Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội cung cấp cho nhà xuất nhập khẩu nhiều loại hình dịch vụ như: mua bán, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại . để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi giao dịch của khách hàng được diễn ra nhanh chóng và an toàn. Ta xem xét bảng số liệu sau về tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTTM của chi nhánh
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vay của chi nhánh không ngừng mở rộng góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Vốn tín dụng đã được đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có sản phẩm giữ vị trí quan trọng và thiết yếu trong nền kinh tế như các ngành: Điện, Than, Bưu chính viễn thông, Các công trình của ngành Dầu khí... Tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, nguồn vốn cho vay ra luôn đảm bảo an toàn. Đến ngày 31/12/2009, Dư nợ cho vay và đầu tư đạt 7.097 tỷ đồng tăng 63% so với năm 2007. Trong đó:
- Dư nợ cho vay VND: 4.055 tỷ đồng, chiếm 57,4% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay ngoại tệ: 1.889 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng dư nợ.
- Dư nợ ngắn hạn: 2.209 tỷ đồng, chiếm 31,12% tổng dư nợ.
- Dư nợ trung và dài hạn: 1.846 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 27,8%.
Trong thời gian qua chi nhánh TP. Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời, hiệu quả nhu cầu vốn của khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh.
Bảng 2.2 : Hoạt động tín dụng của chi nhánh Thành phố Hà Nội – NHCTVN
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
VNĐ
Ntệ quy VNĐ
Tổng số
VNĐ
Ntệ quy VNĐ
Tổng số
VNĐ
Ntệ quy VNĐ
Tổng số
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư
3.205
1.154
4.359
3.023
1.521
4.544
5.208
1.889
7.097
Trong đó cho vay
1.958
1.142
3.101
2.370
1.152
3.882
4.055
1.889
5.943
A/ Phân theo thời hạn
Ngắn hạn
722
286
1.008
1.009
582
1.591
2.209
969
3.179
Trung và dài hạn
1.236
857
2.093
1.361
930
2.291
1.846
919
2.764
B/ Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế quốc doanh
2.341
2.910
3.969
Kinh tế ngoài quốc doanh
760
972
1.974
C/ Chất lượng tín dụng
Dư nợ trong hạn
3.101
3.876
5.935
Dư nợ quá hạn
0
6
8
D/ Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng doanh số cho vay
7.380
10.435
14.032
Tổng doanh số thu nợ
7.056
9.654
11.970
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của vietinbank chi nhánh TP.Hà Nội )
Qua bảng trên ta đánh giá hoạt động tín dụng ở chi nhánh có xu hướng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2009 ( tăng 2553 tỷ đồng tương đương 56,2% so với năm 2008).
Trong năm 2009 với điều kiện môi trường kinh tế, tài chính không thuận lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của NHCTVN, chi nhánh thường xuyên thực hiện rà sóa, sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả. Đồng thời chi nhánh cũng kiên quyết rút dần dư nợ đối với những khách hàng có biểu hiện kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Với quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, thận trọng nên chất lượng tín dụng đảm bảo, không có nợ xấu phát sinh, nợ nhóm 2 chỉ chiếm 0,14% trong tổng dư nợ. Tất cả các khoản vay đều phát huy hiệu quả kinh tế, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. CN đã đa dạng hoá đối tượng khách hàng, từng bước cải thiện cơ cấu dư nợ. Ngoài việc phục vụ tốt các khách hàng chiến lược, các ngành kinh tế quan trọng như Dầu khí, Thông tin truyền thông, Công nghiệp chế biến…Chi nhánh còn chủ động tìm kiếm, thu hút khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân có năng lực tài chính tốt.
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh
- Các hoạt động cung cấp dịch vụ:
Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội cung cấp cho nhà xuất nhập khẩu nhiều loại hình dịch vụ như: mua bán, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại .... để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi giao dịch của khách hàng được diễn ra nhanh chóng và an toàn. Ta xem xét bảng số liệu sau về tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTTM của chi nhánh:
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTTM
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng số
% thay đổi
Tổng số
% thay đổi
Tổng số
% thay đổi
Kinh doanh ngoại tệ
8.857.000
9.597.000
108,35
10.080.000
105,03
Doanh số mua
4.420.000
4.799.000
5.041.000
Doanh số bán
4.437.000
4.798.000
5.039.000
Lãi kinh doanh ngoại tệ
2.042
2.197
107,59
2.231
101,55
Thu từ hoạt động bảo lãnh
3.330
5.100
153,15
7.204
141,25
Thu dịch vụ
16.029
18.520
115,54
21.794
117,68
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của vietinbank chi nhánh TP.Hà Nội )
- Hoạt động mua bán ngoại tệ:
Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện mua bán các ngoại tệ chủ yếu: USD, EUR, JPY, CHF...Nhờ kinh doanh đối ngoại đã đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh lần lượt là: 2.042 triệu VND (năm 2007), 2.197 triệu VND (năm 2008), 2.231 VND (năm 2009).
Năm 2008 và 2009 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt sự biến động khó lường của tỷ giá cụ thể từ biên độ +/-3% được công bố cuối năm 2008, sang đến tháng 3/2009, biên độ tỷ giá VND/USD được điều chỉnh lên +/-5% với tỷ giá bình quân liên ngân hàng sau lần điều chỉnh cuối cùng ở mức 17.034 VND/USD. Đến cuối tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố mức tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng là 17.961 và biên độ được thu hẹp về +/-3%. Những diễn biến trái chiều nêu trên cùng sự biến động bất thường tỷ giá USD trên thị trường tự do đã gây xáo trộn kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Trước những sức ép kể trên, trong năm 2009 giá mua và bán ngoại tệ được các ngân hàng thương mại công bố liên tục kịch trần, nhiều thời điểm các ngân hàng niêm yết giá mua bằng với giá bán.
Tuy nhiên, đứng trước tình hình đó, chi nhánh đã nắm bắt kịp thời diễn biến tỷ giá ngoại tệ trên thị trường Quốc tế và thị trường trong nước, áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh ngoại tệ, tăng cường khai thác nhiều loại ngoại tệ, thực hiện các chính sách hoàn thiện hoạt động ngân hàng khép kín, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng từ A -> Z,... Kết quả doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh luôn đạt gần 10 nghìn tỉ đồng.
- Hoạt động bảo lãnh:
Năm 2008, Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tạo ra những thay đổi lớn trên các thị trường tài chính làm các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ những phương thức đang sử dụng để tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, bởi vì những phương thức từng được xem là chọn lựa dễ dàng trong thời kỳ vốn trên thị trường dồi dào năm 2007 nay có thể trở nên tốn kém hay thậm chí không khả thi... Thiếu vốn tài trợ thương mại là một rào cản nghiêm trọng đối với các nhà nhập khẩu, các hạn mức tín dụng với thời hạn dài hơn đã không còn, trong khi các ngân hàng đang thu hẹp hoạt động và cắt giảm hạn mức tín dụng tài trợ vốn lưu động. Bước qua năm 2009, với gói kích cầu của chính phủ, gồm các biện pháp giảm thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ lãi suất, cùng những tín hiệu tích cực của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã tác động đến hoạt động tài trợ thương mại của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh NHCT TP. Hà Nội nói riêng đạt được tốc độ phát triển cao, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4 : Tình hình hoạt động bảo lãnh năm 2007- 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 08/07
So sánh 09/08
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Số món
1.181
1.060
1.246
-121
89,75
186
117,55
Doanh số phát hành
341.733
497.164
533.124
155.431
145,48
35.960
107,23
Số dư
155.750
183.066
292.032
27.316
117,54
108.966
159,52
Phí bảo lãnh
3.330
5.100
7.204
1.770
153,15
2.104
141,25
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của vietinbank chi nhánh TP.Hà Nội )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng số món bảo lãnh của CN chỉ giảm 11% trong năm 2008 và tăng 17% năm 2009. Doanh số phát hành bảo lãnh tăng mạnh qua các năm, năm 2008 tăng 155 tỉ đồng (tăng 45%) so với 2007 và năm 2009 tăng 35 tỉ đồng ( tăng 7%) so với năm 2008. Đạt được những thành công này là nhờ:
- Tổng hợp tình hình doanh thu lợi nhuận của chi nhánh:
Trong bối cành nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang dần hồi phục trong năm 2009, hoạt động tài chính của chi nhánh được cũng đạt được tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao, thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.5 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội
Đơn vị : tỷ đồng
2007
2008
2009
Tổng số
% thay đổi
Tổng số
% thay đổi
Tổng số
% thay đổi
Tổng thu
1.539,22
1.655,78
107,57
1.738,57
105,00
Thu lãi tiền gửi
32,83
92,08
280,44
96,25
104,53
Thu lãi cho vay
315,15
329,60
104,59
379,57
115,16
Thu lãi điều hòa vốn
1.052,23
1.213,66
115,34
1.123,65
92,58
Thu dịch vụ
16,03
18,52
115,54
21,79
117,68
Thu khác
1,92
3,96
206,24
Tổng chi
1.207,73
1.343,21
111,22
1.387,80
103,32
Trả lãi tiền gửi
1.112,26
1.230,09
110,59
1.298,85
105,59
Chi nhân viên
32,04
39,28
122,59
43,33
110,31
Chi khác
63,43
73,84
116,41
82,41
111,61
Lãi hạch toán nội bộ
331,50
312,57
94,29
350,77
112,22
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của vietinbank chi nhánh TP.Hà Nội )
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng ở mức 5%, với ưu thế nguồn vốn huy động lớn, chiếm khoảng 20% số vốn huy động của toàn hệ thống, thu nhập của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào hai nguồn chính đó là thu lãi cho vay và thu lãi điều hòa vốn. Tỉ trọng thu lãi cho vay và thu lãi điều hòa vốn trong tổng thu nhập lần lượt là 20% và 73% ( năm 2008) và 22% và 64% ( năm 2009). Nguồn thu nhập này được đánh giá là nguồn thu ổn định của ngân hàng, đạt được doanh thu như trên là kết quả của sự nhất trí cao của Đảng uỷ và Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh, thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên.
2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại NHCT - Chi nhánh Hà Nội
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh TP.Hà Nội qua thời gian hoạt động đã đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được uy tín và hình ảnh đẹp với khách hàng. Các hoạt động dịch vụ của CN nói chung và hoạt động TTQT, KDNT nói riêng đã có những chuyển biến toàn diện, vững chắc, khẳng định và củng cố được vị thế của ngân hàng trên thị trường tiền tệ.
Hiện nay, NHCTVN đang tiến hành chương trình hiện đại hóa ngân hàng do Sileverlake cung cấp, gọi tắt là INCAS ( Incombank Advance System) nhằm tiến hành hiện đại hóa hệ thống thanh toán của NHCTVN nói chung và đẩy nhanh chất lượng hoạt động TTQT nói riêng.
2.2.1. Khái quát hoạt động TTQT
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác, thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế...
Đối với ngân hàng thương mại, với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài...
( Trích giáo trình thanh toán quốc tế)
Nhận định được tầm quan trọng của TTQT như vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập, chi nhánh NHCT - TP. Hà Nội luôn có những sự quan tâm đầu tư phát triển hoạt động TTQT như việc đầu tư đào tạo cán bộ TTQT, đầu tư công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các loại hình hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay, bộ phận Tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ TTQT cơ bản sau: thanh toán nhờ thu, chuyển tiền và thanh toán tín dụng chứng từ.
Bảng 2.6 : Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng số
Tỷ trọng(%)
Tổng số
Tỷ trọng(%)
Tổng số
Tỷ trọng(%)
Doanh số thanh toán LC
1.624
30,1
1.227
20,6
1.754
27,7
Doanh số chuyển tiền
3.618
67,0
4.461
75,0
4.412
69,8
Doanh số nhờ thu
158
2,9
263
4,4
159
2,5
Tổng doanh số
5.400
100
5.951
100
6.325
100
( Nguồn báo cáo KQKD của phòng thanh toán XNK – Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội)
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ba năm 2007, 2008, 2009 cũng tăng lên. Năm 2007 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 5.400 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 là năm đất nước mới bắt đầu gia nhập WTO, đây là năm đất nước có nhiều mặt đổi mới như luật pháp, các chính sách kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy ở trung ương & địa phương, Tăng trưởng Kinh tế năm 2007 cao: GDP, công nghiệp, dịch vụ…, Thu hút mạnh FDI với nhiều dự án mới, lớn, ở nhiều vùng/lĩnh vực, Đầu tư gián tiếp và kiều hối tăng cao chưa từng có. Vị thế chính trị, kinh tế của nước ta được nâng cao rõ rệt tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và ngân hàng do gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài cùng tình hình lạm phát tăng cao làm cho các doanh nghiệp khó cân đối được tình hình tài chính. Năm 2008 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 5.951 tỷ đồng, tăng 10.2% so với năm 2007 và đến năm 2009 doanh số này tiếp tục tăng lên đến 6.325 tỷ đồng, tăng 6.3% so với năm 2008 tương đương tăng 17% so với năm 2007. Nguyên nhân việc năm 2008 doanh số thanh toán XNK có dấu hiệu chững lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ khó khăn, đặc biệt ở các nước bạn hàng lớn (Mỹ, EU, Nhật) làm xuất khẩu giảm sút; Xu hướng bảo hộ mậu dịch tăng lên ở các nước làm xuất hiện trở ngại mới cho việc xuất khẩu. Bước sang năm 2009, với tác động tích cực của gói kích cầu của chính phủ đã kích thích nền kinh tế, dấu hiệu về khả năng phục hồi kinh tế. Giá nguyên vật liệu, nông sản tăng thuận lợi cho XK của VN. Ngoài những nguyên nhân khách quan tác động đến sự thay đổi doanh số xuất nhập khẩu, cũng phải kể đến nỗ lực cố gắng của cán bộ thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ so sánh doanh số các phương thức TTQT qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Qua biểu đồ trên ta thấy: trong TTQT, phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất, sau đó là phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi nhánh sử dụng phương thức nhờ thu như là một phương thức để thúc đẩy việc mở rộng hoạt động TTQT. Còn phương thức chuyển tiền trong thời gian qua cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Trong năm 2006 giá trị thanh toán qua phương thức này chỉ chiếm khoảng 60% tổng giá trị TTQT, năm 2007 con số này đã tăng lên 67% và tiếp tục duy trì ở mức khoảng 70% trong năm 2008, 2009. Phương thức này có xu hướng tăng do mức độ tin tưởng trong thanh toán giữa hai bên tăng lên và phương thức này có tốc độ thanh toán nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao và đóng vai tròng quan trọng trong doanh thu hoạt động TTQT của chi nhánh. Ngày nay, TTQT là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện ngày nay tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động thì đảm bảo an toàn trong thanh toán, với những lợi thế của phương thức tín dụng chứng từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dần ưu tiên chọn nó làm phương thức thanh toán cho mình. Trong những năm gần đây, mặc dù gặp phải ngày càng nhiều sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trong lĩnh vực TTQT, nhưng với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cùng chính sách khách hàng hợp lý doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh đang có xu hướng tăng.
2.2.2. Thực trạng hoạt động TTQT:
2.2.2.1. Thanh toán chuyển tiền:
Hiện nay, ở Chi nhánh thực hiện hình thức chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer) là hình thức thanh toán được khách hàng ưa dùng nhất vì tốc độ thanh toán nhanh. Chỉ trong vòng từ 1 – 3 ngày, thậm chí có món chỉ trong vòng một ngày với mức độ chính xác cao. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu thực hiện hoạt động TTQT, phương thức này đã được triển khai và thu được nhiều kết quả tốt. Mặt khác, việc là một thành viên trong hệ thống mạng SWIFT quốc tế đã giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh, thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn cho khách hàng.
Bảng 2.7 : Doanh số và phí chuyển tiền qua Chi nhánh NHCT TP.Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh số chuyển tiền
3.618
4.461
4.412
Chuyển tiền đi
2.172
2.696
2.431
Chuyển tiền đến
1.446
1.665
1.801
Phí chuyển tiền
1,28
1,71
1,65
( Nguồn báo cáo KQKD của phòng thanh toán XNK – Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội)
Biểu đồ 2.2:Doanh số chuyển tiền qua Chi nhánh NHCT TP.Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Nghiệp vụ chuyển tiền đi tại chi nhánh NHCT TP.Hà Nội: Chuyển tiền đi là nghiệp vụ có doanh số thanh toán tương đối lớn trong hoạt động TTQT của Chi nhánh. Hoạt động này có tác động rất lớn đối với thanh toán hàng nhập của các DN XNK. Nhờ ứng dụng mạng SWIFT, SMS Banking, việc chuyển tiền đi của khách hàng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. Năm 2007, doanh số chuyển tiền đi là 2.172 tỷ đồng, sang năm 2008 đã tăng 24,2% đạt mức 2.696 tỷ đồng. Bước sang năm 2009 con số này là 2.431 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2008. Nguyên nhân là do giảm kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực như: thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, đồ nhựa, dây cáp điện, hạt điều và hàng thủ công mỹ nghệ. Một số mặt hàng có khối lượng tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, nhưng do giá cả giảm nên giá trị xuất khẩu vẫn đạt thấp như: cà phê, hạt tiêu, hạt điều, dầu thô và thủy sản. Bên cạnh đó, trong năm 2009, nhiều mặt hàng quan trọng khác vẫn tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu thị trường suy giảm nên xuất khẩu vẫn giảm sút cả về khối lượng và trị giá như. giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, dây cáp điện, cao su ... Nhìn chung, doanh số chuyển tiền qua các năm thay đổi không đáng kể, duy trì ở mức trên 2.000 tỷ đồng.
Nghiệp vụ chuyển tiền đến tại chi nhánh NHCT TP.Hà Nội: Trong khi nghiệp vụ chuyển tiền đi chiếm tỉ trọng khá lớn trong hoạt động TTQT thì nghiệp vụ chuyển tiền đến chiếm một số lượng nhỏ hơn, bởi lẽ những năm qua nước ta phần lớn nằm trong tình trạng nhập siêu nghĩa là số lượng hàng NK luôn lớn hơn nhiều so với hàng XK. Năm 2009, doanh số chuyển tiền đến đạt 1.801 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008 và tăng 25% so với năm 2007. Ta thấy doanh số chuyển tiền đến qua các năm đều tăng chứng tỏ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã ngày càng tin tưởng và chất lượng dịch vụ của chi nhánh NHCT TP.Hà Nội.
Với ưu thế là phương thức có doanh số thanh toán cao nhất trong các phương thức TTQT tại CN, tuy nhiên, phí dịch vụ mà phương thức này mang lại hàng năm chỉ chiếm khoảng 35% phí từ hoạt động TTQT và chỉ chiếm khoảng từ 8-9% trong tổng thu phí dịch vụ hàng năm. Vì vậy, chi nhánh cần duy trì và có những biện pháp để nâng cao doanh số và thu phí được nhiều hơn ví dụ như marketing thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ của ngân hàng, giảm phí chuyển tiền đi nước ngoài xuống 0.02% so với mặt bằng chung thị trường là 0.03% - 0.05%...
2.2.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu:
Trên thực tế trong giao dịch thương mại, nhờ thu phiếu trơn luôn mang lại nhiều rủi ro cho cả người mua và người bán đặc biệt là với người bán trong việc thanh toán tiền hàng, do đó nhờ thu kèm chứng từ là phương thức chủ yếu được khách hàng của chi nhánh NHCT TP. Hà Nội sử dụng.
Khi các bên thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì yếu tố bất lợi thuộc về người XK, rủi ro rất cao do người mua có thế lừa đảo, không thanh toán hoặc chậm thanh toán... Do vị thế thương mại của Việt Nam chưa cao trên trường quốc tế, nên các doanh nghiệp XK nước ngoài ít khi đồng ý thực hiện theo phương thức này. Mặt khác, do trình độ quản lý của các doanh nghiệp XNK VN còn yếu, thu thập thông tin về thị trường, đối tác nước ngoài còn kém, trình độ am hiểu luật quốc tế còn hạn chế nên rất dễ bị người NK nước ngoài lợi dụng và gây bất lợi. Doanh số thanh toán nhờ thu của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8 : Doanh số phương thức thanh toán nhờ thu
Đơn vị : triệu đồng
2007
2008
2009
Tổng doanh số nhờ thu
158.559
263.313
159.239
Nhờ thu nhập khẩu
121.771
187.595
105.400
Nhờ thu xuất khẩu
36.788
75.718
53.839
Phí nhờ thu
793
1.317
807
( Nguồn báo cáo KQKD của phòng thanh toán XNK – Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội)
Thông qua sô liệu trên ta thấy doanh số hoạt động nhờ thu rất thấp, có xu hướng giảm trong năm 2009. Năm 2007, doanh số nhờ thu đạt 158 tỷ đồng, bước sang năm 2008 có sự tăng mạnh lên mức 263 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 66%. Năm 2009 lại giảm mạnh về mức bằng năm 2007 là 159 tỷ đồng. Điều này là do năm 2008 giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào trên thế giới tăng vọt từ mức 135 điểm phần trăm ( ĐPT) năm 2007 lên mức 172,1 ĐPT năm 2008. Sang năm 2009 tình hình kinh tế thế giới dần đi vào ổn định, giá nguyên liệu thế giới bình quân đã giảm 31% trong năm 2009 xuống chỉ còn 118,8 (ĐPT). Những biến động về giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào trên thế giới trong những năm qua tác động trực tiếp đến doanh số XNK của Việt Nam do chúng ta chủ yếu thực hiện xuất nhập khẩu những mặt hàng này.
Doanh số nhờ thu đến ( nhờ thu NK ) luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hoạt động nhờ thu, tuy nhiên ngày càng có xu hướng giảm đi rất nhiều. Sự giảm sút mạnh này tuy chỉ ở phạm vi chi nhánh NHCT TP.Hà Nội nhưng cũng chứng tỏ được những biện pháp hạn chế nhập siêu của chính phủ đang dần có hiệu quả, mặt khác cũng chứng tỏ các doanh nghiệp VN đã dần có khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu, hạn chế NK nguyên liệu nước ngoài.
Do doanh số nhờ thu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTQT ( khoảng 3 – 5%) nên phí nhờ thu cũng không đáng kể trong doanh thu hoạt động TTQT, và sự thay đổi của nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động TTQT.
2.2.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Ngày nay, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ ngoại thương, thị trường được mở rộng toàn cầu, đối tác rất phong phú và đa dạng. Để đảm bảo an toàn trong thanh toán thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra rất hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Là vì:
Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.
Đối với người xuất khẩu: Được bảo đảm rằng NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. Giảm khả năng chậm trễ trong việc chuyển chứng từ. Mặt khác, nhà xuất khẩu có thể được vay tiền để chuẩn bị hàng, hoặc chiết khấu bộ chứng từ với ngân hàng trong thời gian chờ được thanh toán.
Đối với người nhập khẩu: Được ngân hàng phát hành L/C đảm bảo chắc chắn chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
Đối với Ngân hàng: Được thu phí dịch vụ liên quan đến việc thực hiện L/C (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ...). Mặt khác mở rộng được quan hệ thương mại quốc tế, nâng cao uy tín của ngân hàng mình trên trường quốc tế.
Với ưu điểm của L/C là đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia (kể cả Ngân hàng) mà tỷ trọng doanh số thanh toán XNK bằng L/C trong những năm gần đây luôn chiếm ưu thế trong các phương thức TTQT tại các NHTM. Riêng ở chi nhánh NHCT TP.Hà Nội, nắm được vai trò quan trọng của nó tác động lớn đến doanh thu và doanh số TTQT, chính vì vậy ngay từ những ngày đầu, chi nhánh đã chỉ đạo tập trung phát triển nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ, để hoạt động thanh toán L/C được diễn ra liên tục, hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng.
Bảng 2.9 : Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.
Đơn vị : triệu đồng
2007
2008
2009
Số món
Giá trị
Số món
Giá trị
Số món
Giá trị
Tổng doanh số thanh toán
1.624.792
1.227.512
1.754.109
L/C nhập khẩu
Doanh số phát hành
834
1.433.202
702
1.354.612
808
1.454.894
Doanh số thanh toán
1.083
1.571.310
480
1.146.235
701
1.664.893
L/C xuất khẩu
Doanh số thông báo
40
70.805
22
91.239
27
104.108
Doanh số thanh toán
39
53.482
22
81.277
25
89.216
Phí L/C
2.031
1.643
2.197
( Nguồn báo cáo KQKD của phòng thanh toán XNK – Chi nhánh NHCT TP. Hà Nội)
Biểu đồ 2.3: So sánh phí thanh toán bằng L/C với các phương thức khác
Đơn vị : triệu đồng
Về L/C nhập khẩu: Hoạt động L/C nhập khẩu của chi nhánh trong những năm qua chịu nhiều tác động của biến động trên thị trường quốc tế nên có sự tăng trưởng không ổn định Trong năm 2007, số món mở L/C là 834 món, số món thanh toán là 1.083 món. Nhưmg sang đến năm 2008, số món mở và thanh toán L/C nhập khẩu giảm đi đặc biệt số món thanh toán L/C nhập giảm 603 món tương đương giảm 46%. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung và sự thay đổi trong việc sử dụng phương thức thanh toán trong TTQT. Năm 2008 số món mở và thanh toán L/C giảm đi, nhưng giá trị một L/C lại tăng lên so với năm 2007, nguyên nhân là do năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội.doc