MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 3
1.1. Khái quát về chất lượng cho vay của ngân hàng . 3
1.1.1. Tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 3
1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại . 9
1.1.3. Quan niệm về chất lượng cho vay . 10
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 12
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng . 19
1.2.1. Nhân tố khách quan . 19
1.2.2. Nhân tố chủ quan 21
1.3. Kinh nghiệm của NHTM ở một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng cho vay và bài học cho Việt Nam 25
1.3.1. Kinh nghiệm của của NHTM ở một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng cho vay 25
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng cho vay 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG . 28
2.1. khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hùng vương . 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh . 28
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hùng Vương . 30
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hùng Vương . 35
2.2.1. Đánh giá chất lượng cho vay theo chỉ tiêu định tính . 35
2.2.2. Đánh giá chất lượng cho vay theo chỉ tiêu định lượng . 36
2.2.3. Những giải pháp chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương đã triển khai nhằm nâng cao chất lượng cho vay . 53
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương . 54
2.3.1. Kết quả đạt được . 54
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng cho vay . 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÙNG VƯƠNG . 61
3.1. Địng hướng hoạt động và mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh nhno&ptnt Hùng Vương trong thời gian tới . 61
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cho vay . 62
3.2.1. Thuận lợi . 62
3.2.2. Khó khăn . 62
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hùng Vương . 63
3.3.1. Nhóm các giải pháp chủ yếu . 63
3.3.2. Nhóm các giải pháp bổ trợ . 71
3.4. kiến nghị 76
3.4.1. Kiến nghị với nhà nước . 76
3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước . 77
3.4.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam . 81
Kết luận. 83
Tài liệu tham khảo 84
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6676 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay taị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả kinh doanh. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro mở rộng quy mô cho vay và thực hiện nghiêm túc văn bản quy định về đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Biểu đồ 2.3. Phân loại nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Hùng Vương năm 2007
( Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Năm 2007 tổng dư nợ là 155.013 triệu đồng trong đó dư nợ ở DNNN là 59.861 triệu đồng chiếm 39% tổng dư nợ, dư nợ của DNNQD là 81.520 triệu đồng chiếm 52% tổng dư nợ, dư nợ của cá nhân, tập thể là 13.632 triệu đồng chiếm 9% tổng dư nợ. Cho vay DNNQD chiếm tỷ trọng cao nhất, cho vay DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.4. Phân loại nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Hùng Vương năm 2008
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Năm 2008 tổng dư nợ là 501.897 triệu đồng trong đó dư nợ ở DNNN là 103.397 triệu đồng chiếm 21% tổng dư nợ giảm 18% so với năm 2007, dư nợ của DNNQD là 355.603 triệu đồng chiếm 71% tổng dư nợ, tăng 19% so với năm 2007, dư nợ của cá nhân, tập thể là 42.897 triệu đồng chiếm 8% tổng dư nợ giảm 1% so với năm 2007. Cho vay DNNQD trong năm 2008 vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, bên cạnh đó cho vay DNNN giảm so với năm 2007, cho vay cá nhân, tập thể cũng tăng so với năm 2007, nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn vốn lại giảm. Cho thấy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng chất lượng cho vay đối với DNNQD, vì đây là đối tượng khách hàng có nhiều tiềm năng, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng cao hơn so với các thành phần kinh tế khác.
Biểu đồ 2.5. Phân loại nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Hùng Vương năm 2009
( Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Năm 2009 tổng dư nợ là 844.592 triệu đồng trong đó dư nợ ở DNNN là 90.742 triệu đồng chiếm 11% tổng dư nợ giảm 10% so với năm 2008, dư nợ của DNNQD là 551.521 triệu đồng chiếm 70% tổng dư nợ, tăng 1% so với năm 2008, dư nợ của cá nhân, tập thể là 146.874 triệu đồng chiếm 19% tổng dư nợ tăng 11% so với năm 2008. Cho vay DNNQD tăng cao và chiếm tỷ trọng cao nhất.
+ Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay:
Bảng 2.3. Dư nợ theo thời hạn vay tại NHNo&PTNT Hùng Vương 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá
trị
Tỷ trọng
%
Giá
trị
Tỷ trọng
%
Giá
trị
Tỷ
Trọng
%
Tổng dư nợ
155.013
100
501.879
100
844.592
100
Dư nợ ngắn hạn
93.318
60,2
343.297
68,4
709.457
84
Dư nợ trung, dài hạn
61.695
39,8
158.600
31,6
135.135
16
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
- Đối với cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2007 đạt 93.318 triệu đồng, chiếm 60,2% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 343.297 triệu đồng, tăng 249.979 triệu đồng so với năm 2007 (tức tăng 267,8%), chiếm 68,4% tổng dư nợ tăng 8,2% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 709.457 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 366.160 triệu đồng (tức tăng 106,6%), chiếm 81,15% tổng dư nợ tăng 12,55% so với năm 2008. Nhìn chung cho vay ngắn hạn tăng đó là do chi nhánh mới thành lập còn non trẻ nên thay vì cấp tín dụng trung hạn, chi nhánh sẽ cho vay với những món vay có thời hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của nền kinh tế.
- Đối với cho vay trung, dài hạn: Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2007 đạt 61.695 triệu đồng, chiếm 39,6% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 158.600 triệu đồng, tăng 95.906 triệu đồng so với năm 2007 (tức tăng 155,4%), chiếm 31,6% tổng dư nợ, giảm so với năm 2007 một lượng là 7%, năm 2009 đạt 135.135 triệu đồng, giảm 23.465 triệu đồng so với năm 2008 (tức giảm 14,8%, chiếm 16% tổng dư nợ giảm so với năm 2008 là 15,6%. Cho vay trung dài hạn giảm đó là do cho vay ngắn hạn tăng làm cho vay trung hạn giảm.
Như vậy, ngân hàng bước đầu đã chú trọng vào cho vay ngắn hạn giảm cho vay trung, dài hạn do cho vay ngắn hạn tuy lãi suất thấp hơn cho vay trung, dài hạn nhưng khả năng thu hồi vốn nhanh và rủi ro thấp hơn cho vay trung, dài hạn. Cho vay ngắn hạn tăng cả về quy mô và tỷ trọng giúp chi nhánh đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động các chủ thể trong nền kinh tế.
+ Dư nợ cho vay theo loại tiền:
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2007-2009
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)
Phân tích dư nợ theo loại tiền cho thấy chi nhánh thực hiện cho vay lớn với đồng nội tệ. Cho vay bằng đồng nội tệ tăng liên tiếp qua 3 năm cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2007 đạt 127.343 triệu đồng chiếm 82,15% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 448.696 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 321.353 triệu đồng (tức tăng 252,3%), chiếm 89,4% tổng dư nợ, năm 2009 đạt 817.142 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 368.446 triệu đồng (tức tăng 82,1%), chiếm 95,75% tổng dư nợ, tăng so với năm 2008 là 6,35%. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tâm lý của khách hàng, tỷ giá đồng ngoại tệ luôn biến động theo chiều hướng bất lợi nên khách hàng thường vay bằng nội tệ, điều này cũng làm cho tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ thấp.
2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT chi nhánhHùng Vương giai đoạn 2007-2009
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Giá trị
% Chêh lệch
Giá trị
%
Chêh lệch
Dư nợ tín dụng
155.013
501.897
224
844.592
34
Nợ quá hạn
1.890
12.787
576,6
149.517
1069,3
Tỷ lệ nợ quá hạn
1,2%
2,5%
18,9%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Năm 2007 nợ quá hạn là 1.890 triệu đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ, năm 2008 nợ quá hạn là 12.787 triệu đồng tăng 576,6% so với năm 2007, chiếm 2,5% tổng dư nợ, năm 2009 nợ quá hạn là 149.517 triệu đồng tăng 1069,3% so với năm 2008, chiếm 18,9% tổng dư nợ tăng. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 16,4%.
Nợ quá hạn của chi nhánh tăng rất mạnh qua các năm mà tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng cho vay, đây là dấu hiệu tiêu cực chứng tỏ chất lượng cho vay của chi nhánh có xu hướng giảm.
Nguyên nhân của tỷ lệ nợ quá hạn tăng rất cao như vậy là do:
Năm 2009 vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008, những tổn thất nó để lại còn rất lớn, lạm phát đã giảm nhưng vẫn cao, chỉ số giá tiêu dùng biến đổi mạnh vào cuối năm, lãi suất biến động liên tục. Ngân hàng giải ngân nhiều nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp đi vào hoạt động vẫn chưa có khả năng trả nợ đúng hạn.
Năm 2009 thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước với gói hỗ trợ lãi suất ngân hàng đã cho vay với lãi suất là 4% cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, mà năm 2008 nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, hoạt động kinh doanh chậm phát triển, vốn đầu tư ra nhiều nhưng khả năng thu hồi vốn kém, đã gây áp lực cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ và làm nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao.
Bên cạnh những khách hàng tiềm năng chi nhánh vẫn còn một số ít doanh nghiệp vay vốn quản lý vốn kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp vay làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng làm tỷ lệ nợ quá hạn tăng.
Nền kinh tế trong những năm này chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế, đang dần phục hồi nên việc thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng không những chưa thu được nợ quá hạn mà còn phải có biện pháp hỗ trợ về vốn với mức lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp khôi phục lại và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao thì ngân hàng mới có cơ hội thu hợ quá hạn.
Chi nhánh đã tiến hành đánh giá phân loại nợ theo quyết định 636/QĐ-HĐQT tới 100% khách hàng có quan hệ với chi nhánh, nhưng vẫn chưa thực sự sát sao và có hiệu quả.
2.2.2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
* Cơ cấu nợ xấu
Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu về phân loại nợ theo Quyết Định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN. Nợ xấu là những khoản nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4: Nợ nghi ngờ, nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Hùng Vương năm 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá
trị
tỷ trọng
%
Giá
trị
tỷ trọng
%
Giá
trị
tỷ trọng
%
Tổng dư nợ
155.013
100
501.897
100
844.592
100
Nợ xấu
1.590
1,03
10.659
2,12
34.179
4,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng giai đoan 2007-2009)
Nhìn chung trong 3 năm tại chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao. Đặc biệt năm 2009 nợ xấu tăng một cách bất thường, phát sinh khá nhiều nợ xấu chiếm 4,05% tổng dư nợ, đây là tỷ lệ tương đối cao so với mặt bằng chung các chi nhánh khác cùng hệ thống, (theo Quyết Định 493/QĐ/2005/NHNN các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%). Năm 2007 nợ xấu là 1.590 triệu đồng tỷ lệ nợ xấu là 1,03% vẫn ở mức trung bình thì năm 2008 nợ xấu tăng lên là 10.659 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng gấp đôi so với năm 2007 là 2,12%. Và xu hướng nợ xấu tiếp tục tăng đến năm 2009 là 34.179 triệu đồng chiếm 4,05 tổng dư nợ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của chất lượng cho vay năm 2009.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu tăng cao liên tiếp trong 3 năm là do: Năm 2008 và năm 2009 ngân hàng đã có chủ trương thắt chặt tín dụng, cắt giảm hạn mức tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời lãi suất tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn kéo theo giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận giảm, năng lực tài chính, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ dẫn đến nợ quá hạn tăng. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn khiến ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn sang nhóm nợ thích hợp. Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa có bước cải thiện làm cho nợ dưới chuẩn trong lĩnh vực này chưa được khắc phục.
Nguyên nhân chủ quan: Chi nhánh đã thành lập bộ phận xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu nhưng công tác đôn đốc thu hồi nợ của chi nhánh tiến hành không có hệ thông, không khoa học nên đã đem lại hiêu quả không cao, làm cho nợ xấu tăng.
Qua phân tích cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm và ở mức cao vào năm 2009, điều này chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng đang có xu hướng giảm, ngân hàng cần xem xét toàn bộ hoạt động tín dụng của mình để có biện pháp điều chỉnh thích hợp tránh những tổn thất có thể xảy ra.
* Cơ cấu nợ không có khả năng thu hồi
Bảng 2.6. Nợ không có khả năng thu hồi tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
% Chênh lệch
Giá trị
% Chênh lệch
Tổng dư nợ
155.013
501.897
224
844.529
34
Nợ quá hạn
1.890
12.787
576,6
149.517
1069
Nợ nhóm 5
63
98
55,5
135
37,7
Tỷ lệ nợ nhóm 5/nợ quá hạn (%)
3,33
0,77
-
0,15
-
Tỷ lệ nợ nhóm 5/tổng dư nợ (%)
0,04
0,02
-
0,02
-
( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2007-2009)
Theo Quyết Định 493/QĐ/2005/NHNN thì nợ nhóm 5 chính là khoản nợ được đánh giá là nợ không có khả năng thu hồi.
Qua bảng 2.6 cho thấy nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ rất thấp so với nợ quá hạn của ngân hàng và giảm liên tiếp trong 3 năm: năm 2007 là 3,33%, năm 2008 là 0,77%, năm 2009 là 0,15%.
Xét nợ nhóm 5 so với tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh thì thấy tỷ lệ này năm 2007 là 0,04%, năm 2008 là 0,02%, năm 2009 là 0,02%.
Nhận thấy nợ không có khả năng thu hồi tăng liên tiếp trong 3 năm. Năm 2007 là 63 triệu đồng, năm 2008 là 98 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 35 triệu đồng triệu đồng (tức tăng 55,5%), năm 2009 nợ nhóm 5 là 135 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 37 triệu đồng (tức tăng 37,7%).
Môi trường kinh tế năm 2008 không ổn định nên nợ nhóm 5 tăng cao làm khả năng thu hồi nợ gặp khó khăn, điều này cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng tăng lên. Đến năm 2009 nền kinh tế dần đi vào ổn định nên nợ nhóm 5 không tăng nhiều so với năm 2008 và do năm 2009 hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh luôn dược duy trì và đi sâu vào chất lượng, hàng tháng, quý phòng kinh doanh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Giám Đốc.
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ thấp trong nợ quá hạn, do nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4. Mặc dù tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp nhưng nợ quá hạn vẫn ở mức cao và chủ yếu là các khoản nợ có khả năng tổn thất cao, nên chất lượng cho vay của chi nhánh còn thấp và chưa được nâng cao, mặc dù chi nhánh đã có nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ trong năm qua, chi nhánh cần xem xét và chú ý hơn đến công tác cho vay và thu hồi nợ.
2.2.2.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.
Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2007-2009
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng nguồn vốn huy động
337.765
828.389
1.218.102
Tổng dư nợ tín dụng
155.013
501.897
844.592
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
45,9
60,59
69,34
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh cao, trong 3 năm tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn là 45,9%, năm 2008 là 60,59% hiệu suất sử dụng vốn tăng so với năm 2007 một lượng là 14,69%, năm 2009 hiệu suất sử dụng vốn là 69,34% tăng so với năm 2008 một lượng là 8,75%.
Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh tăng cao là do hai nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan: Do chi nhánh mới hình thành nên việc phát triển các dịch vụ khác vẫn còn khá mới mẻ nên bước đầu chi nhánh đã tập trung vào lĩnh vực cho vay và đã có những kết quả khả quan. Điều này cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của chi nhánh góp phần lớn trong tổng lợi nhuận. Dấu hiệu của sự phát triển chất lượng cho vay. Ngay từ bước đầu chi nhánh đã đã có những biện pháp thu hút khách hàng vay vốn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn còn ít khách hàng vay vốn về bất động sản mà chủ yếu là vay để sản xuất kinh doanh và các dự án nhỏ.
- Nguyên nhân khách quan: Năm 2009 nền kinh tế dần đi vào ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nên lạm phát giảm, khung lãi suất ít biến động, làm cho khách hàng dễ tiếp cận với nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp cần vốn để phát triển sản xuất.
Qua phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh tăng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn của chi nhánh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, chất lượng cho vay của chi nhánh đang được nâng cao.
2.2.2.5. Chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 2.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương năm 2007-2009
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền trích lập DPRR
-
5.726
4.155
Dư nợ tín dụng
155.013
501.897
844.529
Tỷ lệ trích lập DPRR(%)
-
1,14
0,5
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Việc trích lập dự phòng của chi nhánh được tuân theo Quyết Định 493/QĐ/2005/NHNN và QĐ18/2007/QĐ/NHNN sửa đổi của QĐ 493 quy định về việc trích lập dự phòng, và xác định chỉ tiêu kế hoạch trích lập dự phòng chung theo quyết định 636/HĐQT-XLRR.
Tỷ lệ trích lập dự phòng năm 2008 số tiền trích lập dự phòng là 5.726 triệu đồng, chiếm 1,14% tổng dư nợ. Năm 2009 số tiền trích lập dự phòng là 4.155 triệu đồng chiếm 0,5% tổng dư nợ giảm mạnh so với năm 2008.
Năm 2009 số tiền trích lập dự phòng giảm so với năm 2008 là 1.571 triệu đồng, đó là do tổng dư nợ năm 2009 tăng mạnh so với năm 2007 và năm 2008.
Tỷ lệ trích lập dư phòng rủi ro năm 2009 giảm là do chi nhánh trích lập dự phòng cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 và cho cả dự phòng chung. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 giảm nên ngân hàng chỉ phải trích dự phòng rủi ro thấp. Điều này góp phần làm giảm chi phí tăng lợi nhuận của ngân hàng, cho thấy chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cho vay.
2.2.2.6. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng biểu hiện tốc độ luân chuyển vốn của các ngân hàng nếu vòng quay càng cao thì càng làm tăng hiệu quả cho ngân hàng và cho thấy khả năng cho vay thu hồi vốn nhanh của ngân hàng. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương vòng quay vốn tín dụng được biểu hiện như sau:
Bảng 2.9. Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương năm 2007-2009
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh số cho vay
155.013
501.897
844.592
Doanh số dư nợ
125.658
389.127
257.501
Dư nợ bình quân
125.642
274.033
292.615
Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm)
1
1,42
0,88
(Nguồn: báo cáo kết quả hinh doanh giai đoạn 2007-2009)
Vòng quay vốn tín dụng trong ba năm của chi nhánh có xu hướng biến động xuống, cụ thể năm 2007 vòng quay vốn tín dụng bằng 1 vòng, đến năm 2008 tăng lên 1,42 vòng nhưng năm 2009 giảm xuống còn 0.88. Thực tế cho thấy trong những năm qua ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình bởi doanh số cho vay hàng năm cao hơn doanh số thu nợ. Lý do làm cho vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương còn thấp là do ngân hàng cho vay trung dài hạn cao (năm 2007 là 39,8%, năm 2008 là 31,6%). Năm 2008 vòng quay vốn tín dụng cao hơn năm 2007 là do doanh số cho vay tăng 224% và doanh số thu nợ tăng 118%. Năm 2009 tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm xuống còn 16% nhưng vòng quay vốn tín dụng vẫn giảm vì tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, doanh số cho vay cao hơn năm 2008 là 34% nhưng doanh số thu nợ lại giảm 33,8% nên vòng quay vốn tín dụng giảm. Nguyên nhân của việc thu hồi nợ giảm đã được phân tích trong phần nợ quá hạn và nợ xấu.
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trong 3 năm còn thấp, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển chậm, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp, khả năng đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng gặp khó khăn. Do đó chi nhánh cần xem xét lại để mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2.7. Chỉ tiêu tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo.
Tỷ lệ dư nợ cho vay của chi nhánh có đảm bảo hay không có đảm bảo thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.10. Dư nợ cho vay theo mức độ tín nhiệm của khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương năm 2007-2009
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ
Trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Tổng dư nợ
155
100
502
100
844
100
Cho vay có đảm bảo
90
58,2
304
60,7
723
85,5
Cho vay không có đảm bảo
645
41,8
198
39,3
122
14,5
( Nguồn: Bảng báo cáo của phòng kế hoạch nguồn vốn)
Trong những năm qua nghiệp vụ cho vay của chi nhánh biến đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng tín chấp từ 41,8% năm 2007 xuống còn 39,3% năm 2008 và còn 14,5% năm 2009 so với tổng dư nợ. Điều này đồng nghĩa với việc tăng dần cho vay có đảm bảo: Năm 2007 là 58,2%, năm 2008 tăng lên là 60,7% và đến năm 2009 tăng mạnh là 85,5 % so với tổng dư nợ.
Nguyên nhân của sự biến đổi về tỷ lệ cho vay theo mức độ tín nhiệm khách hàng là do trong điều kiện hiện nay thông tin chưa hoàn hảo, sự hiểu biết của ngân hàng về khách hàng còn nhiều hạn chế, mà nếu có thông tin thì cũng không mấy tin cậy, làm cho ngân hàng thường e ngại trong việc cho vay tín chấp. Ngân hàng thường lấy thông tin chủ yếu thông qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN qua các mối quan hệ chính thức và không chính thức, nguồn chủ yếu do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên thông tin qua cơ quan chức năng thì không dự tính cụ thể và tính cập nhật chưa cao, còn thông tin từ khách hàng thì chất lượng không cao, vì khách hàng thường có xu hướng che giấu thông tin thật sự, làm đẹp hồ sơ của mình để có thể thỏa mãn các điều kiện vay vốn.
Trong quan hệ tín dụng quy định về cho vay tín chấp còn hạn chế, dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, như tình trạng khách hàng không chấp nhận hợp đồng.
Việc áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng cho vay với những khách hàng truyền thống, thực sự có uy tín với khách hàng, trong hoạt động kinh doanh thường xuyên có lãi và thuyết phục ngân hàng bằng chính phương án, dự án của mình.
Khi ngân hàng cho vay theo mức độ tín nhiệm của khách hàng có đảm bảo hay không có đảm bảo thì ngân hàng đều phải có kế hoạch xử lý tài sản đảm bảo.
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương năm 2007-2009
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)
Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo năm 2008 là 77,23%, năm 2009 là 80,91%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3,68%, đó là do nợ thu hồi từ xử lý tài sản đảm bảo năm 2009 là 120.987 triệu đồng tăng nhiều so với năm 2008 (năm 2008 là 9.876 triệu đồng). Nợ quá hạn năm 2009 cũng tăng nhiều so với năm 2008.
Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo liên tục tăng qua các năm điều này chứng tỏ chi nhánh phải sử dụng biện pháp cuối cùng để thu nợ hay tỷ lệ khách hàng trả cho ngân hàng giảm xuống. Đó là do chi nhánh mới được thành lập vào năm 2007 nên cán bộ tín dụng của chi nhánh còn non trẻ, trình độ chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế, chất lượng công tác thẩm định chưa tốt...Do đó chi nhánh chưa đánh giá được đúng về khách hàng nên chi nhánh phải sử dụng đến biện pháp xử lý tài sản đảm bảo.
2.2.2.8. Chỉ tiêu mức sinh lời từ hoạt động cho vay.
Bảng 2.11. Mức sinh lời từ hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay
1.895
9.768
12.587
Tổng dư nợ
155.013
501.897
844.529
Mức sinh lời (%)
1,22
1,95
1,49
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009)
Qua bảng 2.11 cho thấy mức sinh lời từ hoạt động cho vay năm 2007 đạt 1,22% do lợi nhuận từ hoạt động cho vay đạt 1.895 triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động cho vay tăng lên là 9.768 triệu đồng, mức sinh lời đạt 1,95%, năm 2009 lơi nhuận từ hoạt động cho vay tăng đạt 12.587 triệu đồng, nhưng mức sinh lời giảm xuống còn 1,47%. Chi nhánh đã chú ý đến đa dạng hóa các hoạt động nhưng hoạt đông nhưng cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2008 mức sinh lời từ hoạt động cho vay cao nhất trong 3 năm, chứng tỏ năm 2008 chất lượng cho vay được nâng cao, năm 2009 mức sinh lời giảm do nợ quá hạn nhiều, cho thấy chất lượng cho vay năm 2009 chưa tốt.
Nguyên nhân của việc giảm mức sinh lời từ hoạt động cho vay là do hiện nay các ngân hàng ngày càng đông đã tạo sức ép cạnh tranh buộc chi nhánh phải cắt giảm lãi suất đầu ra đồng thời nâng lãi suất đầu vào để thu hut khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
2.2.2.9. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay
Biểu đồ 2.8. Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2007-2009
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)
Qua biểu đồ cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay có xu hướng tăng về quy mô nhưng lại giảm về tỷ trọng. năm 2007 thu nhập từ hoạt động cho vay đạt 1.895 triệu đồng chiếm 91,33% tổng thu nhập (trong 1 đồng thu nhập thì có 0,9133 đồng là do hoạt động cho vay mang lại), năm 2008 đạt 9.769 triệu đồng chiếm 88,79% tổng thu nhập, giảm so với năm 2007, năm 2009 thu nhập từ hoạt động cho vay đạt 12.587 triệu đồng chiếm 79,73% giảm so với năm 2008.
Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu nhiều nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của chi nhánh, tỷ trọng này có xu hướng giảm trong 3 năm. Nguyên nhân của tình trạng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm về tỷ trọng là do khi Việt Nam gia nhập WTO các ngân hàng phải cạnh tranh nhau gay gắt, phải đa dạng hóa các danh mục sản phẩm phục vụ khách hàng do đó chi nhánh dần thu hẹp sản phẩm truyền thống để có nguồn vốn phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, phân tán rủi ro do đó mà tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng so với tổng thu nhập của chi nhánh đang dần giảm xuống.
2.2.3. Những giải pháp chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương đã triển khai nhằm nâng cao chất lượng cho vay
+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm tặng quà khuyến mại, tiết kiệm bậc thang, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước... với lãi suất hấp dẫn.
+ Công tác dư nợ:
- Cho vay gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng (dịch vụ tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng điện tử).
- Tìm kiếm các dự án đầu tư, giải ngân dự án.
- Tập trung đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, hộ sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, phân loại và xếp loại khách hàng. Thẩm định chặt chẽ các khoản vay mới, hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu phát sinh.
+ Phát triển các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cho vay
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ như chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ tín dụng VISA, MASTER CARD, chuyển tiền WESTERN UNION, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm PRUDENTIAL... áp dụng biểu phí linh hoạt cho khách hàng giao dịch thường xuyên, khách hàng có số dư tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán lớn và một số khách hàng mới có tiêmg năng nhằm thu hút khách hàng tăng thu dịch vụ.
- Tăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25865.doc