Bài giảng Ứng dụng của công nghệ sinh học trong tạo nguồn hoa huệ sạch bệnh

Cây huệ trắng được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và mang lại thu nhập khá cao cho người trồng, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết. Người dân thường lấy giống bằng kỹ thuật nhân giống truyền thống, chủ yếu là tách lấy củ trồng. Điều này đã làm lây lan các mầm bệnh có sẵn trong củ, giảm năng suất và phẩm chất hoa.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ứng dụng của công nghệ sinh học trong tạo nguồn hoa huệ sạch bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “Ứng dụng của CNSH trong tạo nguồn hoa huệ sạch bệnh” Giáo viên hướng dẫn: Lã Thị Nguyệt Sinh viên thực hiện : Nhóm6 Nguyễn Thị Gấm Đàm Thị Thu Hương Đỗ Thị Hồng Vũ Thị Thoa Nguyễn Thị Tươi Nguyễn Thị Trà Lớp: 9k3 Cây huệ trắng được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và mang lại thu nhập khá cao cho người trồng, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết. Người dân thường lấy giống bằng kỹ thuật nhân giống truyền thống, chủ yếu là tách lấy củ trồng. Điều này đã làm lây lan các mầm bệnh có sẵn trong củ, giảm năng suất và phẩm chất hoa. Những năm gần đây, hoa huệ bị nhiễm bệnh chai bông nên cho hoa xấu hoặc hoa bị biến dạng, gây thiệt hại kinh tế khá lớn cho nông dân. Chính vì vậy các nhà chọn tạo giống đã “ Ứng dụng CNSH tạo nguồn hoa huệ sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy phân sinh mô chồi hoặc nuôi cấy vảy củ” 1.Giới thiệu về hoa huệ tây trắng 2. Tạo cây sach bệnh bằng phương pháp nuôi cấy vẩy củ 2.1 Vật liệu và phương pháp nuôi cấy 2.1.1 Vật liệu nuôi cấy 2.1.2 Phương pháp nuôi cấy invitro 2.2 Nhân nhanh giống cây con bằng phương pháp tách vẩy củ 2.3 Tái sinh cây hoàn chỉnh 2.4 Đưa cây ra khỏi ống nghiệm và chế độ chăm sóc cây con 2.4.1 Đưa cây ra khỏi ống nghiệm 2.4.2 Chế độ chăm sóc cây con 3. Tạo cây sạch bệnh bằng phương pháp phục tráng giống 3.1 Phục hồi giống hoa huệ tây nhiễm bệnh chai bông bằng công nghệ tế bào nuôi cấy mô phân sinh chồi Hoa huệ tây (Lilium longiflorum, Liliaceae) là một loại hoa có kích thước lớn, mùi thơm mát dịu, có nhiều màu sắc đẹp. Ở Việt Nam, giống hoa Huệ tây trắng được trồng nhiều ở Đà Lạt, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Mấy năm gần đây, hoa Huệ tây là mặt hàng xuất khẩu cho nên việc cung cấp giống hoa chất lượng tốt cho sản xuất trở thành một vấn đề quan tâm. Do được nhập trồng ở Đà Lạt đã nhiều năm, không được định kỳ phục tráng giống nên hiện nay giống Huệ tây Đà Lạt đang trên đà thoái hoá trầm trọng do các bệnh virus gây ra, đặc biệt là các bệnh virus khảm lá. Huệ tây hiện được trồng bằng củ nên tốc độ nhân giống chậm, cần nghiên cứu những phương pháp nhân nhanh gống Huệ tây bằng con đường nuôi cấy vẩy củ. 2.1 Vật liệu và phương pháp nuôi cấy 2.1.1 Vật liệu nuôi cấy - Vật liệu bao gồm: Vảy củ hoa huệ tây Hình2: Củ Huệ Tây 2.1 Vật liệu và phương pháp nuôi cấy 2.1.2 Phương pháp nuôi cấy Tách lấy vẩy  của củ hoa Huệ, rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa qua cồn 700 trong 40 giây, dùng nước cất vô trùng rửa lại từ 3 đến 6 lần và cuối cùng vẩy được khử trùng bằng HgCl2 (2%) trong 5 phút. Trước khi sử dụng, dùng nước cất vô trùng rửa sạch vẩy để tránh chết mẫu. Các mẫu vô trùng được đặt vào môi trường nuôi, đựng trong ống nghiệm đóng chặt bằng nút bông đã được khử trùng ở 1210C (1 atm). Điều kiện phòng nuôi cấy: ánh sáng (3000 lux), số giờ chiếu sáng: 16h/ngày, nhiệt độ từ 23 – 250C Sau khoảng thời gian nuôi các mẫu vẩy trong điều kiện từ 5 đến 8 tuần, chúng tôi nhận được từ 4-6 chồi trên một vẩy, các chồi này tiếp tục phát triển thành cây non với rễ phát triển mạnh. Môi trường nuôi cấy là môi trường MS (Murashige-Skoog, 1962) đã được cải tiến, có thành phần như bảng 1. Bảng 1: Môi trường MS đã được cải tiến Để tăng hệ số nhân giống cũng như làm sạch bệnh của cây cần tiếp tục tiến hành tách vẩy từ những cây con thu được trong ống nghiệm và cấy trong môi trường tương tự. Môi trường nhân chồi là môi trường MS có bổ sung 0.5-1 ml IBA, và 30 g/l đường. Sau khi hình thành chồi thì cấy chuyển sang môi trường nhân chồi để nhân chồi với số lượng lớn. Hình 3 : Kết quả sau quá trình nhân nhanh . Kết quả thu được nhiều cây con có đủ lá .(Hình 3) 2.3 Tái sinh cây hoàn chỉnh 2.4.1 Đưa cây ra khỏi ống nghiệm Để hạn chế đứt rễ khi ra cây, nên giảm nồng độ thạch của môi trường nuôi cấy những cây chuẩn bị đưa ra đất xuống 7g/l. Cây con lấy từ ống nghiệm được rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch cho hết lớp thạch bám quanh gốc. 2.4.2 Chế độ chăm sóc cây con Để diệt các côn trùng hại củ, phải bơm thuốc Basudin, Furadan vào trong đất. Trong 15 ngày đầu, cây con cần được che nắng và mỗi ngày được tưới một lần bằng dung dịch dưỡng Knôp pha loãng 50% (Knudson C). Theo dõi và phun thuốc trừ sâu bệnh. Trong vòng 6 tháng, cây ra hoa và cho thu hoạch hoa đồng loạt. Cây được trồng vào khay đựng loại đất cát thịt hoặc đất pha cát, trộn lẫn với phân chuồng và phân hoá học. Phục hồi giống hoa huệ tây nhiễm bệnh chai bông bằng công nghệ tế bào nuôi cấy mô phân sinh chồi” Với phương pháp phục tráng gióng này đòi hỏi nhà chọn tạo phải hết sức tỉ mỉ và công phu. Từ cây huệ bị nhiễm bệnh ngoài đồng, các nhà khoa học đã tách lấy củ huệ để phân lập sinh mô chồi. Phân sinh mô chồi (còn gọi là đỉnh sinh trưởng) là nơi tận cùng của chồi hoặc rễ. Khi phân sinh mô chồi phát triển, nó có thể phát sinh chồi, lá non hoặc hoa. Để phân lập sinh mô chồi, các nhà khoa học đã dùng 2 biện pháp: phân lập trực tiếp từ chồi ngọn được lấy ngoài đồng và phân lập gián tiếp từ nuôi cấy mầm trong ống nghiệm. Các phân sinh mô chồi sau khi phân lập, được nuôi cấy trong ống nghiệm với các chất điều hòa sinh trưởng và các chất dinh dưỡng để tạo ra cây con. Tuy nhiên, cây con được tạo ra trong môi trường nuôi cấy mô khi mang ra trồng trực tiếp ở môi trường bên ngoài, tỷ lệ chết rất cao, do môi trường nuôi cấy mô và môi trường bên ngoài rất khác biệt.   Do đó, để tăng tỷ lệ sống của cây khi đem ra ngoài thì cây phải trải qua thời gian tập thích nghi dần với điều kiện môi trường mới. Giai đoạn này được gọi là thuần dưỡng cây con. Sau khi được thuần dưỡng trong nhà lưới, cây con được trồng thử nghiệm ở ngoài đồng. Quy trình nhân nhanh giống hoa Huệ tây bằng phương pháp nuôi cấy vẩy củ cho phép tạo ra được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn, phục tráng giống hoa Huệ tây Đà Lạt đang trên đà thoái hoá hiện nay. Nhân giống bằng vẩy củ có thể chủ động trong cung cấp giống theo từng thời vụ trong năm, để bảo quản giống khi cần thiết, đồng thời có thể thu hoạch hoa đồng loạt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện nay ngoài loài hoa huệ tây đang được ưa chuộng thì còn có những loài hoa huệ khác ( họ của hoa huệ tây ) cũng được thị trường ưa chuộng và quan tâm như: hoa loa kèn, hoa lily..... Các loại hoa này đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc The end!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptỨng dụng của CNSH trong tạo nguồn hoa huệ sạch bệnh.ppt
Tài liệu liên quan