Khóa luận Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình Tuyên Quang

 

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4

6. Kết cấu Khoá luận. 4

Chương I. Một số vấn đề lý luận về tin truyền hình và những đặc thù cơ bản khi làm tin truyền hình ở tỉnh Tuyên Quang 5

5 1.1. Khái niệm cơ bản về tin truyền hình 5

1.2. Đặc điểm về nội dung của tin truyền hình 6

1.2.1. Đặc điểm nội dung 6

1.2.2. Đặc điểm phong cách viết tin truyền hình 6

1.3. Đặc điểm về ngôn ngữ 6

1.3.1. Nét đặc thù của ngôn ngữ trong tin truyền hình 6

1.3.2. Vấn đề ngôn ngữ học trong tin truyền hình 6

* Về độ dài của câu văn trong tin truyền hình: 7

*Về cấu trúc câu trong tin truyền hình: 7

1.4. Tin truyền hình hiện đại 7

1.4.1. Mô hình của tin truyền hình hiện đại 7

1.4.2. Các tiêu chí để đánh giá một tin truyền hình hiện đại: 8

1.4.3. Các yếu tố viết tin truyền hình hiện đại 8

* Một vài ví dụ viết tin theo cấu trúc hiện đại: 10

1.5. Những đặc thù cơ bản khi làm tin truyền hình ở tỉnh Tuyên Quang 13

1.5.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 13

1.5.2. Đặc điểm công chúng báo chí 14

* Đặc điểm dân cư, dân số và quan hệ tộc người 14

* Đặc điểm tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí 15

Chương II. Thực trạng viết tin và đưa tin trên sóng truyền hình của đài PT & TH tỉnh Tuyên Quang 17

 2.1. Sự ra đời và phát triển của Đài PT & TH tỉnh Tuyên Quang 17

2.2. Tình hình sử dụng tin truyền hình của Đài PT & TH tỉnh Tuyên Quang. 18

* Tin về Chính trị: 18

* Tin về kinh tế công nghiệp, nông nghiệp: 19

* Tin về Văn hoá - xã hội: 19

* Tin về quốc phòng - an ninh: 19

2.2.1. Những nội dung cơ bản 19

* Đề tài phản ánh: 19

* Nhận xét: 22

2.2.2. Hình thức thể hiện 24

- Cách thức vào cuộc: 24

- Ngôn ngữ: 25

2.3. Những hạn chế của cách viết tin hiện tại 27

2.3.1. Hạn chế về cấu trúc viết tin: 28

Điều cốt yếu trong tin truyền hình hiện tại là câu mở đầu và góc tiếp cận. 28

2.3.2. Hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ. 29

2.3.3. Hạn chế trong việc sử dụng hình ảnh 29

2.3.4. Một số nhận xét về cấu trúc tin đã được sử dụng 30

2.3.5. Một vài ví dụ minh chứng cho thực trạng Thể loại tin truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang năm 2003 và 2004. 30

2.4. Đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình của Đài PT & TH tỉnh Tuyên Quang 39

2.4.1. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Thời sự 39

2.4.2. Những hạn chế của việc đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình 39

* Về nội dung thông tin: 39

*Về hình thức phần tin: 40

* Về công tác tổ chức sản xuất tin và đưa tin: 40

Chương III. Một số hướng đổi mới cách viết tin và đưa tin trên sóng truyền hình của Đài Pt & th tỉnh Tuyên Quang 41

 3.1. Những định hướng quan trọng của tỉnh 41

3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức 44

3.2.1. Đào tạo, bổ sung nhân lực và cơ cấu lại tổ chức của Ban Thời sự 44

3.2.2. Cải tiến việc lập kế hoạch đưa tin 45

3.2.3. Tổ chức xây dựng và quản lý mạng lưới cộng tác viên 45

3.2.4. Tổ chức săn tin và nuôi tin 47

3.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ 47

3.3.1. Viết câu mở đầu cho tin truyền hình: 51

3.3.2. Viết lời dẫn cho tin truyền hình 52

3.3.3. Kỹ năng biên tập cấu trúc câu trong tin truyền hình 53

* Chia tách một câu dài thành hai hay nhiều câu ngắn hoặc lược bỏ những yếu tố rườm rà: 53

* Sửa cấu trúc câu văn trong tin truyền hình 53

* Xử lý các số liệu khoa học, thuật ngữ khoa học, tên riêng tiếng nước ngoài, từ tắt. 54

* Xử lý các con số, số liệu 54

3.3.4. Cải tiến tin lễ tân 54

3.3.5. Xác định lại tiêu chí của chương trình thời sự truyền hình 55

* Yêu cầu tính chính xác, chân thật của sự kiện, vấn đề được phản ánh 55

3.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 59

3.4.1. Sử dụng công nghệ số và hệ thống cáp quang trong việc truyền tin. 60

3.4.2. Trang bị máy quay phim, micrô và các thiết bị hiện đại cho phóng viên làm tin: 60

Kết luận 61

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0% ngôn ngữ là âm thanh). Trong âm thanh có tiếng dộng hiện trường gồm tự nhiên và cơ học. Tiếng động tự nhiên như: Tiếng suối chảy, tiếng chim hót…; Tiếng động cơ học như: tiếng xe máy, tiếng máy nổ… ánh sáng trong tin truyền hình rất quan trọng: Sáng - tối theo ý đồ của Nhà báo, Đạo diễn, người quay phim, phản ánh thái độ, quan điểm về tác phẩm đó như thế nào. Góc quay toàn cảnh, trung cảnh, đặc tả…giúp cho công chúng nhận biết được sự kiện, vấn đề, con người trong tác phẩm báo chí (Tin truyền hình). Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số thủ pháp của các ngành hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc…để làm mờ nhạt hình ảnh. - Ngôn ngữ lời bình trong tin ngắn gọn, xúc tích nhưng lại chuyển tải đầy đủ các thông tin quan trọng, cần thiết tới công chúng. (7) Do đặc điểm địa hình phức tạp, sông suối nhiều, đường xá đi lại khó khăn, 22 dân tộc anh em ở Tuyên Quang sống đan xen và mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán khác nhau. Do vậy, việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện trong tin truyền hình là vấn đề được lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang đặc biệt quan tâm. Đối với tin viết cho người dân tộc Kinh và một số dân tộc như dân tộc Tày, Cao Lan…sống đan xen với người Kinh nhiều năm, biết viết, biết nói và hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ phổ thông thì cách vào cuộc của ngôn ngữ dễ dàng hơn. Câu văn, số liệu trong tin ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Còn đối với những tin viết cho người dân tộc thiểu số như: Dân tộc H’Mông, dân tộc Dao thì cách thức vào cuộc có những thay đổi đáng kể, phù hợp với trình độ nhận thức của người dân. Ví dụ: Đoạn đường từ Tuyên Quang đi Hà Nội dài 165Km. Nếu viết cho các dân tộc hiểu tiếng phổ thông (Tiếng Kinh) thì giữ nguyên 165Km. Còn khi viết cho các dân tộc thiểu số, thì thông tin trên phải viết như sau: Từ Tuyên Quang đi Hà Nội phải mất nửa ngày đường… Đổi mới cách viết và đưa tin, góp phần nâng cao chất lượng Thể loại tin trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đòi hỏi các cấp lãnh đạo ngành, mỗi phóng viên biên tập cần nỗ lực nhiều hơn nữa, dám nghĩ - dám làm, mạnh dạn đổi mới cách thức và phương pháp viết tin, đưa tin. 2.3. Những hạn chế của cách viết tin hiện tại Báo cáo tổng kết công tác Phát thanh - truyền hình năm 2003 và năm 2004 của Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang đã nêu rõ: Trong 2 năm 2003 và 2004, Đài đã phát sóng chương trình thời sự truyền hình địa phương với 2.940 (7) PGS. TS Dương Xuân Sơn, Các bài giảng về Báo chí truyền hình (2005) giờ. Bình quân mỗi chương trình thời sự là 45 phút. Một chương trình thời sự được bố cục như sau: - Phát thanh viên giới thiệu chương trình: 2 phút - Phần tin: 8 phút - Phóng sự, bài phản ánh: 12 phút - Điểm báo: 5 phút - Chuyên đề, chuyên mục: 15 phút - Dự báo thời tiết: 2 phút - Phát thanh viên chào hết chương trình: 1 phút Như vậy, trong một chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang, phần tin chỉ chiếm 8 phút trên tổng thời lượng 45 phút. 2.3.1. Hạn chế về cấu trúc viết tin: Số đông phóng viên, biên tập viên lâu năm của đài do ít có điều kiện đi tập huấn hoặc đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ nên thường viết tin theo lối truyền thống. Theo đó, những thông tin quan trọng, hấp dẫn thường bị đẩy xuống dưới, mà mở đầu bằng những thông tin dông dài, chung chung. Ví dụ: Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và thể theo nguyện vọng của quần chúng nhân dân, hôm nay, ngày 10 tháng 3 năm 2006, tại huyện Chiêm Hoá, Sở giao thông vận tải đã khởi công xây dựng cầu treo Pác Cáp…. Điều cốt yếu trong tin truyền hình hiện tại là câu mở đầu và góc tiếp cận. + Những lỗi thường gặp khi viết câu mở đầu là: - Không tìm được thông tin cốt lõi, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất của tin đối với công chúng xem truyền hình Tuyên Quang. - Quá chú trọng đến số tiền đầu tư hay thu được từ một việc gì đấy mà đôi khi giá trị của nó không nằm con số mà nằm ở ý nghĩa xã hội. - Thường lấy tên hội nghị, hội thảo…để làm câu mở đầu, dẫn tới phần mở đầu tin mập mờ, khó hiểu. - Trích nguyên văn một đoạn phát biểu của lãnh đạo tỉnh với những đại từ nhân xưng làm câu mở đầu, nhưng lại không nhớ rằng không phải lời phát biểu nào cũng có thể trở thành phần mở đầu hoàn hảo. 2.3.2. Hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ. Loại trừ những lỗi về ngữ pháp, chính tả, tin truyền hình trên Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang tồn tại những lỗi ngôn ngữ sau: - Thứ nhất là câu quá dài. Ví dụ: “Làm lịch blốc có lợi nhuận lớn, nên năm nào cũng xảy ra một vài vụ in lậu, in nối bản, in dư số lượng, phát hành trái tuyến mà mục đích cuối cùng là phần lớn lợi nhuận kếch xù chạy vào túi những kẻ hám tiền bất chấp pháp luật” - Thứ hai là sử dụng nhiều câu phức gồm nhiều mệnh đề chồng chất. Ví dụ: “Đây là quĩ tín dụng dành riêng cho các hộ nông dân nghèo vay, huy động từ các tổ chức kinh tế với lãi suất vay 0,8% và cho vay 1,2% một tháng, thấp hơn lãi suất ngân hàng đang áp dụng là 1,4%” Dạng câu có nhiều âm tiết và mệnh đề ghép như thế này, đôi khi làm cho người xem truyền hình nghe thông tin đến phần cuối lại quên mất phần đầu của câu. Vế cuối cùng của câu lại mập mờ về ý “thấp hơn lãi suất ngân hàng đang áp dụng là 1,4%”. - Thứ ba là sử dụng nhiều con số, thuật ngữ khoa học, tên riêng tiếng nước ngoài mà không thống nhất cách phiên âm, cách đọc, các từ viết tắt… 2.3.3. Hạn chế trong việc sử dụng hình ảnh Theo thống kê, hiện nay số lượng tin có hình ảnh hoạt động sản xuất - kinh doanh; có đồ hình, đồ hoạ minh hoạ cho nội dung tin mới chiếm khoảng 45%. Còn lại là các tin lễ tân, tin hội nghị, tin Phát thanh viên đọc chay. 2.3.4. Một số nhận xét về cấu trúc tin đã được sử dụng Trong hai năm 2003 và 2004, Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang đã tổ chức và phân bố tin trong các chương trình thời sự truyền hình đảm bảo phản ánh đầy đủ các lĩnh vực như: Chính trị, Kinh tế, Văn hoá - xã hội và Quốc phòng - an ninh. Trong số 4 lĩnh vực trên, có ba lĩnh vực Chính trị, Kinh tế và Văn hoá - xã hội được đài tập trung tuyên truyền nhiều nhất. Hầu hết các tin sử dụng phát sóng đều được viết dưới dạng cấu trúc truyền thống - cấu trúc hình tháp. Những thông tin, những chi tiết ít quan trọng đưa lên đầu tin, chi tiết quan trọng phát triển ở thân tin và đỉnh điểm của tin là ở phần kết thúc. Chính điều này đã không hấp dẫn được công chúng xem chương trình thời sự truyền hình địa phương. 2.3.5. Một vài ví dụ minh chứng cho thực trạng Thể loại tin truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang năm 2003 và 2004. - Ngày 1 tháng 1 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát lúc 20h3’- chương trình thời sự: Tin “ Khởi công xây dựng Toà án nhân dân thị xã Tuyên Quang” khởi công xây dựng toà án nhân dân thị xã tuyên quang PTV: Ngày 1 tháng 1 năm 2003, Toà án nhân dân thị xã đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Trụ sở Toà án nhân dân thị xã Tuyên Quang. Dự lễ khởi công có đồng chí Hoàng Dung - Vụ trưởng vụ tài chính Toà án nhân dân tối cao, các đồng chí lãnh đạo thị uỷ, UBND thị xã Tuyên Quang và đại tá Trần Đình Côn - Giám đốc Công ty xây lắp 665, Bộ Quốc Phòng - đơn vị trúng thầu thi công công trình. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ 439 triệu đồng, do ngân sách Trung ương cấp. Toà án nhân dân thị xã Tuyên Quang làm chủ đầu tư. Công trình được thiết kế 3 tầng, khung sàn bê tông cốt thép, mái lợp tôn chông thấm, chống nóng. Diện tích sử dụng 1.500m2. Công trình được thi công trong thời gian 7 tháng. Trong thời gian thi công, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục và chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, quản lý chặt chẽ việc đầu tư và xây dựng theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng công trình và đúng tiến độ. Công trình trụ sở Toà án nhân dân thị xã Tuyên Quang được thiết kế xây dựng theo quy hoạch thành phố loại II, đảm bảo yêu cầu cải cách Tư pháp và nâng cao chất lượng xét xử, phù hợp với sự phát triển của xã hội./. Thực hiện: Đình Liệu - Ngày 2 tháng 1 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát lúc 20h5’- chương trình thời sự: Tin “Sơn Dương hơn 60 người được tập huấn công tác xã hội” sơn dương hơn 60 người được tập huấn công tác xã hội PTV: Hội chữ thập đỏ huyện Sơn Dương vừa phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác xã hội cho hơn 60 đại biểu là Ban chấp hành hội, Ban kiểm tra hội chữ thập đỏ huyện, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ các xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, hiệu trưởng các trường THPT trong huyện. Trong thời gian một ngày, các đại biểu được tập huấn các nội dung cơ bản về: Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của hội chữ thập đỏ là công tác xã hội; phương pháp tiến hành công tác xã hội của Hội chữ thập đỏ; Hướng dẫn xây dựng Dự án vừa và nhỏ về công tác xã hội và chế độ quản lý báo cáo dự án. Thông qua tập huấn giúp Hội chữ thập đỏ cơ sở tổ chức các hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ thiên tai, phong trào tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, thực hiện công tác xã hội tại cộng đồng, hoạt động xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân./. Thực hiện: Thanh Nguyên (Đài Sơn Dương) - Ngày 9 tháng 1 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát lúc 20h - chương trình thời sự: Tin “Yên Sơn tổng kết công tác quân sự quốc phòng năm 2002” yên sơn tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2002 PTV: Huyện Yên Sơn vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2002, triển khai nhiệm vụ công tác quân sự quốc phòng năm 2003. Năm 2002, công tác quân sự quốc phòng được Đảng uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Yên Sơn đã tập trung xây dựng, củng cố nền quốc toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Lực lượng vũ trang thường xuyên được củng cố vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức, kịp thời xử lý các tình huống diễn ra. Công tác tuyển quân đảm bảo dân chủ, đúng luật. Chỉ tiêu giao quân đạt 100%. Lực lượng dự bị động viên thường xuyên được củng cố kiện toàn. 100% đầu mối dân quân tự vệ được huấn luyện, quân số tham gia huấn luyện đạt 99%. Kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, trong đó có 80% đơn vị đạt khá giỏi. Năm 2003, Yên Sơn đã đề ra 4 nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể về công tác quân sự, quốc phòng./. Thực hiện: Hải Yến – Lê Thuỷ (Đài Yên Sơn) - Ngày 10 tháng 1 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h5’- chương trình thời sự: Tin “ Tỉnh đoàn thanh niên Tuyên Quang kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên” mít tinh kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên PTV: Sáng ngày 9 tháng 1, tại Trường CĐSP Tuyên Quang, Tỉnh đoàn thanh niên đã tổ chức lễ kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam. Đông đảo học sinh, sinh viên các trường CĐSP Tuyên Quang, trường trung học kinh tế kỹ thuật, trường kỹ nghệ, trường trung học y tế và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đã tham dự lễ mít tinh. Tại buổi lễ, các bạn trẻ đã cùng nhau ôn lại truyền thống, sự phát triển của phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam trong 53 năm qua và tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể thao chào mừng ngày truyền thống học sinh, sinh viên. Nhân dịp này, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức trao tặng giải thưởng Sao tháng giêng - một giải thưởng cao quý của Hội Sinh viên Việt Nam cho sinh viên Lương Thị Thuỳ Linh - Lớp Tiểu học K3, trường CĐSP Tuyên Quang./. Thực hiện: Minh Phương - Lê Hải - Ngày 4 tháng 2 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát lúc 20h2’- chương trình thời sự: Tin “Củng cố và phát triển doanh nghiệp” củng cố và phát triển doanh nghiệp Nhằm mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, năm 2002, tỉnh đã triển khai cổ phần hoá các doanh nghiệp: Công ty khai thác, chế biến ba rít; Xí nghiệp xi măng Tuyên Quang; Công ty dược và vật tư y tế; Công ty du lịch và khách sạn Lô Giang và Công ty phát triển công nghiệp Tuyên Quang. Cấp đăng ký kinh doanh cho 68 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 298 doanh nghiệp. Năm 2003, tỉnh tiếp tục cổ phần hoá một số doanh nghiệp theo phương án tổng thể được Chính phủ phê duyệt, đổi mới hình thức quản lý hoạt động doanh nghiệp công ích, xây dựng đề án sắp xếp các Công ty chè, các lâm trường. Tăng cường kiểm tra sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hpạt động theo luật doanh nghiệp./. Thực hiện: Vũ Tuấn - Ngày 7 tháng 2 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát lúc 20h6’- chương trình thời sự: Tin “Duy trì tốt việc phát triển chăn nuôi bò sữa nhập ngoại” Duy trì tốt việc phát triển chăn nuôi bò sữa nhập ngoại Tính đến thời điểm này, đàn bò sữa nhập ngoại tại Tuyên Quang đã có trên 1.200 con sinh sản cho 1.225 bê con. Số bê con sinh ra trong đợt đầu đã có 4 con sinh sản lứa đầu, 37 con đang chửa và 52 con đã phối giống. Hơn 960 con sinh đợt sau có 751 con bê cái đang ở thời kỳ từ 1 đến 12 tháng tuổi. Hiện nay, đàn bò mẹ đang cho khai thác sữa với sản lượng cao. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2002, đã cho 3.752 tấn sữa, đến thời điểm này đang có 1.590 con bò cho sữa, đạt tỷ lệ 70% trên tổng số đàn bò sinh sản với tỷ lệ mỡ sữa bình quân đạt 3,8%, tỷ lệ vật chất khô đạt 12,2%. Đàn bò sữa của Tuyên Quang được đánh giá là có tỷ lệ nuôi sống cao so với bình quân chung trong cả nước và chất lượng sữa có hàm lượng dinh dưỡng đạt loại A./. Thực hiện: Ngọc Toàn - Ngày 10 tháng 2 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h4’- chương trình thời sự: Tin “Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hàm Yên khoá 17 tổ chức kỳ họp thứ 32” Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hàm Yên khoá 17 tổ chức kỳ họp thứ 32 PTV: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hàm Yên khoá 17 vừa tổ chức kỳ họp thứ 32, đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2002, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2003. Đồng chí Bạch Hồng Hải - Uỷ viên BTV tỉnh uỷ, giám đốc Công an tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị. Năm 2002, dưới sự lãnh đạo của BCH đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc Hàm Yên đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Diện tích gieo cấy lúa nước cả năm đạt 6.838 ha, năng suất bình quân đạt gần 55 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc đat 43.770 tấn, tăng 1.332 tấn so với năm 2001. Đây là năm huyện Hàm Yên đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay. Huyện đã khởi công xây dựng kiên cố hoá 18 trường học, duy tu sửa chữa 148 km đường giao thông nông thôn, trồng mới 884 ha rừng, sửa chữa làm mới 313 nhà ở cho hộ nghèo. Sự nghiệp y tế, giáo dục, thu ngân sách, xoá đói - giảm nghèo đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hội nghị đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở cơ sở; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ với những mục tiêu, giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2003./. Thực hiện: Đỗ Bình (Đài Hàm Yên) - Ngày 5 tháng 5 năm 2003, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h5’- chương trình thời sự: Tin “Tỉnh ta khẩn trương xây dựng các khu di dân tái định cư” tỉnh ta khẩn trương xây dựng các khu di dân tái định cư PTV: Để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang, tỉnh ta đã khẩn trương xây dựng các khu tái định cư và thực hiện công tác di dân, bảo đảm cho nhân dân đến nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trong năm qua, tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể di dân tái định cư phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang. Các huyện trong tỉnh đã tổ chức di chuyển và bố trí tái định cư cho 783 hộ, 3.261 nhân khẩu, đưa tổng số hộ đã di chuyển đến các khu tái định cư là 1.557 hộ, 7.198 nhân khẩu. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương xây dựng các khu tái định cư, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực lòng hồ thuỷ điện khẩn trương thực hiện việc di chuyển, phấn đấu năm 2003 hoàn thành di chuyển và bố trí tái định cư cho toàn bộ các hộ nhân dân vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, góp phần phục vụ việc xây dựng công trình thuỷ điện đúng tiến độ./. Thực hiện: Thái Sơn - Đình Tiêng - Ngày 29 tháng 10 năm 2004, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h5’ - chương trình thời sự: Tin “Bế giảng lớp tập huấn nghiệp vụ truyền hình” Bế giảng lớp tập huấn nghiệp vụ truyền hình PTV: Ngày 28/10, Đài PT-TH Tuyên Quang và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức bế giảng lớp tập huấn nghiệp vụ truyền hình 2004. Qua 10 ngày tập huấn, hơn 40 học viên là các phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài tỉnh và các đài huyện thị đã được tiếp thu những kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ qua các thể loại: Phóng sự, phim tài liệu, phỏng vấn truyền hình. Cùng với việc chuẩn bị phát sóng thêm một chương trình truyền hình địa phương vào buổi trưa hàng ngày, bắt đầu từ ngày mùng 1/11 tới. Việc mở lớp tập huấn này giúp cho những người làm truyền hình trong tỉnh nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn để từng bước đổi mới nội dung, hình thức các chương trình truyền hình, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người xem truyền hình trong tỉnh./. Thực hiện: Vũ Tuấn - Đình Liệu - Ngày 1 tháng 11 năm 2004, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h3’ - chương trình thời sự: Tin “Toàn tỉnh thu hoạch trên 22.620 ha lúa mùa” Toàn tỉnh thu hoạch trên 22.620 ha lúa mùa Đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch trên 22.620 ha lúa mùa, đạt 85% kế hoạch. Một số huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương đã cơ bản thu hoạch xong 100% diện tích lúa mùa, đang tập trung vào việc chăm sóc cây trồng vụ đông. Theo đánh giá của ngành Thống kê tỉnh, năng suất lúa mùa đạt 51,89 tạ/ha, sản lượng lương thực vụ mùa đạt 138.198 tấn, so với vụ mùa năm 2003 năng suất tăng 1,89 tạ/ha, sản lượng thóc tăng 3.767 tấn. Hiện nay bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch nốt trà lúa mùa muộn. Đồng thời tích cực gieo trồng trên 12.359 ha cây trồng vụ đông đúng thời vụ. Đi đôi với việc sản xuất vụ đông, các huyện chỉ đạo cho các THX đẩy nhanh việc làm đất, quản lý chặt chẽ nguồn nước tưới, kiểm tra các hồ đập, hệ thống kênh mương giữ đủ nguồn nước, để phục vụ cho sản xuất vụ xuân 2005 gieo cấy đúng thời vụ./. Thực hiện: Đình Tiêng - Ngày 1 tháng 11 năm 2004, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h5’ - chương trình thời sự: Tin “ Huyện Chiêm Hoá đẩy mạnh tiến độ sản xuất vụ đông xuân” Huyện chiêm hoá đẩy mạnh tiến độ sản xuất vụ đông xuân. PTV: Hiện nay, bà con nông dân huyện Chiêm Hoá đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ mùa khẩn trương triển khai sản xuất vụ đông và làm đất vụ xuân. Theo kế hoạch vụ đông năm nay, huyện Chiêm Hoá gieo trồng 2.160 ha, cho đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Chiêm Hoá đã gieo trồng được hơn 1.300 ha đạt 64,7% kế hoạch. Chuẩn bị cho vụ xuân 2004 - 2005, toàn huyện đã làm được hơn 2.500 ha đất trồng lúa, đạt 56,9% kế hoạch và dự kiến làm 2.985 ha đất trồng cây mầu chủ yếu là ngô, lạc, đậu tương. Đồng thời quản lý khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương để giữ nước, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng./. Thực hiện: Thu Giang - Mai Hương - Ngày 2 tháng 12 năm 2004, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h1’ - chương trình thời sự: Tin “Hội Cựu Chiến Binh tỉnh tổng kết phong trào thi đua Cựu Chiến Binh gương mẫu” Hội cựu chiến binh tỉnh tổng kết phong trào thi đua cựu chiến binh gương mẫu PTV: Như chúng tôi đã đưa tin, Sáng nay 2/12 tại hội trường UBND tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức kỷ niệm trọng thể 15 năm thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam và tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”. 5 năm lần thứ 3 ( 2000 - 2004), đồng chí Lê Thị Quang - Phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh; Các đồng chí Ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã đã đến dự . Sau lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam, Hội CCB tỉnh đã tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” 5 năm lần thứ 3 (2000 - 2004). Trong 5 năm qua, phong trào thi đua của Hội đã tiếp tục phát triển sâu rộng trong cán bộ, hội viên, trở thành động lực mạnh mẽ làm khơi dậy ý chí chiến đấu, tinh thần vượt khó, tính năng động sáng tạo, tình đồng chí, đồng đội để xây dựng tổ chức hội trong sạch vững mạnh. Đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã kết nạp được 24.600 hội viên, đạt 90% tổng số cựu chiến binh. Số cơ sở hội đạt trong sạch vững mạnh là 68,3%. Từ 5,95% số hộ hội viên nghèo năm 2000 đến nay, số hộ hội viên nghèo chỉ còn 1,1%. Các cấp hội trong tỉnh đã tích cực động viên hội viên tích cực giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Quang - Phó bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương những nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên CCB trong tỉnh đã gương mẫu đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo và tích cực tham gia công tác xã hội. Đồng chí mong rằng, trong thời gian tới tổ chức hội tiếp tục động viên hội viên phát huy bản chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu tham gia trong các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, với sự tin cậy của Đảng. Nhân dịp này hội CCB tỉnh đã trao tặng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua CCB gương mẫu 5 năm lần thứ 3 ( 2000 - 2004)./. Thực hiện: Thái Sơn - Đình Liệu … 2.4. Đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình của Đài PT & TH tỉnh Tuyên Quang 2.4.1. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Thời sự Ban thời sự là xương sống của Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang, là ban biên tập chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc đài trong việc tổ chức sản xuất và đưa tin trên chương trình thời sự truyền hình. Ban Thời sự tại thời điểm 1 tháng 8 năm 2006 có 25 lao động chính thức (Trong đó có 20 biên chế), gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 23 phóng viên, biên tập viên; có 3 phòng: Phòng biên tập (7 người), Phòng phóng viên (10 người), Phòng phát thanh viên (8 người). Hàng ngày (trừ ngày chủ nhật), Ban Thời sự chịu trách nhiệm sản xuất 2 chương trình Thời sự truyền hình; 1 chương trình thời sự Phát thanh tiếng Kinh; 1 chương trình thời sự phát thanh tiếng Tày và 1 chương trình thời sự phát thanh tiếng Dao. Tổng số thời lượng mà Ban Thời sự chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày là 135 phút. Trong đó, riêng chương trình thời sự truyền hình là 45 phút (15 phút buổi trưa và 30 phút buổi tối). Với số lượng biên chế ít, lại phải đảm nhận một nhiệm vụ nặng nề nên chắc chắn việc tổ chức sản xuất và đưa tin của Ban Thời sự gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. 2.4.2. Những hạn chế của việc đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình * Về nội dung thông tin: Ban Thời sự chưa “bao sân” được, còn phụ thuộc vào các Đài truyền thanh - truyền hình huyện, thị xã và các báo của Trung ương và Tuyên Quang. Trong các phần tin của chương trình thời sự truyền hình Tuyên Quang đưa nhiều tin tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp….trong khi nhiều vấn đề nóng hổi của cuộc sống đang được dư luận quan tâm thì bị bỏ sót và đưa chậm hơn so với các báo khác. Thông tin khai thác trên các báo nhiều khi không được kiểm chứng, không được “chế biến” thành đặc sản của truyền hình dẫn đến nếu báo đưa tin sai thì đài truyền hình cũng đưa tin sai. Trong khi thiếu những thông tin mà khán giả cần thì tin của đài lại thừa những thông tin mà khán giả không quan tâm. Đó là những thông tin lễ tân, mang tính “hiếu hỷ”. *Về hình thức phần tin: Đối với chương trình thời sự truyền hình buổi trưa 15 phút và buổi tối 30 phút thì phần tin chưa thật sự sinh động, đôi lúc buồn tẻ. Tất cả các phần tin đều được xây dựng một kiểu giống nhau. Mở đầu là một tin chính trị, tiếp đến là các tin kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng - an ninh. Bình quân trong một chương trình thời sự có 7 tin chính. Và việc “bê” tất cả các tin trong chương trình không biết có gợi trí tò mò, cuốn hút khán giả hay không ra làm “tin chính” theo một khuôn mẫu đã cho thấy sự lạc hậu và đơn điệu ngay từ khi mở đầu chương trình. * Về công tác tổ chức sản xuất tin và đưa tin: Thứ nhất là tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Sự chuyên môn hoá chưa cao, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng trong phân công lao động đã làm giảm hiệu quả của việc chủ động theo dõi nguồn tin cũng như nâng cao chất lượng công việc Thứ hai là việc bố trí công việc cho các phóng viên, biên tập viên không đồng đều, không đúng sở trường. Có những phóng viên làm công tác biên tập là chính nhưng vẫn được bố trí theo dõi 2 đến 3 ngành, lĩnh vực quan trọng, có nhiều hoạt động xảy ra trong tháng, quý và năm. Trong khi đó có những phóng viên không được giao theo dõi một ngành, một lĩnh vực nào. Thứ ba là tổ chức mạng lưới cộng tác viên không hiệu quả Thứ tư là việc lập và thực hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC1014.Doc
Tài liệu liên quan