Khóa luận Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp biện chứng trong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và đế quốc mỹ ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.Trang 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Đóng góp của khóa luận. 4

6. Kết cấu khóa luận. 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

CỦA PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG

1.1. Phương pháp và phương pháp biện chứng

1.1.1. Phương pháp và phân loại phương pháp.5

1.1.2. Phương pháp biện chứng và vai trò của phương pháp biện

chứng

1.1.2.1. Phương pháp biện chứng.7

1.1.2.2. Lịch sử phương pháp biện chứng.9

1.1.2.3. Vai trò của phương pháp biện chứng. 10

pdf67 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp biện chứng trong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và đế quốc mỹ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét, giải quyết vấn đề: - Thứ nhất, quan điểm thực tiễn và quan điểm về tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là quan điểm xuyên suốt trong nhận thức và hành động thực tiễn. - Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc toàn diện, có hệ thống, có trọng điểm và thiết thực. - Thứ ba, phát hiện mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn với phương pháp phù hợp có hiệu quả cao. NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 26 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng - Thứ tư, có quan điểm phát triển, luôn đổi mới và hướng về cái mới. - Thứ năm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp khi giải quyết những vấn đề xã hội của Việt Nam. - Thứ sáu, có quan điểm biện chứng sáng tạo khi biết “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để ứng phó và giải quyết vấn đề. Đó là sáu nội dung cơ bản về việc vận dụng một cách sáng tạo phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực, trong lĩnh vực đấu tranh cách mạng nó được thể hiện một cách độc đáo qua từng nội dung cụ thể sau: 2.1.1. Xuất phát từ thực tế Việt Nam mà đề ra phương pháp, cách làm thích hợp. Trong triết học mác-xít, “thực tiễn” được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người để cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn được coi là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Là người gần gũi với nhân dân, Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm “thực tế” khi nói về “thực tiễn”. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đặt ra mà chúng ta phải giải quyết. Việt Nam là đất nước có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử, có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của nó. Đây chính là điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Thực tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự thống khổ của nhân dân dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, là giai đoạn thất bại của các phong trào yêu nước, là sự khủng hoảng về đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng của các vị tiền bối. Phan Chu Trinh quan niệm có tính chất cải lương khi đưa ra phương pháp “khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh”. Còn Phan Bội Châu thì chạy Đông chạy Tây để cầu viện nghĩa cử đồng chủng, đồng văn của Nhật, điều này khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” thay thế cách thống trị này bằng ách thống trị khác. Thực tế đó là động lực thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, tìm một con đường cách mạng đúng đắn, phù hợp để giải phóng dân tộc khỏi xích xiềng nô lệ. NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 27 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng Với ý chí và nghị lực phi thường, Người hòa mình vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người tìm thấy ở đó một câu trả lời bức thiết nhất cho cả dân tộc, làm thế nào để có thể giành được độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc; nó là đuốc soi đường cho con người đang đi trong đêm tối, chỉ cho con người cách thức làm thế nào để đạt được mục đích một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất . Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước chân chính giúp Người giải quyết sự bế tắt đường lối bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Nhưng thực tế Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi Người giải quyết. Thực tế đó là người dân Việt Nam mà đa số là nông dân rất xa lạ đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và khi chưa hiểu “cách mệnh” là gì? Là thực trạng một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu làm thế nào chiến thắng tên đế quốc hùng mạnh? Là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến thì làm thế nào vừa đem lại độc lập vừa có tự do thật sự?... Thực tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù thì làm cách nào đưa cách mạng vượt qua giây phút hiểm nghèo, bảo vệ thành quả cách mạng? Thực tế cách mạng sau năm 1954 chỉ giải phóng được miền Bắc, làm thế nào giành được độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa,... Có rất nhiều câu hỏi về cách làm mà Người đặt ra từ thực tế Việt Nam làm cơ sở để đề ra đường lối, nhiệm vụ và phương pháp thích hợp. Người ý thức được rằng, thực tế đó là những vấn đề cấp bách nếu không lo giải quyết thì cách mạng không thể tiến lên được. Do đó, Người luôn yêu cầu đặt ra cho mình là phải nhạy bén trước thực tế, kịp thời phát hiện bản chất và quy luật phát triển khách quan của sự vật và đề ra phương pháp hành động phù hợp. Muốn vậy, trước hết Người yêu cầu phải nắm vững lý luận khoa học. Là nhà mác-xít sáng tạo lớn, hơn ai hết, Người đã nghiên cứu và nắm vững tinh thần và phương pháp của học thuyết Mác - Lênin, lấy nó soi rọi vào thực tế Việt Nam. Do vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của lý luận. Người nhấn mạnh câu nói của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động”. Do vậy, Người luôn quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học mác-xít. Người nói: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [16;74,75]. Theo Hồ Chí Minh, lý luận phải thấm sâu thực tiễn, phải bắt nguồn từ thực tiễn, ở trong thực tiễn và trở về với thực tiễn. Lý luận không nảy sinh từ đầu óc tư biện, nó phải là công cụ hữu hiệu đề cải biến thực NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 28 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng tiễn theo hướng phát triển. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu “phải nâng cao trình độ lý luận gắn liền với công tác lý luận với thực tiễn cách mạng, phải đi sát thực tế phải liên hệ mật thiết với quần chúng” [16;95]. Sau khi xác định độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển duy nhất đúng đắn trên thế giới lúc bấy giờ, Người quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường đó, nhưng hoàn cảnh mỗi nước khác nhau, cách thức đi trên con đường đó khác nhau không thể máy móc rập khuôn được. Do đó, quan điểm thực tế ở Hồ Chí Minh đã bao hàm quan điểm lịch sử-cụ thể. Thực tế hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám là một dân tộc dưới ách nô lệ ngoại xâm; là cuộc chiến đấu đầy gian khổ của quần chúng nhân dân. Người cộng sản phải biết xuất phát từ các hiện thực đau khổ đó làm động lực cải tạo hoàn cảnh đưa dân tộc bước ra màn đêm nô lệ trở về vùng trời tự do. Để làm điều đó người cách mạng cũng phải xuất phát từ thực trạng của từng địa phương, từng thời điểm mà có cách làm thích hợp. Muốn bày cho dân cách làm nhưng thực tế nhân dân ta không hiểu gì về chủ nghĩa Mác-Lênin thì “phải giảng giải lý luận cho dân hiểu” [14;267]. Ngôn ngữ học thuyết khoa học xa lạ với họ thì Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ giản dị dễ hiểu, gần gũi với họ. Làm được điều này, Người không những am hiểu thực tiễn, bám sát thực tiễn, mà còn thấu hiểu đặc điểm của đồng bào mình. Xuất phát từ tính chất xã hội Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến và từ những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ nên ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng Người đã chỉ rõ mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [11;26], từ đó đề ra nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên xã hội cộng sản. Trong những thời điểm lịch sử cụ thể mà hai nhiệm vụ đó thay đổi vị trí ưu tiên cho nhau. Năm 1941, do xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước lúc bấy giờ, Người và Trung ương Đảng đã chủ trương thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược một cách kiên quyết, nêu cao vấn đề dân tộc, chủ trương lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh nhằm tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, cá nhân yêu nước tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ mọi lực lượng là đế quốc và phong kiến tay sai, không tiến hành cách mạng tư sản dân quyền để giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa đồng thời, phân tích đúng tình hình thực tiễn, kịp thời đề ra chủ trương chuẩn bị NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 29 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện nên đưa Cách mạng tháng Tám đi đến thành công. Sự nhạy bén với tình hình thực tế còn thể hiện trong Chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, mỗi địa phương phải căn cứ tình hình thực tế riêng của từng địa phương mình triển khai sao cho có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tế, theo Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, phải biết họ đang cần gì trong từng giai đoạn khác nhau và phải biết lợi ích cuối cùng là “độc lập, tự do, cơm no, áo ấm”. Để làm điều này, Người đòi hỏi đề ra phương pháp cách mạng phù hợp từng thời kỳ để hướng dẫn quần chúng đấu tranh cho lợi ích cục bộ và lợi toàn cục. Phải biết kết hợp các hình thức đấu tranh và kiên định phương pháp bạo lực cách mạng, đặc biệt phải biết đề ra khẩu hiệu sát, có sức hiệu triệu lớn để huy động sức mạnh quần chúng như khẩu hiệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói” đã huy động được sức mạnh quần chúng vì đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong cái thực tế nạn đói đang hoành hành dữ dội. Sự xuất hiện cùng lúc nhiều kẻ thù là một thực tế khắc nghiệt đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ. Người đã thể hiện tài trí cơ mưu của mình khéo nhân nhượng có nguyên tắc, khai thác mâu thuẫn loại bỏ từng kẻ thù chỉa mũi nhọn vào kẻ thù chính và cuối cùng bảo vệ thành công thành quả của Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ta chỉ giải phóng miền Bắc còn miền Nam lại phải đối đầu với đế quốc Mỹ. Thực tế đó, Đảng mà đứng đầu là Bác đã táo bạo thực hiện đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đường lối này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, được thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam và đem lại thành công rực rỡ. Điều này chứng minh cho sự vận dụng tài tình phương pháp biện chứng trong nghệ thuật lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Thực tế phải đối đầu với kẻ thù “to con” hơn mình là thử thách lớn đối với người lãnh đạo nhưng nó không làm chùn chân Hồ Chí Minh mà ngược lại còn phát huy tính sáng tạo của Người về lĩnh vực quân sự. Thật vậy, thực tế đó đã tạo điều kiện cho tư duy về lối đánh mới toanh chưa từng có trong từ điển quân sự làm cho kẻ thù ngạc nhiên và trở thành điều bí mật của nền quân sự Việt Nam mà Hồ Chí Minh là vị cha đẻ. NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 30 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng Mặt khác, thực trạng nền kinh tế Việt Nam là một trở ngại lớn trong tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, nông nghiệp lạc hậu lại không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cuộc cách mạng này rất gay go, chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, xóa quan hệ sản xuất cũ thay vào quan hệ sản xuất mới không có giai cấp bóc lột, chúng ta phải biến đổi một nước kém văn minh, đói khổ thành một nước văn minh có đời sống ấm no hạnh phúc. Đây là một quá trình lâu dài, gian khổ. Hồ Chí Minh thấu hiểu các thực tế đó, nên Người đã chủ trương làm dần dần, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thận trọng từng bước một, từ thấp lên cao, không chủ quan nôn nóng và sự tuần tự của các bước đi do điều kiện khách quan quy định. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải là một đại lộ thẳng tắp mà là con đường quanh co phức tạp, đầy gian khổ và cách làm của chúng ta không giống với các nước xã hội chủ nghĩa đi trước được. Người nói: “Ta không giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội theo con đường khác.” [2;76]. Tóm lại, xuất phát từ thực tế Việt Nam, lấy thực tế đó làm cơ sở đề ra các nhiệm vụ, phương pháp cách mạng là nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận chung xuyên suốt quá trình nhận thức và hành động của Hồ Chí Minh. Với Người, bất kỳ việc gì cũng căn cứ vào tình hình thực tế và tuân thủ quy luật phát triển khách quan của sự vật. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại khách quan, con người cải tạo hiện thực cơ sở tuân thủ quy luật đó thì mới có sự phát triển đúng hướng. Nếu không theo quy luật khách quan và điều kiên thực tế chắc chắn sẽ tổn thất hoặc thậm chí là thất bại. Trong thư gởi Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những khuyết điểm lớn của từng địa phương là “Đặt kế hoạch chủ quan, không căn cứ vào thực tế cho nên khi địch tiến công thì tán loạn hết, ngoài một ít nơi còn thì bộ đội chạy, cán bộ chạy, du kích chạy, cơ quan chạy. Để dân hoang mang, vất vả, cực khổ, thiệt hại, oán giận. Đó là một thực trạng rất đáng tiếc, đáng đau lòng” [19,134]. Đồng thời với yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan, dựa vào thực tế là yêu cầu xem xét nó trong từng thời điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từ đó Người nắm được bản chất của vần đề mà có cách làm thích hợp đưa cách mạng tiến lên. NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 31 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng 2.1.2. Có quan điểm toàn diện trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của cách mạng 2.1.2.1. Đánh giá kẻ thù từ nhiều mặt để tìm ra bản chất của chúng Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Châu Âu và chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Nền kinh tế hàng hóa làm cho nhu cầu thị trường trở nên bức thiết và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa của những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông mà Việt Nam là một trong những nạn nhân. Thấy được Việt Nam là một miếng mồi béo bở nên năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với danh nghĩa là “nước mẹ đi khai phá văn minh” nhưng lại thực hiện những hành vi đê tiện, tàn bạo của một tên cướp nước. Sau khi bôn ba khắp năm Châu, đến với ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với bản lĩnh chính trị vững vàng, Người nhận ra bản chất thật sự của chủ nghĩa tư bản, Người viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở đế quốc và một vòi khác bám vào vô sản ở các nước thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời cắt bỏ hai vòi, nếu chỉ cắt bỏ một vòi thôi thì cái vòi kia vẫn hút máu của giai cấp vô sản, con vật ấy vẫn tiếp tục sống và cái vòi đứt lại sẽ mọc ra.” [10;43]. Đây là cách nhìn biện chứng về bản chất của chủ nghĩa tư bản và từ đó mà toát lên sự định hướng về phương pháp tiêu diệt chúng. Muốn thắng lợi, cách mạng dân tộc ở thuộc địa phải gắn với cách mạng vô sản ở chính quốc nhưng đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phụ thuộc và cách mạng ở thuộc địa còn có thể giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc vì “Nọc độc của con rắn chủ nghĩa tư bản tập trung ở thuộc địa hơn là ở chính quốc.” [10;44]. Để chỉ rõ bản chất của thực dân Pháp, Người viết tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) để tố cáo tội ác của chúng, vạch mặt chúng kêu gọi nhân dân đứng dậy lật đổ ách thống trị của chúng, đồng thời đánh thức lý trí của nhân dân thuộc địa nhìn ra bản chất của chúng mà lật đổ chúng. Người kết thúc tác phẩm bằng một câu tán thán tự: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh.” [18,145]. Nó như luồng ánh sáng chói chang xuyên qua sự tăm tối trong nhận thức của nhân dân thuộc địa, tạo nên sức mạnh mãnh liệt để thức tỉnh họ vùng đậy đấu tranh. Nhân dân thuộc địa phải thức tỉnh và nhìn thấy sức mạnh to lớn của mình, Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 32 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em của mình trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” [10,44]. Tư tưởng này của Người đã được chứng minh là đúng đắn bởi sự thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới gần một thế kỷ qua. Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945–1946 rơi vào tình cảnh hiểm nghèo chưa từng có, nó ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Nước Việt Nam mới được thành lập còn gặp khó khăn mọi mặt lại cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù. Chúng có chung dã tâm lật đổ chính quyền cách mạng còn trong trứng nước. Trước tình hình đó, Đảng và Bác Hồ thực sự khéo léo, xem xét đánh giá kẻ thù từ nhiều mặt để tìm ra kẻ thù chính. Loại dần từng kẻ thù bằng những sách lược mềm dẻo, linh hoạt trong từng bối cảnh lịch sử-cụ thể và trên cơ sở xem xét tình hình trong nước, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới, để vạch ra chủ trương giải pháp đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. - Đối với quân Anh, chúng có mặt sớm ở Sài Gòn để giúp Pháp vì Anh sợ cách mạng Việt Nam lan tỏa đến các nước thuộc địa của Anh, ở Đông Nam Á. Nếu Pháp không thắng nhanh thì phong trào cách mạng ở Anh buộc chúng phải rút khỏi Sài Gòn. Vì vậy, Đảng và Bác kết luận rằng, mục đích thôn tín Việt Nam không phải là mục đích hàng đầu của Anh nên chúng không phải là kẻ thù chính. - Với 20 vạn quân Tưởng: Ngày 24/8/1945, Tưởng Giới Thạch tuyên bố: “Trung Quốc không hề có tham vọng lãnh thổ Việt Nam”. Nhưng ngày 11/9/1945, Lư Hán tuyên bố: “Thời gian quân đội Tưởng ở Việt Nam là vô hạn định”. Qua đó, Hồ Chí Minh thấy rõ mục đích đen tối của chúng nhưng nếu nhìn một cách tổng thể hơn thì chúng chỉ có thể kiếm được một số lợi ích ở Việt Nam chứ không thể nào thôn tín được Việt Nam vì lúc này cách mạng Trung Quốc đang phát triển mạnh, Tưởng cần tập trung sức mạnh để đối phó. Do đó, Tưởng sẽ chắc chắn bằng lòng nhường Đông Dương cho Pháp miễn Pháp cho chúng một số quyền lợi và thực tế Pháp đã trả lại cho Tưởng đường xe lửa Vân Nam và tất cả tô giới của Pháp ở Trung Quốc bằng hiệp ước Hoa – Pháp ký ngày 28/2/1946. Vậy, suy cho cùng thì Tưởng không phải là kẻ thù chính trong lúc này. NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 33 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng - Với bọn Việt Cách, Việt Quốc và Đại Việt, chúng chỉ nhân cơ hội nắm đuôi Tưởng vào Việt Nam, thực lực của chúng còn yếu nên chúng sẽ không thể làm gì được. - Với Mỹ, từ lâu Mỹ đã có ý đồ thay chân Pháp và dã tâm của Mỹ còn lớn hơn Pháp vì trong mắt chúng miền Nam Việt Nam là đỉnh vòm của châu Á, chiếm đỉnh vòm này thì nền dân chủ của Mỹ sẽ lan tỏa khắp châu Á. Nhưng vì bị áp lực từ phía Liên Xô và Đông Âu nên đành hy sinh quyền lợi ở Đông Nam Á và buộc lòng phải mở đường cho Pháp trở lại Việt Nam. Vì vậy, trong giai đoạn này chúng chưa phải là kẻ thù chính. - Với Pháp, dù bị thất bại ê chề nhưng vẫn ngoan cố không chịu từ bỏ dã tâm. Pháp tuyên bố Pháp sẽ trở lại Đông Dương lần thứ hai và sự thật, ngày 23/9/1945, Pháp đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Đảng và Bác Hồ đã xác định kẻ thù chính lúc này là Pháp nên kịp thời đưa ra nhiệm vụ vừa củng cố chính quyền vừa chống Pháp xâm lược, mở mặt trận Việt Minh và thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào để chống Pháp. Ta thấy rằng, để xác định được kẻ thù chính lúc này không phải dễ chút nào, nó đòi hỏi người cách mạng phải thật sự bản lĩnh, bình tĩnh, xem xét vấn đề từ mọi góc cạnh mới có thể xác định kẻ thù chính mà đối phó vì thực lực chúng ta lúc này chỉ đủ đánh và thắng một kẻ thù thôi. Nếu xem xét vấn đề một cách phiến diện thì không thể tìm ra kẻ thù chính, đánh giá không đúng sẽ gây tổn thất thậm chí không bảo vệ nổi chính quyền. Trên cơ sở tìm được kẻ thù chính mới đề ra sách lược mềm dẻo, linh hoạt để đưa cách mạng vượt qua giây phút hiểm nghèo. Đảng và Bác đã làm được điều đó. Đây là sự tài trí mưu lược của Đảng mà đứng đầu là Hồ Chí Minh. 2.1.2.2. Huy động sức mạnh toàn dân tộc, đánh địch với mọi qui mô, mọi cách thức, mọi phương tiện Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, muốn giành thắng lợi thì cả nước phải đồng lòng và quyết tâm đánh giặc. Trong quá khứ, các bậc minh quân muốn giữ vững cơ đồ làm nên sự nghiệp lớn phải hiểu thấu các chân lý: “Dân vi bản”. Từ đó mà thực hiện “thân dân”, “khoan thư sức dân” để làm kế “sâu rễ bền gốc”. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin xem “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Hồ Chí Minh xác định, cách mạng không phải là công việc của bất cứ một cá nhân anh hùng hay bất cứ một nhóm người nào mà là công việc của toàn dân. Trong NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 34 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng “Đường Cách mệnh”, Bác viết: “Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người” [10;38]. Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong sự ngiệp cách mạng nên trước khi rời nước Pháp năm 1923, Người viết: “Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng, trở về nước đi vào quần chúng thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập.” [13,78]. Để làm việc này, Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng mới vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam, đồng thời Người thấy sự cần thiết phải có một tổ chức đi tiên phong trong phong trào, đó là tổ chức Đảng, Người viết: “Trước hết phải có tổ chức Đảng để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi, Đảng có vững, cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.”[17;267,268]. Tổ chức này phải thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng khối liên minh công nông vững chắc (sau này là khối liên minh công – nông – trí ) để từ đó tập hợp huy động sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất, mặt trận đại đoàn kết dân tộc – nhân tố quyết định thắng lợi không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ mà còn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vậy, phương pháp để tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh là dựa vào khối đại đoàn kết của dân tộc. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng có thể điều chỉnh phương pháp tập hợp lực lượng nhưng “đại đoàn kết” vẫn là cái xương sống vì theo Hồ Chí Minh thì đoàn kết là sức mạnh là then chốt của thành công. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” [12,108]. Chỉ có đoàn kết mới có sức mạnh khổng lồ của toàn dân tộc; sức mạnh đó không đơn thuần là nguồn nhân lực mà còn là lòng yêu nước – truyền thống quý báu của dân tộc, nó như là “làn sóng vô cùng mạnh mẽ lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước” [10,85]. Vì thế, Người căn dặn: “Bất cứ tình huống nào cũng phải bám chắc vào dân, dựa vào dân để mà tồn tại. Đó là chìa khóa của mọi thắng lợi.” [19,207]. Thấy được sức mạnh của khối đại đoàn kết đó, Hồ Chí Minh đưa ra biện pháp để đoàn kết là đưa họ vào tổ chức, tổ chức đó là các mặt trận dân tộc thống nhất, nó có những tên gọi khác nhau qua các giai đoạn, chẳng hạn, Hội Phản đế Đồng minh (1930-1931), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936- 1939), Mặt trận Việt Minh (1941-1946 ),nay là Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, huy động lực lượng. Ngoài ra, sức mạnh của các lực lượng cách mạng còn được tập hợp NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 35 Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim Hồng trong các hội mang tên Cứu quốc như: Công nhân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Mặt khác, để huy động sức mạnh toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng, Người còn tranh thủ tối đa khả năng cách mạng của từng giai cấp, lôi kéo tất cả các lực lượng. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Người chủ trương “Tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, phải dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo tư sản, trí thức, trung nông,đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng chí ít cũng làm cho họ đứng trung lập.” [10,39]. Ngoài ra, để phát huy sức mạnh tổng hợp đó đến mức cao nhất thì không thể không nhắc đến các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, các giai tầng trong xã hội, người có đạo hay không có đạo,ngay cả những người từng là kẻ thù cũng làm cho họ hăng hái tham gia đứng về phe cách mạng. Cách mạng Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân nhất định sẽ thắng lợi. Điều đó được thể hiện qua đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, quyết kế trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1248.pdf
Tài liệu liên quan