MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.2 Các đặc điểm của DNV&N so với doanh nghiệp lớn 6
1.1.3 Vai trò của DNV&N 9
1.2 Khái quát về tín dụng ngân hàng 13
1.2.1 Khái niệm tín dụng 13
1.2.2 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 15
1.2.3 Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại 16
1.2.4 Các phương thức tín dụng ngân hàng đối với DNV&N 18
1.3 Chất lượng tín dụng 19
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 19
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 20
1.3.2.1 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng 20
1.3.2.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn 22
1.3.2.3 Chính sách tín dụng hợp lý 23
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 26
1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 26
1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 27
1.3.3.3 Các nhân tố từ môi trường 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI (2004-2006) 30
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 30
2.1.1 Quá trình hình thành 30
2.1.2 Nhiệm vụ của chi nhánh 33
2.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhánh năm 2006 35
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 40
2.2.1 Tình hình cho vay đối với DNV&N (2004-2006) 40
2.2.2 Chất lượng tín dụng đối với DNV&N 41
2.2.3 Những kết quả đạt được 48
2.2.4 Hạn chế và nguyên nhân 51
2.2.4.1 Từ phía khách hàng 52
2.2.4.2 Từ phía ngân hàng 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI 56
3.1 Định hướng phát triển DNV&N 56
3.1.1 Định hướng phát triển DNV&N trong tương lai 56
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 60
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 63
3.2.1 Đa dạng hoá phương thức tín dụng đối với DNV&N 64
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 64
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát 65
3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 67
3.2.5 Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý 67
3.3 Kiến nghị 68
3.3.1 Đối với chính phủ 68
3.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 69
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 70
3.3.4 Đối với DNV&N 71
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( nay là Thống đốc NHNN Việt Nam).
Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Hà Nội ( nay là NHN0 & PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương Thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Với 1182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu tiền gửi ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tang không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. NHN0 & PTNT Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt. Những năm đầu cùng sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội. NHN0 & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ năm 1990 trở đi NHN0 & PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị : Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phú và Hà Tây.
Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHN0 & PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gai Lâm về NHN0 & PTNT Việt Nam. Lúc này NHN0 & PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang đáp ứng của sản xuất nông nghiệp ngay giữa nội đô Thành phố Hà Nội.
Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHN0 & PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.
Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).
Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm).
Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân.
Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy.
Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh.
Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch.
Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và 11 phòng giao dịch thì đến năm 2002 NHN0 & PTNT Hà Nội có 33 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ Ngân hàng.
Sau 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHN0 & PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.
Về nguồn vốn: Từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến 5/2003 NHN0 & PTNT Hà Nội đã huy động được 7500 tỷ, tăng 415 lần bình quân tăng 30% mỗi năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm 11% đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Về dư nợ 2300 tỷ, tăng 143 lần, trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng được tín dụng đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHNo và PTNT Hà Nội.
Từ 2006 thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng và đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn 2006 – 2010, Hoạt động mô theo hình ngân hàng kinh doanh đa cấp. NHNo & PTNT Hà Nội có 11 chi nhánh cấp II và 37 PGD trực thuộc. Tổng nguồn vốn huy động đến hết năm 2006 là 12.845 tỷ đồng, dư nợ 2.419 tỷ đồng, Tổng kim ngạch XNK trên 150 triệu USD, Doanh số kinh doanh ngoại hối đạt trên 100 triệu USD.
2.1.2 Nhiệm vụ của chi nhánh
F Huy động vốn
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác ( phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng khác).
Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ chính phủ ( chủ yếu thông qua Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… ), các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong nước, nước ngoài đâu tư cho các chương trình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Được phép vay vốn các tổ chức tài chín, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
F Cho vay
Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân đáp ứng nhu cầu vốn cho SX-KD, dịch vụ, đời sống.
Cho vay trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SX-KD, dịch vụ, đời sống.
Đồng tiền cho vay: Nội tệ (VNĐ), Ngoại tệ ( USD và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam).
Chiết khấu các loại giấy tờ có giá( bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ).
Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ.
Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá xã hội.
F Kinh doanh ngoại hối
Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hợăc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các Doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam .
F Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
Cung ứng các phương tiện thanh toán
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNo & PTNT Việt Nam.
F Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ghi nợ. thẻ tín dụng, trả lương qua tài khoản, phát triển các đại lý chấp nhận thẻ, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.
Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng.
Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp 2 trực thuộc trên địa bàn.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
Đầu tư dưới các hình thức như: góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.
2.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhánh năm 2006
F Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2004, 2005, 2006
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005 trên 2004
2006
trên
2005
Số tiền
Số tiền
Số tiền
% tăng
% tăng
- Huy động từ dân cư
2.528
2.964
3.245
17,25
9,5
- Tiền gửi của các TCKT
3.960
4.999
5.300
26,23
6,02
- Tiền gửi,tiền vay TCTD
660
404
600
-38,78
48,51
- Tiền kho bạc và khác
2.128
3.234
3.700
51,97
14,40
Tổng cộng
9276
11.601
12.845
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội )
Tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội liên tục tăng trong 3 năm qua, từ con số khiêm tốn là 9276 tỷ đồng năm 2004, nguồn vốn của ngân hàng đạt 12.845 tỷ đồng năm 2006, tăng 38,47% so với năm 2004.Trong đó đã có sự tăng trưởng ca hoản mục Tiền gửi, tiền vay của các TCTD và tiền kho bạc trong năm 2006. Tuy nhiên khoản mục khoản mục này đã có sự giảm sút từ con số 660 tỷ đồng xuống chỉ còn 404 năm 2005 tức là koảng 38,78% điều này không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của nguồn vốn.
Trong năm 2006, do tình hình lãi suất của NHNo & PTNT Hà Nội nói riêng và hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung đã có mức lãi suất huy động ngang bằng với mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần nên nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh cũng ổn định và tăng trưởng. Trong năm công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt kết quả đáng kể, đặc biệt việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư chi nhánh còn tìm mọi biện pháp giữ vững và tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các Tổ chức xã hội nhằm tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn.
Đầu tư tín dụng
Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ phân theo loại tiền
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Số tiền
% tăng
Số tiền
% tăng
- Dư nợ bằng VNĐ
2.197
1.960
11
2.069
5,5
- Dư nợ bằng ngoại tệ
942
730
23
350
-52,05
Tổng cộng
3.139
2.690
2.419
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội )
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ phân theo thời hạn cho vay
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Số tiền
% tăng
Số tiền
% tăng
- Ngắn hạn
2.062
1.631
-11
1.102
-32,42
- Trung hạn
552
383
-31
493
28,72
- Dài hạn
525
676
29
824
21,89
Tổng cộng
3.139
2.690
2.419
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Số tiền
% tăng
Số tiền
% tăng
- Doanh nghiệp NN
1.615
970
-60
718
-25,17
- DNNQD
1.094
1.160
6
1.408
21,37
- Hộ sản xuất
430
560
30
293
-47,67
Tổng cộng
3.139
2.690
2.419
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Số tiền
% tăng
Số tiền
% tăng
- Ngành CN và XD
797
721
-9,5
1245
72,67
- Ngành NLNN
638
756
18,49
281
-62,83
- Ngành TM, DV
1.704
1.213
-28,81
893
-26,38
Tổng cộng
3.139
2.690
2.419
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội )
Vốn chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế. Mặt khác NHNo & PTNT Hà Nội cũng đã và đang thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của NHNo & PTNT Việt Nam về trích và xử lý rủi ro đối với nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, từng bước nâng cao chất lượng lành mạnh hoá đầu tư tín dụng, do vậy dự nợ đạt gần 2.500 tỷ đồng, nếu xét theo thành phần kinh tế thì Ngân hàng đang tập trung cho vay các DNNQD ( chiếm 58,2% tổng dư nợ ) tăng so với năm 2004 chiếm 28,7% tổng dư nợ.
Để đạt được những kết quả trên Ngân hang đã mở rộng phương thức cho vay như: cho vay đồng tài trợ với các Ngân hàng TMQD, Ngân hang TMCP trên địa bàn đối với các dự án lớn có hiệu quả. Không những thế NHNo & PTNT Hà Nội còn mở rộng cho vay hộ sản xuất, vay sinh hoạt đối với công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân trong các doanh nghiệp, bênh viện, Trường học, lực lượng vũ trang với dư nợ gần 300 tỷ đồng, đã hỗ trợ cho nhiều gia đình cải tạo, sửa chữa nhà ở, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình nhằm cải thiện nâng cao đời sống cán bộ nhân dân thủ đô.
F Hoạt động thanh toán quốc tế
Về xuất khẩu
Bảng 2.6: Tình hình phục vụ công tác xuất khẩu của các DN
(Đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
- Chứng từ đòi tiền
53
1,1
54
1,4
82
1,5
- Thu tiền được
46
1,0
52
1,4
66
1,2
Tổng cộng
99
106
148
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội)
Chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngày càng được ổn định và từng bước phát huy hiệu quả, bước đầu chiếm lĩnh thị trường và góp phần vào kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội như: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WU, thanh toán séc thẻ, thu đổi ngoại tệ. Mặt khác đã đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đạt trên 5,1 triệu USD, dịch vụ chi trả kiều hối thông qua tài khoản của ngân hàng đạt trên 2 triệu USD. Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt 225 ngàn USD.
Năm 2006 Ngân hàng đã gửi chứng từ đòi tiền 82 món thu về 1,5 triệu USD, trong đó thu tiền được 66 món thu về 1,2 triệu USD. Qua bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh đối ngoại về xuất khẩu đã có sự giảm sút.
Về công tác nhập khẩu
Bảng 2.7: Tình hình phục vụ công tác nhập khẩu
( Đơn vị: Triệu USD )
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
- Số L/C mở
612
82,4
784
111,5
820
120
- Số L/C thanh toán
587
65
889
107,2
910
110
- Thanh toán Nhờ thu
243
6,2
364
16,8
400
17,5
Tổng cộng
1.442
153,6
2,037
235,5
2.130
247,5
(Nguồn Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội )
Năm 2006 ngân hàng đã mở được 820 L/Chi nhánh tăng 36 món trị giá 120 triệu USD tăng 8,5 triệu USD. Thanh toán được 910 L/C tăng 21 món với số tiền 110 triệu USD tăng 2,8 triệu USD. Thanh toán nhờ thu 400 món tăng 36 món trị giá 17,5 triệu USD tăng 0,7 triệu USD. Đến 31/12/06 ước tính thu phí dịch vụ TTQT đạt 350 ngàn USD, tăng 14 ngàn USD.
Ngoài ra để phục vụ cho các doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu NHNo & PTNT Hà Nội đã tích cực khai thác ngoại tệ để cung ứng, nên phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ trong 5 năm qua đều được đáp ứng tương đối kịp thời và đầy đủ, không để xẩy ra tình trạng thanh toán chậm.
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
2.2.1 Tình hình cho vay đối với DNV&N (2004-2006)
Trong sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và với điều kiện thuận lợi của môi trường kinh tế thì đã cho phép các NHTM nói chung và NHNo & PTNT Hà Nội nói riêng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đối với tất cả các thành phần kinh tế và có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Trong đó chi nhánh luôn coi trọng vai trò của các DNV&N đối với sự phát triển kinh tế nói chung và chi nhánh luôn quan tâm nâng cao tỷ trọng cho vay đối với DNV&N, tập trung mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp có phương án SX-KD rõ ràng, làm ăn có hiệu quả, năng lực tài chính tốt, và đáng tin cậy đối với ngân hàng.
Trong xu hướng hiện nay tình hình quan hệ tín dụng giữa các DNV&N với ngân hàng ngày càng tăng lên và được mở rộng cụ thể: Trong năm 2004 đã có 100 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cá thể được tiếp cận tín dụng ngân hàng; năm 2006 là có tới gần 300 DNV&N và trong đó chủ yếu là DNNN và hộ kinh doanh cá thể. Mức vốn bình quân trên mỗi doanh nghiệp này là gần 3,5 tỷ đồng, số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp từ 30 - 45 người. Nói chung trong những năm qua từ 2004 đến 2006 thì các DNV&N được tiếp cận với tín dụng ngân hàng đa số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, giải quyết được công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đạt lợi nhuận cao, thực hiện tốt việc chi trả và đáp ứng được mọi điều kiện mà ngân hàng đặt ra.
2.2.2 Chất lượng tín dụng đối với DNV&N
2.2.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận
Bảng 2.8: Kết quả tài chính 2004,2005,2006
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
% tăng
2005
% tăng
2006
% tăng
Thu nhập
822.535
27,37
1.828.073
122,25
2.553.073
39,66
Chi phí
748.631
28,87
1.717.765
129,45
2.376.765
38,36
Lợi nhuận
73.904
12,19
110.308
49,26
176.308
59,83
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006)
Môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt nhưng nhờ có chiến lược kinh doanh đúng hướng nên trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đạt được hiệu quả cao. Lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng lên qua các năm. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác phân tích, thẩm định, mở rộng cũng như đánh giá khách hàng và công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Mặt khác nó cũng thể hiện việc chấp hành tốt quy định, quy chế của cấp trên đã giúp đề phòng phần nào rủi ro có thể xẩy ra đối với các khoản cho vay của chi nhánh. Trong đó cũng có sự chân chính, trung thành và sự hợp tác tốt của các doanh nghiệp kèm theo hoạt động SX-KD có hiệu quả cao trong thời qua đã giúp họ có thể giải quyết được chi trả cho ngân hàng.
Trong đó năm 2005 là năm có sự tăng trưởng cao nhất. Lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ con số 73.904 triệu đồng năm 2004 đến 176.308 triệu đồng năm 2006, tăng 138,56%.
F Dư nợ
Bảng 2.9: Dư nợ đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tăng, Giảm(%)
2005/2004
2006/2005
Tổng dư nợ
3.139.000
2.690.609
2.419.000
-14,28
-10,09
DNV&N
700.624,8
693.100,8
728.602,8
-1,07
5,12
Tỷ trọng(%)
22,32
25,76
30,12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Dựa vào bảng trên có thể quan sát thấy tổng dư nợ đối với DNV&N trong năm 2005 đã có sự giảm sút. Điều đó cho chúng ta biết rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt, ngân hàng không có khả năng mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Mặt khác nó phản ánh tâm lý không tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn của chi nhánh. Trong thời gian qua một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận như mong muốn. Như vậy đòi hỏi chi nhánh phải hợp tác và tìm hiểu sâu hơn về các doanh nghiệp để từ đó có một quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm mở rộng và nâng cao thêm nữa chất lượng tín dụng đối với DNV&N.
Đến năm 2005, dư nợ cho vay đối với DNV&N giảm xuống nhưng ở mức khiêm tốn là 693.100,8 triệu đồng tức là chiếm khoảng 25,76% tổng dư nợ cho vay và giảm đi khoảng 1,07%. Tuy nhiên đến năm 2006 do số lượng cũng như chất lượng của các DNV&N ngày càng tăng lên và được cải thiện nhiều thì dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này đã tăng lên ở mức khiêm tốn là 5,12% và chiếm khoảng 30,12% tổng dư nợ.
F Doanh số cho vay
Bảng 2.10: Doanh số cho vay đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tăng, Giảm (%)
2005/2004
2006/2005
Ds cho vay
4.467.228
5.895.725
5.059.649
31,97
-14,18
Dscv DNV&N
743.346,7
1.176.786,7
1.338.277,1
58,3
13,72
Tỷ trọng(%)
16,64
19,96
26,45
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với mọi thành phần kinh tế từ năm 2004 đến 2005 có sự tăng trưởng nhưng đến năm 2006 đã có sự giảm sút đáng kể so với năm trước đó. Tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao bắt đầu từ năm 2004 đến 2005 nhưng với tốc độ tăng không đồng đều. Điều đó có thể nói rằng doanh số cho vay của chi nhánh trong thời gian qua là không ổn định vì nó bị chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân từ bên ngoài cả môi trường kinh tế, chính trị và pháp lý.
Qua việc nghiên cứu và quan sát có thể thấy rằng, cả số lượng và chất lượng của DNV&N ngày càng tăng lên và phát triển nhanh chóng điều đó đã thu hút được sự quan tâm không chỉ đối với chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội mà còn đối với toàn hệ thống NHTM nói chung. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay hàng năm của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đối với DNV&N tăng lên qua các năm. Trong những năm qua các DNV&N đã dần thiết lập được mối quan hệ gắn bó với ngân hàng qua việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với ngân hàng như: trả gốc và trả lãi đúng hạn điều đó khiến họ ngày càng tạo nên sự tin tưởng cho ngân hàng và giảm bớt đi tâm lý lo ngại khi cho vay. Từ đó đã làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và DNV&N trở nên tốt đẹp hơn và DNV&N ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn vào sự phát triển kinh tế đất nước.
F Doanh số thu nợ
Bảng 2.11: Doanh số thu nợ đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tăng, Giảm(%)
2005/2004
2006/2005
Ds thu nợ
5.256.600
6.344.381
6.305.000
20,69
-0,62
Dstn DNV&N
853.671,9
1.164.828
1.623.537,5
36,44
39,38
Tỷ trọng(%)
15,24
18,36
25,75
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Từ số liệu trên có thể thấy mặc dù năm 2006 tổng doanh số thu nợ của chi nhánh giảm xuống so với năm trước đó nhưng điều đó lại không hề xẩy ra đối với DNV&N. Như vậy nó có thể cho chúng ta biết phần nào về chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này ngày càng được cải thiện rõ rệt. Điều đó thể hiện rõ hoạt động kinh doanh của các DNV&N trong thời gian qua có hiệu quả và mang lại lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển không chỉ đối với riêng bản thân các doanh nghiệp mà đối với cả nền kinh tế nói chung. Mặt khác nó phản ánh việc chấp hành tốt quy chế, quy luật cũng như hợp đồng đã thực hiện với ngân hàng. Nó giảm bớt đi gánh nặng đối với các ngân hàng bởi vì một khi các doanh nghiệp đó không trả được nợ thì các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán của mình trong một số trường hợp điều đó có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung.
Mặc dù doanh số thu nợ của chi nhánh có sự giảm xuống nhưng điều đó không xẩy ra đối với DNV&N và doanh số thu nợ đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn tăng lên khá cao cụ thể là: Trong năm 2004 doanh số thu nợ đối với DNV&N là 853.671,9 triệu đồng, chiếm khoảng 15,24% doanh số thu nợ của chi nhánh; con số này lên tới 1.164.828,4 triệu đồng chiếm khoảng 18,36% tổng doanh số thu nợ, tức là tăng lên 36,44% so với cùng kỳ năm ngoái; và con số đó tiếp tục tăng lên 1.623.537,5 triệu đồng, chiếm khoảng 25,75% tổng doanh số thu nợ và tăng lên khoảng 39,38% so với năm 2005.
Như vậy xu hướng chung là DNV&N ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn và đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.
2.2.2.2 Nợ quá hạn
Bảng 2.12: Nợ quá hạn đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng nợ quá hạn
0
94.083
38.000
Nợ quá hạn DNV&N
0
65.886,325
23.164,8
Tỷ trọng(%)
0
70,03
60,96
Tỷ lệ NQH DNV&N(%)
0
9,5
3,17
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rõ trong năm 2004 không hề có nợ quá hạn nhưng điều đó không thể duy trì được lâu. Do ngân hàng đã chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng đối với các DNV&N và quá tin tưởng vào họ mà không thực hiện tốt công tác thẩm định một cách chặt chẽ tạo ra nhiều kẽ hở. Hậu quả là trong tổng số nợ quá hạn là 94.083 trong năm 2005 thì khoảng 65.886,325 triệu đồng chiếm khoảng 70,03% là thuộc về DNV&N; nhưng đến năm 2006 con số đó đã giảm đi đáng kể là chỉ còn 23.164,8 triệu đồng trong tổng số 38.000 triệu đồng tức là chiếm khoảng 60,96%.
Nợ xấu đến 31/12/2006: 38.000 triệu đồng, chiếm 1,48% tổng dư nợ. Trong đó nợ xấu ngắn hạn là 18.859 triệu đồng, chiếm 49,6% tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Trung hạn là 5.863 triệu đồng, chiếm 15,4% tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Dài hạn là 13.278 triệu đồng, chiếm 35% tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Về trích lập dự phòng rủi ro:
Nguồn còn 31/12/2005: 36.947 triệu đồng, trong đó dự phòng chung là: 4.047 triệu đồng; dự phòng cụ thể: 32.900 triệu đồng
Trích dự phòng rủi ro cụ thể trong năm: 214.224 triệu đồng
Dự kiến xử lý rủi ro trong năm : 214.224 triệu đồng
Nguồn dự kiến đến 31/12/2006: 19.673 triệu đồng, trong đó dự phòng chung: 4.047 triệu đồng; dự phòng cụ thể là 15.626 triệu đồng.
Về nợ đã xử lý rủi ro:
Dư nợ đã xử lý rủi ro từ năm trước chuyển sang: 415.581 triệu đồng
Nợ xử lý rủi ro trong năm dự kiến: 231.498 triệu đồng
Thu nợ đã xử lý rủi ro trong năm: dự kiến 49.000 triệu đồng
Nợ đã xử lý rủi ro còn lại đến cuối năm: 598.079 triệu đồng
2.2.2.3 Chính sách tín dụng hợp lý
Tài sản đảm bảo
Bảng 2.13: Tình hình bảo đảm tiền vay
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
3.139
100%
2.690
100%
2.419
100%
Tín chấp
941,7
30%
788,7
30%
725,7
30%
Thế chấp
1.569,5
50%
1.345
50%
1.209,5
50%
TS hình thành từ vốn vay
627,8
20%
538
20%
483,8
20%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Với mục đích nâng cao thêm nữa chất lượng tín dụng đối với DNV&N này, đề phòng rủi ro mất mát không thể dự đoán trước thì chi nhánh đã yêu cầu các doanh nghiệp đến vay tiền phải có sự bảo đảm nào đó như là tín chấp, thế chấp hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, trong thời gian qua chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã liên tục củng cố lòng tin của mình vào lòng khách hàng. Trong đó tỷ lệ khách hàng có uy tín với ngân hàng chiếm một tỷ trọng khá cao trong số hình thức đảm bảo của ngân hàng. Điều đó cho thấy hình thức này ngày càng được ưa chuộng và tạo nên một sự tin tưởng lẫn giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để mở rộng SX-KD của mình. Tuy nhiên hình thức thế chấp vẫn rất ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao trong số các hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28668.doc