MỤCLỤC
TÓMTẮT
MỤCLỤC
DanhMụcSơ Đồ -CácHình
DanhMụcCácBảng
DanhMụcCácBiểuĐồ
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Cơsởhình thành đềtài 1
1.2 Mụctiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạmvivàphương pháp nghiên cứu 2
1.4 Ýnghĩanghiên cứu 2
1.5 Kếtcấu báo cáo nghiên cứu 2
Chương 2. CÔNGTYXĂNGDẦUANGIANG
2.1 Giớithiệu 4
2.2 Lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang 4
2.3 Tổ chứcCông ty vàtrong quan hệvớiPetrolimex 4
2.4 Hoạtđộng kinh doanh củaCông ty 5
2.5 Tómtắt 8
Chương 3. CƠSỞLÝTHUYẾT
3.1 Giớithiệu 9
3.2 Hành vitiêu dùng 9
3.2.1 Quátrình raquyếtđịnh muacủangườitiêu dùng 9
3.2.2 Những ảnh hưởng tâmlý lên hành vingườitiêu dùng 11
3.3 Thương hiệu 12
3.3.1 Thương hiệu làgì? 12
3.3.2 Thành phần củathương hiệu 13
3.3.3 Giátrịthương hiệu 14
3.4 Mô hình nghiên cứu 15
3.5 Tómtắt 15
Chương 4. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
4.1 Giớithiệu 16
4.2 Thiếtkếnghiên cứu 16
4.3 Nghiên cứu sơbộ 17
4.4 Nghiên cứu chính thức 19
4.4.1 Mẫu 19
4.4.2 Thông tin mẫu 19
4.5 Tómtắt 20
Chương 5. KẾTQUẢNGHIÊNCỨU
5.1 Giớithiệu 22
5.2 Hành vitiêu dùng 22
5.2.1 Nhận thứcnhu cầu 22
5.2.2 Tìmkiếmthông tin 23
5.2.3 Đánh giávàquyếtđịnh mua 24
5.2.4 Hành visau mua 26
5.3 Nhận biếtthương hiệu 28
5.4 Ảnh hưởng củacácđặcđiểmnhân khẩu học 33
5.4.1 Ảnh hưởng lên hành vitiêu dùng 33
5.4.2 Ảnh hưởng lên mứcđộ nhận biếtthương hiệu Petrolimex 34
5.5 Tómtắt 34
Chương 6. KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ
6.1 Giớithiệu 36
6.2 Kếtquảchính củađềtàinghiên cứu 36
6.2.1 Vềhành vitiêu dùng 36
6.2.2 Vềmứcđộ nhận biếtthương hiệu Petrolimex 36
6.2.3 Vềảnh hưởng củacácđặcđiểmnhân khẩu học 38
6.3 Kiến nghị 38
6.4 Hạn chếcủađềtàinghiên cứu 39
60 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 6301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết thương hiệu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình đối với nó, vì họ thấy rằng, thương hiệu đó có những đặc tính làm cho họ thích thú
nó và muốn sở hữu nó hơn thương hiệu khác, khi một người tiêu dùng có cảm nhận tích cực về
chất lượng của một thương hiệu thì họ sẽ có khuynh hướng thể hiện một lòng ham muốn về
thương hiệu đó.
Tuy nhiên, để cảm nhận chất lượng của một thương hiệu, người tiêu dùng phải nhận
biết nó.
14
Nhân cách thương hiệu
Chân thật Kích động Năng lực Tinh tế Phong trần
3.4 Mô hình nghiên cứu
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu
3.5 Tóm tắt
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng chính là việc nghiên cứu các cách thức mà mỗi người tiêu
dùng sẽ thực hiện, trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ như tiền bạc, thời
gian,, liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa. Những hiểu biết về hành vi người
tiêu dùng thực sự là những giải đáp, về các vấn đề nền tảng cho các giải pháp marketing như:
Ai là người mua? Người tiêu dùng sẽ mua những hàng hóa dịch vụ nào? Tại sao họ lại mua
những hàng hóa dịch vụ đó? Họ sẽ mua như thế nào? Mua khi nào? Và mua ở đâu?
Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng thường trải qua 5 bước: nhận thức nhu
cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các chọn lựa, ra quyết định và cuối cùng là hành vi sau mua.
Ngoài ra, có thể có những ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý lên hành vi của người tiêu dùng
như: động cơ, nhận thức, cá tính, niềm tin và sự hiểu biết.
Một thương hiệu/ nhãn hiệu có thể dùng để thị trường – khách hàng nhận biết một mặt
hàng, một nhóm hàng của một người bán và phân biệt được nó so với những hàng hóa tương tự
của các đối thủ cạnh tranh. Cho nên, những thương hiệu mạnh có thể có quyền năng mà khách
hàng có thể nhìn nhận và đoán trước được. Bởi vì, thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp
đạt được lợi thế dẫn đầu trong ngành mà nó đang hoạt động, thương hiệu mạnh có thể giúp
doanh nghiệp sở hữu nó vượt qua thời kỳ khó khăn Mức độ nhận biết sự khác biệt thương
hiệu có thể đo lường qua điều tra nhận thức của người tiêu dùng.
Phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu hành vi tiêu dùng xăng cho
xe gắn máy và mức độ nhận biết của người tiêu dùng xăng đối với thương hiệu Petrolimex.
15
Nhận thức
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin Đánh giá Ra quyết định
Đặc
điểm
người
mua
Mua và
hành vi sau mua
Giá trị
thương hiệu
Nhận biết thương hiệu
Chất lượng cảm nhận
Quá trình ra quyết định mua
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu
Chương 3 đã trình bày cơ sở lý thuyết về nghiên cứu hành vi tiêu dùng và sự nhận biết thương
hiệu. Chương 4 này luận văn sẽ trình bày cách thức tiến hành dự án nghiên cứu, bao gồm: xây
dựng thiết kế nghiên cứu (tiến độ thực hiện, quy trình thực hiện); mô tả nghiên cứu sơ bộ trong
bảng thiết kế nghiên cứu; cuối cùng là nghiên cứu chính thức: trình bày cách lấy mẫu, xác định
cỡ mẫu cần lấy và kết quả thu thập mẫu.
4.2 Thiết kế nghiên cứu
Tiến độ các bước nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu bao gồm 3 bước chính:
Bảng 4.1: Tiến độ các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ 1 Định tính Thảo luận tay đôi 03-03-2006
n = 510
2 Sơ bộ 2 Định tính Phỏng vấn trực tiếp 12-03-2006
n = 2530
3 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 16-03-2006
n = 150200
Giai đoạn khởi sự, thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính. Nghiên cứu định tính này
được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi (n = 5..10), để khai thác các vấn đề xung
quanh đề tài nghiên cứu dựa trên những nền tảng của cơ sở lý thuyết. Kết quả của quá trình
nghiên cứu này sẽ là một bảng câu hỏi về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và
mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex.
Giai đoạn tiếp theo, sẽ tiến hành thêm một nghiên cứu sơ bộ định tính. Trong lần
nghiên cứu sơ bộ định tính này, sẽ tiến hành phỏng vấn thử trực tiếp khoảng 2530 người,
nhằm xác lập tính logic của bảng câu hỏi hay để loại thải bớt những biến bị xem là thứ yếu và
không đáng quan tâm.
Cuối cùng là nghiên cứu chính thức. Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng, với kỹ
thuật thu thập dữ liệu cũng là phỏng vấn trực tiếp nhưng theo bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh.
Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ
liệu sẽ được đưa vào xử lý và phân tích để mô tả hành vi tiêu dùng của người đi xe gắn máy và
mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex của họ.
Quy trình nghiên cứu
16
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu
4.3 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ lần 1
Như đã trình bày, nghiên cứu sơ bộ lần 1 sẽ được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi,
nhằm hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm thông tin để thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn. Nội dung
của buổi thảo luận xem phụ lục 1.
Sau nghiên cứu sơ bộ lần 1, bảng câu hỏi phỏng vấn được hình thành, bao gồm: 15 biến
cho nghiên cứu mô tả hành vi tiêu dùng và 10 biến cho phần nghiên cứu đo lường mức độ nhận
biết thương hiệu Petrolimex.
Loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi chủ yếu là thang đo danh nghĩa. Ở bước
“đánh giá và quyết định mua” trong phần nghiên cứu hành vi tiêu dùng có sử dụng thang đo
thứ bậc, để xếp hạng mức độ quan trọng giữa các tiêu chí chọn cửa hàng xăng dầu của người
tiêu dùng và thang đo Likert để đo lường mức độ hài lòng của người tiêu dùng với những tiêu
chí đã chọn, khi so với cửa hàng xăng dầu thường đổ.
Nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn khi kết thúc nghiên cứu sơ bộ lần 1 như sau:
17
Cơ sở lý thuyết
- Hành vi tiêu dùng
- Thương hiệu
Bảng câu hỏi phỏng vấn
trực tiếp định lượng
(n = 150200)
- Dàn bài thảo luận tay đôi
(n = 510)
- Bảng câu hỏi phỏng vấn
trực tiếp định tính
(n = 25 ..30)
Thu thập - xử lý
- Thống kê mô tả.
- Phân tích khác biệt
Hiệu chỉnh
Công ty Xăng dầu
An Giang và kinh
doanh xăng dầu
Báo cáo
Phần 1: Hành vi tiêu dùng
Nhận thức nhu cầu
1. Anh/ chị đang sử dụng loại xăng gì ?
2. Tại sao anh/ chị chọn loại xăng đó ?
Tìm kiếm thông tin
1. Theo anh/ chị có phải chỉ số octan (A 83, 90, 92) của xăng càng cao thì xăng càng tốt cho
máy?
2. Các cửa hàng xăng dầu khi bán xăng có được phép đổ thiếu hoặc thừa 0,5%?
3. Có phải xăng có màu đặc trưng để chống các cửa hàng đại lý xăng dầu pha trộn?
4. Có phải mỗi loại xăng đều có một màu riêng?
5. Có phải tất cả các loại xăng A 83, A 90.. đều do một doanh nghiệp đầu mối cung cấp cho các cửa
hàng xăng dầu?
6. Có phải xăng rất dễ xảy ra cháy nổ?
Đánh giá và quyết định mua
1. Theo anh/ chị giá xăng hiện nay có làm cho anh chị hạn chế việc sử dụng xe gắn máy lại
không?
2. Anh/ chị chọn cửa hàng xăng dầu căn cứ vào những tiêu chí nào? Anh/ chị vui lòng xếp
hạng các tiêu chí theo mức độ quan trọng đối với anh/ chị.
3. Các tiêu chí anh/ chị vừa chọn khi so với cửa hàng xăng dầu anh/ chị thường đổ, thì mức độ
hài lòng của anh/ chị như thế nào ?
Hành vi sau mua
1. Anh/ chị có đến cửa hàng xăng dầu thường đổ, để đổ xăng dự phòng khi đi xa không?
2. Anh/ chị thường đổ xăng theo cách thức nào ?
3. Với cùng một số tiền, anh/ chị có so sánh số lượng xăng bán giữa các cửa hàng không?
4. Anh/ chị có để ý so sánh về chất lượng xăng bán giữa các cửa hàng ?
Phần 2: Nhận biết thương hiệu và chất lượng cảm nhận về thương hiệu
1. Trong 3 biểu tượng trên, anh/ chị quen thuộc với biểu tượng nào nhất ?
2. Theo anh/ chị biểu tượng nào là của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ?
3. Anh/ chị có thể cho biết tên của doanh nghiệp đầu mối đó ?
4. Theo anh/ chị cửa hàng xăng dầu có mang biểu tượng nào là tốt nhất ?
18
PDC
5. Anh/ chị thường đổ xăng ở cửa hàng xăng dầu có mang biểu tượng nào ?
6. Theo anh/ chị cửa hàng xăng dầu mang biểu tượng nào có bán xăng A 95 ?
7. Anh/ chị có từng đổ xăng ở cửa hàng của Công ty Xăng dầu An Giang chưa ?
8. Theo anh/ chị cửa hàng xăng dầu của Công ty Xăng dầu An Giang bán xăng có đủ số lượng
không ?
9. Thái độ của các nhân viên bán xăng tại cửa hàng của Công ty Xăng dầu An Giang như thế
nào ?
10. Theo anh/ chị có phải Petrolimex là thành viên của Công ty Petro Việt Nam ?
Nghiên cứu sơ bộ lần 2
Nghiên cứu sơ bộ lần 2 tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn định tính, nhằm thẩm định lại
ngôn ngữ, cấu trúc thông tin và loại thải bớt những biến không cần thiết trong bảng câu hỏi,
trước khi đưa vào sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
Kết quả thẩm định chỉ loại thải bớt biến thứ 6 ở bước “tìm kiếm thông tin” trong phần
nghiên cứu hành vi tiêu dùng, do khi tiến hành phỏng vấn thử thì hầu hết tất cả mọi người đều
cho ra những nhận định giống nhau. Người tiêu dùng cho biết, sở dĩ có trường hợp họ hút
thuốc tại cửa hàng xăng dầu là vì vô ý, chứ không phải không biết những tác hại có thể xảy ra.
Nội dung bảng câu hỏi sau hiệu chỉnh xem phụ lục 2.
4.4 Nghiên cứu chính thức
4.4.1 Mẫu
Thị trường nghiên cứu là những người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy tại trung tâm thành phố
Long Xuyên.
Phát thử 30 phiếu phỏng vấn, tỷ lệ hồi đáp có được gần 72%. Qua đó, dự tính số lượng
mẫu phát hành là n = 250. Số lượng mẫu thu về: n’ = 250 * 72 % = 180 (mẫu )
Cách thức lấy mẫu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu
dùng. Trong quá trình lấy mẫu, sẽ cố gắng đạt được sự cân bằng trong từng nhân tố đánh giá
mức độ ảnh hưởng như: tỷ lệ nam – nữ, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi.
4.4.2 Thông tin mẫu
Tổng số mẫu nhận về sau quá trình phỏng vấn là 172 mẫu. Sau khi mã hóa và làm sạch, tổng
số mẫu hồi đáp hợp lệ có được là n = 155 (mẫu).
Khi phỏng vấn, nữ giới thường có khuynh hướng giới thiệu lại cho nam giới trả lời. Vì
theo họ, phái nam mới là những người có quan tâm, có kiến thức trao đổi chủ đề này. Số người
có thu nhập cao khá ít nên được nhóm chung lại ở mức lớn hơn 2 triệu. Nhóm có học vấn trên
trình độ đại học cũng ít nên cũng được nhóm chung với nhóm có trình độ đại học. Tương tự
như vậy, nhóm có độ tuổi cao được nhóm chung lại ở mức trên 45 tuổi. Dưới đây sẽ là một số
thông tin cụ thể về phân bố mẫu theo các biến phân loại chính:
19
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu giới tính Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn Biểu đồ 4.4: Cơ cấu nhóm tuổi
4.5 Tóm tắt
Chương 4 đã tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp nghiên cứu thực hiện qua 3 bước – nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu sơ bộ lần
2 và nghiên cứu chính thức.
Kỹ thuật thảo luận nhóm được dùng trong nghiên cứu sơ bộ lần 1 để tìm kiếm những
thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tác phác thảo bảng câu
hỏi vấn. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được dùng ở nghiên cứu sơ bộ lần 2 và nghiên cứu chính
thức. Cả 2 bước nghiên cứu sơ bộ đều là nghiên cứu định tính, chỉ riêng nghiên cứu chính thức
20
Nam 52,3% Nữ 47,8%
8,4
13,5
20,6
32,3
25,2
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
18 - 24 25 - 31 32 - 38 38 - 45 Trên 45
38,1
14,2
38,1
9,7
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông
Cao đẳng Đại học
trở lên
Nam 52,3% Nữ 47,8%
11,0
39,4
29,7
11,0
9,0
0% 10% 20% 30% 40% 50%
Không thu nhập
Đến 500.000
đồng
Trên 500.000 - 1
triệu đồng
Trên 1 triệu - 2
triệu đồng
Trên 2 triệu
đồng
sẽ là một nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 250. Nghiên cứu sơ bộ lần 2 được
thực hiện nhằm thẩm định lại ngôn ngữ, cấu trúc thông tin và loại thải bớt những biến không
cần thiết ở bảng câu hỏi trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức.
Kết quả của bảng câu hỏi phỏng vấn sau khi hiệu chỉnh bao gồm: 14 biến cho nghiên
cứu mô tả hành vi tiêu dùng và 10 biến cho nghiên cứu đo lường mức độ nhận biết thương
hiệu. Chương này cũng mô tả cách lấy mẫu và thông tin về mẫu thu thập. Chương tiếp theo sẽ
trình bày kết quả nghiên cứu.
21
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Giới thiệu
Sau khi trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu ở chương 4, nội dung của bảng câu hỏi
chính thức, kết quả thu thập các biến nhân khẩu. Mục đích của chương 5 sẽ tập trung vào mô tả
hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy, mức độ nhận biết của người đi xe gắn máy
đối với thương hiệu Petrolimex và tác động của một số biến nhân khẩu, có thể xảy ra lên hành
vi tiêu dùng và mức độ nhận biết thương hiệu. Phương pháp phân tích trong chương được thực
hiện thông qua sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0.
Kết quả của quá trình phỏng vấn, có thể khái quát hóa một vài nét đặc trưng về hành vi
của người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy và mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu
Petrolimex như sau:
5.2 Hành vi tiêu dùng
5.2.1 Nhận thức nhu cầu
Người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy đang sử dụng loại xăng nào? và vì sao họ chọn loại
xăng đó?
Hiện nay, đa số người tiêu dùng nhiên liệu đều đang sử dụng xăng A 92 cho xe gắn máy
(85,2%), kế đến là xăng A 95, xăng A 83, không có trường hợp sử dụng xăng A 90. Bên cạnh
đó, có cả trường hợp người tiêu dùng nhiên liệu không biết tên của loại xăng mà họ đang sử
dụng.
Biểu đồ 5.1: Loại xăng sử dụng
Để lý giải cho nguyên nhân vì sao chọn và vì sao không biết? Người tiêu dùng có đưa
ra 8 lý do. Trong đó, lý do kinh nghiệm cho thấy loại xăng đang sử dụng tốt cho máy chiếm tỷ
trọng (38,7%), tiếp theo là lý do sử dụng theo mọi người và người bán quyết định. Các lý do
còn lại có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với những lý do vừa nêu.
22
8,45,8
85,2
0,6
0%
20%
40%
60%
80%
100%
A 83 A 92 A 95 Không biết
Biểu đồ 5.2: Lý do chọn loại xăng sử dụng của người tiêu dùng
Tóm lại, kết quả khảo sát về nhận thức nhu cầu phản ánh, nhận thức nhu cầu đối với
việc chọn xăng cho xe gắn máy ở người tiêu dùng khá đơn giản, mức độ người tiêu dùng chịu
ảnh hưởng và mang tính thụ động khá cao, được phản ánh qua số phần trăm chọn xăng sử dụng
theo mọi người và người bán quyết định. Vậy vấn đề đặt ra tiếp theo, là người tiêu dùng xăng
cho xe gắn máy có nắm được những vấn đề xung quanh việc sử dụng xăng ?
5.2.2 Tìm kiếm thông tin
Tất cả có “5 phát biểu”, chứa đựng những thông điệp liên quan đến quyền lợi của người tiêu
dùng xăng, được đưa vào nghiên cứu để tìm hiểu mức độ tìm kiếm thông tin ở người tiêu dùng,
thông qua sự nhận định của họ. Kết quả thu được như sau:
Bảng 5.1: Mức độ tìm kiếm thông tin ở người tiêu dùng
Phát biểu
Tỷ lệ nhận định (%)
Đúng Sai Không biết
1. Chỉ số octan (A 83, 90, 92) của xăng càng cao thì xăng càng
tốt cho máy. 50 2 48
2. Các cửa hàng xăng dầu khi bán xăng được phép đổ thiếu
hoặc thừa 0,5% 10,9 49,7 39,4
3. Xăng có màu đặc trựng để chống các cửa hàng/ đại lý xăng
dầu pha trộn. 51 0,5 40,5
4. Mỗi loại xăng đều có một màu riêng. 63,4 3,3 33,3
5. Tất cả các loại xăng A83, A90.. đều do một doanh nghiệp
đầu mối cung cấp cho các cửa hàng xăng dầu. 20,6 25,2 53,4
23
38,7
27,7
25,8
9,0
8,4
4,5
4,5
0,6
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%
Kinh nghiệm
Sử dụng theo mọi người
Người bán quyết định
Giá cao hơn loại xăng khác nên nghĩ tốt
Cảm nhận chất lượng tốt
Tốt, hợp túi tiền
Ít chì, tốt, không ô nhiễm
Do thông tin quảng cáo
Kết quả của các nhận định trên phản ánh, nó có mối liên hệ với những lý do chọn xăng
mà người tiêu dùng đã nêu ra ở bước nhận thức nhu cầu. Người tiêu dùng cũng có quan tâm
đến việc sử dụng xăng nhưng mức độ quan tâm của họ không nhiều. Mức độ tìm kiếm thông
tin có liên quan đến quyền lợi của họ rất ít. Nổi bật nhất là trường hợp, đại đa số người tiêu
dùng xăng cho xe gắn máy đều rất thờ ơ đến sự tồn tại của các doanh nghiệp đầu mối cung cấp
xăng trên thị trường.
5.2.3 Đánh giá và quyết định mua
Các tiêu chí chọn cửa hàng của người tiêu dùng
Ở bước này, người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy đề cử 11 tiêu chí làm tiêu chuẩn so sánh
giữa các cửa hàng xăng dầu. Trong số 11 tiêu chí đó, mỗi người tiêu dùng sẽ chọn lại 3 tiêu chí
quan trọng nhất và tiến hành đánh giá mức độ quan trọng đối với họ qua 3 cấp: (1) rất quan
trọng, (2) quan trọng và (3) khá quan trọng.
Kết quả thể hiện, trong các tiêu chí đề cử, tiêu chí “cửa hàng thuận lợi cho xe dừng”
được người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy chọn nhiều nhất, kế tiếp là “cửa hàng có nhân viên
phục vụ vui vẻ - nhanh”, “cửa hàng bán xăng đúng chất lượng”, đến “cửa hàng của Nhà nước”,
“cửa hàng bán xăng đủ số lượng”,
Thế nhưng, khi người tiêu dùng tiến hành đánh giá mức độ quan trọng giữa các tiêu chí
thì có sự thay đổi về thứ tự xảy ra: cửa hàng của Nhà nước cho người tiêu dùng sự an tâm rất
cao, tiêu chí này giữ vị trí quan trọng hàng đầu (giá trị trung bình mức độ quan trọng = 1,57),
tiếp theo là cửa hàng có vị trí thuận lợi cho xe dừng và cửa hàng bán xăng đúng chất lượng
cùng giữ mức độ quan trọng như nhau (giá trị trung bình mức độ quan trọng = 1,74), cửa hàng
bán xăng đủ số lượng và cuối cùng là cửa hàng có nhân viên phục vụ vui vẻ nhanh.
Lưu ý rằng, ở đây chỉ xem xét các tiêu chí có tần số chọn cao. Các tiêu chí có tần số
chọn thấp, nếu so sánh giá trị trung bình mức độ quan trọng với các tiêu chí có tần số chọn cao
sẽ không đủ tin cậy nên chỉ tham khảo.
Bảng 5.2: Những tiêu chí chọn cửa hàng của người tiêu dùng
Tiêu chí chọn lựa Tần số Giá trị trung bìnhmức độ quan trọng
Cửa hàng có vị trí thuận lợi cho xe dừng 80 1.74
Cửa hàng nhân viên phục vụ vui vẻ - nhanh 63 2.08
Cửa hàng bán xăng đúng chất lượng 57 1.74
Cửa hàng của nhà nước 47 1.57
Cửa hàng bán xăng đủ số lượng 46 1.83
Cửa hàng lớn 33 1.70
Cửa hàng đông khách 25 2.24
Cửa hàng không dễ xảy ra cháy nổ 17 2.41
Cửa hàng thoáng mát 1 2.00
Cửa hàng gần 3 1.00
Cửa hàng quen 2 1.50
24
Với các tiêu chí người tiêu dùng đã đề cử, họ có nhận được sự hài lòng khi so với cửa hàng
mà họ thường xuyên vào đổ xăng?
Biểu đồ 5.3: Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng
Như vậy, rất ít trường hợp người tiêu dùng nhận được mức độ hài lòng tối ưu với các tiêu chí
của họ. Các tiêu chí mà người tiêu dùng chọn, dường như chỉ giữ vai trò là những yếu tố mà họ
ưu tiên tham chiếu. Quá trình người tiêu dùng bước vào một cửa hàng xăng dầu còn có sự chi
phối đáng kể của các yếu tố giữ vai trò thứ yếu khác. Chẳng hạn, đối với một người tiêu dùng
xăng cho xe gắn máy, có đặt ra tiêu chí chọn là cửa hàng phải có nhân viên phục vụ vui vẻ và
nhanh, nhưng thực chất khi có nhu cầu đổ xăng, người này lại quyết định đi đến cửa hàng xăng
dầu ở gần nhà, mặc dù cung cách phục vụ của các nhân viên bán hàng nơi đây chưa tốt.
Tuy nhiên, trước khi đi xa, khuynh hướng chung của người tiêu dùng cũng sẽ đến với
cửa hàng xăng dầu thường đổ, để đổ xăng dự phòng. Điều này thể hiện mức độ trung thành của
họ rất cao. 22,6% còn lại trả lời không với 3 nguyên nhân:
Cửa hàng nào cũng vậy.
Rất nguy hiểm.
Xăng lúc nào cũng đầy bình.
Trong đó, số người bày tỏ lý do cửa hàng nào cũng vậy chiếm đa số (12,9 %).
Tác động của giá xăng
Giá xăng tăng tạo ra một tác động chung đối với tất cả mọi người, trong khi nhu cầu sử dụng
xe gắn máy phục vụ cho lưu thông lại rất quan trọng, nên người tiêu dùng cũng không phản
ứng nhiều đối với việc phải hạn chế sử dụng xe gắn máy lại.
25
0,0
26,5
31,0
34,2
8,4
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Khá hài lòng Không hài lòng
Biểu đồ 5.4: Ảnh hưởng của giá xăng tăng đến người tiêu dùng
Tóm lại, khi có sự so sánh giữa các cửa hàng xăng dầu, thì tiêu chí cửa hàng có vị trí
thuận lợi cho xe dừng được nhiều người chọn nhất, kế đến là cửa hàng có nhân viên phục vụ
vui vẻ - nhanh, cửa hàng bán xăng đúng chất lượng, cửa hàng của Nhà nước, cửa hàng bán
xăng đủ số lượng. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng xem xét thứ bậc quan trọng giữa các tiêu chí,
thì tiêu chí cửa hàng của Nhà nước giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với họ, tiếp theo là cửa
hàng có vị trí thuận lợi cho xe dừng và cửa hàng bán xăng đúng chất lượng cùng giữ vị trí quan
trọng như nhau, cửa hàng bán xăng đủ số lượng và cuối cùng là cửa hàng có nhân viên phục vụ
vui vẻ - nhanh. Ở tiêu chí chất lượng, trong quá trình đánh giá, không người tiêu dùng nào đề
cập đến sự khác biệt giữa các nhãn hiệu xăng làm nên chất lượng tin cậy.
Bên cạnh đó, các tiêu chí mà người tiêu dùng đề ra chỉ là những tiêu chí được người
tiêu dùng ưu tiên tham chiếu đầu tiên trước khi quyết định mua. Vì khi người tiêu dùng tiến
hành đối chiếu các tiêu chí của họ với cửa hàng xăng dầu mà họ thường đổ, thì số lượng người
tiêu dùng nhận được mức độ hài lòng tối ưu rất thấp. Tuy thế, trước khi đi xa, khuynh hướng
chung của người tiêu dùng đều quyết định đến cửa hàng xăng dầu thường đổ, để đổ xăng dự
phòng.
Tác động của giá xăng dầu tăng là một tác động chung, nên hầu như người tiêu dùng
không hạn chế nhiều đối với việc sử dụng xe gắn máy.
5.2.4 Hành vi sau mua
Để quá trình mua diễn ra mau lẹ, đa số người tiêu dùng khi đến cửa hàng xăng dầu đều mua
theo túi tiền hay theo một mức tiền cố định (10.000 đồng, 20.000 đồng).
Người tiêu dùng có thói quen so sánh số lượng xăng bán giữa các cửa hàng?
Gần như không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ người có so sánh số lượng xăng bán giữa các
cửa hàng với người không so sánh:
- Trường hợp có so sánh chiếm tỷ trọng 49,7%, cách thức so sánh phổ biến nhất của người
tiêu dùng là quan sát kim chỉ xăng của xe gắn máy (43,2%). Một số trường hợp thú vị
26
32,9
50,3
16,8
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Có, rất nhiều Có, không nhiều Không
khác là căn cứ vào cảm giác, để ý tay bấm hay căn cứ vào lời nói của những người xung
quanh.
- Trường hợp không so sánh: 29% người tiêu dùng cho rằng, điều đó rất khó nhận biết do
lượng gian lận không đáng kể nên không quan tâm; 15,5% khác tin tưởng vào sự hiển thị
của đồng hồ điện tử. Nhóm người tiêu dùng còn lại có thể hiện niềm tin vào Nhà nước,
vào người bán, vào quy mô cửa hàng nơi họ mua.
Người tiêu dùng có thói quen so sánh chất lượng xăng bán giữa các cửa hàng?
Cũng tương tự với trường hợp so sánh về số lượng, tỷ lệ người có so sánh về chất lượng xăng
bán giữa các cửa hàng với người không so sánh cũng không có sự khác biệt đáng kể.
- Đối với trường hợp có so
sánh chất lượng xăng, cách
thức so sánh người tiêu dùng
thường sử dụng là dựa vào
tiếng máy xe chạy (35,5%),
chỉ một trường hợp duy nhất
có căn cứ vào màu xăng.
- Trường hợp không so sánh,
nguyên nhân chiếm đa số
cũng do người tiêu dùng cảm
thấy rất khó xác định nên
không quan tâm (34,2%), 9%
cho rằng với cùng một loại
xăng thì chất lượng sẽ giống
nhau. Nhóm còn lại cũng có
thể hiện niềm tin như đối với trường hợp so sánh số lượng.
Như vậy, mặc dù mức độ hài lòng người tiêu dùng nhận được khi so với những tiêu chí
đặt ra chưa tối ưu, nhưng sau khi mua, người tiêu dùng cũng không quan tâm nhiều đến việc so
sánh chất lượng cung cấp giữa các cửa hàng. So sánh tỉ trọng trường hợp có so sánh số lượng
cũng như chất lượng xăng bán với trường hợp không so sánh gần như không có sự khác biệt
nhiều. Nhưng phần hơn là thuộc về trường hợp không so sánh.
Nhìn chung, hành vi của người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy tương đối đơn giản.
Trong quyết định chọn loại xăng sử dụng, mức độ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ phía
người bán và những người xung quanh khá cao. Người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến
những thông tin có liên quan trong tiêu dùng xăng. Đặc biệt là sự tồn tại của các doanh nghiệp
đầu mối cung cấp xăng cho thị trường. Người tiêu dùng có đề ra các tiêu chí để so sánh thứ tự
ưu tiên giữa các cửa hàng xăng dầu. Song, quá trình người tiêu dùng quyết định bước vào một
cửa hàng xăng dầu còn có sự tham gia chi phối đáng kể của những yếu tố giữ vai trò thứ yếu
khác. Đại đa số người tiêu dùng rất ít nhận được mức độ hài lòng tối ưu với những tiêu chí của
họ. Tuy thế, trước khi đi xa, phần lớn người tiêu dùng cũng sẽ đến với cửa hàng xăng dầu
thường đổ, để đổ xăng dự phòng. Hành vi sau khi mua của người tiêu dùng không quá phức
tạp. Không có sự chênh lệch nhiều giữa số lượng người có và không có so sánh chất lượng
phục vụ giữa các cửa hàng.
5.3 Nhận biết thương hiệu
27
Biểu đồ 5.5: So sánh chất lượng
xăng bán giữa các cửa hàng
Có
so sánh
47,1%
Không
so sánh
52,9%
Biểu tượng logo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động truyền thông hiện đại.
Việc thiết kế biểu tượng kinh doanh, không thể tách rời khái niệm về COPORATE
INDENTITY (CI), tức sự thống nhất hóa hay còn có thể xem như sự nhận biết đồng nhất về
doanh nghiệp. Sự nhận biết về thương hiệu tức là sự tổng hòa qua nhiều yếu tố mà công ty xây
dựng, trong đó yếu tố thị giác được xem là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải thông điệp.
Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex để có sự so sánh khách quan, bên
cạnh biểu tượng của Petrolimex, nghiên cứu đo lường sự nhận biết còn có sự xuất hiện biểu
tượng của 2 doanh nghiệp đầu mối nữa, đó là:
Sài Gòn Petro Petro Việt Nam (PDC) Petrolimex
Biểu tượng 1 Biểu tượng 2 Biểu tượng 3
So sánh ấn tượng hình thức giữa 3 biểu tượng:
Chiến lược quảng bá hình ảnh biểu tượng Petrolimex đã nhận được kết quả khả quan, biểu
tượng của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được người tiêu dùng bình chọn ấn
tượng quen thuộc nhất (84,5%).
Biểu đồ 5.6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1043.pdf