Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - Phát triển Hà Thành

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài: 1

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

4. Phương pháp nghiên cứu. 2

5. Kết cấu luận văn 2

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Lý luận chung về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 4

1.1.1. Khái niệm về huy động vốn. 4

1.1.2. Vai trò của huy động vốn. 5

1.1.3. Các hình thức huy động vốn. 7

1.2. Hiệu quả huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 12

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn. 12

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. 13

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH. 24

2.1. Khái quát về Ngân hàng đầu tư Hà thành. 24

2.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Hà thành. 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 28

2.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Thành 37

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHĐT Hà Thành. 42

2.2.1. Tình hình huy động của Ngân hàng trong thời gian qua. 43

2.2.1. Sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. 50

2.2.2. Chi phí nguồn vốn và chênh lệch lãi suất. 52

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của NHĐT-PT Hà Thành 55

2.3.1. Kết quả đạt được. 55

2.3.3. Nguyên nhân. 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG CỦA NHĐT HÀ THÀNH 59

3.1. Định hướng phát triển của NHĐT-PT Hà Thành trong những năm tới. 59

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam. 59

3.1.2. Mục tiêu của chi nhánh đầu tư Hà Thành trong thời gian tới. 60

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng. 62

3.2.1. Đa dạng hoá hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng. 62

3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo và tiết kiệm chi phí huy động. 65

3.2.3. Giải pháp về Marketing. 67

3.2.4. Mở rộng mạng lưới kinh doanh. 70

3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao uy tín của Ngân hàng. 70

3.3. Kiến nghị. 74

3.3.1. Đối với Chính phủ. 74

3.3.2. Đối với NHNN Việt nam. 76

3.3.3. Đối với Ngân hàng đầu tư phát triển Việt nam. 77

KẾT LUẬN. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - Phát triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng… c. Khối hỗ trợ kinh doanh c1. Phòng thẩm định- quản lý tín dụng Thu thập cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh ( trung, dàI hạn) và các khoản tín dụng vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cáp tín dụng đối với các dự án trung dàI hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng. Thẩm định đánh giá tàI sản đảm bảo nựo vay Thư kí Hội đòng tín dụng, Hội đòng xử lý rủi ro…của chi nhánh Hà Thành Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giảI ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vôns này củ doanh nghiệp Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ chi nhánh Hà Thành Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị của tàI sản đảm bảo và các khoản vay đén hạn Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại chi nhánh Phân tích hoạt động các nghành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng Quản lý danh mục tín dụng. quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu Giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN, quy định và chính sách của NHĐT-PT việt nam về tín dụng và các qui định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng c2. Phòng kế hoạch- nguồn vốn Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp + Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi truờng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãI suất, chính sách huy động vốn.. + Lập theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh ( 5 năm, 3 năm và hàng năm ) xây dựng chương trình hành động ( năm, quí, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà Thành + Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh Hà Thành + Đầu mối tổng hợp , phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng + Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành, các hệ số NIM, ROA…trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho sản phẩm, dịch vụ + Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh + Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh Hà Thành + Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn + Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạp công tác huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành + Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm: giao ngay, kỳ hạn,… Thực hiện các nhiệm vụ pháp chế, chế độ: + Hướng dẫn, phổ biến, lưu giữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ + Tham mưu tư vấn cho giám đốc những vấn đề về pháp lý để chi nhánh Hà Thành hoạt động đúng pháp luật nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc + Tham mưu tư vấn cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo đàm phán, ký kết hợp đồng những vấn đề giảI quyết tố tụng trực tiếp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chi nhánh Hà Thành d. Quản lý nội bộ d1. Phòng tài chính- kế toán Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ họat động của chi nhánh Hà Thành ( không trực tiếp lam nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo của các phòng và đơn vị trực thuộc Hậu kiểm ( đối chiếu, kiểm soát ) các chứng từ thanh toán của các phòng ban tại chi nhánh Hà thành Lập và phân tích báo cáo tàI chính, kế toán ( bảng cân đối tàI sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) của chi nhánh Hà Thành Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ Phân tích và đánh giá tài chính hiệu quả kinh doanh( thu thập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh Hà Thành Cung cấp thông tin về tình hình tàI chính và các chỉ tiêu thanh khoản d2. Tổ điện toán Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc tin học tại chi nhánh Hà Thành, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh Hà Thành Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh Hà Thành vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản lý điều hành của chi nhánh. d3. Phòng tổ chức- hành chính Nhiệm vụ tổ chức cán bộ + Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động + Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập giảI thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh Hà Thành + Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chinhánh Hà Thành + Tham mưu cho giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của chi nhánh Hà Thành + Quản lý theo dõi bảo mật hồ sơ lý lịch nhận xét cán bộ nhân viên + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo qui định Nhiệm vụ hành chính + Thực hiện nhiệm vụ công tác hậu cần cho chi nhánh Hà Thành như: lễ tân, vận tải quản lý phương tiện,…phục vụ cho hoạt động kinh doanh + Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của chi nhánh Hà Thành và kách hàng đến giao dịch tại chi nhánh d4. Kiểm tra kiểm toán nội bộ Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ tại trụ sở chi nhánh Hà Thành và tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh Hà Thành Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại chi nhánh Hà Thành Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy chế hoạt động kiểm tra- kiểm toán nội bộ Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh giúp chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả. Các đơn vị trực thuộc. Gồm các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm do giám đốc xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ. 2.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Thành Chi nhánh Hà Thành được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch trung tâm và ba quỹ trực thuộc Sở giao dịch. Chi nhánh Hà Thành đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn. Thuận lợi: Chi nhánh đi vào hoạt động với đội ngũ trẻ có năng lực, năng động dễ tiếp nhận các công nghệ rất phù hợp với định hướng hoạt động của chi nhánh Hà Thành là Ngân hàng bán lẻ, ứng dụng công nghệ vào quản lý để tạo sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, là Ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ mới như thẻ thanh toán, ATM, homebanking, phát triển chi nhánh thành hình mẫu về mô hình hoạt động cả một Ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn mực và thông lệ quốc tế Khó khăn: bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng còn gặp một số khó khăn sau: Là chi nhánh thuộc quận Hoàn Kiếm trung tâm thủ đô nơi có tiềm lực và công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng, khách hàng và thị phần đã phân chia ổn định. Là chi nhánh mới nên vốn và khách hàng nhỏ bé, mạng lưới hoạt động còn mỏng, cán bộ còn thiếu. Tuy nhiên chi nhánh Hà Thành đã nỗ lực hết sức mình để đi vào hoạt động và tới 12/2003 đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau: Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng ĐT-PT Hà Thành nói riêng. Bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy động dưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay…do đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào công tác huy động vốn: khả năng, quy mô huy động vốn, nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư, sử dụng vốn. Ngân hàng đã sử dụng các hình thức huy động vốn như: huy động tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng VND và ngoại tệ; phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, dài hạn; chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm: Bảng 1: Kết quả huy động vốn qua 3 năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Tổng nguồn vốn huy động 741.885 2.326.512 2.120.249 Mức tăng (giảm) so với năm trước 1.584.627 -206.272 Tỷ lệ tăng (giảm) so với năm trước 313,56% 91,13% ( Nguồn số liệu: báo cáo thường niên các năm 2003, 2004, 2005) (Biểu đồ biểu diễn kết quả huy động vốn 3 năm: 2003. 2004, 2005) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Đầu tư Hà Thành liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là: Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 741.885 triệu đồng. Năm 2004 là 2.326.512 triệu đồng và đạt 2.120.249 vào năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 313,56% và 91,13%. Ta nhận thấy từ năm 2003 đến 2004 là có sự tăng lên của nguồn vốn huy động nhưng sang năm 2005 lại giảm đi, tuy nhiên sự giảm này là do sự giảm của một lượng đáng kể tiền gửi không kì hạn, nguyên nhân là do Ngân hàng đầu tư Hà Thành là Ngân hàng phục vụ cho trung tâm chứng khoán nên lượng tiền gửi thanh toán là luôn không ổn định, có sự thay đổi hằng ngày. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gửi tiền ở Hà Thành cũng như các cá nhân gửi tiền vì mục đích thanh toán khi có sự rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hay gửi vào thì cũng làm biến động đáng kể số lượng tiền gửi không kì hạn này. Còn tiền gửi có kì hạn vẫn có sự tăng lên giữa các năm thì vẫn đảm bảo lượng tiền. Hoạt động tín dụng: Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối lại các nguồn vốn trong nền kinh tế một cách hợp lý giúp Ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình, do đó hoạt động tín dụng của Ngân hàng được quan tâm, mở rộng và phát triển. Ngân hàng đã xây dựng chiến lược sử dụng vốn hợp lý nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, đổi mới phong cách phục vụ, đưa các dịch vụ thu chi đến tận đơn vị( doanh nghiệp) và đến tận nhà( dân cư). Mặc dù là một Ngân hàng mới nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT-PT Hà Thành đã có những bước tăng trưởng đáng kể cụ thể như sau: Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 Đơn vị: triệu đồng c Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số dư TT (%) Số dư TT (%) Số dư TT (%) Tổng dư nợ tín dụng 233.136 100 923.525 100 1.360.574 100 Dư nợ ngắn hạn 176.450 75,69 781.468 84,62 988.096 72,62 Dư nợ trung dài hạn 39.561 24,31 141.408 15,38 301.518 27,38 ( Nguồn số liệu: báo cáo thường niên các năm 2003, 2004, 2005) Chú thích: TT: Tỷ trọng Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng của Ngân hàng qua các năm tăng dần lên, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng chủ yếu: năm 2003 là 75,69%, năm 2004 là 84,62% và 72,62% vào năm 2005. Đây là những tỷ lệ hợp lý, đảm bảo cơ cấu tín dụng an toàn mang lại hiệu quả cao. Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng dư nợ tín dụng 233.136 923.525 1.360.574 Tốc độ tăng trưởng định gốc 100% 296,13% 483,60% Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 100% 296,13% 47,32% ( Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: hoạt động tín dụng 2 năm gần đây(2004, 2005) có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2003. Năm 2004 dư nợ tín dụng là 923.525 triệu đồng, tăng 296,13% so với năm 2003. Năm 2005 dư nợ tín dụng là 1.360.574 triệu đồng, tăng 47,32% so với năm 2004 và 483,60% so với năm 2003. Đây là một thành công trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hà Thành, dư nợ tín dụng tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng ( mở rộng hoạt động tín dụng, có chính sách lãi suất hợp lý, đa dạng hình thức cho vay, hiện đại hoá công nghệ…) còn có cả sự tác động tích cực của nền kinh tế: hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự tăng trưởng mạnh, có nhiều dự án đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển. Ngoài các nghiệp vụ cho vay trên Ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ: cho vay đồng tài trợ, thu phí dịch vụ từ bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ… Hoạt động dịch vụ: Với định hướng hoạt động là Ngân hàng bán lẻ, việc phát triển hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhanh chóng chính xác. Chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, chi nhánh đã cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đa dạng, phong phú như thẻ Master, Visa card, phát hành séc nước ngoài, chuyển tiền nhanh Western Union chi trả kiều hối nói chung và hợp tác với Vinaus nói riêng và luôn chú trọng đến giải pháp nâng cao tỷ trọng thu từ dịch vụ. Chi nhánh đã thành lập ban nghiên cứu phát triển sản phẩm của chi nhánh để nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Từ ngày 27/11/2003 chi nhánh đã đưa thêm một sản phẩm dịch vụ mới vào phục vụ là dịch vụ thu đổi séc du lịch phục vụ khách quốc tế và trong một tháng đã thu được tổng số tiền là 10000USD. Loại hình dịch vụ mới này vừa nâng cao hình ảnh của NHĐT-PT Việt nam và đem lại hiệu quả cho chi nhánh. Xác định công tác khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm. Chi nhánh luôn chú trọng công tác tiếp thị khách hàng mới, đối tượng khách hàng được xác định là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thương hiệu, có thị trường. Kết quả từ khi khai trưong đến cuối tháng 12/2003 chi nhánh đã mở thêm gần 700 tài khoản cá nhân và 60 tài khoản doanh nghiệp, phát hành mới thêm gần 500 thẻ ATM. Và kết quả là cuối năm 2003 chi nhánh có lợi nhuận đạt gần 1.5 tỷ đồng hoàn thành tốt công tác quyết toán, hoạt động kinh doanh an toàn đúng pháp luật. Bảng 4: Kết quả thu phí dịch vụ qua các năm 2003, 2004, 2005 Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Bảo lãnh 80 117 1.300 Thanh toán trong nước 266 346 265 Thanh toán quốc tế 927 2.803 4.436 Dịch vụ ngân quỹ 42 85 127 Thu khác 6 10 14 Kinh doanh ngoại tệ 419 1.258 1.772 (Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005) Ta nhận thấy các hoạt động dịch vụ của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm 2003, 2004, 2005. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế mang lại nhiều doanh thu nhất: năm 2003 là 927 triệu đồng, năm 2004 là 2.803 triệu đồng, và năm 2005 đã là 4.436 triệu đồng. Tiếp sau đó bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán trong nước… Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHĐT Hà Thành. Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung và của Ngân hàng đầu tư nói riêng, Ngân hàng đầu tư Hà Thành luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng đề ra ‘nhanh chóng, an toàn, hiệu quả’ trên cơ sở đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn thành phố. Bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau Ngân hàng đã khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thông qua việc xây dựng các kế hoạch, các chiếm lược như: hoàn thiện sản phẩm cũ, cung cấp sản phẩm mới, chính sách khách hàng…Kết quả là: Năm 2003, nguồn vốn huy động đạt 741.885 triệu đồng Năm 2004, nguồn vốn huy động đạt 2.326.512 triệu đồng Năm 2005, nguồn vốn huy động đạt 2.120.249 triệu đồng Do mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, chịu ảnh hưởng của các bộ phận cấu thành khác nhau và biến động của chúng có những tác động khác nhau tới tổng nguồn, vì vậy chúng ta đi sâu phân tích từng bộ phận cấu thành của nguồn vốn huy động. 2.2.1. Tình hình huy động của Ngân hàng trong thời gian qua. Huy động vốn phân theo hình thức huy động. a.1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân: Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân bao gồm: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi dưới 12 tháng và trên 12 tháng. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 5: Số liệu huy động vốn của TCKT và cá nhân theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Tổng nguồn vốn 522.785 100 1.694.139 100 1.493.394 100 Tiền gửi không kì hạn 103.822 19,86 1.005.567 59,36 524.608 35,13 Tiền gửi chuyên dùng 104 0,02 43 0,01 42 0,01 Tiền gửi KH dưới 12 tháng 176.569 33,77 308.611 18,22 490.501 32,84 Tiền gửi KH trên 12 tháng 242.290 46,35 379.918 22,43 478.243 32,02 Qua số liệu bảng 5 ta thấy: nguồn tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn: năm 2003, nguồn tiền gửi có kì hạn ( cả dưới và trên 12 tháng) huy động là 418.859 triệu đồng chiếm 80,1%;và đến năm 2005 tiền gửi không kì hạn huy động là 968.744 triệu đồng chiếm 64,865. Nguồn tiền gửi có kì hạn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với một nguồn vốn huy động có tính ổn định cao Ngân hàng có thể xây dựng một chiến lược sử dụng vốn hợp lý, đúng đắn nâng cao hiệu quả kinh doanh và đây là nguồn vốn có chi phí huy động tương đối cao do đó, để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn, Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn hợp lý với cơ cấu nguồn vốn phù hợp. Trong ba năm ở bảng số liệu trên ta thấy có năm 2004 lượng tiền gửi không kì hạn chiếm tỷ trọng lớn (59,36%), nguyên nhân là do đặc thù của chính loại tiền gửi này là không ổn định, có thể biến động lớn trong một thời gian ngắn, mặt khác Ngân hàng đầu tư Hà Thành là Ngân hành phục vụ thanh toán chứng khoán do đó cũng làm cho luợng tiền thanh toán biến động với một lượng lớn, đây cũng là nguồn vốn đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên đòi hỏi Ngân hàng phải có tỷ lệ dự trữ phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn. Với một mức chi phí thấp và nhu cầu về thanh toán trong xã hội ngày càng cao, Ngân hàng cần có chính sách, biện pháp để tăng cường nguồn vốn trong tương lai. Tiền gửi chuyên dùng của các cá nhân và tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng rất bé trong nguồn vốn huy động bằng tiền gửi, và chủ yếu là tiền của công ty FPT gửi tại Ngân hàng để bù đắp các chênh lệch trong mua bán ngoại tệ do sự biến động của tỷ giá. a.2. Kỳ phiếu Kỳ phiếu thường được phát hành khi Ngân hàng cần huy động một lượng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định. Kỳ phiếu Ngân hàng là một công cụ huy động rất linh hoạt nên Ngân hàng đã sử dụng rất phổ biến loại này, thường có các kỳ hạn như sau: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 2 năm…có các phương thức trả lãi khác nhau trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi theo kỳ hạn tiền gửi. Đặc biệt chi nhánh còn có những đợt khuyến mãi cho những khách hàng gửi tiền lớn trong những đợt phát hành kỳ phiếu nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Cụ thể: Bảng 6: Số liệu huy động kỳ phiếu qua các năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Kỳ phiếu ngắn hạn 114.412 168.450 138.412 + VND 103.893 113.654 115.682 Kỳ phiếu dài hạn 31.311 13.208 1.961 +VND 12.887 1.998 178 Qua số liệu trên ta thấy: lượng phát hành kỳ phiếu là không cố định mà tuỳ theo nhu cầu về vốn của chi nhánh và chi nhánh phát hành cùng với đợt phát hành của Ngân hàng Đầu tư trung ương. Hiện nay thì chi nhánh không phát hành kỳ phiếu nữa. Đối với kỳ phiếu ngắn hạn thì phát hành bằng VND là chủ yếu, còn đối với kỳ phiếu dài hạn thì bằng ngoại tệ lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. a.3. Chứng chỉ tiền gửi(CDs): CD là công cụ vay nợ do Ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó người sở hữu CD được hưởng khoản lãi suất định kỳ tính toán trên cơ sở 360 ngày và đựơc hoàn trả mệnh giá đến hạn. Thời hạn CD thường từ 1-3 tháng, hoặc 6 tháng và có thể là 5-7 năm, nhưng nói chung là ngắn hạn. Sự khác biệt chủ yếu giữa chứng chỉ tiền gửi với khoản tiền có kỳ hạn là là chúng có thể chuyển nhượng và mệnh giá đựơc thống nhất theo một mức giá trị chuẩn. Với việc sử dụng CD là một công cụ huy động tiền gửi, chi nhánh Hà Thành đã huy động vốn một cách chủ động hơn mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Cụ thể: Năm 2003 huy động được 70.104 triệu đồng Năm 2004 huy động được 73.314 triệu đồng Năm 2005 huy động được 40.135 triệu đồng Hiện nay Ngân hàng Hà Thành đang sử dụng đây như một công cụ huy động vốn mang lại nhiều hiệu quả cao và cũng là một trong những hình thức huy động chủ yếu. a.4. Trái phiếu: Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ huy động vốn dài hạn được Ngân hàng sử dụng để huy động vốn đầu tư cho các dự án cho vay trung dài hạn. Trong năm 2003, Ngân hàng ĐT-PT Việt nam đã phát hành với các loại: trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh, trái phiếu ghi sổ với lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất huy động bình quân của 4 Ngân hàng thương mại Quốc doanh, trả lãi hàng năm, có thời hạn 5 năm, 7 năm (trong các năm trước Ngân hàng ĐT-PT Việt nam phát hành trái phiếu với kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm). Năm 2003, Ngân hàng đầu tư Hà Thành phát hành đợt trái phiếu với tổng số vốn huy động được là 3.071 triệu đồng (trong đó trái phiếu bằng USD là 2.627 triệu đồng). Sang đến năm 2004, 2005 số dư trái phiếu giảm dần (2.225 triệu đồng vào năm 2004; và 2.150 triệu đồng vào năm 2005) là do Ngân hàng không phát hành nữa mà chỉ thực hiện thanh toán trái phiếu và trả lãi trái phiếu đã phát hành trong các năm trước. Hiện nay kỳ phiếu và trái phiếu Ngân hàng hà Thành không phát hành nữa. a.5. Tiết kiệm dự thưởng Tổng giám đóc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam chỉ đạo triển khai huy động tiết kiệm dự thưởng 2005 như sau: Chi nhánh cần quán triệt mục đích, ý nghĩa của đợt tiết kiệm dự thưởng được thực hiện trong toàn quốc nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu và hiệu quả huy động của Ngân hàng. Đối tượng khách hàng tham dự : cá nhân Việt nam, kể cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống tại Việt nam tuổi từ 18 trở lêncó năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt nam (hoặc tuổi từ 15-18 nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, đối với người tuổi chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện thông qua người giám hộ). Các kỳ hạn gửi tiền: 3, 6, 9, 12, 13, 24 tháng tương ứng với mức tối thiểu tiền gửi như sau: 30, 15, 10, 8, 7, 4 triệu đồng. Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện đợt tiết kiệm dự thưởng từ 22/2/2006- 22/5/2006 và sẽ mở thưởng vào ngày 12/6/2006 với nhiều giải thưởng có giá trị. a.6. Tiết kiệm ổ trứng vàng: Đây là hình thức khuyến khích khách hàng gửi tiền nhiều ở Ngân hàng, Ngân hàng áp dụng các mức lãi suất khác nhau với số tiền gửi khác nhau, cụ thể: Bảng 7: Tên sản phẩm Lãi suất(%/ tháng) Dưới 5 triệu đồng 0,25% Từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng 0,28% Từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng 0,31% Từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng 0,35% Từ 50 triệu đồng trở lên 0,40% Trong đó mức tièn gửi là: Mức tiền gửi tố đa theo nhu cầu của khách hàng. Mức tiền gửi tối thiểu lần đầu là: 500.000 VND. Mức tiền gửi tối thiểu theo định kì: 200.000 VND. a.7. Tiết kiệm tích luỹ. Đây là hình thức tiền khách hàng gửi vào và được tích luỹ lại để áp dụng những mức lãi suất khác nhau theo số tiền gửi . Hiện nay hình thưc này không đựoc áp dụng nữa vì nó đem lại nhiều bất cập cho Ngân hàng, nhưng thời gian sử dụng hình thức này cunãg đã thu đựơc những kết quả sau: Năm 2003 huy động đựơc 204 triệu đồng Năm 2004 huy động được 167 triệu đồng Năm 2005 huy động được 197 triệu đồng. Ta nhận thấy số vốn huy động không ổn định qua các năm và gây nên tính không chủ động cho Ngân hàng khi thực hiện hình thức này. Huy động vốn phân theo loại tiền gửi: Bên cạnh huy động bằng nội tệ, Ngân hàng còn chú trọng đến việc mở rộng huy động vốn bằng ngoại tệ trong dân cư và tổ chức kinh tế. Nguồn ngoại tệ tăng theo các năm. Bảng 8: Nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Nguồn VNĐ 517.258 69,72 954.901 69,17 1.524.637 71,91 Ngoại tệ(quy VNĐ) 224.627 30,28 425.675 30,83 595.611 28,09 Tổng cộng 741.885 100 1.380.576 100 2.120.249 100 ( nguồn số liệu: báo cáo thường niên năm 003, 2004, 2005) Chú thích ST: Số tiền TT: Tỷ trọng (%) Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Biểu đồ: thể hiện nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ Nhìn vào bảng 8 ta thấy: Năm 2003 nguồn vốn nội tệ đạt 517.285 triệu đồng, chiếm 69,72% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2004 nguồn vốn nội tệ là 954.901 triệu đồng, chiếm 69, 17% tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 1.524.637 triệu đồng, chiếm 71,91% tổng nguồn vốn huy động. Qua biểu đồ cho thấy: nguồn vốn huy động bằng VNĐ của chi nhánh chiếm tỷ trọng từ 69,17%-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32419.doc
Tài liệu liên quan