Trong TTQT hàng xuất, phương thức chuyển tiền luôn chiếm ưu thế. Doanh số chuyển tiền đến tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt 36,33 triệu USD ( với số giao dịch là 915 món đến năm 2007 tăng lên đến 65,93 triệu USD (tương ứng tăng 81,48% so với năm 2006), tương ứng là 1.174 món ). Điều này có thể được giải thích, bởi năm 2007 có sự tăng trưởng cao về XK và các luồng vốn đầu tư từ nước ngoài do đó lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh, cả dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp, vay trả nợ nước ngoài, đầu tư vào giấy tờ có giá và đặc biệt là sự nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối với các giao dịch chuyển tiền của cá nhân làm cho lượng kiều hối do Việt Kiều chuyển về cho thân nhân trong nước tăng mạnh do đó doanh số cũng như số lượng giao dịch đều tăng. Sang năm 2008, các doanh nghiệp XK gặp nhiều khó khăn hơn nên họ thường có xu hướng giao dịch với các khách hàng quen biết, mặt khác để tiết liệm chi phí thì phương thức chuyển tiền cũng được ưu tiên lựa chọn, do đó doanh số chuyển tiền tại SGD cũng tăng mạnh lên đến 187,75 triệu USD (tăng 184,76% so với năm 2007) với số giao dịch là 1.340.
- Nhờ thu hàng xuất:
Như trên đã nói, phương thức nhờ thu ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian hưởng hoa hồng. Mặt khác, do trình độ quản lý của các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn yếu, thu thập thông tin về thị trường, đối tác nước ngoài còn kém, trình độ am hiểu luật quốc tế còn hạn chế, nên rất dễ bị người NK nước ngoài lợi dụng vầ gây bất lợi nên phương thức này rất ít được sử dụng, do đó doanh số thường thấp, cụ thể năm 2006, doanh số chuyển tiền chỉ đạt 0,03 triệu USD, sang đến năm 2007 là 0,37 triệu USD và sang năm 2008 đạt 0,4 triệu USD.
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược cũng như khả năng huy động tăng vốn, cho vay của ngân hàng trong tương lai.
d. Công tác khách hàng
Được phát triển trên nền tảng là Sở kinh doanh hối đoái của NHNo & PTNT Việt Nam và tiếp tục chiến lược phát triển thị phần đối với các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, các tổng công ty lớn, các dự án đồng tài trợ. Mới qua 9 năm hoạt động nhưng SGD đã tạo được chữ tín với khách hàng, có nhiều khách hàng truyền thống có năng lực tài chính tốt như: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Hàng HảiTuy nhiên việc thu hút khách hàng mới vẫn còn hạn chế và chưa được chú trọng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo & PTNT
2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động TTQT tại SGD NHNo & PTNT
Hiện nay, hoạt động TTQT trong toàn hệ thống NHNo & PTNT nói chung và từng chi nhánh nói riêng đều phải tuân theo “Quy định về quy trình và kĩ thuật nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống NHNo & PTNT VN”, bao gồm:
Quyết định số 280/QĐ- NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN về việc thành lập NHNo & PTNT Việt Nam.
Điều lệ về tố chức hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 117/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002 của Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam đã được Thống đốc NHNN chuẩn y.
Quyết định 1998 QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Trong đó chỉ rõ phạm vi áp dụng, nguyên tắc hoạt động và qui trình nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
Quyết định số 388/HĐQT – QHQT ngày 05/9/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo ban hành quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo.
Cũng theo qui định trên, hoạt động TTQT phải phù hợp với UCP 600, URC 522, URR 525 đồng thời phải không mâu thuẫn với các qui định của luật pháp, chính phủ, NHNN Việt Nam cũng như các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam kí kết.
Trách nhiệm TTQT của SGD được liệt kê bao gồm:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Lập và xử lý chứng từ nghiệp vụ TTQT đúng qui định.
Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong nghiệp vụ TTQT.
Chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ để thanh toán NK.
2.2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại SGD NHNO & PTNT
Khóa luận tiến phân tích chất lượng hoạt động TTQT tại SGD theo các chỉ tiêu đã trình bày ở chương 1. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc phân loại số liệu tại SGD nên chỉ có thể đánh giá một cách khái quát ở một số chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Về doanh số TTQT
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO hoạt động TTQT của SGD đạt mức tăng trưởng cao.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 – 2008
Đơn vị: tr USD
Năm
2006
2007
2008
Doanh số TTQT
507,53
567,32
826,05
Tăng trưởng tuyệt đối
59,79
258,73
Tăng trưởng tương đối (%)
+11,78
+45,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh số TTQT tại SGD luôn có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Doanh số TTQT năm 2007 đạt 576,32 triệu USD, tăng 11,78% doanh số so với năm 2006. Năm 2008, sau 2 năm gia nhập WTO doanh số TTQT tại SGD có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt 826,05 triệu USD, tăng 45,6% so với năm 2007.
2.2.2.2. Tình hình thanh toán với mỗi phương thức cụ thể
Thanh toán hàng nhập
Bảng 2.3: Thanh toán hàng nhập tại SGD NHNo
Triệu USD
Năm
2006
2007
2008
+ / -
+ / -
Doanh số TTQT hàng nhập
470,53
493,40
4,86 %
630,82
27,85%
- Chuyển
tiền đi
Doanh số
360,79
183,25
-49,21%
436,43
138,17%
Số món
1.034
1.063
+29
1.310
+247
- Nhờ thu
hàng nhập
Doanh số
5,49
15,51
182,5%
9,72
-37,3%
Số món
15
18
+3
10
-8
- L/C
hàng nhập
Doanh số
104,25
294,64
182,63%
184,67
-37.3%
Số món
300
361
+61
181
-180
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 – 2008)
Biểu đồ 2.1: Doanh số TTQT hàng nhập tại Sở giao dịch NHNo
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
TTQT NK tại SGD liên tục tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số (chiếm khoảng 90%) và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2007 doanh số TTQT NK đạt 493,40 triệu USD tăng 4,86% so với năm 2006 (22,87 triệu USD), năm 2008 là 630,82 triệu USD tăng 27,85%.
Thanh toán chuyển tiền đi:
Chuyển tiền là một nghiệp vụ quan trọng của SGD trong TTQT. SGD luôn quan tâm tăng cường đổi mới công nghệ nhằm xây dựng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, trang bị hiện đại, có tính tự động hóa cao để phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, an toàn. Thêm vào đó là mạng lưới đại lý rộng khắp thế giới, SGD đã trợ giúp các ngân hàng nước ngoài rất nhiều trong lĩnh vực TTQT. Sau khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động kinh tế, dịch vụ của Việt Nam trở nên rất năng động. Bên cạnh đó, Sở lại có các khách hàng lớn hoạt động thường xuyên với doanh số cao thuộc các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, bảo hiểm nên doanh số chuyên tiền qua SGD khá lớn và có xu hướng tăng dần.
Qua bảng số liệu bảng 2.3, doanh số chuyển tiền đi năm 2006 là 360,79 triệu USD (1034 món) nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 183,25 triệu USD (tương ứng giảm 49,21% so với năm 2006), nhưng số món tăng lên đến 1063 món.. Doanh số chuyển tiền năm 2007 giảm bởi sau khi gia nhập WTO, các rào cản thương mại và phi thương mại dần được dỡ bỏ, hơn nữa giá các mặt hàng NK tăng cao nên các hợp đồng NK tăng giá trị hơn, vì vậy các nhà XK nước ngoài thường tìm kiếm phương thức an toàn hơn, ví dụ như sử dụng phương thức TDCT. Sang năm 2008, kim ngạch NK ước đạt 80,4 tỷ USD, nhập siêu lên đến 15,5 tỷ USD, đây là năm có mức nhập siêu kỷ lục, tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch XK hàng hóa cũng cao nhất trong nhiều năm qua, chiếm tới 27,8% kim ngạch hàng hóa XK, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới tất cả các chủ thể kinh tế thuộc mọi quốc gia, hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp đều bị thu hẹp, họ trở nên thận trọng hơn trong các giao dịch và thường hướng đến các bạn hàng uy tín, truyền thống, do đó, doanh số chuyển tiền tăng mạnh đạt 436,43 triệu USD (tương ứng 138,17% so với năm 2007) và số món tăng mạnh lên đến 1310.
Nhờ thu hàng nhập:
Trong thanh toán nhờ thu, bao gồm nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhưng trên thực tế trong giao dịch thương mại, nhờ thu trơn ít được sử dụng và SGD NHNo cũng thường sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ, trong đó áp dụng phương thức D/P là chủ yếu.
Khi các bên thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì yếu tố bất lợi thuộc về người XK, rủi ro rất cao. Do vị thế thương mại của Việt Nam nên thường các đối tác XK nước ngoài ít khi đồng ý thực hiện theo phương thức này.
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, doanh số nhờ thu hàng nhập chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số TTQT hàng nhập. Thực tế qua các năm doanh số thanh toán nhờ thu cũng như số món đều không cao và không ổn định. Năm 2006 doanh số nhờ thu đạt 5,49 triệu USD (với 15 món), đến năm 2007 con số này tăng vọt lên 15,51 triệu USD (tăng 182,5% so với năm 2006) và số món cũng tăng lên đến 18 món, sang năm 2008 đạt 9,72 triệu USD (giảm 37,3% so với năm 2007) và số món cũng giảm còn 10 món.
Thanh toán TDCT:
Ta thấy, doanh số thanh toán L/C nhập năm 2006 đạt 104,25 triệu USD ( 300 món) sau một năm trở thành thành viên chính thức của WTO, hoạt động ngoại thương có những thay đổi rõ rệt, XK tăng trưởng khá, NK tăng cao đột biến và nhập siêu cũng lên mức kỷ lục 12,4 tỷ USD, gấp 2,5 lần năm 2006. Do đó doanh số L/C nhập tại Sở tăng mạnh đạt 294,64 triệu USD (tương ứng tăng 182,63% so với năm 2006), số giao dịch cũng tăng đến 361 giao dịch. Bước sang năm 2008, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, thêm vào đó với sự xuất hiện thêm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh. Ngay tại địa bàn nơi SGD NHNo đóng trên đường Láng Hạ đã có mặt đầy đủ các chi nhánh của các NHTM cổ phần hoặc NHTM Nhà nước khác cùng hoạt động với các dịch vụ khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng, do đó doanh số L/C nhập trong năm 2008 có sự sụt giảm, đạt 184,67 triệu USD (giảm 37,3% so với năm 2007), với số giao dịch là 181 món.
Trong khi số lượng giao dịch bằng chuyển tiền đi lớn và xu hướng ngày càng tăng thì giao dịch bằng cả Nhờ thu và L/C chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm. Như vậy, TTQT hàng nhập chủ yếu được thực hiện bằng phương thức chuyển tiền. Điều đó chứng tỏ khách hàng giao dịch thường là các khách hàng truyền thống, ít có khách hàng mới. Vấn đề này Sở cần chú trọng công tác thu hút khách hàng mới để từ đó gia tăng phương thức TDCT, làm tăng thu nhập TTQT của Sở.
Thanh toán quốc tế hàng xuất
Bảng 2.4: Thanh toán quốc tế hàng xuất tại SGD NHNo 2006 - 2008
Triệu USD
Năm
2006
2007
2008
+ /-
+ /-
Doanh số TTQT hàng xuất
37,00
73,92
99,78%
195,23
164,11%
- Chuyển tiền đến
Doanh số
36,33
65,93
81,48%
187,75
184,76%
Số món
915
1.174
+259
1.340
+166
- Nhờ thu hàng xuất
Doanh số
0,03
0,37
-
0,4
8,1%
Số món
1
1
-
1
-
- L/C hàng xuất
Doanh số
0,06
7,62
-
7,08
-7,08%
Số món
7
19
+12
15
-4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Doanh số TTQT hàng XK cũng giống như doanh số thanh toán hàng NK, tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng rất nhanh: 99,78% (2006 – 2007) và 164,11% (2007 – 2008).
Biểu đồ 2.2: Doanh số TTQT hàng xuất tại Sở giao dịch NHNo
(Triệu USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
- Chuyển tiền đến:
Trong TTQT hàng xuất, phương thức chuyển tiền luôn chiếm ưu thế. Doanh số chuyển tiền đến tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt 36,33 triệu USD ( với số giao dịch là 915 món đến năm 2007 tăng lên đến 65,93 triệu USD (tương ứng tăng 81,48% so với năm 2006), tương ứng là 1.174 món ). Điều này có thể được giải thích, bởi năm 2007 có sự tăng trưởng cao về XK và các luồng vốn đầu tư từ nước ngoài do đó lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh, cả dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp, vay trả nợ nước ngoài, đầu tư vào giấy tờ có giá và đặc biệt là sự nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối với các giao dịch chuyển tiền của cá nhân làm cho lượng kiều hối do Việt Kiều chuyển về cho thân nhân trong nước tăng mạnh do đó doanh số cũng như số lượng giao dịch đều tăng. Sang năm 2008, các doanh nghiệp XK gặp nhiều khó khăn hơn nên họ thường có xu hướng giao dịch với các khách hàng quen biết, mặt khác để tiết liệm chi phí thì phương thức chuyển tiền cũng được ưu tiên lựa chọn, do đó doanh số chuyển tiền tại SGD cũng tăng mạnh lên đến 187,75 triệu USD (tăng 184,76% so với năm 2007) với số giao dịch là 1.340.
Nhờ thu hàng xuất:
Như trên đã nói, phương thức nhờ thu ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian hưởng hoa hồng. Mặt khác, do trình độ quản lý của các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn yếu, thu thập thông tin về thị trường, đối tác nước ngoài còn kém, trình độ am hiểu luật quốc tế còn hạn chế, nên rất dễ bị người NK nước ngoài lợi dụng vầ gây bất lợi nên phương thức này rất ít được sử dụng, do đó doanh số thường thấp, cụ thể năm 2006, doanh số chuyển tiền chỉ đạt 0,03 triệu USD, sang đến năm 2007 là 0,37 triệu USD và sang năm 2008 đạt 0,4 triệu USD.
Phương thức TDCT:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy sau khi gia nhập WTO, hoạt động XK có nhiều khởi sắc nên có sự tăng trưởng mạnh trong phương thức TDCT, cụ thể năm 2006, doanh số L/C XK chỉ đạt 0,06 triệu USD – một con số rất khiêm tốn thì sang đến năm 2007 con số nà đã tăng mạnh đến 7,62 triệu USD và sang năm 2008 do sự biến động của thị trường XK trên thế giới doanh số thanh toán L/C XK giảm nhẹ còn 7,08 triệu USD.
So sánh giữa TTQT hàng nhập và xuất có sự khác biệt rõ rệt về số lượng giao dịch cũng như doanh số.
Trong tổng doanh số TTQT doanh số NK luôn cao hơn doanh số XK (doanh số NK chiếm khoảng 90% trong tổng doanh số):
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 - 2008
(Đơn vị: tr USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006-2008)
Bảng 2.5: So sánh số món giao dịch TTQT hàng xuất và hàng nhập
Năm
Chuyển tiền
Nhờ thu
L/C
XK
NK
XK
NK
XK
NK
2006
915
1.034
1
15
7
300
2007
1.174
1.063
1
18
19
361
2008
1.340
1.310
1
10
15
181
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Bảng 2.6: So sánh doanh số TTQT hàng xuất và hàng nhập
(Đơn vị: tr USD)
Năm
Chuyển tiền
Nhờ thu
L/C
XK
NK
XK
NK
XK
NK
2006
36,33
360,79
0,03
5,49
0,06
104,25
2007
65,93
183,25
0,37
15,51
7,62
294,64
2008
187,75
436,43
0,4
9,72
17,08
182,63
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Sự mất cân đối này là do Việt Nam hiện tại vẫn đang là quốc gia được đánh giá là nhập siêu. Số lượng nhập khẩu nhiều hơn rất nhiều so với xuất khẩu, vì thế mà doanh số xuất khẩu cũng thấp theo. Ngoài ra cũng còn sự yếu kém của bản thân SGD trong việc thu hút khách hàng thanh toán XK qua ngân hàng.
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT (Đơn vị: %)
Năm
2006
2007
2008
Số món
Doanh số
Số món
Doanh số
Số món
Doanh số
Chuyển tiền
85,78
78,25
84,86
43,9
92,75
75,56
Nhờ thu
0,7
1,08
0,72
2,8
0,38
1,22
L/C
13,52
20,67
14,42
53,3
6,87
23,22
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD NHNo)
Biểu đồ 2.4: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT theo doanh số
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD NHNo)
Biểu đồ 2.5: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT theo số lượng giao dịch
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD NHNo)
Như vậy, tại SGD có sự mất cân đối trong việc sử dụng các phương thức trong TTQT. Phương thức chuyển tiền được sử dụng phổ biến nhất bởi khách hàng của NHNo nói chung và của SGD nói riêng là những khách hàng truyền thống, ngoài ra từ khi bước vào hội nhập do có sự nới lỏng kiểm soát các giao dịch này của Nhà nước, do đó các giao dịch chuyển tiền của cá nhân đã được thực hiện nhiều hơn với doanh số tương đối lớn. Thêm vào đó cũng có nhiều doanh nghiệp chọn phương thức này để tiết kiệm chi phí. Sau đó là phương thức TDCT còn phương thức nhờ thu rất ít được sử dụng.
2.2.2.3. Thu từ hoạt động TTQT trong tổng thu dịch vụ và tổng thu nhập
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu TTQT ngày càng tăng cao. Với chất lượng dịch vụ TTQT ngày càng được chú trọng, SGD ngày càng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này. Phí dịch vụ TTQT tăng dần qua các năm. Năm 2006 phí dịch vụ TTQT thu được là 5,35 tỷ đồng, năm 2007 đạt 6,18 tỷ đồng tăng 15,5% so với năm 2006, năm 2008 đạt 8,37 tỷ đồng tăng 35,5%.
Bảng 2.8: Thu từ hoạt động TTQT
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Thu từ hoạt động TTQT
Tổng thu dịch vụ
Tổng thu nhập
Giá trị
TTQT
đóng góp (%)
Giá trị
TTQT
đóng góp (%)
2006
5,35
19,39
27,59
640,607
0,84
2007
6,18
17,11
36,12
859,487
0,72
2008
8,37
46,93
17,83
1.593,166
0,53
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2008 SGD NHNo)
Mặc dù giá trị tuyệt có đối tăng nhưng tỷ trọng đóng góp vào tổng thu dịch vụ nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung chưa tương xứng với tiềm năng của Sở. Điều này một mặt là do phương thức chuyển tiền đuợc sử dụng nhiều hơn so với phương thức L/C và Nhờ thu, ngoài ra đây cũng là hệ quả tất yếu khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt hơn, để thu hút được khách hàng cần phải có chính sách thu phí hấp dẫn, thông qua đó có thể phát triển các dịch vụ hỗ trợ khác.
2.2.2.4. Về thị phần
Trong lĩnh vực TTQT thì thị phần TTQT của NHNo nói chung và của SGD nói riêng là tương đối thấp so với tiềm năng của Sở.
Biểu đồ 2.6: Thị phần TTQT của hệ thống NHNo và SGD so với cả nước
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của NHNo 2005 - 2008)
Thị phần nhỏ bé trong tống kim ngạch thanh toán XNK của cả nước cho thấy NHNo nói chung và SGD nói riêng chưa nắm bắt được thị trường. Khách hàng đến với NHNo và SGD chưa nhiều, chưa hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động TTQT của ngâng hàng, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngày càng tăng, đa dạng và phong phú của thương mại quốc tế.
2.2.2.5. Về quan hệ đại lý
Bước vào thời kỳ hội nhập,cùng với sự phát triển của kinh tế đối ngoại NHNo đã mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý ở khắp châu lục, tạo điều liện thuận lợi cho hoạt động TTQT của SGD phát triển. Hiện nay, NHNo đã thiết lập quan hệ đại lý với 1200 ngân hàng và các tổ chức tài chính tại 115 quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới.
Bảng 2.9: Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài của NHNo
Năm
Số ngân hàng quan hệ đại lý
Số nước quan hệ đại lý
2006
950
110
2007
979
113
2008
1200
113
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo 2006 - 2008)
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo
2.3.1. Kết quả đạt được
Hoạt động kinh doanh đối ngoại được Ban lãnh đạo xác định là mục tiêu chiến lược của SGD trong kế hoạch trước mắt và lâu dài. Sau 5 năm thực hiện đề án phát triển hoạt động ngoại tế giai đoạn 2004- 2008 của NHNo Việt Nam đã đem lại một số kết quả như sau:
Sự hoàn thiện của quy trình thanh toán phản ánh mức độ phát triển theo chiều sâu của hoạt động TTQT. Hiểu rõ vấn đề đó, trong những năm qua NHNo đã nỗ lực xây dựng được một hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ TTQT an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, việc áp dụng mô hình mới về hoạt động TTQT tập trung về một đầu mối (Sở quản lý, kinh doanh vốn và ngoại tệ) giúp hoạt động TTQT an toàn, chính xác, vì tất cả các giao dịch đều được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời tài khoản NOSTRO được quản lý và cập nhật. điều chuyển vốn ngoại tệ trong hệ thống đã được tập trung về một đầu mối, tạo điều kiện khai thác sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới kinh doanh, cho phép đảm bảo vốn ngoại tệ trong các giao dịch TTQT
Mới qua 9 năm hoạt động nhưng SGD đã tạo được chữ tín với khách hàng, có nhiều khách hàng truyền thống có năng lực tài chính tốt như: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Hàng Hảido đó, doanh số TTQT ngày càng tăng, điều này chứng tỏ sự mở rộng không ngừng của hoạt động TTQT, cụ thể:
Doanh số thanh toán hàng NK đã tăng từ 470,53tr USD (năm 2006) lên đến 630,82tr USD (năm 2008). SGD đã thực hiện tốt công tác khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
DS thanh toán hàng XK tăng từ 37tr USD (năm 2006) lên đến 195,23tr USD (năm 2008). Với mục tiêu mở rộng và củng cố lại công tác khách hàng, SGD đã chủ động tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn có doanh số hoạt động thường xuyên, các doanh nghiệp mới có hoạt động XK và thanh toán ngoại tệ, mở rộng các giao dịch với khách hàng hiện có. SGD đã thực hiện tốt công tác khách hàng, vận dụng các chính sách ưu đãi về lãi suất, tỷ giá, phí giao dịch thanh toán theo quy định của NHNo đối với các công ty có hoạt động XNK thanh toán qua SGD. Từ đó tạo ra tính cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn và đem lại hiệu quả kinh doanh cho SGD. Do đó doanh số thanh toán hàng XK qua SGD luôn đạt được sự tăng trưởng cao cả về lượng giao dịch và giá trị. Các doanh nghiệp XK có giá trị lớn thực hiện qua SGD như HAMECO, Long Hải, Hà Anh, Tây Bắc, Tân Hà, Phương Bắc, Tuấn Long trong năm góp phần tăng doanh số thanh toán XK.
Hoạt động TTQT và hoạt động kinh doanh ngoại tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. SGD được phát triển trên nền tảng là Sở kinh doanh hối đoái của NHNo & PTNT Việt Nam SGD thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, mở rộng các đối tác giao dịch và đa dạng hóa các hình thức giao dịch ngoại tệ theo quy định của NHNN, thực hiện linh hoạt về tỷ giá giao dịch ngoại tệ nên hiệu quả đem lại về hoạt động này đạt ở mức khá cao, cụ thể: lãi kinh doanh ngoại tệ tăng từ 2,6 tỉ đồng (năm 2006) lên đến 9,83 tỷ đồng (năm 2008).
Hoạt động TTQT đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập chung của SGD, thể hiện ở mức phí thu được từ các hoạt động TTQT ngày càng tăng lên, cụ thể: tổng phí dịch vụ tăng từ 5,35 tỉ đồng (năm 2006) lên đến 8,37 tỷ đồng (năm 2008). Lợi nhuận từ hoạt động TTQT tăng có nghĩa là hoạt động TTQT ngày càng phát triển.
Mạng lưới ngân hàng đại lý của hệ thống NHNo ngày càng được mở rộng, điều này sẽ có tác động làm gia tăng uy tín của ngân hàng, mặt khác chứng tỏ nhu cầu mở rộng thanh toán không ngừng của NHNo, là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động TTQT của NHNo nói chung và của SGD nói riêng.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại SGD NHNo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.3.2.1. Những tồn tại
Bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động TTQT của SGD vẫn còn một số tồn tại sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SDG còn nhiều hạn chế. Chưa chủ động được nguồn ngoại tệ thanh toán phục vụ nhu cầu của khách hàng do thiếu nguồn cung ngoại tệ, cách thức giao dịch không thuận lợi cho việc chủ động xử lý ngoại tệ trong ngày do hạn mức thấp, giả cả ngoại tệ không được thương lượng, thời gian thanh toán chậm. Các dịch vụ mới về ngoại tệ tuy đã có tiến triển tích cực nhưng vẫn còn ở mức thấp so mục tiêu đề ra.
Thứ hai, thị phần TTQT của SGD cũng như của toàn hệ thống NHNo so với cả nước còn thấp. Mặc dù SGD luôn quan tâm mở rộng và phát triển hoạt động TTQT, song thị phần hoạt động còn rất nhỏ chưa tương xứng với quy mô hoạt động
Thứ ba, có sự mất cân đối giữa thanh toán XK và thanh toán NK. So với thanh toán hàng NK, doanh số thanh toán hàng XK còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng như cầu thanh toán hàng NK. Hàng năm SGD phải tìm nhiều biện pháp với chi phí cao để bù đắp phần thiếu hụt nguồn ngoại tệ trong thanh toán.
Thứ tư, các sản phẩm dịch vụ thanh toán chưa đa dạng, SGD mới chủ yếu thực hiện 2 loại hình dịch vụ chính trong TTQT là chuyển tiền và L/C, chưa chú trọng D/P kỳ hạn . Trong đó, phương thức chuyển tiền chiếm tỷ lệ áp đảo, bởi vậy phí thu được từ ngiệp vụ TTQT còn khiêm tốn, mức độ đóng góp vào hoạt động kinh doanh còn thấp. Điều này không chỉ làm giảm giao dịch L/C mà trong tương lai các khách hàng sẽ sử dụng các phương thức khác như ghi sổ và CAD nhiều hơn, như vậy thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Hoạt động kinh doanh chính vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa có sự đầu tư thích đáng để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, chưa phát triển loại hình dịch vụ tư vấn về thanh toán XNK cho khách hàng.
Thứ năm, tình trạng thiếu cán bộ, đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động TTQT. Phần lớn cán bộ được đào tạo chính quy cơ bản, nhưng do công tác thực tế chưa lâu, còn hạn chế về ngoại ngữ cũng như kiến thức về TTQT nên còn nhiều bất cập chưa theo kịp với các biến động phức tạp, những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Bản thân thương mại quốc tế là một hoạt động rất phức tạp nên đòi hỏi phải thực sự có chuyên môn sâu, không ngừng học hỏi và phải trải qua quá trình công tác thực tế mới làm tốt được nhiệm vụ này.
Thứ sáu, việc ứng dụng công nghệ còn phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của Trung tâm công nghệ tin học NHNo & PTNT Việt Nam về trang bị phần mềm ứng dụng, xử lý sự cố mạngSGD chưa thực hiện hệ thống thông tin quản lý, việc triển khai các dịch vụ mới còn hạn chế. Khả năng cạnh tranh về phương diện công nghệ là chưa cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Môi trường pháp lý còn bất cập
Xét trên góc độ quốc tế, môi trường luật pháp trong TTQT chính là hệ thống luật lệ nhằm để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động TTQT. Nó bao gồm những điều ước quốc tế mà các nước tham gia ký kết và tuyên bố áp dụng, hệ thống luật quốc gia của mỗi nước và những tập quán thương mại quốc tế.
Xét trên góc độ quốc gia, đó là hệ thống luật và các văn bản dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền của một nước quy định, ràng buộc trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TTQT.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường pháp lý hoàn thiện là điều kiện quan trọng cho các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế được an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, có thể nói môi trường pháp lý của nước ta còn thiếu đồng bộ, thiếu điều kiện đảm bảo an toàn kinh doanh.
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam, thứ tự ưu tiên áp dụng luật:
Điều ước quốc tế.
Luật pháp Việt Nam.
Luật pháp nước ngoài, tập quán, thông lệ quốc tế.
Khái niệm điều ước quốc tế phải được hiểu theo qui định tại luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005. Tức là: đối với điều ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia thì sẽ tuân theo những quy định trong điều ước quốc tế đó. Còn với những điều ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia, thì có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với pháp luật của Việt Nam (nghĩa là có thể chỉ áp dụng từng chương, mục, từng điều khoản nào không trái với luật quốc gia, còn những chương, mục, nhưng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2565.doc