành nông nghiệp của xã đã đạt nhiều kết quả khả quan. Đến năm 2006, danh
sách các hộ nuôi tôm của xã Phú Thuận đã lên đến 211 hộ.
● Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với các
mô hình sản xuất đa canh.
Qua các kết quả phân tích thì các mô hình sản xuất đa canh và kinh doanh
tổng hợp đã đạt hiệu quả khá cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: thu nhập/ha, thu nhập/hộ,
hiệu quả một đồng vốn so với mô hình 2 lúa.
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu từ lúa sang phát triển chăn nuôi,
thủy sản với các hình thức quảng canh, thâm canh, luân canh… đã giúp người dân
đối phó với các biến động của thời tiết, thủy văn và giá cả thị trường.Các mô hình
sản xuất đa canh này là cơ sở nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế của
huyện từ thu nhập thấp rủi ro sang nền kinh tế có thu nhập cao, ít rủi ro hơn và tiến
tới phát triển ổn định bền vững.
HIỆU QUẢ KINH TẾ 1 VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN- 1 VỤ TÔM HÈ THU.
1. Hiệu quả kinh tế vụ lúa Đông Xuân:
a.Chi phí sản xuất lúa trên 1 ha:
+ Chi phí ra bình quân = 200.000 đ/ha
+ Chi phí mua giống: 100 kg x 3.000 đ/kg = 300.000 đ
+ Thuốc bảo vệ thực vật = 320.000 đ
+ Phân bón các loại: = 970.000 đ
Trang 36
+ Công chăm sóc: = 1.000.000 đ
+ Công thu hoạch: = 1.200.000 đ
Tổng cộng = 4.090.000 đ
b.Thu nhập lúa Đông Xuân: Năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DANH GIA SU CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP HUYEN THOAI SON TRONG THOI GIAN 2001 2006.PDF