Khóa luận Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích của đề tài

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Ý nghĩa và đóng góp của khoá luận

7. Bố cục khoá luận

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Về độc thoại nội tâm và các khái niệm có liên quan

1.2. Một số quan niệm hiện nay về sự biến đổi của độc thoại nội tâm

1.3. Tiểu kết

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 27 TRUYỆN NGẮN CỦA BỐN CÂY BÚT NỮ: TRẦN THUỲ MAI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH, VÕ THỊ HẢo

2.1. Nhân xét mở đầu

2.2. Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm

2.3. Cách thức tổ chức các đoạn độc thoại nội tâm

2.4. Số lần xuất hiện của các đoạn độc thoại nội tâm

2.5. Tiểu kết

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

3.1. Mởđầu

3.2. Thể hiện chủ đề, tư tưởng, tình cảm của truyện

3.3. Thể hiện phong cách tác giả

3.4. Tiểu kết

KẾT LUẬN

Phụ lục1

Phụ lục 2

Phụ lục 3

Phụ lục 4

Tài liệu tham khảo

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy rằng việc các tác giả sử dụng nhiều hình thức dẫn thoại khác nhau ở các đoạn độc thoại nội tâm đều nhằm thể hiện tâm trạng nhân vật ở nhiều cấp độ, nhiều tình huống, hình thức, hoàn cảnh khác nhau. Điều này giúp khẳng định được tính chân thực của lời độc thoại, giúp miêu tả chân thực chân dung, suy nghĩ, lối sống của con người hiện đại. Đặc biệt thông qua cách dẫn thoại phong phú của cây bút trên mà chúng ta phần nào thấy được lối viết, cách nhận thức sự việc và cách sử dụng, phát triển ngôn ngữ văn xuôi của các nhà văn trẻ Việt Nam, từ Trần Thuỳ Mai đến Nguyễn Thị Thu Huệ, đến Võ Thị Hảo và Phan Thị Vàng Anh, bốn cây bút nữ cũng một thời đại nhưng thuộc các lớp khác nhau. Trần Thuỳ Mai là lớp trước rồi đến Nguyễn Thị Thu Huệ, rồi Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh. Mỗi người một phong cách riêng, nhưng thông qua các đoạn độc thoại nội tâm trong các tác phẩm của bốn cây bút này, chúng ta vẫn có thể thấy được phần nào sự phát triển của ngôn ngữ độc thoại nội tâm nói riêng và sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam nói chung. Và từ góc độ của ngôn ngữ học mà nói thì ngòi bút của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh là những ngòi bút khá độc đáo, linh hoạt, cuốn hút và đầy triển vọng. 2.3.3. Các cách thức kết thúc các đoạn độc thoại nội tâm. Cũng như cách thức nhập đề, cách thức kết thúc các đoạn độc thoại nội tâm cũng tuỳ thuộc vào ý đồ của mỗi tác giả trong tác phẩm cụ thể. Khi khảo sát 27 truyện ngắn, chúng tôi thấy có nhiều đoạn độc thoại nội tâm ở tác phẩm của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo đều có cách kết thúc mang tính độc lập tương đối. Nhiều đoạn độc thoại nội tâm không phải là độc thoại nội tâm thuần tuý mà có chứa ngôn từ nửa trực tiếp và bình luận ngoại đề. Và không phải lúc nào ngôn từ của nhân vật cũng được bộc lộ trực tiếp mà thường xen lẫn lời kể, lời bình của tác giả. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đâu là lời độc thoại nội tâm, lời kể chuyện. Tuy nhiên sự xen kẽ đó lại hợp lí, hợp với logic kể chuyện. Ví dụ71: Khi người ta bới được hai mẹ con lên từ tảng đất đen to bằng nửa gian nhà, môi vợ lão đã bị một hòn sỏi nhỏ chặn vào mép bà nhếch lên như trong một cái cười ngạc nhiên. “Tại sao?” Tại sao?” Cái cười đó đã ám ảnh lão suốt cuộc đời. Tại sao, và tại sao chứ, tại sao phải chết đau đớn trong khi đang uống nước chè xanh, chết lạc hồn lạc vía dưới một tảng đất đen?”[T26;144,145]. Chẳng hạn ,trong đoạn trên,những câu như: “Tại sao?” Tại sao?” Cái cười đó đã ám ảnh lão suốt cuộc đời. Tại sao, và tại sao chứ, tại sao phải chết đau đớn trong khi đang uống nước chè xanh, chết lạc hồn lạc vía dưới một tảng đất đen?” ta khó xác định được là lời của nhân vật hay lời của tác giả. Phải đọc kĩ ta mới nhận ra đó là lời bình của tác giả được thể hiên dưới dạng câu hỏi , trong cách kết mở, nhằm nhấn mạnh nỗi đau chiến tranh trong quá khứ còn ám ảnh đến cuộc sống hiện tại của nhân vật Lão Nhát. Trong truyện ngắn trước đây, lời độc thoại trong các đoạn độc thoại nội tâm thường được rút ra từ một loại sự tình, nằm ở vị trí cuối đoạn độc thoại có giá trị kết thúc đoạn văn. Ví dụ72: Một lát sau, Ninh nghĩ thương em quá, Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết. Ninh moi củ ráy, ráy nước, ăn ngứa lắm. Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem về ăn ráy nước. Đật ăn tợn lắm, chẳng thấy kêu ca gì cả. Ninh rơi nước mắt. Ninh dặn em “Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa”. Đật gật đầu. Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ. Có bực mình hau không? [Từ ngày mẹ chết”, trang 299, tập I, Nam Cao] Còn truyện ngắn ngày nay, lời độc thoại không nhất thiết phải nằm ở cuối đoạn mà nó có thể trực tiếp ở ngay đầu đoạn, không cần thông qua lời kể về một loạt những sự tình ở đằng trước. Và như vậy cách kết ở truyện ngắn hiện nay cũng có thể không đơn thuần là lời độc thoại nội tâm trực tiếp của nhân vật, mà đó có thể là giọng điệu bình luận ngoại đề mang tính triết lí của tác giả. Ví dụ73: Thế nào nhỉ? Bốn mươi tuổi, tôi đã có gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn, chỉ đủ ăn và giữ một cuộc sống đạm bạc(…)Không có cái gì trong tay mình là nhất cả”.[T12;301]. Ngay phát ngôn mở đầu đoạn đã xuất hiện dòng suy nghĩ trực tiếp được thể hiện bằng chính ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật, đến phát ngôn kết thúc đoạn thì ngôn ngữ nhân vật lại lẫn vào giọng điệu triết lí của tác giả. Thông thường thì các đoạn độc thoại nội tâm có một kết thúc tương đối độc lập với các sự tình khác trong truyện. Tuy nhiên để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các đoạn văn trong một văn bản và để cuốn hút độc giả theo những suy tư, trăn trở của nhân vật, hồi hộp với những biến cố,sự tình sảy ra với nhân vật, các tác giả lại hay xây dựng các kết cấu mở ở các đoạn văn đối thoại, kết thúc mà như không có kết thúc hoặc kết thúc bằng một câu lửng. Những đoạn văn đối thoại nội tâm có kết cấu mở như : Ví dụ74: Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết điều đó nhỉ? Những người đàn ông đi qua tôi như thể bất chợt họ gặp họ gặp cơn mưa rào mà họ thì không mang vải nhựa để che. Tôi là một cái hiên rộng để họ có thể chạy vào đó, yên tâm, tưng hửng chờ cơn mưa qua. Rồi về nhà. Hóa ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi không nhỉ?” [T12;305] Ví dụ75: Nếu có phép lạ đến, cô sẽ hiện ra trước mắt anh với hình dạng ra sao đây? Với một thân hình tàn tạ bơ phờ, mát mộng du tay cầm cành liễu? Hay với bộ quần áo nâu sòng, tay chắp trước ngực: “A di đà! Phật!” ? Hay một bà chủ sang trọng tay đầy xuyến nhẫn? Hay một phóng viên tài năng vừa từ Sài Gòn bay ra? [T22;109] Ví dụ76: Cái nhìn xoáy buốt làm tôi nhận ra chị thật đẹp, khuôn mặt trái xoan, nước da rời rợi trắng - không hiểu sao người như thế mà chồng nỡ chê bỏ? [T5;34] Ví dụ77: Tôi thầm Nghĩ: “Nếu mình mà hồng hào, hơn”. Thêm một chút một chút một chút phấn chẳng hạn, mới có thể gọi là xinh.Thế, nhưng mà kim biết vẽ. Biết đâu ông ấy đã nghĩ đến cách tô màu cho con bé nhợt nhạt này… [T7;311]… Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy ở các đoạn độc thoại có kết thúc mở thì phát ngôn độc thoại ở cuối đoạn thường là một câu khẳng định, câu luận và thường gặp nhất là câu hỏi. Điều nạy tạo nên sự chú ý của độc giả, khiến độc giả như bị cuốn đi theo diễn biến tâm lý của nhân vật. Các đoạn độc thoại có kết thúc mở buộc độc giả phải suy nghĩ, tự đánh giá về nhân vật hoặc những diễn biến tiếp theo của sự tình. Điều này cũng tạo nên sự lôi cuốn với độc giả. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học thì đó là một sự sắp đặt chủ quan của các tác giả nhằm miêu tả, lý giải mọi khía cạnh phong phú của tâm lý con người trước cuộc sống hiện đại xô bồ cùng các mối quan hệ, những diễn biến phức tạp trong cuộc sống ấy. Những đoạn độc thoại nôi tâm có kết thúc là một câu lửng như: Ví dụ78: Sao thế hả con? Con lú mất rồi. Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đáng chấp chừng ở miệng vực nữa mà đang ở trong lòng vực rồi. Bao giờ thì xuống đáy?[T12;313]. Ví dụ79:Thôi, xong rồi. Con gái tôi thành đàn bà mất rồi. Cái mặt nó ngây dại vì hạnh phúc, và ánh mắt nó như người có lỗi, ngượng ngùng và đờ đẫn. Đấy là ánh mắt của tôi mười mấy năm về trước. Lúc ấy, tôi như đi trên chín tầng mây mười tầng gió. Tôi không nhìn thấy ai hết, không biết gì hết ngoài việc là tôi đang hạnh phúc. Tôi vừa bước vào một thiên đường của đời người mà anh - người đàn ông đầu tiên trong đời đã mở cho tôi và dìu tôi vào đó. Người đàn ông đó, vừa mở cửa để cho tôi kịp nhìn thấy những vòng hào quang của nỗi đam mê thì lập tức, sau đó sáu tháng, anh ta dẫn tôi đến một cái hang sâu hun hút và đẩy tôi vào đó. Đến tận bây giờ… [T12;308] Khi kết thúc các đoạn độc thoại nôi tâm bằng các câu lửng, vô nhân xưng như vậy, các tác giả đều có mục đích cụ thể. Như trong các đoạn trên, Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng những câu lửng, vô nhân xưng ở cuối đoạn nhằm thể hiện tâm lý tuyệt vọng, lo lắng và cả nỗi đau đớn xót xa của người mẹ khi thấy cuộc đời con gái có nguy cơ lặp lại như cuộc đời đau khổ, bị lừa gạt trong tình yêu như chính mình. Điều đó khiến cho nỗi đau của người mẹ càng bị kéo dài ra, càng xoáy sâu hơn bao giờ hết. Ngoài những cách kết thúc trên, chúng ta không thể không nhắc đến cách kết thúc như không có kết thúc ở những đoạn độc thoại nội tâm của Phan Thị Vàng Anh.Xuất phát từ kết cấu khá đặc biệt ở các đoạn độc thoại nội tâm mà Phan Thị Vàng Anh đã sử dụng, đó là trong phát ngôn độc thoại của nhân vật về ẩn chứa tính chất đối thoại, giọng điệu trong lời độc thoại của nhân vật như bị xẻ đôi thành hai giọng đối nghịch bên trong. Nói như M. Bakhtin thì: “trong ý thức bản ngã của nhân vật đã có ý thức về người khác mà bó xâm nhập vào”. Đây là xu hướng phức điệu, đa thanh của tiểu thuyết, truyện hiện đại. Truyện của Phan Thị Vàng Anh có nhiều dấu hiệu sử dụng nhiều giọng điệu giống như đối thoại ngầm trong độc thoại, những lời lẽ của cùng một nhân vật lại mang tính định hướng ngược chiều ở phía người nghe .Nhân vật độc thoại sợ người nghe hiểu lầm mình, nên rào trước đón sau, giải thích: Ví dụ 80:Mười giờ đêm, khách đã bắt đầu lục đục ra về, em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân nhau quá mà, điều này đâu còn phải là cái để gọi là “xúc phạm nhau” như hồi mới quen cách đây hai năm!)[T16] Ví dụ81: Em cũng nghi lắm (kinh thật, sao em có thể chịu đựng được tình trạng phập phồng này trong suốt hai năm nhỉ?)…[T16] Rõ ràng trong những đoạn độc thoại trên,kết thúc đoạn chính là lời giải thích, lời đối thoại ngầm đặt trong ngoặc đơn. Cách kết thúc như vậy tạo nên sự phong phú sinh động cho việc thể hiện tâm lý và khiến câu văn sôi sục hẳn lên. Đồng thời cách kết này cũng khiến người đọc nghĩ ngay tới những đoạn tiếp theo nối liền như dòng ý thức. Bởi những lời độc thoại kiểu trên có thể xuất hiện ở ngay những diến biến chi tiết nhỏ nhặt của đời thường: Sau cái ngáp vặt, sau một câu nói của người khác… chứ không cần phải xuất hiện sau những sự kiện, những tình huống quan trọng. Sự đổi mới này suy cho cùng chính là nhằm mục đích mở rộng khả năng miêu tả tâm hồn con người sâu sắc hơn, chi tiết hơn, trực tiếp và thuyết phục hơn. 2.4. Tần số xuất hiện các đoạn độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Pham Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo. 2.4.1. Số lần xuất hiện trong của các đoạn độc thoại nội tâm. Bảng thống kê các đoạn độc thoại nội tâm : Tác gỉa Số lượng tác phẩm Số lượng đoạn độc thoại nội tâm Số lần xuất hiện Tỷ số % Trần Thùy Mai 7 25 25/115 21.7 Nguyễn Thị Thu Huệ 7 44 44/115 38.3 Phan Thị Vàng Anh 7 32 32/115 27.8 Võ Thị Hảo 6 14 14/115 12.2 Tổng số 27 115 100% Như vậy, các đoạn độc thoại nội tâm thường xuất hiện không đồng đều trong tác phẩm của bốn cây bút nữ nói trên.Mặc dù tương đương nhau về số lượng tác phẩm khảo sát (mỗi tác giả 7 truyện) song ở những tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, độc thoại nội tâm xuất hiện nhiều hơn, gấp 2 lần độc thoại nội tâm trong tác phẩm của Trần Thuỳ Mai, gấp 3 lần so với độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo. Đứng thứ hai về số lần xuất hiện độc thoại nội tâm là truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, Không kém nhiều so với tác phẩm của Thu Huệ. Từ việc khảo sát tần suất xuất hiện các đoạn độc thoại nội tâm, chúng ta thấy rõ sự khác nhau trong tư tưởng cũng như hình thức miêu tả tâm trạng nhân vật của bốn cây bút nữ nói trên. Có lẽ một phần là do chủ đề, nội dung hiện thực mà mỗi nhà văn khai thác và cả cách viết, cách xây dựng nhân vật ở mỗi nhà văn không giống nhau. 2.4.2. Độ phân bố các đoạn độc thoại nội tâm Với mỗi kiểu nhân vật, mỗi tác giả đều tìm ra được tiếng nói riêng, phù hợp với tâm hồn, suy nghĩ của nhân vật đó. Vì thế mà các đoạn độc thoại nội tâm của mỗi nhân vật được tiếp nối liên tục hoặc ngắt quãng, dài hay ngắn … Cuộc sống hiện đại với nhiều biến đổi. Sự suy tư về những nỗi đau, những thân phận, những cách sống, lối sống của các thế hệ khác nhau, những kiếp người khác nhau… làm xuất hiện độc thoại nội tâm ngày một nhiều. Trong 27 tác phẩm của bốn nhà văn nữ nói trên, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chiếm nhiều đoạn độc thoại nhất, truyện ngắn Hậu Thiên đường của chị có tới 15 đoạn độc thoại. Các đoạn này xuất hiện lúc thì liên tục, lúc ngắt quãng, có đoạn dài như dòng chảy miên man của dòng ý thức, lúc lại rất ngắn, chỉ là một, hai phát ngôn có giá trị kết thúc đoạn văn. Qua 15 đoạn độc thoại trong Hậu thiên đường, Nguyễn Thị Thu Huệ thể hiện phong phú, sâu sắc các cung bậc cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật người mẹ - vốn là một người phụ nữ xinh đẹp, song vì chót yêu một người đàn ông vô trách nhiệm mà cô phải sống cảnh nuôi con một mình. Đến lượt con gái cô lại yêu một người đàn ông đã có vợ khi nó mới 16 tuổi. Những dòng suy nghĩ khi trào ra, khi thắt lại đã diễn tả sâu sắc nỗi đau của người mẹ khi con gái đi lại những bước sai lầm của chính mình xưa kia: Ví dụ82: Vội vã thế con. Cuộc đời dài lắm, mà những cái hoan lạc mà con người ai cũng trải qua thì ngắn. Vội mà làm gì. Hai mươi tư tuổi, mẹ mới biết thế nào là hạnh phúc thì lập tức một chuỗi đau khổ kéo theo. Thế mới hay, ai cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ ở đời đều có giá của nó. Hoặc chồng cây gì thì ăn quả đấy, hay gieo gì gặt đấy. Nhưng tôi. Tôi có gieo gì đâu mà sao đời tôi gặt toàn cỏ dại? Chẳng lẽ một phút xiêu lòng mà lại khốn khổ đến thế này sao? [“Hậu thiên đường”] [T12;307] Ví dụ83: Thôi thà không đọc nữa còn hơn là phải biết những gì khủng khiếp đang xảy ra với con mình…[T12] Qua những đoạn độc thoại khi liên tục, khi đứt quãng như thế, Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ khắc hoạ nỗi đau khổ của một kiếm người cụ thể mà còn thể hiện sâu sắc cả quan niệm sống, những hậu quả của những phút nhẹ dạ, xiêu lòng… Với việc sử dụng đúng lúc, linh hoạt các đoạn độc thoại nội tâm, Nguyễn Thị Thu Huệ đã khẳng định tài năng của mình khi sắp đặt, phân phối các đoạn độc thoại tạo nên nhiều giọng điệu, nhiều khía cạnh của suy nghĩ của nhân vật. Khác với Nguyễn Thị Thu Huệ, sự phân bố các đoạn độc thoại nội tâm của Phan Thị Vàng Anh thường xuyên, liên tục hơn. Với những câu dài không chấm phẩy và những đoạn độc thoại tưởng như rất vụt vặt, chi tiết, kể lể của đời thường, song qua đó người đọc lại thấy rõ dòng suy nghĩ mà nhân vật theo đuổi. Chẳng hạn trong tác phẩm Si tình có tới 12 đoạn độc thoại khá đều đặn về những chi tiết rất vụn vặt: Khi ngáp vặt, lúc nhìn thấy gà đẻ trứng bừa bãi, khi nấu cơm đem đi học … Tất cả những sự việc ấy đều khiến cô gái nghĩ tới người yêu cũ của cô, về nét mặt, cử chỉ, giọng nói của anh khi nghe cô kể những chuyện đó… Đó cũng chính là cái lạ mà Phan Thị Vàng Anh làm được ở tác phẩm của mình. Với Trần Thuỳ Mai và Võ Thị Hảo thì sự phân bố của các đoạn nội tâm trong một truyện ngắn thường là ngắt quãng, câu dài, ngắn khác nhau phản ánh được cái nhìn tinh tế độc đáo về tình yêu, về mất mát của cuộc sống của hai nữ nhà văn này. 2.5. Tiểu kết Cấu trúc hình thức của độc thoại nội tâm, qua miêu tả khá đa dạng phong phú và có sự biến đổi qua mỗi nhà văn ở các lớp, các lứa tuổi khác nhau. Độ phân bố các đoạn độc thoại trong mỗi truyện ngắn của mỗi nhà văn cũng khác nhau. Nhưng nhìn vào đó ta vẫn thấy được khá tổng quát và nhiều hướng khác nhau trong cách diễn đạt tâm lí, tính cách nhân vật của các nhà văn trẻ hiện nay. Sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm của bốn nhà văn nữ hiện đại: Trần Thuỳ Mai. Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo cũng giúp chúng ta thấy được sự phát triển đa dạng, linh hoạt của thủ pháp độc thoại nội tâm đối với việc xây dựng tâm thức, nhân cách nhân vật. CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BỐN CÂY BÚT NỮ: TRẦN THUỲ MAI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH VÀ VÕ THỊ HẢO 3.1.Mở đầu. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của bốn nhà văn nữ hiện đại: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo thường xuất hiện sau những sự kiện, biến cố của cuộc sống đời thường. Do khai thác những khía cạnh của cuộc sống đời ngày như tình yêu, các mối quan hệ trong gia đình, những nỗi đau, sự mất mát và bất hạnh của những kiếp người, những khoảnh khắc của cuộc sống… nên nội dung thể hiện của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của bốn cây bút nữ nói trên cũng rất phong phú, đa dạng. Các đoạn độc thoại nội tâm ấy là những diễn biến tâm lí, những tâm trạng, suy nghĩ không hề đơn giản của con người trước những biến đổi của cuộc sống, của xã hội hiện đại. Trong mỗi truyện ngắn của mỗi nhà văn nói trên, những đoạn độc thoại nội tâm dù dài hay ngắn , được bố trí tách biệt hay xen kẽ với lời dẫn truyện …đều có những giá trị biểu hiện riêng biệt, không thể thiếu trong việc khẳng định phong cách tác giả. Như chúng ta đã biết, chủ nhân của ngôn ngữ là một con người cá biệt, ngôn ngữ độc thoại nội tâm lại càng mang màu sắc cá nhân rõ rệt. Nhưng cũng không vì thế mà ngôn ngữ này thiếu đi sự sinh động và đa dạng. Sự sinh động và phong phú ấy được thể hiện ở cả cấu trúc hình thức lẫn nội dung thể hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của bốn cây bút nữ. Qua lựa chọn và khảo sát 27 truyện ngắn của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo ttrong cac tập truyện: Gió thiên đường ( Nguyễn Anh Vũ tuyển chọn, NXB Văn Học, 2004), Truyện ngắn bốn cây bút nữ (Bùi Việt Thắng tuyển chọn, NXB Văn học, 2002), Biển đời người ( Trần Thuỳ Mai, NXB Công an nhân dân, 2003),chúng tôi thấy ngôn ngữ trong các đoạn độc thoại nội tâm mà bốn nhà văn trên đã sử dụng giàu giá trị biểu hiện. Cụ thể như sau: - Thể hiện tư tưởng,tình cảm và chủ đề của truyện. - Góp phần thể hiện phong cách tác gỉa. Dưới đây là miêu tả và phân tích cụ thể các số liệu để thấy được nét độc đáo trong bút pháp sử dụng độc thoại nội tâm của mỗi nhà văn trên. 3.2. Thể hiện tư tưởng, tình cảm và chủ đề của truyện. Trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề mà các nhà văn quan tâm như: tình yêu hiện đại, quan hệ gia đình, những nỗi đau, mất mát của quá khứ còn tồn tại, những số phận bất hạnh mà trước hết là người phụ nữ. 27 truyện ngắn của bốn cây bút nữ đề cập đến những vấn đề đó. Mỗi truyện ngắn là một cái nhìn, một sự phản ánh về những vấn đề mà các nhà văn thấy được trong cuộc sống hiện đại. Chúng tôi đã thống kê và miêu tả các đoạn, các phát ngôn độc thoại nội tâm trong 27 các truyện ngắn, theo nhân vật, nội dung độc thoại, hoàn cảnh độc thoại (xem phụ lục). Có bao nhiêu đoạn độc thoại thì có bấy nhiêu nội dung, hoàn cảnh độc thoại, không hề lặp lại nhau. Hoặc giả đề tài, nôị dung của độc thoại có trùng nhau, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật vẫn có nét riêng không thể lẫn với các nhân vật khác. Các đoạn độc thoại nội tâm đa số được thể hiện bởi một nhân vật chính trong truyện. Đây là nhân vật chủ chốt tham gia mọi sự kiện, mọi xung đột của truyện và bộc lộ rõ nét tư tưởng, tình cảm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã tạo ra giá trị biểu hiện cao cho mỗi chủ đề, đề tài mà mỗi nhà văn nói trên đã đi sâu vào khai thác.Dưới đây là một số chủ đề mà bốn cây bút nữ hay đề cập đến trong các đoạn độc thoại nội tâm 3.2.1. Những đoạn độc thoại nội tâm về tình yêu trong những tác phẩm của Trần Thuỳ Mai. (xem phụ lục 1) Trong 7 tác phẩm của Trần Thuỳ Mai mà chúng tôi khảo sát, hầu như tác phẩm nào cũng viết về tình yêu: khi thì là cuộc tình tay ba (Gió thiên đưòng), khi thì viết về tình yêu chân thành, luôn vì người mình yêu của một chàng trai (Biển đời người), khi lại viết về những mối tình đầy dằn vặt của những người mới sinh ra đã mang kiếp tu hành (Thương nhớ hoàng lan), lại có khi viết về nỗi đau của người vợ khi biết tình yêu và sự hi sinh của minh đã dành cho một người chồng lừa dối (Trăng nơi đáy giếng), hoặc có khi là nỗi lòng nghẹn ngào của chàng trai với mối tình bị chia cắt vì yêu người phụ nữ không chồng nhưng đã có con (Chị hai ơi!), hoặc tình yêu của một người nặn tượng với một cô gái đẹp nhưng ngây ngô (Chuyện ở phố hoa xoan), có khi là toan tính của cô gái trẻ về việc nhận hay không nhận sự giúp đỡ của một người đàn ông lạ (Phật ở Kyong-Ju). Với 25 độc thoại nội tâm Trần Thuỳ Mai đã thể hiện rất nhiều những quan điểm về mỗi khía cạnh nói trên của tình yêu, qua đó ta nhận thấy rõ những mảng mờ và mảng sáng trong tâm hồn con người. Mỗi đoạn độc thoại nội tâm phản ánh chi tiết những khoảnh khắc tâm tư trước mỗi sự kiện của cuộc sống. Mỗi đoạn độc thoại ấy lại góp phần thể hiện tư tưởng, quan điểm tình cảm của tác giả về đề tài đó. Những đoạn độc thoại trong truyện của Trần Thuỳ Mai không chỉ phản ánh đủ các cung bậc cảm xúc của tình yêu như: hờn giận, ước mơ, chút kiêu hãnh, nhớ nhung… Mà có nhiều đoạn thể hiện những quan điểm, suy nghĩ về tình yêu: Ví dụ 84: ừ, con gái giờ thật khờ, ai cũng thế. Một ngày có đến hai mươi bốn giờ. Dù có ghe sáng, trưa chiều cùng lắm chỉ mười tiếng đồng hồ. Chỉ cần một ngày một giờ, chàng trai đủ tạo nên một huyền thoại phiêu lưu mới. Và môt trong những huyền thoại phiêu lưu ấy là tôi…” [T1;14]. Ví dụ 85: “Tôi nghĩ thầm: “Mẹ con với ba lúc nào cũng chung thuỷ, nhưng có phải tình yêu không?”[T1;15]. Cô gái tên My trong Gió thiên đường đã ngầm phản đối việc ba mình cho rằng: chung thuỷ mới là tình yêu. Thế nhưng đến khi biết mình là người thứ ba của một cuộc tình thì cô gái ấy đã chấp nhận có môt nỗi buồn để xếp mối tình ấy vào kỉ niệm. Ví dụ 86: Đôi mắt này, nỗi buồn này, Hiếu đã để lại cho tôi…[T1] Qua những đoạn độc thoại nội tâm như thế Trần Thuỳ Mai đã phản ánh quan niệm tình yêu khá phóng khoáng của giới trẻ đó là tình yêu không phải lúc nào cũng bị ràng buộc bởi sự chung thuỷ nhưng cũng không chấp nhận một mối tính tay ba. Và cho dù tình yêu có thể mang đến nhiều đau khổ song không vì thế mà không dám đến với tình yêu. Theo dõi bảng thống kê trên ta còn thấy các tác phẩm của Trần Thuỳ Mai còn thể hiện quan điểm về tình yêu chân chính đó chính là tình cảm yêu thương chân thành sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc của người mình yêu cho dù để làm được như thế phải đau đớn vô cùng. Ví dụ87: Tôi bỗng ngượng ngùng không khóc được nữa. Ừ, đã cho thì cho đứt luốn, sao tôi đã nói hi sinh mà còn tiếc nuối. Nhưng là người có máu có thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu phải thánh mà một phút dứt bỏ một nửa cuộc đời… không, không phải một nửa cuộc đời, anh là cả cuộc đời tôi…[T4;165]. Qua những đoạn độc thoại nội tâm ở tác phẩm của Trần Thuỳ Mai ta còn thấy được quá trình đấu tranh của tâm hồn để tìm đến sự trong sáng và nhân ái. Bởi vậy mà các cốt truyện của Trần Thuỳ Mai mặc dù không có hậu (thường là chia tay, người yêu đi lấy chồng…) nhưng người đọc không hề có cảm giác bi quan mà trái lại luôn có một niềm tin vào bản chất tốt đẹp của cuộc sống, của tình yêu. Đó chính là khả năng biểu hiện tuyệt vời của những đoạn độc thoại nội tâm khi thể hiện tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm của Trần Thuỳ Mai. 3.2.2. Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Nguyễn Thị Thu Huệ. (xem phụ lục 2) Trong hơn 40 đoạn đọc thoại nội tâm mà chúng tôi đã thống kê ở 7 tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ thì hầu hết là người phụ nữ với những thân phận, những nỗi niềm khác nhau. Đó có thể là một cô gái luôn giữ mãi trong trái tim mình tình yêu với người đàn ông (Biển ấm ); là những nỗi niềm của một cô gái đã dám yêu và đi quá giới hạn của tình yêu (Bẩy ngày trong đời ); đó là một cô gái luôn tìm kiếm tình yêu nhưng luôn thất vọng (Tình yêu ơi, ở đâu? ); là người phụ nữ từng trải với quyết định rời xa chàng trai mình yêu để không đánh mất mình lần nữa (Mại ); đó là nỗi niềm của một người mẹ bất hạnh với tình yêu con vô hạn (Hậu thiên đường ); hoặc đó là một cô thôn nữ bất chấp mọi luân lí để thoả mãn mọi ham muốn của mình (Thiếu phụ chưa chồng ), là người vợ trót tạo ra bi kịch li hôn của gia đình mình (Tân cảng)… Bằng những đoạn độc thoại nội tâm trong mỗi tác phẩm, Nguyễn Thị Thu Huệ đã để các nhân vật phụ nữ của mình với tất cả sự nếm trải, những cách sống, cách yêu của họ lên tiếng bộc lộ cuộc đời họ. Qua những đoạn độc thoại nội tâm như thế, Nguyễn Thị Thu Huệ gián tiếp thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình về cách sống, cách yêu trong xã hội ngày nay. Trước hết phải nói đến giá trị biểu hiện của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong về những tư tưởng, tình cảm trong truyện Hậu thiên đường. Bằng những độc thoại lập luận trong hoàn cảnh tâm trạng của người mẹ chờ con gái đi chơi tối về và vô tình đọc được những trang nhật kí của con mình. Rồi tự suy nghĩ về cuộc đời mình: Ví dụ88: Thế nào nhỉ? Bốn mươi tuổi tôi đã có cái gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn, chỉ đủ ăn và giữ một cuộc sống đạm bạc( lược vài dòng) . Biết làm sao được. Con cá trượt là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả...[T12;301]. Cứ như thế người mẹ nghĩ về mình, nghĩ về con gái mình với cuộc tình nguy hiểm mà nó đang bước vào: Ví dụ89: Sao lại thế hả con? Con lú mất rồi. Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đang chấp chừng ở miệng vực nữa mà đang ở trong lòng vực rồi. Bao giờ thì chìm xuống đáy?[T12; 313-314]. Những suy nghĩ như thế kéo dài đến mức người mẹ bị ám ảnh bởi những dòng ý thức nghĩ về con gái: Ví dụ90: Ai cũng mang khuôn mặt con gái. Chỉ có điều thấy không phải là khuôn mặt đợi chờ mà là khuôn mặt đàn bà. Người đàn bà 16 tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvhoc-8.doc