Khóa luận Hiện trạng sử dụng đất và biến động tình hình sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2003 phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy

MỤC LỤC

 

Trang

 

PHẦN MỞ ĐẦU .1 CHưƠNG1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI .7

1.1. Đất đai “tư liệu sản xuất đặc biệt” . 7

1.1.1. Đặc điểm tạo thành . 7

1.1.2. Tính hạn chế về số lượng . 7

1.1.3. Tính không đồng nhất . 8

1.1.4. Tính không thay thế . 8

1.1.5. Tính cố định vị trí . 8

1.1.6. Tính vĩnh cửu (khả năng mang tính sản xuất) . 8

1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất của xã hội . 8

1.2.1. Trong các ngành phi nông nghiệp . 9

1.2.2. Trong ngành nông nghiệp . 9

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất . 10

1.3.1. Nhân tố tự nhiên. 10

1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội . 12

1.3.3. Nhân tố không gian . 13

1.4. Xu thế phát triển sử dụng đất đai . 14

1.4.1.Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung. 14

1.4.2. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá . 14

1.5. Biến động đất đai . 15

1.5.1. Khái niệm: . 15

1.5.2. Những đặc trưng của biến động đất đai . 17

1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai 18

CHưƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHưỜNG TRUNG HOÀ . 19

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội . 19

2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 19

2.1.2. Kinh tế xã hội. 20

2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của phường Trung Hoà năm 2000 và 2003 . 22

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Trung Hoà năm 2000 . 22

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phường Trung Hoà năm 2003 . 27

 

 

CHưƠNG 3 : BIẾN ĐỘNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHưỜNG TRUNG HOÀ

THỜI KỲ 2000 – 2003 . 33

3.1. Diện tích các loại hình sử dụng của phường Trung Hoà thời kỳ 2000 2003 33

3.2. Nguyên nhân biến động tình hình sử dụng đất 2000 - 2003 . 37

3.2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp. 37

3.2.2. Biến động diện tích đất chuyên dùng . 38

3.2.3. Biến động diện tích đất ở. 41

3.2.4. Biến động diện tích đất chưa sử dụng . 42

3.2.5. Xu hướng sử dụng đất đối với chưa sử dụng . 43

3.3. Nhận xét chung . 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 44

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng sử dụng đất và biến động tình hình sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2003 phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả lợi ích cao nhất về mặt xã hội, môi trường và kinh tế. Tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều địa phương đã sử dụng đất chưa hợp lý, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, một số địa phương đã sử dụng đất nông nghiệp để phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, khu kinh tế, xây dựng và phát triển đô thị một cách tràn lan, thiếu tính toán, nhiều nơi dành đất rồi để đấy không sử dụng, gây lãng phí đất canh tác, phá hoại môi trường. 1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động thông tin và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có. Trong một vùng hoặc trong phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao. Có nơi thì bỏ hoang hoặc khai thác với hiệu quả rất thấp…có thể nhận thấy điều kiện tự nhiên của đất đai chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và sử dụng đất đai quyết định vẫn là do con người. Cho dù điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế, nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế, kỹ thuật không tương ứng, thì các ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực, cũng như chuyển hoá thành ưu thế kinh tế và ngược lại. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển của xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ được nâng cao và phát huy cao độ. ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế đến việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan tới lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế, thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng đất theo kiểu bóc lột. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, thậm chí huỷ hoại đất đai. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý các mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên,kinh tế - xã hội, trong lĩnh vực sử dụng đất đai. 1.3.3. Nhân tố không gian Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (Như ngành nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Không gian bao gồm cả vị trí và mặt bằng. Đặc tính không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí khi sử dụng và số lượng không thể vượt phạm vi quy mô hiện có. Do vị trí và không gian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong quá trình sử dụng, nên phần nào có giới hạn nhân khẩu và số lượng người lao động có nghĩa tác dụng hạn chế của không gian đất đai sẽ thường xuyên xảy ra khi dân số và kinh tế - xã hội luôn phát triển. Sự bất biến của tổng diện tích đất đai, không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng đất mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đai theo loại đất, số lượng được sử dụng căn cứ vào sức sản xuất của đất và yêu cầu sản xuất của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực tải của đất đai. Khả năng không dịch chuyển của đất đai dẫn đến việc phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu vực rất chặt chẽ. Cùng với mật độ dân số của các khu vực khác nhau, tỉ lệ cơ cấu và lượng đầu tư sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Tài nguyên đất đai có hạn, lại giới hạn về không gian, đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất ở nước ta. Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng dất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kết hợp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường. 1.4. Xu thế phát triển sử dụng đất đai 1.4.1.Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung Lịch sử phát triển xã hội loài người cũng chính là lịch sử biến đổi của quá trình sử dụng đất. Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, chủ yếu dựa vào sự ban phát của tự nhiên và thích ứng với tự nhiên để tồn tại, vấn đề sử dụng đất hầu như không tồn tại. Thời kỳ du mục con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và đồng cỏ bắt đầu được sử dụng khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công cụ sản xuất thô sơ, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sử dụng và ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Tuy nhiên, trình độ sử dụng đất đai vẫn còn rất thấp, phạm vi sử dụng đất cũng rất hạn chế, mang tính kinh doanh thu, đất khai phá nhiều nhưng thu nhập rất thấp. Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích ít nhưng hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên, thời kỳ quá độ chuyển từ sản xuất quảng canh sản xuất thâm canh cao trong sử dụng đất là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý. ở những khu vực khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia, do có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật cũng như các điều kiện đặc thù, do đó phải áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức tuỳ theo từng thời điểm khác nhau mà có cung cách quản lý thích hợp, hiệu quả. 1.4.2. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá  Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển nhu cầu của con người về vật chất, văn hoá, tinh thần và môi trường ngày càng cao sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với đất đai, đời sống đã nâng cao, chuyển sang giai đoạn hưởng thụ sử dụng đất đai vào việc sản xuất vật chất phải thoả mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao và môi trường trong lành, sạch sẽ…đã làm cho cơ cấu sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Trước đây việc sử dụng đất đai rất hạn chế do kinh tế và khoa học kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chủ yếu sử dụng bề mặt đất đai, nông nghiệp thì độc canh, xây dựng chủ yếu là chọn đất bằng. Khi khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển ngay cả đất xấu cũng khai thác một cách triệt để, hình thức sử dụng rất đa dạng, …đã làm cho nội dung sử dụng ngày một phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ con người. Hiện đại hoá nền kinh tề quốc dân và phát triển kinh tế hàng hoá, dẫn đến sự phân công sử dụng đất theo hướng chuyên môn hoá. Để sử dụng hợp lý đất đai, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá theo khu vực. Cùng với việc đầu tư trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ thuật, công cuộc quản lý kỹ thuật hiện đại sẽ nảy sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng đất khác nhau về hình thức, quy mô. 3.1.4.3. Sử dụng đất đai phát triển theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại. Vì vậy, việc chuyên môn hoá theo yêu cầu xã hội hoá sản xuất phải đáp ứng nhu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Ngay cả ở chế độ xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của tư nhân, những vùng đất đai hướng dụng cộng đồng như: Nguồn nước, khoáng sản, sông ngòi, mặt hồ …vẫn cần những quy định về chính sách thực thi hoặc tiến hành công quản kinh doanh của nhà nước nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc tư hữu tạo nên những mâu thuẫn gay gắt của xã hội. 1.5. Biến động đất đai 1.5.1. Khái niệm: Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên không bao giờ lại bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên. Như vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái. Nghiên cứu biến động tình hình sử dụng đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này. Đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai, vấn đề trước tiên là phải làm rõ: Cơ sở của việc sử dụng đất đai và chức năng cho từng loại hình sử dụng đất. - Việc sử dụng đất đai dựa trên: +Tính chất đất đai( Độ dốc, độ dày, độ phì) + Tập quán canh tác truyền thống + Tác động thị trường - Chức năng cho từng loại hình sử dụng theo sơ đồ (Hình 1) Quỹ đất đai Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Nông nghiệp  Chuyên dùng  Đất ở  Chưa sử dụng, sông Hình 1: Sơ đồ chức năng từng loại hình sử dụng đất. 1.5.2. Những đặc trưng của biến động đất đai 1.5.2.1. Quy mô biến động - Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung. - Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất. - Biến động về đặc điểm của những loại đất chính. 1.5.2.2. Mức độ biến động - Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu. - Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa cuối và đầu thời kỳ đánh giá. 1.5.2.3. Xu hướng biến động - Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất. - Xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực. 1.5.2.4. Những nhân tố gây nên sự biến động tình hình sử dụng đất đai - Các yếu tố tự nhiên của phường là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn thảm thực vật. - Các yếu tố kinh tế - xã hội của phường có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố sau: + Sự phát triển các ngành kinh tế như: dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác. + Sự phát triển của dân số. + Các dự án đầu tư phát triển kinh tế của phường và của thành phố trên địa bàn phường. +Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá. 1.5.3. ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai Đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất đai, là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ các mục đích kinh tế - xã hội có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, khi đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai cho ta biết được nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai có một ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn quý giá của quốc gia. CHương 2 Hiện trạng sử dụng đất phường Trung Hoà 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Cầu Giấy là một quận mới thành lập từ ngày 3/9/1997 (theo nghị định 74/CP ngày 21/11/1996) nằm ở khu vực cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 6 km. Quận gồm 7 phường hình thành từ 4 thị trấn: Mai Dịch, Cầu Giấy, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô và 3 xã: Trung Hoà, Yên Hoà và Dịch Vọng của huyện Từ Liêm cũ. Phường Trung Hoà là một đơn vị hành chính cơ sở thuộc quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên: 245,7952 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp với một số đơn vị hành chính khác là: - Phía Đông giáp với sông Tô Lịch ( quận Đống Đa) - Phía Tây giáp xã Mễ Trì huyện Từ Liêm. - Phía Nam giáp với phường Nhân Chính quận Thanh Xuân. - Phía Bắc giáp với phường Yên Hoà. 2.1.1.2. Địa hình Khu vực phường Trung Hoà cùng với Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên dạng địa hình ở đây chủ yếu là dạng địa hình đồng bằng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ trung bình từ 6 – 6,5 m. Các khu đất đã xây dựng cao 6,5 – 7 m. Khu đất ruộng có cốt trung bình 3,5 – 4,5 m. 2.1.1.3. Thổ nhưỡng Phường Trung Hoà do có sự bồi đắp của sông Hồng nên đất có chất lượng tốt ( chủ yếu là sự bồi đắp của trầm tích Aluvi (bồi tích). Mặc dù vậy, chất lượng đất ngày càng giảm do nước thải của quá trình sinh hoạt của khu đô thị chưa được xử lý tốt gây ô nhiễm. 2.1.1.4. Khí hậu Cùng với địa hình, khí hậu là thành phần chủ đạo của môi trường tự nhiên, nó ảnh hưởng rẩt lớn đến các hợp phần tự nhiên khác và tạo nên những nét độc đáo của tự nhiên. vì vậy khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của địa phương. Phường Trung Hoà cùng chung khí hậu với khí hậu của thành phố Hà Nội, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào. Nền nhiệt của khu vực khá đồng đều và cũng khá cao. Nhiệt độ trung bình năm là 230 C – 240 C. Tổng nhiệt hàng năm là 85000 C – 87000C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 1800 mm. Trong năm có 2 mùa chính: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 có rét đậm vào tháng 12, 3. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 – 7 cơn bão, bão mạnh nhất lên tới cấp 9. cấp 10. Để xác định mức độ thích nghi của con người đối với khí hậu, nhiều nhà khí hậu học đã sử dụng những chỉ tiêu khí hậu của học giả ấn Độ đã đưa ra chỉ tiêu khí hậu học đối với con người như sau: Bảng1: Mức độ thích nghi của con người đối với khí hậu Hạng Mức độ thích nghi t 0 TB tháng(0C) Biên độ năm(0C) Lượng mưa (mm) 1 Thích nghi 8 – 24 6 1259 – 1990 2 Khá thích nghi 4 – 27 6 – 8 990 – 2550 3 Nóng, ít thích nghi 7 – 29 8 – 14 <2550 4 Rất nóng, khó thích nghi 9 – 32 4 – 19 <1250 5 Không thích nghi > 32 >19 <650 2.1.2. Kinh tế xã hội Dân số theo thống kê năm 2004 dân số toàn phường khoảng 16000 người, khoảng 3385 hộ gia đình, toàn phường được chia thành 45 tổ dân phố. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số của phường là 1,4%. Trong khu dân cư của phường, do chuyển từ làng xã lên phường (thành thị), hệ thống giao thông còn nhỏ hẹp. Đường sá xuống cấp do việc thi công cơ sở hạ tầng không đồng bộ. Có các tuyến đường chính: - Tuyến đường Trần Duy Hưng dài 22km - Tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân dài 0,3km - Tuyến đường Nguyễn Ngọc Vũ dài 1,3km - Tuyến đường Nguyễn Khang dài 300m Đường ven sông Tô Lịch có bề rộng 3,5 - 5m, lề mỗi bên dao động 0,4 - 5m với các dạng kết cấu bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Trên địa bàn phường có một trạm y tế đảm bảo được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm phòng bệnh cho trẻ em, chương trình phòng đau mắt hột, chương trình phòng chống thiếu máu cho phụ nữ, … Bên cạnh đó trung tâm y tế đã kết hợp với các bệnh viện hàng năm khám chữa bệnh cho nhân đạo cho người dân. Trụ sở UBND phường được bố trí ở ven đường Nguyễn Ngọc Vũ có diện tích 1411m2 xây hai tầng kiên cố nhưng các phòng ban còn trật hẹp. Phường có một trạm truyền thanh phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của phường như kinh tế,văn hoá, y tế phục vụ bầu cử hội đồng nhân dân và các nhiệm vụ điều hành của chính quyền, phường có một số bưu điện phục vụ nhân dân trong phường. Phường có các trường học: - Trường tiểu học Trung Hoà - Trường THCS Trung Hoà - Trường CNKT xây dựng - Trường QLKT công nghiệp - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Trường Cao đẳng Lao động xã hội Ngoài ra phường còn có chủ trương đưa một số diện tích đất để xây trường như: Trường PTDL Nguyễn Siêu (1,5794ha); Trường mầm non Trung Hoà (0,6054ha). 2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của phường Trung Hoà năm 2000 và 2003 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Trung Hoà năm 2000 Bảng2: Diện tích các loại đất năm 2000 Loại đất Diện tích(ha) %tỷ lệ Tổng diện tích 245,7952 100 1. Đất nông nghiệp 99,6500 40,54 a. Đất trồng cây hàng năm 95,8292 38,98 b. Đất vườn tạp 0,8486 0,003 c. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 2,9722 1,2 2.Đất chuyên dùng 82,8343 33,7 3. Đất ở 55,9425 22,75 4. Đất chưa sử dụng và sông suối 7,3684 2,99 ( Theo báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai năm 2000 của phường Trung Hoà) * Theo cơ cấu sử dụng đất: - Đất nông nghiệp: 99,6500ha chiếm 40,54% tổng diện tích đất tự nhiên của phường. - Đất chuyên dùng: 82,8343ha chiếm 33,70% tổng diện tích đất tự nhiên của phường. - Đất ở: 55,9425ha chiếm 22,75% tổng diện tích đất tự nhiên của phường. - Đất chưa sử dụng: 7,3684 ha chiếm 2,99% tổng diện tích đất tự nhiên của phường. 3% 23%  40%  Đất NN Đất CD 34% Đất ở Đất CSD Biểu đồ cơ cấu đất năm 2000 * Theo đối tượng quản lý sử dụng: - Hộ gia đìng cá nhân: 36,5326ha chiếm 14,86% tổng diện tích tự nhiên toàn phường. - Các tổ chức kinh tế: 140,4491ha chiếm 57,14% tổng diện tích tự nhiên toàn phường. - Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài: 3,6785ha chiếm 1,49% tổng diện tích tự nhiên toàn phường. - UBND phường : 49,6262ha chiếm 20,19% tổng diện tích tự nhiên toàn phường. - Các tổ chức khác: 12,0248ha chiếm 4,89% tổng diện tích tự nhiên toàn phường. - Đất chưa giao, cho thuê sử dụng: 3,4840ha chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên toàn phường. 2.2.1.1. Đất nông nghiệp Bảng3 : Diện tích đất nông nghiệp năm 2000. Loại đất Diện tích (ha) % tỷ lệ Tổng diện tích đất NN 99,6500 100 1.Đất trồng cây hàng năm 95,8292 96,1600 2. Đất vườn tạp 0,8486 0,0085 3. Đất mặt nước NTTS 2,9722 2,9800 (Theo báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất năm 2000- Phường Trung Hoà). * Theo cơ cấu sử dụng đất. - Đất trồng cây hàng năm : 95,8292ha chiếm 96,16% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất vườn tạp : 0,8486 ha chiếm 0,0085% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 2,9722ha chiếm 2,98% tổng diện tích đất nông nghiệp. 1% 3% Đất trồng cây HN Đất vườn tạp 96% Đất có MNNTTS Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp năm 2000 * Theo đối tượng sử dụng: - Hộ gia đình cá nhân: 0,7976ha chiếm 0,008% tổng diện tích đất nông nghiệp . - Các tổ chức kinh tế : 98,6051ha chiếm 98,95% tổng diện tích đất nông nghiệp . - Đất do UBND phường quản lý sử dụng : 0,2473ha chiếm 0,0024% tổng diện tích đất nông nghiệp . 2.2.1.2. Đất chuyên dùng Tổng diện tích chuyên dùng của phường là 82,8343ha chiếm 33,7% tổng diện tích đất tự nhiên của phường. Đất chuyên dùng của phường gồm 6 loại : đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng, đất di tích lịch sử văn hoá, đất an ninh quốc phòng, đất nghĩa địa. * Đất xây dựng Diện tích đất: 14,5078ha chiếm 17,51% tổng diện tích đất chuyên dùng toàn phường, gồm các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể, tổ chức kinh tế. - Các đối tượng quản lý sử dụng đất như sau: + Các tổ chức kinh tế: 5,7853ha chiếm 6,98% tổng diện tích đất chuyên dùng, là xây dựng các công trình công nghiệp: Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội,trạm trộn bê tông Vinaconex, các công trình thương mại dịch vụ. + Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài: 3,6785ha chiếm 4,44%. + UBND phường: 3,1043ha chiếm 3,74%. Chủ yếu là trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND, nhà văn hoá, sân chơI cho trẻ em. + Các tổ chức khác: 1,9397ha chiếm 2,34% gồm đất trường học, nhà trẻ mẫu giáo, trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp. * Đất giao thông Diện tích: 46,5704ha chiếm 56,22% tổng diện tích đất chuyên dùng, phần lớn do UBND phường quản lý, bao gồm các đường phố đã được bàn giao cho UBND phường có trách nhiệm quản lý và các đường làng, ngõ, ngách của phường. Phần còn lại do các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng (6,1118ha). * Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng Diện tích: 9,7394 ha chiếm 11,75% tổng diện tích đất chuyên dùng, do các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng. * Đất di tích lịch sử văn hoá Diện tích: 0.3502 ha chiếm 0.004% tổng diện tích đất chuyên dùng, là các công trình di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước công nhận: đình chùa … do các tổ chức khác quản lý. * Đất an ninh quốc phòng Diện tích: 9,7349 ha chiếm 11,75% tổng diện tích đất chuyên dùng, đất sử dụng vào các mục đích quốc phòng như cơ quan, doanh trại quân đội, các công trình phục vụ an ninh quốc phòng, diện tích đất do các tổ chức khác quản lý,, *Đất nghĩa trang nghĩa địa Diện tích: 1,9316 ha chiếm 2,33% tổng diện tích chuyên dùng, do UBND phường quản lý. 0% 12%  12%  2% 18% 56% Đất XD Đất GT Đất TL và MNCD Đất DTLSVH Đất ANQP Đất NTNĐ Biểu đồ cơ cấu đất chuyên dùng năm 2000 2.2.1.3. Đất ở Là đất làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của các hộ gia đình, cá nhân. diện tích : 55,9425 ha chiếm 22,75% tổng diện tích toàn phường. Trong đó - Hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng: 33,7350 ha chiếm 63,87% diện tích đất ở đô thị, đất do tư nhân quản lý xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình cá nhân. - Các tổ chức kinh tế quản lý: 20,2075 ha chiếm 36,12% diện tích đất ở, gồm các khu tập thể của các cơ quan hành chính và sự nghiệp, các công ty, các nhà máy xí nghiệp,… 2.2.1.4. Đất chưa sử dụng Là các loại đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chuyên dùng, đất ở. Tổng diện tích đất là 7,3684 ha chiếm 2,99 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường. Đất do UBND phường quản lý sử dụng. 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phường Trung Hoà năm 2003 Bảng4: Diện tích các loại đất năm 2003 Loại đất Diện tích( ha ) Tỷ lệ( % ) Tổng diện tích 245,7952 100 1.Đất nông nghiệp 40,9562 16,66 a.Đất trồng cây hàng năm 39,0247 15,87 b.Đất vườn tạp 0,5850 0,002 c.Đất có NMNTTS 1,3465 0,005 2.Đất chuyên dùng 119,2596 48,51 3.Đất ở 80,0310 32,56 4.Đất chưa sử dụng 5,5484 2,25 (Theo báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai năm 2003 phường Trung Hoà) * Theo cơ cấu sử dụng đất: - Đất nông nghiệp: 40,9562 ha chiếm 16,66 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường. - Đất chuyên dùng: 119,2596 ha chiếm 48,51 % tổng diện tích đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiện trạng sử dụng đất và biến động tình hình sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2003, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy.doc
Tài liệu liên quan