MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.2
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT.2
1.1.1. Mô tả chung .2
1.1.2. Vùng phân bố.2
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH.2
1.2.1. Dược tính theo y học cổ truyền .2
1.2.2. Nghiên cứu về dược tính.2
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC .2
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.10
2.1. HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ, PHƯƠNG PHÁP.10
2.1.1. Hoá chất .10
2.1.2. Thiết bị.10
2.1.3. Phương pháp tiến hành .10
2.2. NGUYÊN LIỆU.10
2.2.1. Thu hái nguyên liệu .10
2.2.2. Xử lý mẫu nguyên liệu .11
2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO.11
2.4. CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CAO CHLOROFORM.12
2.4.1. Sắc kí cột silica gel trên cao chloroform .12
2.4.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn C của bảng 2.1 .12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .15
3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT Q2.15
3.2. KHẢO SÁT HỢP CHẤT Q1.19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.20
4.1. KẾT LUẬN.20
4.2. ĐỀ XUẤT .20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .21
52 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao chloroform rễ cây hà thủ ô trắng streptocaulon juventas, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong cây hà thủ ô trắng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển y học. Kết
quả thu được từ các nghiên cứu mở ra hướng phát triển mới trong việc tổng hợp các hợp
chất có những hoạt tính quý, có tác dụng chữa bệnh. Hơn nữa, nghiên cứu về thành phần
hóa học từ các loại thảo mộc còn góp phần củng cố bằng chứng khoa học cho nền y học
cổ truyền.
Nhằm đóng góp một phần hiểu biết thêm về thành phần hóa học của cây thuốc dân
gian này, chúng tôi thực hiện đề tài “Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao
chloroform rễ cây hà thủ ô trắng”. Hi vọng với đề tài này có thể đóng góp một phần nhỏ
những chứng cứ khoa học có giá trị vào kho dược liệu của Y học dân tộc Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
Cây hà thủ ô trắng còn có tên là hà thủ ô nam, bạch hà thủ ô, củ vú bò, dây sữa bò,
dây mốc, cây sừng bò cây đa lông, khâu cần cà (Thổ), khâu nước (Lạng Sơn), mã liên
an, mã lìn ón, khua mak tang ning (Lào), khua khao (Luang Prabang), chừa ma sìn
(Thái). [1]
Tên khoa học: Streptocaulon juventas (Lour) Merr.
Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Hình 1.1. Cây và củ hà thủ ô trắng
1.1.1. Mô tả chung
Hà thủ ô trắng là một loại dây leo dài từ 2 đến 5m. Thân và cành màu hơi đỏ hay
nâu đỏ, có rất nhiều lông, khi già thì nhẵn dần. Lá mọc đối, hình mác dài, đầu nhọn, đáy
tròn hoặc hơi hình nón cụt, có lông mịn và nhiều ở mặt dưới, mặt trên cũng có lông ngắn
hơn. Phiến lá dài 4-14 cm, rộng 2-9 cm, cuống lá dài 5-8 cm cũng có nhiều lông. Hoa
màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông. Quả đại tách đôi ngang ra
trông như sừng bò. Quả hình thoi, màu xám nhiều lông, dài 7-11 cm, rộng 8 mm. Hạt
dẹt, phồng ở lưng, dài 5-7 mm, rộng 2 mm, có chùm lông mịn dài 2 cm.
Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra thứ nhựa trắng như sữa.
Rễ củ dài mẫm và trắng, giữa có lõi trông như củ sắn nhưng có vị đắng.[1]
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
2
1.1.2. Vùng phân bố
Cây hà thủ ô trắng mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa
những nơi đất đồi cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lạng Sơn.[1]
Ngoài ra, cây còn mọc ở Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào,
Myanmar, Thái Lan.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH
1.2.1. Dược tính theo y học cổ truyền
Cây hà thủ ô trắng làm cho người già trẻ lại, giúp cho sự giao hợp được bền lâu,
tóc bạc hóa đen. Người ta dùng củ và thân lá cây chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét.[1]
Dịch trích nước rễ cây hà thủ ô trắng dùng giải độc, chữa cảm sốt, trị vết sưng đau,
vết thương do rắn cắn, làm thuốc bổ cho các bệnh khác như thấp khớp, suy nhược thần
kinh, và chứng khó tiêu.
1.2.2. Nghiên cứu về dược tính
Năm 2002, có nghiên cứu dùng cao chiết cồn đậm đặc của rễ củ hà thủ ô trắng tăng
cholesterol ngoại sinh trên chuột. [2]
Sau đó, nghiên cứu trong dịch chiết rễ cây hà thủ ô trắng có ức chế mạnh đối với
các dòng tế bào ung thư là ung thư cổ tử cung Hela ở người, tế bào ung thư phổi người
A549, tế bào ung thư đại tràng chuột 26-L5, tế bào ung thư phổi chuột LLC, các dòng
tế bào ung thư ác tính chuột B16-BL6 [6], tế bào ung thư phổi lớn tế bào NCl-H460,
nguyên bào phổi của thai nhi tế bào MRC-5 [11], cùng các tế bào khối u khác như: PC3,
SMMC7721, CNE [13].
Ngoài ra, trong dịch chiết của cây hà thủ ô trắng có thể ức chế sự phát triển của tế
bào ung thư bạch cầu HL-60 ở người đáng kể.[14]
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Năm 2003, Jun-ya Ueda và cộng sự đã phát hiện ra hai mươi mốt hợp chất:
acovenosigenin A digitoxoside (1), digitoxigenin gentiobioside (2), digitoxigenin 3-O-
[O-β-D-glucopyranosyl-(1 → 6)–O-β-D-glucopyranosyl-(1 → 4)-3-O-acetyl-β-D-
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
3
digitoxopyranoside] (3), digitoxigenin 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1 → 6)–O-β-D-
glucopyranosyl-(1 → 4)–O-β-D-digitalopyranosyl-(1 → 4)–β-D-cymaropyranoside] (4),
periplogenin 3-O-(4-O-β-D-glucopyranosyl-β-D-digitalopyranoside) (5), (4R)-4-
hydroxy-3- (1-metyletyl)pentyl rutinoside (6), (R)-2-etyl-3-metylbutyl rutinoside (7),
acovenosigenin A (8), periplogenin 3-O-β-digitoxoside (9), periplocymarin (10),
periplogenin (11), digitoxigenin (12), digitoxigenin 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1 →
6)–O-β-D-glucopyranosyl-(1 → 4)–β-D-digitoxopyranoside] (13), digitoxigenin
sophoroside (14), echujin (15), periplogenin glucoside (16), corchorusoside C (17),
subalpinoside (18), acid caffeic (19), 4,5-di-O-caffeoylquinic acid (20), 2-phenylethyl
rutinoside (75). [6]
Năm 2005, Ma Chunhui và cộng sự cô lập được các hợp chất sau: periplogenin -
3β-acetate (21), -amyrol acetate (22), -amyrol tridecanoate (23), ursolic acid (24),
9,19-cyclolart-25-en-3β,24R-diol (25), 9,19-cyclolart-25-en-3β,24S-diol (26),
cycloeucalenol (27), 9,19-cycloart-23E-en-3 β, 25-diol (28), 25-methoxy-9,19-cycloart-
23E-en-3 β-ol (29), 11,12-epoxytaraxer-14-en-3β-acetate (30), oleanolic acid (76),
uzarigenin (77). [8]
Năm 2007, Myint Myint Khine và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất
cardenolide mới là: 17β-H-Periplogenin 3-O-β-D-digitoxoside (31), ∆5-Pregnene-
3β,16α-diol 3-O-[2,4-O-diacetyl-β-D-digitalopyranosyl(1→4)-β-D-cymaropyranoside]-
16-O-[β-D-glucopyranoside] (32). [9]
Năm 2008, Zhinhui Liu cùng cộng sự cô lập được chín hợp chất: β –sitosterol (33),
syringaldehyde (34), acid syringic (35), isofraxidin (36), scopoletin (37), scoparone
(38), acid ferulic (39), salicylaldehyde (40), daucosterol (74) . [14]
Năm 2009, Bùi Xuân Hào cùng các cộng sự đã phân lập được một dẫn xuất mới
có khung cardenolide: acovenosigenin A 3-O-glucoside (41). [3]
Năm 2011, Luay J. Rashan và cộng sự đã cô lập thêm sáu hợp chất cũng có khung
cardenolide: 17-H-periplogenin-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-2-O-acetyl-β-D-
digitalopyranoside (42), oleandrin (43), oleandrigenin-3-O-β-D-sarmentoside (44),
neritaloside (45), odoroside H (46), odoroside A (47). [7]
Năm 2013, Rui Xue và cộng sự đã cô lập được mười lăm hợp chất có khung
cardenolide: 1-14β-dihudroxy-5β-card-20 (22)-enolide 3-O-[O-β-D-
digitalopyranoside] (48), acovenosigenin A 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
4
digitalopyranoside] (49), 16-O-acetyl-hdroxyperiplogenin 3-O-β-D-digitoxopyranoside
(50), 16-O-acetyl-hydroxyacovenosigenin (51), 3-O-(β-glucopyranosyl)
acovenosigenin A (52), evonogenin (53), glucoevonogenin (54), digitoxigenin 3-O-[O-
β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-2-O-acetyl-β-D-
digitalopyranoside] (55), digitoxigenin (56), digitoxigenin 3-O-β-D-glucoside (57)
echunbioside (58), 1β, 3β, 14β-trihydroxy-5β-card-16,20 (22)-dienolide (59),
griffithigenin (60), ∆(16) -digitoxigenin –β-D-glucoside (61), emicymarin (78). [10]
Năm 2015, Chun Ye và cộng sự phân lập được chín hợp chất có khung cardenolide:
periplogenin 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-2-O-
acetyl-β-D-digitalopyranoside] (62), periplogenin 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-
O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-digitoxopyranoside] (63), acovenosigenin A 3-O-
[O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranoside]
(64), acovenosigenin A 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl-
(1→4)-2-O-acetyl-β-D-digitalopyranoside] (65), 16-O-acetyl-hydroxyacovenosigenin
3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-2-O-acetyl-β-D-
digitalopyranoside] (66), acovenosigenin A 3-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-
D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-digitalopyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranoside]
(67), digitoxigenin 3-O-β-D-cellobioside (68), digitoxigenin-3-O-β-D-glucosyl-(1→4)-
3-O-acetyl-β-D-digitoxoside (69), 5β-Hydroxygitoxigenin (70). [4]
Năm 2017, Yi-Chao Ge và cộng sự cô lập được sáu hợp chất: 28, 29-nor-3β, 4β-
dihydroxyl-9, 19-cycloartan-26-acid (71), 28, 29-nor-3β, 4β-dihydroxyl-9, 19-
cycloartan-26-acid methylester (72), 30-nor-3-β-acetoxy-lupan-20-one (73), -amyrin
(79), betulinic acid (80), lupeol palmitate (81). [13]
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
5
Các công thức cấu tạo của một số hợp chất
trong cây Streptocaulon juventas (Lour) Merr.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
6
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
7
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
8
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
9
Chú thích:
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
10
CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM
2.1. HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ, PHƯƠNG PHÁP
2.1.1. Hoá chất
Silica gel 37 – 63 μm, Himedia dùng cho sắc kí cột.
Sắc kí lớp mỏng loại DC - Alufolein 20×20, Kiesel gel 60 F
254
, Merck.
Dung môi dùng cho quá trình thí nghiệm gồm: hexane, chloroform , ethyl acetate,
acetone, methanol, acetic acid và nước cất.
Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên lớp mỏng: sử dụng H2SO4 20%.
2.1.2. Thiết bị
Các thiết bị dùng để giải ly, dụng cụ chứa mẫu.
Các cột sắc kí.
Máy cô quay chân không.
Bếp cách thuỷ.
Đèn soi UV: bước sóng 254 nm và 365 nm.
Cân điện tử.
2.1.3. Phương pháp tiến hành
Phương pháp phân lập các hợp chất
Cô lập các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp sắc kí, bao gồm kỹ thuật sắc kí cột
silica gel pha thường và sắc kí lớp mỏng.
Được hiện hình bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng
thuốc thử là dung dịch H2SO4 20%.
Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR (500 MHz), 13C-NMR (125 MHz), 2D-NMR
trên máy Bruker Avance được ghi tại phòng NMR, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, số 18, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2.2. NGUYÊN LIỆU
2.2.1. Thu hái nguyên liệu
Mẫu cây dùng trong nguyên cứu đề tài là rễ cây hà thủ ô trắng (Streptocaulon
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
11
juventas (Lour) Merr.) được thu hái ở Tịnh Biên tỉnh An Giang vào tháng 10 năm 2016.
Mẫu cây đã được Th.S Hoàng Việt, trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố
Hồ Chí Minh nhận danh tên khoa học là “Streptocaulon juventas”, họ Thiên lý
(Asclepiadaceae).
2.2.2. Xử lý mẫu nguyên liệu
Mẫu nguyên liệu được rửa sạch, loại bỏ sâu bệnh, phơi khô trong bóng râm, rồi
xay thành bột mịn.
2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO
Bột rễ cây hà thủ ô được đun hoàn lưu với dung môi methanol ở nhiệt độ 64-65oC,
mỗi mẽ đun 3 lần mỗi lần đun trong 3 giờ. Sau đó đem lọc, thu được dịch, rồi đem cô
quay với áp suất thấp thu được cao methanol thô.
Cao methanol thô được chiết lỏng – lỏng với dung môi chloroform, cô quay dịch
chiết thu được cao chloroform. Quá trình thực hiện được tóm tắt theo sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế cao chloroform từ rễ cây hà thủ ô trắng
Bột rễ hà thủ ô
(20 kg)
Bã khô Dịch methanol
Methanol thu hồi
Cao methanol
thô (2.02 kg)
Cao chloroform
(400g)
Cao còn lại
- Trích nóng với methanol
- Lọc bã
Cô quay thu hồi dung môi
- Chiết lỏng – lỏng với dung môi chloroform.
- Cô quay thu hồi dung môi
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
12
2.4. CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CAO CHLOROFORM
2.4.1. Sắc kí cột silica gel trên cao chloroform
Cao chloroform (400g) được sắc kí cột (SKC) silica gel, giải lý với hệ dung môi
H:EA có độ phân cực tăng dần từ 0% đến 100% EA, sau đó giải ly lần lượt với các hệ
dung môi EA:Me 9:1, EA:Me:H2O 8:1:1, EA:Me:H2O 4:1:1, EA:Me:H2O 2:1:1 và
100%Me. Dịch giải ly qua cột được hứng vào các lọ theo dõi quá trình giải ly bằng sắc
ký lớp mỏng (SKLM). Những lọ cho kết quả SKLM giống nhau được gộp chung thành
một phân đoạn. Kết quả thu được 12 phân đoạn (A-L)
Bảng 2.1. Sắc kí cột silica gel trên cao chloroform
STT Phân đoạn Dung môi giải ly
Khối lượng
(g)
Sắc kí lớp
mỏng
Ghi chú
1 A H 3.6 Nhiều vết Chưa khảo sát
2 B H: EA 99:1 5.0 Nhiều vết Chưa khảo sát
3 C H:EA 95:5 5.6 Nhiều vết Khảo sát
4 D H:EA 9:1 6.0 Nhiều vết Đã khảo sát
5 E H:EA 85:15 8.4 Nhiều vết Chưa khảo sát
6 F H:EA 8:2 13 Nhiều vết Chưa khảo sát
7 G H:EA 1:1 19.6 Nhiều vết Chưa khảo sát
8 H EA 26.8 Nhiều vết Chưa khảo sát
9 I EA:Me 9:1 31.0 Nhiều vết Chưa khảo sát
10 J EA:Me:H2O 8:1:1 41.2 Nhiều vết Chưa khảo sát
11 K EA:Me:H2O 4:1:1 53 Nhiều vết Chưa khảo sát
12 L EA:Me:H2O 2:1:1 71.6 Vệt dài Chưa khảo sát
Ghi chú: H: hexan, EA: ethyl acetat, Me: methanol, H2O: nước.
2.4.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn C của bảng 2.1
Phân đoạn C cho SKLM nhiều vết, tách rõ nên phân đoạn C được thực hiện SKC
silica gel, giải ly với hệ dung môi H:C:EA có độ kém phân cực giảm dần từ 100% đến
0% H và tỉ lệ C:EA là 1:1 được giữ nguyên. Tiến hành các bước tương tự như khi sắc
kí cột phân đoạn trước. Kết quả thu được
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
13
Bảng 2.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn C
STT Phân đoạn Dung môi giải ly
Khối lượng
(mg)
Sắc kí lớp
mỏng
Ghi chú
1 C.1 H 20.4 Nhiều vết Chưa khảo sát
2 C.2 H:C:EA 9:0,5:0,5 1840.4 Nhiều vết Chưa khảo sát
3 C.3 H:C:EA 8:1:1 1836.2 Nhiều vết Khảo sát
4 C.4 H:C:EA 6:2:2 600.9 Nhiều vết Chưa khảo sát
5 C.5 C:EA 1:1 140.6 Nhiều vết Chưa khảo sát
Ghi chú: H: hexan, C: Chloroform, EA: ethyl acetat.
2.4.3. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn C.3 của bảng 2.2
Phân đoạn C.3 cho SKLM hai vết tách rõ nên phân đoạn C.3 được SKC silica gel
với hệ dung môi H:C:EA 40:1:1, sau đó giải ly tiếp tục với hệ 30:1:1. Tiến hành các
bước tương tự như khi sắc kí cột phân đoạn trước. Kết quả thu được 5 phân đoạn (C.3.1-
C.3.5), được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn C.3
STT Phân đoạn Dung môi giải ly
Khối lượng
(mg)
Sắc kí lớp
mỏng
Ghi chú
1 C.3.1 H:C:EA 40:1:1 4.4 1 vết tách rõ Chưa khảo sát
2 C.3.2 H:C:EA 40:1:1 204.7 2 vết tách rõ Chưa khảo sát
3 C.3.3 H:C:EA 30:1:1 394.6 1 vết tách rõ Khảo sát
4 C.3.4 H:C:EA 30:1:1 800.9 2 vết tách rõ Khảo sát
5 C.3.5 H:C:EA 30:1:1 427.6 1 vết tách rõ Khảo sát
Phân đoạn C.3.3 có SKLM cho vết rõ có màu cam, thu được hợp chất có dạng hình
vảy, màu trắng. Phân đoạn C.3.5 có SKLM cho vết rõ màu nâu, thu được hợp chất có
dạng hình kim màu trắng. Phân đoạn C.3.4, qua một lần SKC tách ra hai vết trùng với
phân đoạn C.3.3 và C.3.5. Quá trình thực hiện được tóm tắt theo sơ đồ 2.2.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
14
Sơ đồ 2.2. Quy trình cô lập hợp chất
Cao chloroform
400 g
A
3.6
g
B
5.0
g
C
5.6
g
C.1
20.4
mg
C.2
1840.4
mg
C.3
1836.2
mg
C.3.1
4.4 mg
C.3.2
204.7
mg
C.3.3
394.6
mg
Q1
394.6 mg
C.3.4
800.9
mg
C.3.5
427.6
mg
Q2
427.6 mg
C.4
600.9
mg
C.5
140.6
mg
D
6.0
g
E
8.4
g
F
13.0
g
G
19.6
g
H
26.8
g
I
31.0
g
J
41.2
g
K
53.0
g
L
71.6
g
- Sắc kí cột silica gel
- Giải ly H:EA, EA:Me:H2O
- Cô quay thu hồi dung môi
- Sắc kí cột silica gel
- Giải ly H:C:EA
- Sắc kí cột silica gel
- Giải ly H:C:EA
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
15
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT Q2
Hợp chất Q2 (427.6 mg) thu được từ phân đoạn C.3.5 có những đặc điểm như sau:
- Dạng tinh thể hình kim, màu trắng, hòa tan được trong dung môi chloroform.
- Sắc kí lớp mỏng cho một vết duy nhất khi hiện hình bằng H2SO4 20%, hơ nóng
bảng mỏng cho vết có màu nâu (dung môi giải ly hexan:chloroform:ethyl acetat 8:1:1,
Rf = 0.4).
- Phổ 1H-NMR (CDCl3, phụ lục 1, Bảng 3.1) .
- Phổ 13C-NMR (CDCl3, phụ lục 2, Bảng 3.1) δC ppm 199.7 (>C=O, C-11), 171.0
(-COCH3, C-31), 165.0 (>C=, C-13), 130.4 (-CH=, C-12), 80.67 (>CH-O-, C-3).
- Phổ HSQC cho phép xác định tương quan một nối giữa proton và carbon (CDCl3,
phụ lục 3, Bảng 3.1)
- Phổ HMBC cho phép xác đinh tương quan hai hoặc ba nối giữa proton và carbon
(CDCl3, phụ lục 4)
BIỆN LUẬN CẤU TRÚC
Phổ 1H-NMR của hợp chất Q2 cho thấy sự hiện diện của các proton tám nhóm
methyl tại δH 0.88 (3H, s, H-23); δH 0.89 (3H, s, H-24); δH 1.19 (3H, s, H-25), δH 1.17
(3H, s, H-26); δH 1.29 (3H, s, H-27); δH 0.82 (3H, s, H-28); δH 0.812 (3H, d, J 2, H-29);
δH 0.95 (3H, s, H-30), một nhóm acetoxy δH 2.05 (3H, s, H-32) và một proton của olefin
cho tín hiệu δH 5.54 (1H, s, H-12).
Phổ 13C-NMR của hợp chất Q2 cho thấy sự hiện diện của ba mươi hai carbon trong
khoảng δC 17-200 ppm trong đó có carbon nhóm ceton δC 199.7; carbon của nhóm ester
δC 171.0; hai carbon của liên kết đôi δC 130.4, 165.0.
Phổ HSQC cho ta thấy tương quan của các proton và carbon ta thấy được có chín
nhóm methyl, tám nhóm methylene, sáu nhóm metin được thể hiện rõ ở Bảng 3.1.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
16
Phổ HMBC cho thấy rõ tương quan giữa proton H-3 δH 4.52 với các carbon cộng
hưởng δC 28.1 (C-23); δC 16.7 (C-24); δC 171.0 (C-31). Proton H-32 có cộng hưởng ở
δH 2.05 có tương quan với carbon có cộng hưởng tại δC 171.0 (C-31). Từ đó có thể kết
luận C-3 gắn nhóm acetate.
Trong phổ HMBC, proton H-23 cộng hưởng ở δH 0.88 có tương quan với các
carbon cộng hưởng ở δC 16.7 (C-24); δC 80.7 (C-3); δC 55.0 (C-5); δC 38.0 (C-4). Proton
H-24 cộng hưởng ở δH 0.89 có tương quan với các carbon cộng hưởng ở δC 28.1 (C-
23); δC 80.7 (C-3); δC 55.0 (C-5); δC 38.0 (C-4). Từ các tương quan có thể xác định được
vị trí C-5. Proton H-25 có cộng hưởng ở δH 1.19 có tương quan với các carbon cộng
hưởng ở δC 38.9 (C-1), δC 55.0 (C-5); δC 61.5 (C-9); δC 36.8 (C-10). Proton H-26 có
cộng hưởng ở δH 1.17 có tương quan với các carbon ở cộng hưởng δC 43.7 (C-14); δC
32.87 (C-7); δC 61.5 (C-9). Proton H-9 có cộng hưởng ở δH 2.35 có tương quan với các
carbon ở cộng hưởng δC 45.1 (C-8); δC 36.8 (C-10); δC 199.7 (C-11); δC 43.7 (C-14); δC
18.5 (C-25); δC 16.6 (C-26). Từ các tín hiệu phổ trên ta có thể thấy nhóm carbonyl sẽ
gắn tại vị trí C-11.
Trong phổ HMBC, proton H-12 có cộng hưởng tại δH 5.54 có tương quan với các
carbon ở cộng hưởng δC 61.5 (C-9); δC 43.7 (C-14); δC 59.0 (C-18). Proton H-28 cộng
hưởng ở δH 0.82 có tương quan với carbon có cộng hưởng ở δC 33.9 (C-17); δC 40.9 (C-
22); δC 27.5 (C-16). Proton H-30 có cộng hưởng ở δH 0.95 tương quan với các carbon ở
cộng hưởng δC 39.3 (C-20); δC 30.9 (C-21); δC 39.2 (C-19). Proton H-29 có cộng hưởng
ở δH 0.81 tương quan với các carbon ở cộng hưởng δC 59.0 (C-18). Proton H-19 có tương
quan với các carbon có cộng hưởng ở δC 30.9 (C-21); 39.3 (C-20).
Từ dữ liệu phổ, kết hợp so sánh với dữ liệu phổ của hợp chất và các tín hiệu phổ
của một số carbon trong hợp chất 11-oxo--amyrin ethylated [5] cho thấy có sự tương
đồng về cấu trúc khung sườn nên đề nghị cấu trúc của hợp chất Q2 là 11-oxo--amyrin
acetate:
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
17
11-oxo--amyrin acetat (Q2)
Bảng 3.1. Dữ liệu phổ của hợp chất Q2
Vị trí
carbon
Hợp chất Q2 (CDCl3)
Hợp chất 11-oxo--amyrin
ethylated (CDCl3)
Loại carbon δH (ppm) δC (ppm) Loại carbon δC (ppm)
1 -CH2- 38.9 -CH2- 38.9
2 >CH2- 23.6 >CH2- 28.7
3 >CH-
4.52 (dd, J
4.5; 12 Hz)
80.7 >CH- 80.9
4 >CC< 38.2
5 >CH- 0.80 (s) 55.0 >CH- 55.2
6 -CH2- 17.5 -CH2- 18.9
7 -CH2- 32.8 -CH2- 32.35
8 >CC< 40.2
9 >CH- 2.35 (s) 61.5 >CH- 47.2
10 >CC< 36.9
11 -CO- - 199.7 -CO- 199.6
12 -CH= 5.54 (s) 130.4 -CH= 130.4
13 >C= - 165.0 >C= 164.9
14 >CC< 42.0
15 -CH2- 27.2 -CH2- 27.1
16 -CH2- 27.5 -CH2- 26.4
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
18
17 >CC< 33.3
18 >CH-
1.54 (d, J
11.5 Hz)
59.0 >CH- 59.0
19 >CH-
1.42 (dd, J
5.5; 16.4
Hz)
39.2 >CH- 39.6
20 >CH- 39.3 >CH- 39.2
21 -CH2- 30.9 -CH2- 31.2
22 >CH2- 40.9 >CH2- 41.7
23 -CH3 0.88 (s) 28.1 -CH3 28.8
24 -CH3 0.89 (s) 16.7 -CH3 16.3
25 -CH3 1.19 (s) 18.5 -CH3 15.5
26 -CH3 1.17 (s) 16.6 -CH3 16.9
27 -CH3 1.29 (s) 20.5 -CH3 23.7
28 -CH3 0.82 (s) 28.8 -CH3 28.4
29 -CH3
0.81 (d, J =
2 Hz)
17.5 -CH3 17.5
30 -CH3 0.95 (s) 20.5 -CH3 21.3
31 -COCH3 - 171.0 -COCH2CH3 170.9
32 -COCH3 2.05 (s) 21.1 -COCH2CH3 34.36
-COCH2CH3 14.2
Hình 3.1. Một số tương quan trong phổ HMBC của hợp chất Q2
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
19
3.2. KHẢO SÁT HỢP CHẤT Q1
Hợp chất Q1 (394.6 mg) thu được ở phân đoạn C.3.3 có những đặc điểm sau:
- Dạng vảy, màu trắng.
- Sắc ký lớp mỏng cho một vết kéo vệt ngắn khi hiện hình bằng H2SO4 20%, hơ
nóng bảng mỏng xuất hiện vết có màu cam (dung môi giải ly hexan:chloroform:ethyl
acetat 9:0.5:0.5, Rf = 0.4)
- Phổ 1H-NMR (CDCl3, phụ lục 5)
BIỆN LUẬN PHỔ 1H-NMR
Phổ 1H-NMR của hợp chất Q1 thể hiện tín hiệu cộng hưởng của hai proton của
vòng thơm có tính đối xứng (δH 8.095, s), tín hiệu cộng hưởng δH 4.69 (1H, d, J 2), δH
4.57 (1H, dd, J 1; 1.5), δH 4.48 (2H, m), δH 4.26 (4H, m, J 0.5; 1), δH 2.38 (1H, td, J 6;
5.5), δH 2.04 (3H, s), δH 2.047 (3H, s), δH (2H, m), δH 1.734 (1H, t, J 6; 6.5), δH 1.684
(3H, s), δH 1.65 (dd, J 3).
Trong quá trình tinh chế chất, chất thu được chưa được tinh khiết. Vì vậy chưa thu
được phổ như mong muốn để quy kết cấu trúc của hợp chất Q1.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
20
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. KẾT LUẬN
Từ dịch chiết chloroform, một hợp chất đã được cô lập. Cấu trúc của hợp chất này
được xác định bằng các phương pháp phổ thực nghiệm, so sánh với tài liệu tham khảo
và được đề nghị là 11-oxo--amyrin acetate. Đây là hợp chất lần đầu tiên được cô lập
trong cây hà thủ ô.
11-oxo--amyrin acetate (Q2)
4.2. ĐỀ XUẤT
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tinh chế hợp chất Q1 tinh khiết để khảo
sát cấu trúc của hợp chất Q1. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục khảo
sát các phân đoạn khác của cây với nhiều hy vọng cô lập thêm được những hợp chất có
cấu trúc mới khác và sẽ tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học trên các hợp chất cô lập
được, mong muốn đóng góp những chứng cứ khoa học có giá trị trong Y học.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 836-837.
[2]. Phạm Thanh Tâm, Trần Hùng (2002), Chuyên đề Nghiên cứu Khoa học Dược, Y
Học TP. Hồ Chí Minh, 49-52.
Tài liệu Tiếng Anh
[3]. Bui Xuan Hao, Nguyen Thi Hong Yen, Nguyen Minh Duc, Tran Le Quan (2009),
Chemical constituents from the roots of Streptocaulon juventas, Science & Technology
Development, 12(10), 72-77.
[4]. Chun Ye, Hua Wang, Rui Xue, Na Han, Lihui Wang, Jingyu Yang, Yu Wang, Jun
Yin (2015), Minor cytotoxic cardenolide glycosides from the root of Streptocaulon
juventas, Steroids, 93, 39-46.
[5]. Iman Omer, Ibrahim Abdurrahman, Yang Cai-Xia (2017), New Triterpenoid from
the roots of Calotropis gigantea (L) Dryand (Asclepiadaceae), American Journal of
Organic Chemistry, 7(1), 13-15.
[6]. Jun-ya Ueda, Yasuhiro Tezuka, Arjun Hari Banskota, Quan Le Tran, Qui Kim Tran,
Ikuo Saiki, and Shigetoshi Kadota (2003), Antiproliferative Activity of Cardenolides
Isolated from Streptocaulon juventas, Biol. Pharm. Bull, 26(10), 1431-1435.
[7]. Luay J.Rashan, Katrin Franke, Myint Myint Khine, Gerhard Kelter, Heinz H.Fiebig,
Joachim Neumann, Ladger A. Wessjohann (2011), Characterization of the anticancer
properties of monoglycosidic cardenolides isolated from Nerium oleander and
Streptocaulon tomentosum, Journal of Ethnopharmacology, 134, 781-788.
[8]. Ma Chunhui, Huang Tianfang, Qi Huayi, Li Bogang, Zhang Guolin (2005),
Chemical study of Streptocaulon Griffithii, Chin j Appl Environ Biol, 11(3), 265-270.
[9]. Myint Myint Khine, Norbert Arnold, Katrin Franke, Andrea Porzel, Jurgen
Schimidt, Ludger Wessjohann (2007), Phytoconstituents from the root of Streptocaulon
tomentosum and their chemotaxonomical relevance for separation from S. juventas,
Biochemical Systematics and Ecology, 35, 517-524.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
22
[10]. Rui Xue, Na Han, Chun Ye, Hai-bo, Jun Yin (2013), Cardenolide glycosides from
root of Streptocaulon juventas, Phytochemistry, 88, 105-111.
[11]. Rui Xue, Na Han, Chun Ye, Lihui Wang, Jingyu Yang, Yu Wang, Jun Yin (2014),
The cytotoxic activities of cardiac glycosides from Streptocaulon juventas and the
structure-activity relationships, Fitoterapia, 98, 228-233.
[12]. Rui Xue, Na Han, Mingyu Xia, Chun Ye, Zhihui Hao, Lihui Wang, Yu Wang,
Jingyu Yang, Ikuo Saiki, Jun Yin (2015), TXA9, a cardiac glycoside from Streptocaulon
juventas, exerts a potent anti-tumor activity against human non-small cell lung cancer
cells in vitro and in vivo, Steroids, 94, 51-59.
[13]. Yi-Chao Ge, Yu-Chun Cheng, Kui-Wu Wang, Hong Wang (2017), Unusual 28,
29-nor-9, 19 cycloartane triterpenoids from Chinese medical plant Streptocaulon
giffithii Hook, Phytochemistry Letters, 22, 185-188.
[14]. Zhihui Liu, Songbo Li, Na Han, Dongxue Sun, Yunfeng Cao, Jun Yin (2008),
Studies on the chemical constituents of the vines of Streptocaulon juventas (Lour.)
Merr., Asian Journal of Tranditional Medicines, 3(5), 193-198.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tú Quyên
23
PHỤ LỤC
9 8 7 6 5 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_gop_phan_tim_hieu_thanh_phan_hoa_hoc_cao_chlorofor.pdf