MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3
TRONG KHOÁ LUẬN 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
LỜI CẢM ƠN 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1. Tín dụng ngân hàng 8
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 8
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 8
1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng 11
1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng 13
1.2.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng 13
1.2.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng 19
1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng 20
1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG 31
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 31
2.1.2. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Thành Công 32
2.2. Thực trạng về tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công 46
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công 46
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 50
2.2.3. Thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG 65
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công 65
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 66
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thu thập thông tin 66
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức điều hành 68
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 69
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với khách hàng 70
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định các dự án cho vay 71
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay 73
3.2.7. Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tín dụng 74
3.2.8. Giải pháp trích lập quỹ, xử lí rủi ro tín dụng 75
3.3. Kiến nghị 76
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 76
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp; Tổ chức triển khai các nghiệp vụ bán lẻ,…
* Phòng Ngân quỹ:
Tổ chức thu, chi đồng Việt Nam, ngoại tệ và các giấy tờ có giá; Quản lý tổ chức xuất nhập kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, cầm cố giấy tờ có giá,…
* Phòng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh:
+ Chức năng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Thanh toán Xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và bảo lãnh của khách hàng là tổ chức.
+ Nhiệm vụ: Nhận hồ sơ mở L/C đã được duyệt từ cán bộ QHKH, thực hiện mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ thanh toán với nước ngoài, Trực tiếp nhận hồ sơ và mở L/C ký quý 100%; Thông báo L/C hàng xuất nhận từ nước ngoài,…; Chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng là tổ chức; thực hiện nghiệp bảo lãnh trong nước và nước ngoài,…
* Phòng Hành chính nhân sự:
+ Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp cho Ban Giám Đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ; Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển khai thực hiện kế hoạch đó;…
+ Công tác hành chính quản trị: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, điện nước…; Quản lý tài liệu mật và kho lưu trữ chứng từ.
* Tổ Tổng hợp:
Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh; Lập kế hoạch kinh doanh; Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết kinh doanh của Chi nhánh,…
* Tổ kiểm tra nội bộ:
Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh; Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn…
Nhìn chung, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các bộ có trình độ kiến thức cần thiết để đảm bảo công tác chuyên môn, kỷ luật lao động nghiêm túc, phong cách phục vụ khách hàng luôn được chú ý nâng cao. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và sự nỗ lực cố gắng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động của một số hoạt động cơ bản của Chi nhánh
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công thời gian qua đã tích cực triển khai các mặt hoạt động, thực hiện tốt các chương trình hành động do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề ra và tình hình các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công qua các năm rất khởi sắc, có sự tăng trưởng đáng kể.
Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến mới, tỷ giá các đồng tiền mạnh biến động với biên độ rất cao, lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế có xu hướng dao động liên tục…Nền kinh tế trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn: hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, cùng với đó giá cả một số vật tư – hàng hoá thế giới tăng tại sức ép tăng giá bán nhiều mặt hàng trong nước, đặc biệt những mặt hàng quan trọng như: lương thực, thực phẩm, thép, xăng dầu,… chỉ số lạm phát ở mức cao càng làm cho việc huy động vốn khó khăn và tạo nên sức ép tăng lãi suất của các ngân hàng trong nước.
Đứng trước tình hình như vậy, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đã vượt qua khó khăn, sẵn sàng đón nhận thách thức, rộng mở đón nhận thời cơ, chuyển mình cùng với nhịp phát triển thời đại và công nghệ. Với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, tiết kiệm chi phí và nâng cao trình độ quản lý và chiến lược, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đạt được tăng trưởng đáng kể cả về doanh số và quy mô.
2.1.2.2.1. Huy động vốn
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, đã xây dựng góp phần lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2007 đã duy trì kết quả tốt, phát huy thế mạnh của Ngân hàng Ngoại Thương và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Đến quý II năm 2007, CN đã huy động được 2.273 tỷ VND, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 323,54% so với năm 2002. Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2,656 tỷ VNĐ, tăng 20% so với cuối năm 2006 và vượt 4% kế hoạch do Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam giao cả năm 2007 cho Chi nhánh. Trong đó nguồn vốn huy động đạt 2,596 tỷ tăng 17% so với cuối năm 2006. Song song với việc quan tâm đến công tác huy động vốn, Chi nhánh còn chủ động quản trị thanh khoản và lãi suất nhằm có được cơ cấu an toàn và hiệu quả, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98% so với tổng nguồn vốn. Số vốn huy động ngoài thực hiện đầu tư tín dụng (chiếm 35%), phần còn lại Chi nhánh thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho toàn hệ thống. Có được sự gia tăng đó là nhờ Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm tính lãi định kỳ…, thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng.
2.1.2.2.2. Cho vay
Hoạt động cho vay của CN tiếp tục trên đà tăng trưởng. Công tác tín dụng của Chi nhánh tiếp tục thực hiện với phương châm “An toàn và hiệu quả”. Đến quý II năm 2007, dư nợ cho vay tại CN là 717 tỷ VND bằng 94% so cùng kỳ năm ngoái, tăng 357,86% so với năm 2002.
Biểu đồ 2. Tình hình cho vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Với nỗ lực của cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, tính đến 31/12/2007 dư nợ đạt 926 tỷ VNĐ tăng 35% so với 31/12/2006. Dư nợ cho vay ngắn hạn: 769 tỷ VND và Dư nợ cho vay trung, dài hạn là: 157 tỷ VND.
Công tác bảo lãnh qua 5 năm của Chi nhánh đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2007 số dư bảo lãnh của chi nhánh là 116 tỷ VNĐ, tăng 61% so với năm 2006 và số món bảo lãnh phát hành đạt 400 món tăng 16% so với năm 2006 cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh không ngừng phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cũng như của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời Chi nhánh cũng mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Đến 31/12/2007 dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt hơn 56 tỷ VNĐ, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
2.1.2.2.3. Thanh toán xuất nhập khẩu
Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt kết quả cao. Đây là mặt mạnh của Ngân hàng Ngoại thương, góp phần mang lại khoản lợi không nhỏ cho chi nhánh. Đến quý II năm 2007, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 63,53 triệu USD tăng 76% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 194,074% so với năm 2002.
Biểu đồ 3: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Năm 2007, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu là 145,48 triệu USD, tăng 68% so với năm 2006: Doanh số thanh toán nhập khẩu là 88,85 triệu USD, tăng 80% so với năm 2006; Doanh số thanh toán xuất khẩu là 56,63 triệu USD, tăng 54% so với năm 2006.
Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được trên thị trường quốc tế của toàn hệ thống, CN đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn.
2.1.2.2.4. Hoạt động dịch vụ
Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới và chính sách ưu đãi đối với khách hàng, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Thành Công. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Với việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của ngân hàng đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn thanh toán của các khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất. Công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng:
+ Doanh số thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng đạt 8.829 tỷ đồng.
+ Doanh số thanh toán bù trừ đạt 418 tỷ đồng.
+ Lượng kiều hối chuyển qua Ngân hàng Ngoại thương luôn gia tăng. Doanh số đến quý II/2007 là 26,365 triệu USD tăng 203% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 470,89% so với năm 2002.
Chi nhánh hiện có 12 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 116 đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, với doanh số trả lương bình quân là 19 tỷ VNĐ/ tháng và trên 6.500 tài khoản nhân viên. Đến quý II/2007 chi nhánh đã có 1.429 tài khoản tổ chức kinh tế bằng 40% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 607,43% so với năm 2002 và 26.365 tài khoản cá nhân mở tại CN tăng 61% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 1.524,46% so với năm 2002. Đến 31/12/2007 có 1.635 đơn vị mở tài khoản giao dịch tăng 32% và 31.826 tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, tăng 52% so với cuối năm 2006. Trong đó năm 2007 mở mới thêm 398 tài khoản đơn vị và 10.923 tài khoản cá nhân.
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát hành và thanh toán các loại thẻ, hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa, MasterCard, Diner Club, Amex, JBC, VCB Connect 24, MTV… Ngân hàng Ngoại Thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm,…
Thẻ ATM: Đến quý II/2007 tổng số thẻ ATM phát hành là 26.948 thẻ tăng 63% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 1.629,07% so với năm 2002. Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm đạt 10.131 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM đến 31/12/2007 trên 32.000 thẻ tăng 47% so với năm 2006. Hiện tại CN quản lý 03 máy ATM, doanh số rút tiền máy ATM 6 tháng đầu năm 2007 là 157,31 tỷ VND tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 218,58% so với năm 2002.
Thẻ tín dụng: Tổng số thẻ tín dụng đến quý II/2007 là 1.294 thẻ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1.568,97% so với năm 2002. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng cũng tăng nhanh qua các năm, 6 tháng đầu năm 2007 là 7.219 tỷ VND tăng 20,32% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 218,58% so với năm 2002. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm 2007 đạt 16 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2006.
Thẻ ghi nợ: Tổng số thẻ phát hành đến quý II/2007 là 354 thẻ, tăng 269% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế (thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) trong năm 2007 đạt 2.455 tăng 379% so với năm 2006 nâng tổng số thẻ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 3.855 thẻ.
Thẻ SG 24: Tháng 2 năm 2007 Ngân hàng Ngoại thương bắt đầu phát hành sản phẩm thẻ SG 24, đến quý II/2007 CN đã phát hành được 24 thẻ.
Biểu đồ 4: Số lượng thẻ chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công phát hành giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Đến cuối năm 2007, Chi nhánh đã phát hành 35.871 thẻ trong đó: tổng số thẻ ATM là 32.016 thẻ và Tổng số thẻ tín dụng và ghi nợ là 3.855 thẻ. Hiện nay Chi nhánh có 05 đơn vị chấp nhận thẻ đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, sân Gofl và 01 điểm tạm ứng tiền mặt tại quầy.
2.1.2.2.5. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 231 triệu USD tăng 196% so với cùng kỳ năm 2006, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Chi nhánh đã chủ động và có nhiều biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng trong những tháng cuối năm khi thị trường dư thừa ngoại tệ.
2.1.2.2.6. Công tác ngân quỹ
Chi nhánh luôn tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ kho quỹ, không có xảy ra sai phạm nào và công tác kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối theo đúng quy định, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hoà tiền mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng. Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở thêm 05 cửa thu chi tiền mặt tại trụ sở chính vừa đáp ứng số lượng khách hàng ngày càng tăng, vừa giảm tải công việc cho các cán bộ, tránh những sai sót xảy ra.
Sáu tháng đầu năm 2007, doanh số thu chi VND đạt 6.184 tỷ VND, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 403,54% so với năm 2002 và doanh số thu chi ngoại tệ đạt 70,10 triệu USD bằng 71% so với cùng kỳ năm 2006 và tăng 36,38% so với năm 2002. Doanh số thu chi VNĐ năm 2007 đạt 13.307 tỷ đồng tăng 63% so với năm 2006 và doanh số thu chi ngoại tệ đạt 145 triệu USD bằng 86% so với năm 2006.
Mặc dù khối lượng công việc nhiều, vẫn luôn đảm bảo thu chi đúng đủ, phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng, tạo niểm tin cho khách hàng và thu được nhiều tiền giả. Năm 2007, Chi nhánh thu được 30.780.000 VNĐ tiền giả và trả lại 149.300.000 VNĐ tiền thừa cho khách hàng.
2.1.2.2.7. Công tác phát triển mạng lưới Marketing
Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam về công tác phát triển mạng lưới đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, phục vụ và đáp ứng được nhiều hơn, nhanh hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Chi nhánh đã hết sức chú trọng tích cực mở rộng và phát triển mạng lưới, thành lập các phòng giao dịch tại địa bàn hoạt động thuận lợi cho công tác huy động tiền gửi và tiết kiệm, cung ứng các dịch vụ bán lẻ như cho vay thể nhân, thanh toán, thẻ. Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở mới 02 phòng giao dịch.
Kết quả hoạt động của hai phòng giao dịch rất khả quan. Sau 5 tháng hoạt động huy động vốn bình quân của hai Phòng giao dịch đạt 100 tỷ VNĐ, chiếm 4% tổng huy động vốn toàn chi nhánh và dư nợ cho vay hơn 20 tỷ VNĐ chiếm 2% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Số tài khoản mở mới của tổ chức là 24, cá nhân là 2.986 tài khoản. Phát hành được 2.945 thẻ ATM và 263 thẻ ghi nợ.
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển và chính sách khách hàng, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác khuyếch trương, quảng bá nhằm đưa các tiện ích dịch vụ, sản phẩm ngân hàng đến từng khách hàng. Chi nhánh đã tiến hành đánh giá, chấm điểm và phân loại doanh nghiệp để có các chính sách ưu đãi khách hàng linh hoạt và thích hợp. Các chính sách ưu đãi khách hàng cũng được áp dụng ở các mảng dịch vụ như chính sách ưu đãi lãi suất và các mức phí hấp dẫn.
Biểu đồ 5: Số lượng khách hàng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 – 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Đến năm 2007, số khách hàng của Chi nhánh là 33.461, trong đó: Tổ chức là 1.635 và cá nhân là 31.826.
2.1.2.2.8. Một số công tác khác
Công tác hành chính nhân sự luôn đảm bảo cho các bộ phận nghiệp vụ có đầy đủ điều kiện vật chất và con người thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. Trong công tác nhân sự, vai trò tham mưu cho Ban giám đốc về luân chuyển cán bộ, cử cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước cũng được thực hiện tích cực. Song hành cùng đó là nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng, nhiều khoá học được tổ chức nhằm trang bị kiến thức nghiệp vụ cũng như củng cố lòng yêu nghề cho cán bộ của chi nhánh. chi nhánh đã tiến hành tuyển dụng thêm cán bộ mới để đáp ứng nhu cầu làm việc ngày càng cao.
2.2. Thực trạng về tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công
Từ năm 2002, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã thành lập bộ phận “Quản lý rủi ro tín dụng”, hoạt động độc lập với phòng tín dụng tổng hợp. Qua đó, việc quản lý tín dụng của ngân hàng được tách biệt làm hai khâu: khâu kiểm tra, quản lý, thu hồi, vốn vay và khâu xét duyệt, quyết định cho vay. Đặc biệt, trong khâu xét duyệt cho vay, ngân hàng đã áp dụng việc thực hiện thẩm định thông qua Hội đồng tín dụng khi gặp các trường hợp phức tạp, đầu tư vốn lớn hoặc khi áp dụng các phương thức cho vay theo hạn mức đối với khách hàng. Quán triệt chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”, toàn hệ thống tăng cường các biện pháp quản lí rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh kiên quyết giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Chi nhánh đã coi tr
ọng danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đảm bảo.
Bảng 1. Dư nợ tín dụng chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/03
31/12/04
31/12/05
31/12/06
31/12/07
Dư nợ
530
658
691
688
926
So sánh với năm trước
+128
+33
-3
+238
Tỷ lệ tăng (giảm) (%)
+124.15
+105.015
+99.57
+134.6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Đến 31/12/2007, tổng dư nọ tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công là 926 tỷ đồng, tăng 35% so với 31/12/2006. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh ngày càng tăng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường tín dụng và chủ trương tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro.
2.2.1.1. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế:
Bảng 2. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 2003 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
2003
2004
2005
2006
2007
DNQD
321.71
332.29
355.87
290.61
420.32
%
60.7
50.5
51.5
42.24
45.39
DN ngoài QD
173.84
271.75
281.93
349.24
449.68
%
32.8
41.3
40.8
50.76
48.56
Cá thể
34.45
53.96
53.21
48.16
56
%
6.5
8.2
7.7
7
6.04
Tổng
530
658
691
688
926
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công )
Qua bảng số liệu trên ta thấy: có sự chuyển dịch một cách từ từ trong cơ cấu cho vay từ năm 2003 đến năm 2007. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn của họ ngày càng tăng, đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần phải thu hút. Từ kết quả trên cho thấy, Chi nhánh ngày càng tập trung sự quan tâm đến đối tượng khách hàng đang đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội và được đánh giá là có tiềm năng phát triển.
2.2.1.2. Phân loại tín dụng theo nghành nghề:
Các ngành nghề của chi nhánh rất đa dạng và dư nợ cho vay tăng lên ở những ngành nghề thiết yếu của xã hội và những mặt hàng đang có xu hướng phát triển.
Bảng 3. Phân loại tín dụng theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Đơn vị: %
STT
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
2007
1
Sắt thép
4.7
7.8
9.4
9.5
9.3
2
Dầu khí
7.4
7.3
6.9
6.80
7.9
3
Thủy sản
6.6
7.2
6.0
6.00
6.8
4
Xây dựng
3.5
4.1
4.3
4.90
3.7
5
Dệt may
0.8
3.3
2.7
1.60
2.5
6
Nông-Lâm sản
4.0
2.8
2.8
3.10
3.2
7
Bất động sản
1.1
2.8
4.8
3.70
1.3
8
Cà phê
1.5
2.6
1.1
1.6
1.9
9
Xăng dầu
5.2
2.5
2.7
4.30
3.5
10
Phân bón
2.6
2.4
1.9
1.10
1.5
11
Gạo
2.5
2.1
3.8
2.40
4.1
12
Điện lực
2.2
2.1
2.0
2.30
2.0
13
Hóa chất
0.0
1.7
1.2
2.00
0
14
Viễn thông
2.3
1.7
1.9
2.60
2.9
15
Xe máy- Ô tô
1.3
1.6
1.4
1.90
1.5
16
Xi măng
1.8
1.5
2.0
3.00
2.4
17
Hàng điện tử
0.0
1.4
0.5
0.20
0.3
18
Than
1.1
1.2
1.3
1.50
1.6
19
Tổng 18 mặt hàng
48.3
55.9
56.7
58.5
56.1
20
Khác
51.7
44.1
43.3
41.5
43.9
21
Tổng
100
100
100
100
100
Cụ thể như sắt thép là mặt hàng mà Việt Nam phải xuất khẩu là chủ yếu đồng thời trong thời gian này các dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép, nhà máy sản xuất tôn mạ đang trong quá trình vay đầu tư do vậy theo nhu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ vay của ngành thép đều tăng qua các năm (chiếm 7.8% tổng dư nợ năm 2004, 9.4% dư nợ năm 2005, 9.5% năm 2006 và 9.3% năm 2007). Tương tự như vậy, đối với các ngành dầu khí, gạo, viễn thông cũng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Còn lại một số ngành như dệt may năm 2005 do xóa bỏ hạn ngạch nên các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may đã gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng giảm, tương tự như ngành cà phê, xe máy-ô tô và hàng điện tử. Nguyên nhân là do chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng ô tô – xe máy và hàng điện tử được giảm thuế nhập khẩu và việc hạn chế mua xe ô tô tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh ô tô. Từ các số liệu có thể thấy việc cấp tín dụng của Chi nhánh hoàn toàn phù hợp với chính sách và sự phát triển của xã hội.
2.2.1.3. Phân loại tín dụng theo kỳ hạn:
Bảng 4. Phân loại tín dụng phân theo kì hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 2003 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
2003
2004
2005
2006
2007
Ngắn hạn
294.84
374
397.19
403.24
554.21
%
55.63
56.84
57.48
58.61
59.85
Trung hạn
86.44
105.48
114.98
116.07
157.7
%
16.31
16.03
16.64
16.87
17.03
Dài hạn
148.72
178.52
178.83
168.7
214.09
%
28.06
27.13
25.88
24.52
23.1
Tổng dư nợ
530
658
691
688
926
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công )
Dư nợ tín dụng trung dài hạn so với dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công luôn giữ tỷ trọng ổn định qua các năm qua, dư nợ trung dài hạn tăng tương ứng với dư nợ ngắn hạn và luôn giữ mức trung bình tỷ lệ 40/60. Đây là tỷ lệ hợp lý, đủ để đảm bảo một mức dư nợ ổn định, không bị lệ thuộc vào một loại kỳ hạn tín dụng nào và phù hợp với cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
2.2.1.4. Phân loại tín dụng theo chất lượng:
Bảng 5. Phân loại tín dụng theo chất lượng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
2003
2004
2005
2006
2007
Nợ trong hạn
517.81
640.23
677.18
679.81
913.96
%
97.7
97.3
98
98.81
98.7
Nợ quá hạn
8.69
16.06
17.69
13.42
14.08
%
2.3
2.7
2
1.19
1.3
Tổng
530
658
691
688
926
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý tín dụng)
Qua các số liệu của bảng trên cho thấy, tỉ lệ nợ quá hạn ở các mức 2.3%, 2.7%, 2.0%, 1.19%, 1.3% so với tổng dư nợ của các năm qua là thấp so với toàn ngành ngân hàng là 3%. Tuy nhiên có thể thấy, tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công tuy thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 4.4% song vẫn khá cao so với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 2.1% và cao hơn nhiều so với các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài (0.4%). Do vậy, Chi nhánh cần phấn đấu để giảm tỉ lệ nợ xấu xuống dưới 2% so với tổng dư nợ.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.2.2.1.1. Quan điểm của Ngân hàng Ngoại Thương về rủi ro tín dụng
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau, một loại tiền tệ và một địa bàn.
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn, phải thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
- Áp dụng hạn mức cấp tín dụng và/ hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của chi nhánh.
2.2.2.1.2. Hình thức quản lý rủi ro tín dụng
Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới các hình thức:
- Các quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành.
- Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
- Công văn, Thông báo do thành viên Ban điều hành ký.
2.2.2.1.3. Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản
- Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà Ngân hàng Ngoại Thương chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (một năm). Tổng mức dư nợ tín dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công.docx