Khóa luận Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Cầu giấy

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 4

1.1 NHTM và vai trò, chức năng của nó trong nền kinh tế thị trường. 4

1.1.1 Khái niện NHTM 4

1.1.2 Chức năng của NHTM. 5

1.1.3 Vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế thị trường. 7

1.2 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 9

1.2.1 Khái niệm về vốn. 9

1.2.2 Kết cấu về vốn, tính chất và vai trò riêng của từng loại. 10

1.2.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. 12

1.3 Ý nghĩa hoạt động huy động vốn của NHTM. 13

1.3.1 Đối với nền kinh tế. 13

1.3.2 Đối với bản thân NHTM. 14

1.4 Hoạt động huy động vốn của NHTM. 14

1.4.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM. 14

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. 19

1.5.1 Các nhân tố bên ngoài. 19

1.5.2 Các nhân tố bên trong. 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CÇU GIÊY 28

2.1 Khái quát về NHTM Hàng Hải chi nhánh Cầu giấy. 28

2.1.1 Qúa trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 28

2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2005- 2007. 31

2.2 Thực trạng mở rộng huy động vốn của MSB Cầu giấy. 35

2.2.1 Doanh số và số dư tiền gửi. 36

2.2.2Phương thức huy động vốn 38

2.2.3 Các phương thức huy động vốn tại chi nhánh MSB Cầu giấy. 41

2.2.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng 46

2.3 Đánh giá việc mở rộng huy động vốn của chi nhánh NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Cầu giấy giai đoạn 2005-2007. 49

2.3.1 Những kết quả đạt được. 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP HÀNG HẢI CHI NHÁNH cÇu giÊy 55

3.1 Định hướng mở rộng huy động vốn tại MSB Cầu giấy. 55

3.1.1 Định hướng kinh doanh của chi nhánh MSB Cầu giấy. 55

3.2 Giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh MSB Cầu giấy 57

3.1.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. 57

3.1.2 Áp dụng mức lãi suất linh hoạt. 58

3.2.3 Mở rộng cho vay có hiệu quả trên nguồn vốn huy động. 60

3.2.4 Hoàn thiện công tác thanh toán. 61

3.2.5 Hoàn thiện công nghệ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 62

3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. 63

3.2.7 Áp dụng các chiến lược Marketting trong kinh doanh ngân hàng nhất là trong công tác huy động vốn. 64

3.2.8 Nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật. 67

3.3 Kiến nghị. 68

3.3.1 Đối với Nhà Nước. 68

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước. 69

3.3.3 Đối với ngân hàng cấp trên. 70

PHẦN KẾT LUẬN 72

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Cầu giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.Do vậy, nghiệp vụ sử dụng vốn hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn vì vốn đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người , tăng tích lũy. Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.Những nhân tố này có quan hệ khăng khít với nhau. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CÇU GIÊY -----š›----- 2.1 Khái quát về NHTM Hàng Hải chi nhánh Cầu giấy. 2.1.1 Qúa trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Chức năng, nhiệm vụ: Không ngừng tăng trưởng nguồn vốn, mỏ rộng đầu tư, dịch vụ ngân hàng và mở rộng mạng lưới đã được Hội đồng quản trị NHTMCP Hàng Hải Việt Nam phê duyệt.Tiến hành huy động vốn và đầu tư vốn đối với mọi thành phần trong nền kinh tế vì mục tiêu của Quốc gia và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong hệ thống NHTMCP Hàng Hải, chi nhánh Cầu giấy đã có những bước phát triển vững chắc với sự phát triển toàn diện trên mọi mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh NHTM Hàng Hải: Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho mọi thành phần kinh tế Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh và tái bảo lãnh Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống mạng SWIFT trên toàn thế giới Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị, thu chi ngân phiếu, tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ khác. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Căn cứ vào Quy chế số 01/QĐ- HĐQT ngày 12/01/2000 về tổ chức bộ máy quản lí và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và công ty trực thuộc. Căn cứ phê duyệt của Tổng Giám đốc tại văn bản số 976/TGĐ2 ngày 28/08/2001 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng nghiệp vụ theo tổ chức mới tại MSB Cầu giấy. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MSB Cầu giấy. Ban giám đốc Phòng giao dịch Phòng tín dụng Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng dịch vụ khách hàng TTQT Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp Kiểm soát và hỗ trợ tín dụng Kế toán Tổ tin học Quỹ Giao dịch viên Kiểm soát Ban giám đốc gồm Giám đốc và một Phó Giám đốc.Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lí, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Phòng tín dụng. Chức năng: tổ chức quản lí và thực hiện hoạt động cấp hạn mức và cấp tín dụng cho khách hàng; thực hiện chính sách khách hàng, phân loại khách hàng, tiếp thị và mở rộng thị trường khách hàng. Nhiệm vụ và quyền hạn: Cấp hạn mức và cấp tín dụng cho khách hàng.Thực hiện công tác thị trường và quản lí khách hàng. Phòng Dịch vụ khách hàng: Chức năng: tổ chức quản lí, phát triển và cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tài sản, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, huy động vốn, cân đối vốn và kinh doanh ngoại tệ.Thực hiện quản lí lãi suất, tỷ giá, biểu phí dịch vụ và chính sách khách hàng.Đầu mối trong công tác lập kế hoạch và tổng hợp thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của chi nhánh. Nhiệm vụ và quyền hạn : Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn, công tác cân đối và điều hòa vốn; cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng; thực hiện công tác kinh doanh ngoại hối,công tác kho quỹ và công tác thị trường, quản lí khách hàng. Phòng tài chính kế toán. Chức năng: Tổ chức quản lý các hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; Quản lý giá trị tài sản Có và tài sản Nợ; Quản lý tài sản cố định, công cụ lao động và chứng từ hạch toán kế toán của chi nhánh; tham gia quản lí kho tiền. Nhiệm vụ và quyền hạn.: Thực hiện kiểm soát các nguồn thu, nguồn chi của chi nhánh; phân tích tình hình tài chính của chi nhánh định kì tháng, quí, năm; đầu mối tổ chức thực hiện quyết toán năm tài chính của chi nhánh; tổng hợp cuối ngày, cuối tháng, cuối năm đảm bảo cân đối số liệu, tạo và in các loại báo cáo sổ sách liên quan và một số công tác khác. Phòng hành chính tổng hợp. Chức năng: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lí lao động, tiền lương và thực hiện công tác quản trị, hành chính văn phòng tại chi nhánh. Nhiệm vụ và quyền hạn: Làm công tác Quản trị, hành chính văn thư; công tác tổ chức và quản lí lao động; Công tác quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật; công tác đối ngoại và các công tác khác. 2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2005- 2007. Để thấy rõ thực trạng mở rộng huy động vốn của NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Cầu giấy , trước hết ta hãy phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: huy động vốn, sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn. Huy động vốn là vấn đề nghiên cứu trọng tâm của đề tài này nên sẽ được đề cập cụ thể ở mục sau.Ở đây chỉ phân tích kết quả huy động vốn của chi nhánh trong thời gian gần đây từ năm 2005 đến nay như sau: BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Tổng NVHĐ 1355.403 838.111 3176.612 Mức tăng ( 517.292) 2338.501 Tốc độ tăng (38.17%) 279.02% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2005- 2007 ) Nhìn vào bảng trên ta thấy: Tình hình huy động vốn của ngân hàng năm 2006 giảm so với năm 2005, số tiền giảm là 517.292 tỉ đồng với tốc độ giảm là 38.17%.Đến năm 2007 lượng vốn huy động tăng đáng kể, giá trị huy động tăng so với năm 2006 là 2338.501 tỉ đồng với tốc độ tăng là 279.02%; giá trị huy động tăng cả so với năm 2005 là 1821.209 tỉ đồng với tốc độ tăng là 134.37%.Nhìn trên bảng 1 ta có thể thấy tuy mức huy động vốn năm 2006 có giảm hơn so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 luợng vốn huy động được của chi nhánh đã tăng lên nhanh chóng có thể nói đây là một thành công lớn của ngân hàng trong vấn đề huy động vốn. 2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn. Hoạt động huy động vốn có mối quan hệ mật thiết với việc sử dụng vốn.Có huy động được vốn ngân hàng mới có điều kiện để sử dụng nguồn vốn huy động đó và việc sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng trang trải chi phí cho hoạt động huy động vốn, các chi phí khác đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Có thể nói: Công tác huy động vốn và sử dụng vốn có tầm quan trọng như nhau đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Nếu không có huy động vốn thi ngân hàng không thể cho vay hiệu quả và ngược lại, nếu ngân hàng tìm kiếm được những nguồn vốn tốt nhưng không tìm được đâu ra cho nguồn vốn đó thì cũng không mang lại hiệu quả gì.Do đó, nếu xem xét việc mở rộng huy động vốn thì tương đương với nó là mức tăng dư nợ, tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng.Bởi, chi phí cho huy động vốn tăng mà thu từ việc sử dụng vốn không đủ để bù đắp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.Tình hình sử dụng vốn của MSB Hà Nội được thể hiện như sau: Bảng 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH MSB hµ néi GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 329.676 311.631 457.454 Mức tăng (18.045) 145.823 Tốc độ tăng (5.47%) 46.79% Cơ cấu: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nợ ngắn hạn 218.800 173.400 304.133 Tỉ trọng 66.37% 55.64% 66.48% Nợ trung & dài hạn 110.876 139.907 156.058 Tỉ trọng 33.63% 44.9% 34.11% Nợ quá hạn 4.423 15.136 39.355 Tỉ lệ nợ quá hạn 2.02% 4.86% 8.6% Nhìn trên bảng 2 ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Tổng dư nợ tín dụng năm 2006 giảm so với năm 2005 nhưng giảm không đáng kể: dư nợ giảm 18.045 tỉ đồng tức là giảm 5.47% so với năm 2005.Sang năm 2007, tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên nhanh chóng đạt 457.454 tỉ đồng tức là tăng 145.823 tỉ đồng so với năm 2006 và tăng 127.778 tỉ đồng so với năm 2005.Tốc độ tăng dư nợ năm 2007 so với 2006 là 46.79%. Mặt khác, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt: quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững. Bên cạch việc tăng dư nợ thì tỉ lệ nợ quá hạn của chi nhánh cũng tăng lên tuy nhiên các khoản nợ xấu này đã được trích lập dự phòng đầyđủ. 2.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác. Mọi hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh trên thị trường đều nhằm mục đích là thu lợi nhuận.Lợi nhuận quyết định đến sự tồn tại, phát triển cũng như khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng vậy, mọi hoạt động như: mở rộng huy động vốn, tăng chất lượng tín dụng đều nhằm mục tiêu lợi nhuận.Chính vì vậy, cán bộ công nhân viên chi nhánh MSB Cầu giấy luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Bên cạnh nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng, các hoạt động dịch vụ như: bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và đại lí…cũng mang lại nguồn thu cho ngân hàng tuy không nhiều như thu từ tín dụng.Cụ thể, kết quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện qua bảng sau: BẢNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh chênh lệch 06/05 07/05 07/06 Tổng thu 87.813 106.398 143.659 1.21 1.64 1.35 Tổng chi 41.872 72.975 108.205 1.74 2.58 1.48 Chênh lệch 45.941 33.423 35.454 0.73 0.77 1.06 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao.Năm 2006 chênh lệch thu chi còn giảm so với năm 2005 là 12.518 tỉ đồng.Năm 2007 chênh lệch thu chi có tăng hơn so với 2006 nhưng vẫn chưa bằng 2005. 2.2 Thực trạng mở rộng huy động vốn của MSB Cầu giấy. Chi nhánh MSB Cầu giấy ra đời và hoạt động trong thời gian khá dài.Căn cứ vào mục tiêu, định hướng của chi nhánh đề ra trong từng năm, bằng sự lỗ lực sáng tạo của bản thân ngân hàng cùng với sự hỗ trợ kịp thời của MSB Việt Nam, chi nhánh MSB Cầu giấy đã đạt được một số kết quả tương đối khả quan, trong đó có công tác huy động vốn.Điều này được thể hiện cụ thể qua các năm như sau: 2.2.1 Doanh số và số dư tiền gửi. Doanh số huy động : Thể hiện qua biểu đồ sau Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Tổng NVHĐ 1355.403 838.111 3176.612 BIỂU ĐỒ 1: DOANH SỐ HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Từ biểu đồ trên cho thấy doanh số huy động vốn của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2007; năm 2006 doanh số huy động vốn giảm so với năm 2005. Số dư tiền gửi: thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây BIỂU ĐỒ 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Năm 2005 2006 2007 Tổng NVHĐ 1355.403 838.111 3176.612 Tiền gửi( của dân cư và TCKT) 1276.277 770.798 2343.762 Qua biểu đồ trên ta thấy: Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và TCKT.Năm 2005 trong tổng số 1355.403 tỉ vốn huy động thì có tới 1276.277 tỉ đồng, chiếm 94.16% là vốn huy động từ cá nhân và TCKT. Năm 2006 nguồn vốn huy động từ cá nhân và TCKT là 770.798 tỉ chiếm 91.97% trong tổng số vốn là 838.111 tỉ. Năm 2007 nguồn vốn huy động đa dạng hơn do đó huy động từ dân cư và các TCKT giảm chỉ còn 2343.762 trong tổng số vốn là 3176.612, chiếm 73.78%. Năm 2005 lượng tiền gửi tiết kiệm là 1276.277 tỉ đồng.Đến năm 2006 giảm xuống còn 838.111 tỉ đồng , giảm 438.166 tỉ đồng.Năm 2007 lượng tiền gửi này tăng đáng kể, đạt 2343.762 tỉ đồng; gấp 2.8 lần so với năm 2006.Điều này cho thấy những nỗ lực của ngân hàng trong công tác huy động vốn. 2.2.2Phương thức huy động vốn Các phương thức huy động vốn của MSB Cầu giấy khá đa dạng, được phân chia theo các tiêu thức khác nhau bao gồm: Theo thành phần kinh tế: Bảng 4: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2005-2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (tỷ) Tỉ trọng (%) Giá trị ( tỷ) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỷ) Tỉ trọng (%) VHĐ từ dân cư 433.73 32 234.67 28 2001.266 63 VHĐ từ TCKT 921.673 68 603.441 72 1175.346 37 Tổng 1355.403 100 838.111 100 3176.612 100 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm qua chủ yếu là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.Năm 2005, huy động từ TCKT chiếm 68% ; năm 2006 là 72% và năm 2007 là 76% trong tổng nguồn vốn huy động.Bên cạnh đó vốn huy động từ dân cư cũng có sự chuyển dịch với mức thấp hơn huy động từ TCKT.Năm 2005 huy động từ dân cư là 32%, đến năm 2006 giảm xuống còn 28% đến 2007 có tăng lên đáng kể đạt tới 63% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Nguồn vốn huy động của chi nhánh tương đối lớn là do chi nhánh có thời gian hoạt động khá dài đã tạo được uy tín trên thị trường.Bên cạnh đó, chi nhánh không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng để thu hút nguồn tiền gửi vào ngân hàng.Với những biện pháp đó năm 2005 chi nhánh đã thu hút được 921.673 tỉ đồng từ các TCKT và 433.73 tỉ đồng từ dân cư, năm 2006 thu hút được 603.441 tỉ đồng từ TCKT và 234.67 tỉ đồng từ dân cư và năm 2007 thu hút được 1175.346 tỉ đồng từ TCKT và 2001.266 tỉ đồng từ dân cư.Đây là một thành công lớn của chi nhánh chứng tỏ chiến lược huy động vốn của ngân hàng đúng đắn và hiệu quả.Vốn huy động từ TCKT chiếm tỉ trọng cao do đặc điểm của địa bàn hoạt động và đồng thời do các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp khá hoàn thiện, nhanh chóng, thuân tiện bên cạnh đó các nghiệp vụ như bảo lãnh, ủy thác đại lí…của chi nhánh cũng rất phát triển.Trong thời gian tới MSB Cầu giấy ngoài việc tiếp tục đa dạng hóa các dịch vụ để huy động vốn từ TCKT cũng nên tìm cách tiếp cận nguồn vốn từ dân cư để ra tăng nguồn vốn huy động từ bộ phận này.Năm 2007 xu hướng huy động từ dân cư có tăng lên đáng kể, đây là sự chuyển dịch hợp lí vì nguồn vốn từ dân cư có tính chất ổn định hơn. Theo loại tiền huy động. Bảng 5: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN CỦA MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Đơn vị: tỷ đồng (quy đổi) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng VHĐ nội tệ 1355.361 99.9 838.073 99.9 3176.548 99.9 VHĐ ngoại tệ 0.0424 0.01 0.0385 0.01 0.0643 0.01 Tổng 1355.403 100 838.111 100 3176.612 100 Lượng ngoại tệ huy động của ngân hàng chủ yếu là đồng USD và EUR, giá trị đã được ngân hàng quy đổi ra VNĐ vào thời điểm cuối năm tài chính để tính kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà Nước. Nhìn vào bảng 5 ta thấy, ngoại tệ huy động chiếm tỉ trọng rất nhỏ có thể coi là không đáng kể so với VNĐ.Trong cả 3 năm 2005, 2006, 2007 tuy lượng ngoại tệ huy động được có biến động tăng giảm nhưng xét tỉ trọng so với nội tệ thì nó chiếm một lượng rất nhỏ chỉ bằng 0.01% trong khi đó nội tệ huy động chiếm tới 99.9%. Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn. Chia theo kì hạn,vốn huy động của MSB Cầu giấy được chia thành vốn huy động không kì hạn và có kì hạn. Bảng 6: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO KÌ HẠN CỦA MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TGKKH 1053.346 77.7% 580.142 69.2% 740.605 23.3% TGCKH 302.057 22.3% 257.969 30.8% 2436.007 76.7% Tổng 1355.403 100% 838.111 100% 3176.612 100% Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động không kì hạn có xu hướng giảm dần và tiền gửi có kì hạn có xu hướng tăng dần trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua. Năm 2005, vốn huy động không kì hạn là 1053.346 tỷ đồng chiếm tới 77.7% trong tổng nguồn vốn huy động; đến năm 2006 tiền gửi không kì hạn có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 69.2% trong tổng vốn huy động.Đến năm 2007, tiền gửi không kì hạn giảm đáng kể chỉ còn 740.605 tỷ đồng chiếm 23.3% .Trong khi đó tiền gửi có kì hạn lại có xu hướng tăn dần, năm 2005 chỉ chiếm 22.3% đến năm 2006 đã tăng lên 30.8% và đến năm 2007 đã tăng lên 76.7%.Tiền gửi có kì hạn tăng tức là ngân hàng có điều kiện sử dụng được nguồn vốn ổn định hơn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng tuy nhiên chi phí cho huy động loại tiền này tương đối lớn. 2.2.3 Các phương thức huy động vốn tại chi nhánh MSB Cầu giấy. 2.2.3.1 Tiền gửi tiết kiệm (của dân cư). Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng, được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi có nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Các tầng lớp dân cư đều có những khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm).Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời với các khoản tiết kiệm.Nhằm thu hút nhiều tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn… Đối với MSB Cầu giấy,ngoài các hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống là tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn thì chi nhánh còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hấp dẫn như: tiền gửi tiết kiệm ngắn ngày với mức lãi suất tăng dần theo tuần và theo lượng tiền gửi vào; tiết kiệm dự thưởng “ Lộc xuân may mắn, chương trình tiết kiệm “ lãi suất vượt trội, quà tặng đặc biệt”,” Niềm vui nhân đôi”, “ Quà tặng vàng”.Bên cạnh đó ngân hàng luôn chú ý đưa ra mức lãi suất hợp lí đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Nhìn chung, hiện nay tiền gửi tiết kiệm vẫn là một công cụ huy động vốn hữu ích của ngân hàng vì nó vẫn được dân cư tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh tiền đơn giản, dễ hiểu phù hợp với mọi tầng lớp dân cư.Trong các năm trở về trước tiền gửi tiết kiệm chưa phải là nguồn huy động chính của MSB Cầu giấy tuy nhiên hiện nay ngân hàng đã chú ý hơn đến nguồn vốn này và đang có những biện pháp thích hợp để thu hút thêm nhiều tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.Cơ cầu tiền gửi tiết kiệm của MSB Cầu giấy được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: CƠ CẤU TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA CHI NHÁNH MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005- 2007 Đơn vị : tỷ đồng ( quy đổi) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TG KKH 156.14 36% 46.93 20% 460.29 23% TG CKH 277.59 64% 187.74 80% 1540.976 77% Tổng 433.73 100% 234.67 100% 2001.266 100% Trong giai đoạn từ 2005 đến 2007, tiền gửi tiết kiệm có biến động tăng giảm.Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cư là 433.73 tỷ đồng đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 234.67 tỷ đồng và cho đến năm 2007 lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng đột biến đạt 2001.266 tỷ đồng.Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỉ trọng cao hơn dao động từ 64% đến 80% trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm.Nguồn huy động bằng ngoại tệ của MSB Cầu giấy tương đối nhỏ nên không đề cập trong phần này. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm vẫn chưa hoàn thiện, nó vẫn tồn tại một số nhược điểm.Nhược điểm lớn nhất của loại tiền gửi này là vấn đề lãi suất.Do biến động của giá thị trường: chỉ số giá tiêu dùng biến động mạnh trong những năm vừa qua và do biến động với xu hướng tăng của giá vàng và bất động sản…đã ảnh hưởng lớn đến tâm lí người gửi tiền. Mặt khác, mỗi lần gửi tiết kiệm có kì hạn ngân hàng phải phát hành một sổ tiết kiệm CKH giao cho khách hàng lưu giữ.Như vậy, mỗi người gửi tiết kiệm nhiều lần thì ngân hàng phải phát hành nhiều sổ tiết kiệm và ngưới gửi tiền phải lưu giữ, bảo quản nhiều sổ tiết kiệm đó.Điều này là không thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.Với ngân hàng, sẽ phát sinh chi phí cao, khó khăn trong việc hạch toán theo dõi còn đối với khách hàng thì việc bảo quản không thuận lợi, sổ tiết kiệm không mua bán được trên thị trường đồng thời cũng không được hưởng các dịch vụ của ngân hàng từ khoản tiền tiết kiệm này.Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm này chưa phong phú về thể loại và hình thức, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền, chưa động viên kích thích tiềm năng vốn có trong dân cư, chưa gắn tiết kiệm với mục đích thiết thực của cuộc sống. 2.2.3.2 Chứng chỉ tiền gửi. MSB Cầu giấy phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm mục đích huy động vốn từ dân cư trên địa bàn thủ đô để đáp ứng nhu cầu vốn.Chứng chỉ tiền gửi phát hành chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm và có thể trả trước.Giá trị chứng chỉ tiền gửi phát hành trong giai đoạn 2005-2007 được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 8: GIÁ TRỊ CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI CỦA Đà PHÁT HÀNH CỦA CHI NHÁNH MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng 2005 2006 2007 0 126.721 203.697 Nguồn vốn huy động của chi nhánh bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi có xu hướng tăng dần.Năm 2005 chi nhánh không phát hành chứng chỉ tiền gửi thì đến 2006 giá trị phát hành đạt 126.721 tỷ đồng, đến 2007 con số này tăng 1.6 lần đạt 203.697 tỷ đồng.Chứng chỉ phát hàng chủ yếu là ngắn hạn có thể cho thấy việc huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng trong một thời kì nhất định. 2.2.3.3 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Trong thực tế, nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế thuộc doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn là một phần quan trọng trong công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng.Nguồn vốn này mang lại hiệu quả nhất định góp phần mang lại lợi nhuận cho NHTM nói chung và cho chi nhánh MSB Cầu giấy nói riêng.Cơ cấu tiền gửi của TCKT tại MSB Cầu giấy được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: CƠ CẤU TIỀN GỬI CỦA TCKT TẠI MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng TG KKH 798.224 85.65% 521.212 88.36% 263.315 22.4% TG CKH 123.449 14.35% 70.229 11.64% 912.031 77.6% Tổng 921.673 100% 603.441 100% 1175.346 100% Vốn huy động từ TCKT có sự biến động tăng giảm qua các năm 2005-2007.Trong đó chủ yếu là tiền gửi không kì hạn.Năm 2005 vốn huy động KKH là 798.224 tỷ đồng chiếm 85.65% trong tổng nguồn vốn huy động từ TCKT.Năm 2006 lượng vốn huy động KKH có giảm xuống chỉ còn 521.212 tỷ đồng song vẫn chiếm tỉ trọng lớn 88.36%.Năm 2007 do lượng vốn huy động từ TCKT giảm nên vốn KKH cũng giảm tỉ trọng chỉ còn 22.4% trong tổng vốn huy động từ TCKT.Huy động có kì hạn năm 2005 là 123.449 tỉ đồng chiếm 14.35% đến năm 2006 chỉ còn 70.229 tỉ đồng chiếm 11.64%; đến năm 2007 huy động có kì hạn tăng đột biến đạt 912.031 tỉ đồng và chiếm tỉ trọng 77.6%. Để đánh giá rõ hơn về nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp ta hãy xem biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ 3:TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA TCKT TẠI MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005-2007 Chi nhánh rất chú trọng đến việc huy động vốn từ TCKT do vậy nguồn vốn này chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng vốn huy động tuy năm 2007 có giảm tỉ trọng so với vốn huy động từ dân cư. 2.2.3.4 Tiền gửi của TCTD khác. Trên thực tế nguồn vốn huy động từ TCTD khác rất ít thậm chí không có.Tiền gửi của TCTD khác tại chi nhánh chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán lẫn nhau giữa các ngân hàng có quan hệ với chi nhánh. 2.2.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng 2.2.4.1 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, đầu tiên phải tìm được nguồn nguyên vật liệu đầu vào để đưa vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm đầu ra có giá trị cao hơn mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp.Ngân hàng cũng vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng được coi như nguồn nguyên vật liệu đầu vào và hoạt động sử dụng vốn chính là việc ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ dựa trên nguồn vốn huy động đó.Chính vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, đòi hỏi ngân hàng phải giải quyết đồng thời hai mối quan hệ này mới có thể nâng cao khả năng cạch tranh, tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Chính vì nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng là từ vốn huy động cho nên ngân hàng phải trả cả gốc và lãi cho người gửi tiền theo đúng cam kết với khách hàng, cho dù khoản tiền đó ngân hàng có cho vay được hay không? Vốn huy động mà ngân hàng không cho vay được hoặc cho vay được quá ít thì trước hết ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng ứ đọng, lãng phí nguồn vốn và sau đó kéo theo là việc không có đủ khả năng trả lãi cho người gửi tiền.Ngược lại, nếu không đủ vốn để cho vay ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, cũng như việc tìm kiếm lợi nhuận và hậu quả lớn nhất là gặp phải rủi ro thanh khoản khi khách hàng vay vốn mà ngân hàng không có đủ khả năng đáp ứng từ đó ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng trên thị trường. Trong quá trình hoạt động của mình, MSB Cầu giấy luôn luôn thực hiện nguyên tắc: Mức tăng trưởng dư nợ phải dựa trên nguồn vốn huy động được và đó là mức tối đa không được vượt quá.Ngân hàng chỉ tăng dư nợ khi đạt mức tăng trưởng về vốn.Do đó, công tác huy động vốn chỉ thực sự có hiệu quả khi nó đáp ứng được nhu cầu hợp lí, sử dụng vốn mà không giảm lợi nhuận hoặc tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng.Việc tăng trưởng vốn là điều kiện đầu tiên, là tiền đề để mở rộng hoạt động tín dụng, và ngược lại, việc mở rộng hoạt động tín dụng là điều kiện cơ sở cho hoạt động huy độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26179.doc
Tài liệu liên quan