Khóa luận Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH 3

1.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình 3

1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình 4

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình 6

1.1.3.1.Phòng tổng hợp 7

1.1.3.2. Phòng tín dụng 7

1.1.3.3. Phòng tài chính kế toán 7

1.1.3.4. Phòng hành chính, nhân sự 8

1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển chi nhánh Thái Bình từ năm 2000-2008 8

1.2.1. Công tác huy động vốn 8

1.2.2. Công tác thu nợ vốn vay tín dụng đầu tư 10

1.2.3. Công tác tài trợ vốn 13

1.3. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình 14

1.3.1. Đặc trưng của các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình 15

1.3.2. Nguyên tắc thẩm định tại chi nhánh 16

1.3.3. Quy trình thẩm định tại các phòng ban của chi nhánh 16

1.3.3.1. Phòng tổng hợp 17

1.3.3.2. Phòng tín dụng 17

1.3.3.3. Giám đốc 18

1.3.4. Phương pháp và thời hạn thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh 18

1.3.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 19

1.3.4.2. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 20

1.3.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 20

1.3.4.4. Phương pháp dự báo 21

1.3.5. Nội dung thẩm định chi tiết các dự án vay vốn tín đụng đầu tư phát triển tại chi nhánh 21

1.3.5.1. Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư 21

1.3.5.2. Thẩm định chủ đầu tư dự án 23

1.3.5.3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 26

1.3.5.4. Thẩm định hồ sơ bảo đảm, tài sản bảo đảm tiền vay 30

1.3.6. Dự án cụ thể minh họa cho công tác thẩm định tại chi nhánh 30

1.3.6.1. Tóm tắt dự án 30

1.3.6.2. Quy trình thẩm định dự án 31

1.3.6.3. Nội dung thẩm định dự án 32

1.3.6.4.Phương pháp thẩm định dự án 57

1.3.6.5. Một số đánh giá về việc thẩm định dự án trên của chi nhánh 58

1.4. Kết quả và hiệu quả đạt được của công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh 59

1.4.1. Tình hình thẩm định dự án tại chi nhánh từ năm 2000 - 2008 59

1.4.2. Một số đánh giá về công tác thẩm định dự án tại chi nhánh 61

1.4.2.1. Các kết quả đạt được của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh 61

1.4.2.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh 64

1.4.2.3. Nguyên nhân dẫn đến các tôn tại trên 68

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH 71

2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình đến năm 2015, yêu cầu đối với công tác thẩm định tại chi nhánh 71

2.1.1. Định hướng phát triển của chi nhánh đến năm 2015 71

2.2.2. Yêu cầu của công tác thẩm định tại chi nhánh 72

2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chât lượng công tác thẩm định dự án tại chi nhánh 73

2.2.1. Hợp lý hóa quy trình thẩm định, tổ chức và điều hành công tác thẩm định khoa học, đảm bảo chất lượng 73

2.2.2. Bổ sung các nội dung thẩm định 74

2.2.3. Phối hợp các phương pháp thẩm định một cách linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng dự án 77

2.2.4. Nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định 78

2.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định 80

2.2.6. Tăng cường thu thập thông tin và tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng và các ngân hàng thương mại khác 81

2.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan 83

2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các Sở, ban ngành tại địa phương 83

2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam 84

PHẦN KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển tỉnh Thái Bình để xác nhận nguồn tài trợ khác của dự án. Sau khi tiếp nhận lại dự án từ phòng tín dụng của chi nhánh, vì đã đảm bảo tính xác thực của các nguồn tài trợ khác cho dự án và tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định của phòng tổng hợp tiếp tục thẩm định : - Năng lực tài chính của chủ đầu tư qua báo cáo tài chính của Đại Cường; - Sau đó thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án: + Thẩm định thị trường dự án + Thẩm định địa điểm đầu tư, quy mô công suất và dây chuyền thiết bị. + Thẩm định mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường + Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi của các nguồn vốn đầu tư cho dự án + Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án - Khi phương án tài chính được chấp thuận, cán bộ phòng tổng hợp tiếp tục thẩm định hồ sơ bảo đảm tiền vay và phòng tín dụng chịu trách nhiệm khảo sát thực tế tính xác thực của các tài sản này. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi Đại Cưởng được phòng thẩm định thông qua trình giám đốc và lập kế hoạch giải ngân trình trung ương vào ngày 24/03/2008. 1.3.6.3. Nội dung thẩm định dự án I. Thẩm định hồ sơ vay vốn Chủ đầu tư đã gửi tới Chi nhánh các hồ sơ tài liệu sau: 1. Đơn xin vay vốn: 1.1. Tờ trình số 02/TT-CPĐC ngày 10/3/2008 v/v đề nghị thẩm định dự án của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường (bản chính); 1.2. Đơn đề nghị vay vốn thí điểm số 01/CV-CPĐC ngày 10/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường; 2.Hồ sơ dự án: 2.1.Dự án đầu tư nhà máy kéo sợi Đại Cường công suất 8.700 tấn/năm do Chủ đầu tư lập tháng 02/2008 (bản chính). 2.2. Dự toán thiết kế cơ sở nhà máy kéo sợi đại Cường công suất 8.700 tấn/năm do Công ty cổ phần kết cấu thép và xây dựng công nghiệp Việt Nam lập tháng 02/2008 (bản chính). 2.3. Thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình: Nhà máy kéo sợi Đại Cường công suất 8.700 tấn/năm do Công ty CP đầu tư và xây dựng Hà Thành lập tháng 01/2008. 2.4.Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình: Nhà máy kéo sợi Đại Cường Thái Bình công suất 8.700 tấn/năm số 26/TBKQTĐTKCS-SXD ngày 22/02/2008 của sở xây dựng tỉnh Thái Bình (bản chính). 2.5. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng Nhà máy kéo sợi Đại Cường số 20/TĐ-SCD ngày 21/03/2008 của sở công nghiệp Thái Bình (bản chính). 2.6. Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy số 10/TD-PCCC ngày 03/3/2008 của Công an tỉnh Thái Bình (bản sao công chứng). 2.7. Giấy xác nhận đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án Nhà máy kéo sợi Đại Cường Thái Bình công suất 8.700 tấn/năm tại KCN Tiền Hải số 62/XN-UBND ngày 31/12/2007 của UBND huyện Tiền Hải (bản sao công chứng). 2.8. Văn bản số 1822/UBND-CN ngày 23/11/2007 của UBND tỉnh Thái Bình v/v chấp thuận đầu tư và cho phép Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường thuê đất thực hiện dự án tại KCN Tiền Hải (bản chính). 2.9. Văn bản số 253/UBND-CN ngày 27/02/2008 của UBND tỉnh Thái Bình v/v nâng công suất nhà máy kéo sợi Đại Cường tại KCN Tiền Hải (bản chính). 3. Hồ sơ chủ đầu tư: 3.1.Hồ sơ pháp lý: - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty cổ phần số 0803000065 do phòng đăng kí kinh doanh - sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp đăng kí lần đầu ngày 14/11/2002, đăng kí thay đổi lần thứ 4 ngày 10/8/2007 (bản sao công chứng). - Giấy chứng nhận đăng kí thuế ngày 15/10/2004 (bản sao công chứng). - Điều lệ Công ty cổ phần Đại Cường ngày 8/11/2002 (bản chính); - Điều lệ Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường (thay đổi) ngày 8/8/2007 (bản chính); - Biên bản họp hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Đại Cường ngày 08/11/2002 (bản chính); - Biên bản họp hội đồng cổ đông Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường ngày 08/8/2007 (bản chính); - Biên bản họp hội đồng cổ đông Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường ngày 05/10/2007 v/v uỷ quyền cho Tổng Giám đốc và kế hoạch góp vốn tham gia thực hiện dự án(bản chính); - Quyết định số 01/QĐ-CPĐC ngày 01/9/2007 của HĐQT v/v bổ nhiệm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường (bản chính); - Quyết định số 02/QĐ-CPĐC ngày 01/9/2007 của HĐQT v/v bổ nhiệm Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường (bản chính); - Quyết định số 03/QĐ-CPĐC ngày 01/9/2007 của HĐQT v/v bổ nhiệm Phụ trách kế toán Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường (bản chính); 3.2. Báo cáo tài chính của Công ty năm 2006, năm 2007 và báo cáo nhanh đến thời điểm 29/02/2008(bản chính); 3.3. Đơn đề nghị xác nhận số dư tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thái Bình ngày 22/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường đã được Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thái Bình xác nhận; 3.4. Đơn đề nghị xác nhận số dư tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội ngày 22/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường đã được Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội xác nhận; 3.5. Đơn đề nghị xác nhận số dư tiền vay tại Công ty cho thuê tài chinh- Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam ngày 22/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường đã được Công ty cho thuê tài chinh- Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam xác nhận; 3.6. Báo cáo về năng lực của Chủ đầu tư ngày 10/3/2008 (bản chính); 3.7.Tờ trình số 01/CK-CPĐC ngày 10/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường v/v giải trình và cam kết về nguồn vốn tự có tham gia vào dự án (bản chính); 3.8.Hồ sơ bảo đảm tiền vay: - Bảng kê danh mục dự kiến tài sản thế chấp số 10/TSTC-CPĐC ngày 10/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường v/v dự kiến tài sản thế chấp (bản chính). 3.9. Văn bản số 02/CK-CPĐC ngày 10/3/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường v/v cam kết một số nội dung liên quan đến dự án (bản chính) Kết quả kiểm tra tính đầy đủ tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ: Căn cứ các hồ sơ tài liệu chủ đầu tư gửi đến, qua đối chiếu với qui định về hồ sơ thẩm định dự án tại quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam v/v Ban hành qui chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và văn bản số 3854/NHPT-TĐ ngày 30/11/2007 của Ngân hàng phát triển Việt Nam v/v hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cho thấy hồ sơ dự án còn thiếu Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp cho dự án, các hồ sơ khác đầy đủ, hợp pháp, hợp lê. II. Thẩm định chủ đầu tư: 1. Về năng lực kinh nghiệm, tổ chức quản lý SXKD và điều hành dự án của chủ đầu tư: Công ty cổ phần tập đoàn đại Cường thuộc loại hình Công ty cổ phần. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0803000065 do phòng đăng kí kinh doanh - sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp đăng kí lần đầu ngày 14/11/2002, đăng kí thay đổi lần thứ 4 ngày 10/8/2007 với các ngành nghề kinh doanh chính: + Sản xuất, mua bán các sản phẩm dệt, may; + Sản xuất, mua bán sợi; +Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; + Tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư (không bao gồm tư vấn thiết kế công trình xây dựng);… -Địa chỉ trụ sở chính: Lô A2, khu công nghiệp Nguyễn Đức cảnh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. -Vốn điều lệ: 350.000.000.000 đồng, trong đó: + Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp: 180.000.000.000 đồng, cụ thể số vốn đã góp của từng thành viên như sau: Ông Lê Mạnh Thường góp: 53.500 triệu đồng, chiếm 15,29% vốn điều lệ; Ông Nguyễn Thanh Hải góp: 32.500 triệu đồng, chiếm 9,29% vốn điều lệ; Ông Phạm Trường Giang góp: 32.500 triệu đồng, chiếm 9,29% vốn điều lệ; Ông Đào Văn Thế góp: 30.500 triệu đồng, chiếm 8,71% vốn điều lệ; Ông Đỗ Đức Dũng góp 31.000 triệu đồng, chiếm 8,86% vốn điều lệ. +Số cổ phần được quyền chào bán: 170.000.000.000 đồng. -Người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Lê Mạnh Thường, chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường tiền thân là Công ty cổ phần đại Cường, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2002, đến năm 2007 đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường. Trong thời gian hoạt động từ năm 2002 đến nay Công ty đã thực hiện đầu tư 02 dây chuyền kéo sợi tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với tổng công suất hiện nay của 02 dây chuyền là: 3.800 tấn sợi/năm. Các sản phẩm sợi của Công ty chủ yếu là sợi OE, sợi PE, sợi cotton chi số từ Ne60 – Ne 45, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó các sản phẩm bán trong nước chủ yếu cung cấp cho làng mẹo, Hưng Hà, Thái Bình; làng dệt Nam Định; Công ty dệt may Châu Giang, Lý Nhân, Hà Nam; Công ty Tân Thuận Hưng, thành phố Hồ Chí Minh, …các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu xuất sang các nước Hàn Quốc, Mỹ. Trong những năm qua Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường không ngừng phát triển cả về qui mô và chất lượng. Năm 2007 Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường được chọn vào vòng chung kết giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Hiện tại tổng tài sản của Công ty đến thời điểm 29/02/2008 là: 301.679 triệu đồng, doanh thu năm 2006 đạt: 67.890 triệu đồng , doanh thu năm 2007 đạt 103.578 triệu đồng, bằng 152% so với năm 2006, lợi nhuận trước thuế năm 2006 đạt 6.119 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 7.267 triệu đồng, bằng 119% so với năm 2006. Các sản phẩm sợi của Công ty bán ra đã được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường là đơn vị sản xuất kinh doanh có uy tín trong nước cũng như nước ngoài. *Chủ tịch HĐQT kiêm tổng Giám đốc Công ty: Ông Lê Mạnh Thường: sinh năm: 1975. Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động (sản xuất và kinh doanh sợi các loại ): 10 năm + Từ năm 1998 đến năm 2002: Kinh doanh buôn bán các sản phẩm của ngành dệt may. + Từ năm 2002 đến nay làm chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Cường; + Từ năm 2006 đến nay đồng thời làm chủ tịch HĐTV Công ty TNHH dệt Đại Cường Thái Bình, cũng hoạt động SXKD trong ngành sợi. Ông là người có thời gian công tác trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sợi các loại là 10 năm, trong đó có 6 năm giữ chức vụ lãnh đạo (làm chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc), đã và đang thực hiện một số dự án kéo sợi có hiệu quả, hiện nay đã đi vào hoạt động và phát huy tối đa công suất. Qua đó chứng tỏ ông là người có năng lực quản lý và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này. *Ông Đỗ Đức Dũng: sinh năm 1959, là thành viên sáng lập của Công ty, giữ chức vụ Phó tổng Giám đốc Công ty phụ trách về mặt kỹ thuật. Ông tốt nghiệp đại học Bách khoa năm 1983 chuyên ngành dệt may. Trước khi ông chuyển sang công tác tại Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường ông đã từng công tác tại Công ty cổ phần sợi Trà Lý Thái Bình, trong đó ông phụ trách kỹ thuật công nghệ kéo sợi 4 năm, làm quản đốc phân xưởng kéo sợi 4 năm, sau đó làm phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc phân xưởng kéo sợi 7 năm. Qua đó chứng tỏ ông là người có trình độ chuyên môn, có năng lực, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và am hiểu trong lĩnh vực SXKD ngành sợi nói chung. *Bà Nguyễn Thị Mai: sinh năm 1973, là phụ trách kế toán của Công ty. Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế Đại học Tài chính kế toán. Đã từng làm công tác kế toán doanh nghiệp đến nay là 12 năm, trong đó: Từ năm 1996 - 2002 : làm kế toán tại Công ty xây lắp II Thái Bình; Từ năm 2002 – nay: làm phụ trách công tác kế toán tại Công ty cổ phần tập đoàn đại Cường; Bà có nhiều năm làm công tác kế toán tại các đơn vị SXKD nên có kinh nghiệm trong công tác kế toán, có khả năng đảm nhận tốt vị trí phụ trách kế toán của Công ty. Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ công nhân kỹ thuật (330 người) có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm, đã từng vận hành tốt các dây chuyền kéo sợi hiện có, đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật công nghệ sản xuất sợi. Tóm lại về năng lực chủ đầu tư: Bộ máy quản lý Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty, phó tổng giám đốc là những người có trình độ, kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh sợi, phụ trách kế toán có năng lực, kinh nghiệm trong công tác kế toán doanh nghiệp. Trong những năm qua bộ máy quản lý của công ty cùng với sự trợ giúp của đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề đã góp phần tích cực trong thành tích năm 2007 Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường được chọn vào vòng chung kết giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Điều đó khẳng định rằng công ty có đủ năng lực để triển khai và thực hiện dự án 2. Về năng lực tài chính của chủ đầu tư: Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2006, năm 2007 và báo cáo nhan từ đầu năm đến ngày 29/02/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường gửi đến Chi nhánh NHPT Thái Bình, cho thấy tình hình tài chính của Công ty được phản ánh qua một số thông số cơ bản sau: Bảng 1.5: Cơ cấu tài sản Tập đoàn Đại Cường Đơn vị: triệu đồng Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Đến 29/02/2008 Tổng tài sản: 167.836 306.435 301.679 - Tài sản ngắn hạn: 48.410 161.659 185.596 + Vốn bằng tiền 2.835 1.003 366 + Các khoản phải thu ngắn hạn 29.190 56.236 31.785 + Hàng tồn kho 14.916 103.984 153.087 + Tài sản ngắn hạn khác 1.469 436 358 - Tài sản dài hạn: 119.426 144.775 116.083 + Các khoản phải thu dài hạn 382 382 + TSCĐ 118.900 144.249 Nguyên giá 36.217 128.165 Giá trị hao mòn luỹ kế -3.470 -13.420 Chi phí XDCB dở dang 86.153 29.504 + Tài sản dài hạn khác 144 144 Tổng nguồn vốn: 167.836 306.435 301.679 - Nợ phải trả: 93.706 119.167 112.864 + Nợ ngắn hạn 43.988 59.068 62.319 + Nợ dài hạn 49.718 60.099 51.876 + Nợ khác - Nguồn vốn chủ sở hữu: 74.130 187.268 187.484 + Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu 68.000 180.000 180.000 + LN sau thuế chưa phân phối 6.130 7.268 7.484 Nguồn: Phòng kế toán CTCPTĐ Đại cường Bảng 1.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, năm 2007và đến 29/02/2008 của Tập đoàn Đại Cường Đơn vị: triệu đồng Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Đến 29/02/2008 Tổng doanh thu: 67.900 103.578 18.728 + Lợi nhuận từ HĐSXKD 6.119 7.268 1.310 + Lợi nhuận từ HĐbất thường 0 0 0 + Lợi nhuận từ HĐ TC 0 0 0 Tổng lợi nhuận trước thuế: 6.119 7.268 1.310 Lợi nhuận sau thuế: 6.119 7.268 Nguồn: Phòng kế toán CTCPTĐ Đại cường Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Tập đoàn Đại Cường Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Đến 29/02/2008 * Nhóm chỉ tiêu về bố trí cơ cấu vốn (%): + Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 71% 47% 38% + Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 29% 53% 62% +Nợ phải trả/Vốn CSH (lần) 1,3 0,6 0,6 +NV CSH/Tổng NV (lần) 0,4 0,6 0,6 * Nhóm chỉ tiêu sinh lời (%): +Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 9,0% 7,0% 7,0% +Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH 8,3% 3,9% 0,7% * Nhóm chỉ tiêu về sử dụng VLĐ: +Vòng quay vốn LĐ (vòng/năm) 2,1 1 +Vòng quay hàng tồn kho 5,6 1,4 +Kì thu tiền bình quân (ngày) 100 148 * Nhóm chỉ tiêu về k.năng t. toán: + Khả năng thanh toán tổng quát 1,8 2,6 2,7 + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,1 2,7 3,0 + Khả năng thanh toán nhanh 0,06 0,02 0,006 Nguồn: Phòng kế hoạch NHPT- TB Nhận xét : - Qua các số liệu trên cho thấy cơ cấu vốn giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản là tương đối phù hợp với ngành nghề và thực tế tình hình SXKD của Công ty qua từng năm và từng thời kì . - Chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn tính đến ngày 29/02/2008 là hàng tồn kho (82%). Theo giải trình của đơn vị thì chủ yếu nguyên liệu (bông, xơ) tồn kho do thời điểm cuối năm 2007, đầu năm 2008 Công ty đã nhập khẩu bông, xơ với số lượng lớn (khoảng 5.500 tấn) để dự trữ cho sản xuất vì đây là nguyên liệu có tính mùa vụ (từ tháng 9 năm trước đến tháng 01 năm sau) nên Công ty quyết định mua vào với giá thấp để giảm giá thành sản phẩm do giá nguyên liệu trên thị trường luôn luôn biến động theo chiều hướng tăng lên trong thời gian gần đây. - Các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tính đến ngày 29/02/2008 là: 62.319 triệu đồng, trong đó vay vốn lưu động ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thái Bình là 25.376 triệu. đồng, tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội là 36.943 triệu đồng. - Các khoản nợ dài hạn của Công ty tính đến ngày 29/02/2008 là: 51.876 triệu đồng, trong đó: vay tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thái Bình là 7.210 triệu đồng, tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội là 43.335 triệu đồng, tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam: 1.331 triệu đồng; - Thông qua nhóm chỉ tiêu sinh lời cho thấy tỷ suất lợi nhuận/tổng doanh thu, lợi nhuận/vốn CSH tương đối cao chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất phát triển, mang lại hiệu quả cao. - Thông qua nhóm chỉ tiêu về sử dụng vốn lưu động cho thấy: vòng quay VLĐ, vòng quay hàng tồn kho năm 2007 đều giảm so với năm 2006: nguyên nhân do đơn vị đã thu mua nguyên liệu dự trữ với số lượng lớn, làm cho tổng giá trị tài sản ngắn hạn, giá trị hàng tồn kho đều cao hơn năm 2006, dẫn đến các chỉ tiêu vòng quay VLĐ, vòng quay hàng tồn kho giảm. Theo giải trình của đơn vị, chu kì sản xuất sản phẩm chính (sợi) của Công ty bình quân là 4 vòng/năm. - Về khả năng thanh toán của đơn vị: các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cho thấy đơn vị hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh còn ở mức thấp, đến thời điểm 29/02/2008 là: 0,006, điều đó chứng tỏ đơn vị sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn trong khoảng thời gian gần như tức thời trong trường hợp có rủi ro bất ngờ xảy ra. Tóm lại về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Căn cứ vào các thông số trên báo cáo tài chính và qua phân tích tình hình tài chính cho thấy hiện tình hình tài chính của Công ty là bình thường. 3. Về quan hệ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng Vay vốn trung và dài hạn * Công ty có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh NHNT Thái Bình: để thực hiện dự án: Xí nghiệp kéo sợi OE công suất 1.800 tấn/năm tại KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thành phố Thái Bình: tổng mức đầu tư của dự án là 32.017 triệu đồng, trong đó vốn vay NHNT Thái Bình: 14,556 triệu đồng, vốn tự có tham gia: 17.461 triệu đồng. Thời gian vay vốn: 7 năm bắt đầu từ năm 2004. Đến nay dự án đã đi vào hoạt động được 3 năm, phát huy được tối đa công suất và trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay ngân hàng. Dư nợ hiện tại: 7.210 triệu đồng, không có nợ quá hạn và lãi treo. * Công ty có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc Hà Nội: để thực hiện dự án: Nhà máy kéo sợi pha bông chải kỹ công suất 2.000 tấn/năm tại KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thành phố Thái Bình: tổng mức đầu tư của dự án là 86.153 triệu đồng, trong đó vốn vay NH đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội: 49.540 triệu đồng, vốn tự có tham gia: 36.613 triệu đồng. Thời gian vay vốn: 7 năm bắt đầu từ năm 2007. Đến nay dự án đã đi vào hoạt động được 1 năm, phát huy được tối đa công suất và trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay ngân hàng. Dư nợ hiện tại: 43,335 triệu đồng, không có nợ quá hạn và lãi treo. * Quan hệ vay vốn tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: dùng để mua xe ô tô 7 chỗ ngồi biển kiểm soát 29Y – 4412 và xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 29U – 3789 với tổng số vốn vay 5.627 triệu đồng năm 2004. Dư nợ hiện tại: 1.331 triệu đồng, không có nợ quá hạn và lãi treo. Vay vốn Ngắn hạn * Công ty có quan hệ vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thái Bình: Dư nợ hiện đến thời điểm 29/02/2008 là : 25.375 triệu đồng, không có nợ quá hạn và lãi treo. * Công ty có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội. Dư nợ hiện đến thời điểm 29/02/2008 là: 32.548 triệu đồng ( trong đó dư nợ vay ngoại tệ là : 76.011,52 usd tương đương 1.216 triệu đồng) không có nợ quá hạn và lãi treo. Tóm lại: Căn cứ vào bản xác nhận dư nợ tại các tổ chức tín dụng đến thời điểm 29/2/2008 hiện công ty giữ được uy tín với các TCTD. Các thành viên góp vốn của công ty hiện có tham gia góp vốn tại các công ty khác, các công ty này có quan hệ vay vốn tại các TCTD để thực hiện các dây truyền kéo sợi. Toàn bộ các dự án này hoặc vay vốn tại Chi nhánh NHPT Thái Bình hoặc được Chi nhánh NHPT Thái Bình cấp hỗ trợ sau đầu tư, qua theo dõi tình hình trả nợ vốn vay các dự án trên cho thấy hiện tại các dự án trên đang hoạt động tốt, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ (gốc, lãi) với Ngân hàng phát triển và các TCTD khác. III. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 1. Thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án. 1.1. Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất a. Khả năng cung cấp nguồn nhiên liệu: Đây là dự án đầu tư xây dưng nhà máy kéo sợi nên nguyên liệu sử dụng cho dự án chủ yếu là xơ bông thiên nhiên và xơ nhân tạo. Hiện tại xơ bông thiên nhiên cũng như xơ nhân tạo dùng cho công nghiệp dệt Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp rất đa dạng, nguồn cung cấp bông chính cho thị trường Việt Nam trong thời gian qua là từ các nước Tây Phi, án Độ, Pakistan, một phần nhỏ được cung cấp từ thị trường trong nước. Nguồn cung cấp xơ nhân tạo: Xơ nhân tạo được nhập khẩu từ Đài loan Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất , kinh doanh sợi từ năm 2002 nên đã có thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định vì vậy về khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án là khả thi. b. Khả năng đáp ứng nguồn nhân lực: Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường được thành lập từ năn 2002 ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh sợi. Hiện tại công ty đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy sản xuất sợi với số lượng công nhân trên 300 người vì vậy công ty có phương án dịch chuyển một phần số lượng công nhân có tay nghề cao từ các đây chuyền cũ sang hoạt động ở đây chuyền mới. Mặt khác Thái Bình là tỉnh có nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động là rất lớn, Công ty có phương án tuyển dụng lao động tại địa phương và gửi đi đào tạo tại trường kỹ thuật Dệt may Nam Định vì vậy về nguồn nhân lực phục vụ cho dự án là có tính khả thi. 1.2. Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án: Đây là dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi chải thô, sản phẩm của dự án chủ yếu sản xuất ra các loại sợi pha bông TC, sợi Cotton và sợi PE với chi số bình quân từ Ne40 đến Ne45. Loại sợi này chủ yếu cung cấp cho ngành dệt trong nước và một số nước trên thế giới. Công ty dự kiến phương án tiêu thụ sản phẩm như sau: 50% số lượng sản phẩm xuất khẩu, 50% số lượng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa. Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng sợi từ năn 2002 sau 6 năm đi vào hoạt động các nhà máy kéo sợi của Công ty luôn đạt đươc công suất của dự án tạo việc làm ổn định cho hơn 300 cán bộ công nhân, sản phẩm của dự án đã chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước nên công ty đã có thị trường truyền thống và ổn định. Đối với thị trường trong nước công ty đã có mối quan hệ bạn hàng truyền thống với Công ty dệt may Châu Giang – Lý Nhân – Hà Nam, Công ty Tân Thuận Hưng – TP Hồ Chí Minh, Công ty Thành Công - Sài Gòn Đối với thị trường xuất khẩu Công ty đã có mối quan hệ bạn hàng với một số công ty KYUNG BANG, SAM JOO KOREA, DONG BANG P&C-Hàn Quốc, Công ty CALI FORNIA YARN INC - Mỹ đây là những thị trường truyền thống của Công ty. Mặt khác các thành viên trong Công ty đều là những người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sợi tại các Công ty khác nên việc tiếp cận với thị trường sợi là thuận lợi Bên cạnh đó cùng với sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế nước ta cũng như các nước khác trong khu vực là điều kiện thuận lợi để Công ty đầu tư phát triển theo quy hoạch của ngành dệt may Việt Nam . Từ những căn cứ trên cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án trong và ngoài nứơc có nhiều thuận lợi. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. 2.1 Nhận xét đánh giá về quy hoạch, địa điểm, quy mô, công suất, thiết bị và hình thức đầu tư a. Về quy hoạch: Tại Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 25.8% năm, phấn đấu đạt cơ cấu 30% GDP, phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung hoàn thiện và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung phát triển các nghành công nghiệp sành, sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may và phụ trợ…ưu tiên các dự án có quy mô lớn. Dự án đầu tư xây dưng nhà máy kéo sợi Đại cường 8.700 tấn/năm là dự án sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nghành dệt, có quy mô tương đối lớn, được xây dựng trong khu công nghiệp vì vậy dự án này phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của ngành, của địa phương và các chính sách phát triển kinh tế của đát nước. b. Về địa điểm: Dự án được đầu tư tại khu công nghiệp Tiền Hải - Huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình. Mặt bằng thực hiện dự án rộng 50.725m2 đã được UBND tỉnh TháI Bình đồng ý cho Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường thuê tại công văn số 1822/UBND-CN ngày 23/11/2007 và văn bản số:253/UBND-CN ngày 27/02/2008. Việc thực hiện dự án có nhiều thuận lợi do vị trí xây dựng đã được quy hoạch tập trung phát triển thành khu công nghiệp. Khu công nghiệp này đã dược đầu tư t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21347.doc
Tài liệu liên quan