MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. 2
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 3
4. Cấu trúc của Khoá luận. 4
CHƯƠNG 1 . KHÁI QUÁT CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN 5
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện 5
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện . 6
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện. 7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -THƯ VIỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 8
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý. 8
2.2. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực kinh tế. 10
2.3. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và đời sống. 12
2.4. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin KH&CN. 15
2.4.1. Công tác tổ chức. 15
2.4.2. Nguồn thông tin. 17
2.4.3. Đội ngũ cán bộ. 18
2.4.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 21
2.5. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật 21
2.5.1. Công tác tổ chức. 22
2.5.2. Nguồn thông tin. 23
2.5.3. Đội ngũ cán bộ. 24
2.5.4. Đội ngũ người dùng tin. 25
2.5.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 27
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn. 27
2.6.1.Công tác tổ chức. 28
2.6.2.Nguồn thông tin. 29
2.6.3. Đội ngũ cán bộ. 30
2.6.4. Đội ngũ người dùng tin. 31
2.6.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 33
2.7. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại. 33
2.7.1. Công tác tổ chức. 34
7.2.2. Nguồn thông tin. 35
2.7.3. Đội ngũ cán bộ 36
2.7.4. Người dùng tin. 37
2.7.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 38
CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC THỜI GIAN TỚI. 39
3.1.Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tin. 39
3.2. Đội ngũ cán bộ. 43
3.3. Đào tạo đội ngũ người dùng tin. 46
3.4. Phát triển hạ tầng cơ sở thông tin. 49
3.5 Mở rộng hợp tác quốc tế. 51
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ trong các cơ quan thông tin cần được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực hoạt động.
2.4.4. Người dùng tin.
- Đặc điểm của người dùng tin phát triển khá đa dạng, phong phú. Tính đa dạng đó được thể hiện trong sự khác biệt về nhu cầu, khả năng chuyên môn và trình độ hiểu biết của họ. Có thể tạm chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm thứ nhất: Cán bộ cao cấp thuộc lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành, là những người xây dựng đường lôí, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành. Nhu cầu tin cho họ là cung cấp thông tin nắm được tình hình thực tiễn trong và ngoài nước để lãnh đạo ra quyết định phù hợp, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra. Do vậy, đặc điểm thông tin phải đảm bảo có tính định hướng chính trị cao, rõ ràng, kịp thời, khách quan và tính liên tục.
+ Nhóm thứ 2: Đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học bao gồm: Giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học. Nhu cầu tin vừa mang tính chất chuyên sâu lại phải mang tính mới trong khoa học.
+ Nhóm thứ 3: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, nhu cầu thông tin đa dạng theo công việc, nhu cầu thông tin về công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của một chuyên môn hẹp; các phương pháp luận mới; các luận điểm của KHCN ; Những thông tin mới về KHCN trên thế giới; những dự báo chiến lược mang tính toàn cầu; thông tin về kết quả hội nghị KHCN trong và ngoài nước. Do vậy, đặc điểm thông tin là những thông tin gốc ( thông tin cấp 1) , thông tin cấp 2 , thông tin đã được xử lý gia cố có giá trị cao như: Tổng thuật, lược thuật (thông tin cấp 3).
+ Nhóm thứ 4: Học sinh, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại các trường, các học viện. Đặc điểm nhu cầu tin mang tính chất tích luỹ kiến thức, nhu cầu thông tin trải rộng từ các tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình, đến các tài liệu mang tính chất tham khảo…Do vậy, thông tin cung cấp mang tính cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học hoặc thông tin chuyên đề đi sâu về một lĩnh vực KHCN.
+ Nhóm thứ 5: Đông đảo quần chúng nhân dân lao động các tỉnh và các địa phương. Họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về KHCN, ứng dụng những tiến bộ của KHCN vào thực tiễn cuộc sống làm ra của cải vật chất cho xã hội, phát triển kinh tế của các tỉnh và các địa phương. Nhu cầu thông tin của họ đa dạng, mang tính phổ cập để triển khai phổ biến ứng dụng KHCN và nâng cao dân trí. Do đó, thông tin mang tính đa dạng về hình thức như: Sách, báo, tạp chí và các phương tiện nghe nhìn như: video...
2.4.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Chỉ thị 95/CT ngày 4/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng:” Uỷ Ban Nhà nước trích 3% ngân sách Nhà nước dành cho khoa học để đầu tư cho hoạt động thông tin KHCN ”.
Đầu tư cho thông tin KHCN là đầu tư phát triển, từ năm 1993 đến nay, mức kinh phí được cấp tăng đáng kể nhằm tăng cường tạo nguồn vốn phong phú hơn. Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN và công nghệ thông tin, việc trang bị máy tính là tất yếu. Hiện nay, toàn hệ thống có hàng ngàn máy vi tính. Ngoài ra, các cơ quan thông tin đã trang bị đầu đọc CD-ROM, xây dựng CSDL, xây dựng mạng LAN, WAN, INTERNET… nhằm góp phần chia sẻ và khai thác nguồn lực thông tin trong và ngoài hệ thống, đồng thời bổ sung nguồn lực thông tin các cơ quan thông tin - thư viện. Tuy nhiên, các cơ quan thông tin KHCN chưa phát huy được thế mạnh do trình độ cán bộ còn hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin.
2.5. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật
Trong thời đại ngày nay việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang trở thành nhân tố quyết định cho sự lớn mạnh của các lực lượng sản xuấ xã hội. Sự phát triển khoa học kỹ thuật với các lực lượng sản xuất xã hội, việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế quốc dân nhằm giảm bớt sức lao động, rút ngằn thời gian lao động cần thiết, nâng cao phúc lợi cho nhân dân và xã hội nhờ có thông tin khoa học kỹ thuật.
Nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật giữ vai trò và tác dụng đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ lưu trữ chuyển tải những tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần truyền bá văn minh, nâng cao dân trí, trong năng xuất lao động, trong sản xuất và kinh doanh và là vũ khí sắc bén đấu tranh vì tiến bộ xã hội. Đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu tin đa dạng của công cuộc đổi mới toàn diện làm mục tiêu và động lực phát triển gắn liền với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, sự hợp tác khoa học và công nghệ nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng giữa các Quốc gia đang mở rộng diễn ra gay gắt, phức tạp. Nước ta tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước đang phát triển, vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam và phát huy nguồn lực nội sinh góp phần cải biến xã hội, đảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2.5.1. Công tác tổ chức.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong mấy chục năm gần đây, với những đặc điểm:
+ Khoa học đã chuyển từ khoa học thiên về lý thyết (trong các trường đại học, các phòng thí nghiệm do các nhà khoa học tiến hành) sang khoa học lớn, khoa học kiểu công nghiệp gắn liền với sản xuất.
+ Song song với việc phân hoá theo chuyên môn, đang hình thành xu hướng liên kết thống nhất các khoa học lại (gọi là hiện tượng xâm nhập lẫn nhau giữa các ngành khoa học).
Đến nay về cơ bản, nước ta đã xây dựng được một hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật được thành lập ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật từ trung ương đến địa phương và cơ sở (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hiện nay hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật được hình thành và phát triển gồm:
+ Trung tâm thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia.
+ Hai cơ quan thông tin tư liệu chuyên dạng tài liệu, sáng chế và tiêu chuẩn.
+ Các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật chuyên ngành từ trung ương đến địa phương.
Trong những năm gần đây, sự phối hợp hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật đã gắn kết với các thư viện, cơ quan lưu trữ trong một lĩnh vực hoạt động và cho phép mở rộng quy mô của hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật. Trong đó, đáng kể là mạng lưới 61 thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, Thành phố và 90 kho lưu trữ khác nhau ở trung ương và địa phương, phục vụ cho thông tin khoa học kỹ thuật nói riêng và KHCN nói chung.
2.5.2. Nguồn thông tin.
Trong những năm qua hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật đã tạo lập được một nguồn thông tin khá phong phú, hình thức đa dạng, cho các cấp lãnh đạo ra quyết định và đáp ứng vào công tác nghiên cứu triển khai đồng thời lựa chọn những phương án tối ưu trong hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh tế.
Nguồn tin trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được trong lĩnh vực hoạt động này. Do vậy, các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật rất coi trọng việc đảm bảo đầy đủ nguồn tin trong quá trình hoạt động thông tin của mình. Hiện nay, nguồn tin khoa học kỹ thuật tồn tại dưới mọi hình thức truyền thống và hiện đại: Sách, báo, CD-ROM…. được lựa chon phù hợp với tính chất. loại hình và chức năng; nhiệm vụ của cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật gồm: hàng trăm CSDL, 18,5 triệu bản mô tả sáng chế phát minh, 200.000 tiêu chuẩn … ngoài ra các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật còn chủ động hợp tác trao đổi tư liệu liên kết giữa các cơ quan thông tin, nối mạng để chia sẻ nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật, các cơ quan cá nhân biếu tặng tài liệu, các tài liệu nội sinh của cơ quan chiếm phần đáng kể: đó là các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, hội nghị tổng kết... với thông tin có giá trị cao, có tính cập nhật với người dùng tin. Khi tiếp cận nguồn tin này giúp các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học tiết kiệm công sức, thời gian, tiền của. Đối với các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật làm giàu nguồn thông tin đòi hỏi phải tổ chức, xây dựng, quản lý và khai thác “tài liệu xám”, đảm bảo an ninh thông tin “ngưỡng an toàn Quốc gia”.
Bên cạnh đó các cơ quan thông tin còn có nguồn tài liệu điện tử ngày càng phát triển như CD- ROM, CSDL, DVD (Digital Video Disc) … nhằm thông tin kịp thời những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, những kinh nghiệm tiên tiến trong quá trình triển khai, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật sản xuất và công nghệ, những tài liệu chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về khoa học kỹ thuật, những định hướng chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật.
2.5.3. Đội ngũ cán bộ.
Thực hiện mục tiêu chiến lược đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra, cần khai thác, phát huy và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn vật chất còn hạn hẹp.
Trong giai đoạn hiện nay khoa học kỹ thuật trên thế giới tiến nhanh như vũ bão khi con người đang bước vào “Thời đại thông tin ”, “Thời đại tin học” và ở Việt nam chúng ta đang thực hiện CNH - HĐH đất nước đội ngũ cán bộ thông tin khoa học kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng. Công tác thông tin thư viện là một bộ phận chủ chốt trong toàn bộ dây truyền của hệ thống thông tin.
Có thể nói, từ đầu những năm 1990 đã hình thành một đội ngũ cán bộ thông tin khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp được tăng cường về số lượng và chất lượng hơn 2000 người, phần lớn đã qua đào tạo trong nước và nước ngoài, có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên công tác và có kinh nghiệm với hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra đội ngũ cộng tác viên các nhà khoa học, các kỹ sư lành nghề, các chuyên gia… về lĩnh vực khoa học kỹ thuật của viện nghiên cứu các trường, các bộ, các ngành khoa học.
Hàng năm bổ sung nguồn cán bộ ở các cơ sở đào tạo: Đại học Đông Đô, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hoá Hà nội.
2.5.4. Đội ngũ người dùng tin.
Đặc điểm người dùng tin đa dạng phong phú, có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành. Họ có đặc điểm:
+ Là cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh, Thành phố là những người ra quyết định ở các cấp khác nhau (Tỷ lệ không lớn nhưng quan trọng) .
+ Xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ ngành.
+ Là người tổ chức để thực hiện kế hoạch cấp trên.
+ Có thể nghiên cứu khoa học (Phụ trách các đề tài nghiên cứu khoa học )
Thông tin cho họ:
+ Nắm được tình hình thực tiễn trong và ngoài nước về khoa học kỹ thuật để lãnh đạo ra quyết định phù hợp giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Cung cấp thông tin cô đọng nhưng đầy đủ giúp lãnh đạo tiết kiệm thời gian xử lý.
+ Thông tin mang tính định hướng.
- Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giáo dục, kỹ sư lành nghề… người dùng tin đa dạng. Đặc điểm thông tin: thông tin phải xử lý, gia cố và tạo ra sản phẩm mới. Nhu cầu tin: Thông tin về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn hẹp, những thành tựu mới, những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa học kỹ thuật với mục đích tích luỹ kiến thức. Nhu cầu tin:
+ Những thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản.
+ Thông tin để tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học.
+ Thông tin chuyên đề đi sâu vào một lĩnh vực.
+ Đặc điểm thông tin là những tài liệu gốc và nhu cầu tra cứu điện tử là nhiều nhất.
+ Nhóm 4: Quần chúng nhân dân các tỉnh và các địa phương, nhóm người dùng tin đông đảo góp phần ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cuộc sống, làm ra của cải vật chất cho xã hội, phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu thông tin triển khai phổ biến khoa học kỹ thuật và nâng cao dân trí. Do đó thông tin đa dạng về hình thức như: Sách, báo, Tạp chí và các phương tiện nghe nhìn.
2.5.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Trong cơ chế hình thành thị trường thông tin khoa học kỹ thuật- động lực phát triển công tác thông tin khoa học kỹ thuật, các biện pháp tài chính đóng vai trò điều tiết vĩ mô quan trọng, nhằm:
+ Tin học hoá và tự động hoá các quá trình theo hướng số hoá và liên kết mạng trong và ngoài nước.
+ Hiện đại hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tương hợp với các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài.
+ Tích hợp hạ tầng cơ sở thông tin khoa học kỹ thuật theo hướng hội tụ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình, đa phương tiện.
+ Hiện đại hoá các điểm truy cập và các giao diện tạo khả năng truy cập tới các nguồn lực thông tin cần thiết đối với toàn xã hội. Truy cập phân tán tới các mạng thông tin trong và ngoài nước.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho hoạt động thông tin Khoa học kỹ thuật. Nghị Quyết 37 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học kỹ thuật. Nghị Quyết 89/CP về việc tăng cường công tác thông tin khoa học kỹ thuật.
Hiện nay hệ thống Thông tin Khoa học kỹ thuật có hàng ngàn máy vi tính, trang bị đầu đọc CD- ROM, các CSDL…
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn.
Kinh tế thế giới đang có những biến chuyển rộng lớn và theo chiều hướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khoảng cách giữa các nước giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Đó là thách thức gay gắt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt nam, đòi hỏi chúng ta tận dụng cơ hội đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ và làm chủ sự phát triển, đi tắt đón đầu đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ.
Đảng ta tại Đại hội lần thứ IX đã đề ra đường lối đúng đắn, kịp thời và phù hợp với ý nguyện của toàn dân: Đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước tiến lên trong thế kỷ XXI.
Nguồn lực thông tin Khoa học xã hội và nhân văn góp phần xác định con đường và mô hình xây dựng CNXH ở Việt nam dựa trên học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
2.6.1.Công tác tổ chức.
Nguồn lực thông tin khoa học xã hội và nhân văn nhằm dự báo, xác định, điều chỉnh, xây dựng mô hình kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá toàn diện trên hai phương diện lý luận và thực tiễn, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước.
Đến nay về cơ bản, nước ta đã xây dựng được một hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn được thành lập ở hầu hết các ngành nghề từ trung ương đến địa phương và cơ sở (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hiện nay, hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn được hình thành và phát triển gồm :
+ Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn .
+ Viện thông tin khoa học xã hội , Học viện hành chính Quốc gia.
+ Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà nội.
+ Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống thông tin khoa học xã hội địa phương và cơ sở.
Những năm gần đây, sự phối hợp hoạt động thông tin khoa học xã hội và nhân văn đã gắn kết với các cơ quan thông tin - thư viện, cơ quan lưu trữ. Trong đó, đáng kể là mạng lưới các tỉnh gồm: 61 thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, thành phố.
ở hai trường đại học lớn nhất của cả nước chuyên về khoa học xã hội và nhân văn diện đào tạo và nghiên cứu được mở rộng hơn, tính khoa học chuyên ngành, chuyên sâu thể hiện rõ đặc thù.
Hệ thống các cơ quan thông tin khoa học xã hội và nhân văn là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho công tác khoa học xã hội và nhân văn trở thành một hoạt động xã hội, phục vụ tích cực công tác quản lý, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và sản xuất kinh doanh.
2.6.2.Nguồn thông tin.
Trong những năm qua hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn đã tạo lập được một nguồn thông tin to lớn như: Sách, báo, tạp chí… là những tài liệu thành văn phổ biến trong xã hội, giá trị khoa học của những tài liệu thành văn từ mức độ phổ cập giản đơn đến trang bị những kiến thức sâu rộng về khoa học xã hội đang được tích luỹ và nhân rộng theo sự hiểu biết của con người.
Trong tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với một tốc độ nhanh như hiện nay, các thông tin đa chiều và cơ chế đã thay đổi thì muốn hoạch định một kế hoạch kinh tế – xã hội nào đó một cách hoàn chỉnh người ta không thể không tính đến vấn đề nguồn thông tin khoa học xã hội và nhân văn đến hiệu quả của nó không phải chỉ ở lợi ích trực tiếp của khu vực mà còn phải đánh giá nó trong tổng thể.
Nguồn tin trong hoạt động thông tin khoa học xã hội và nhân văn là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được. Nhận thức được điều đó các cơ quan thông tin khoa học xã hội và nhân văn rất coi trọng việc đảm bảo đầy đủ nguồn tin trong quá trình hoạt động thông tin của mình.
Trong nhưng năm qua, nguồn thông tin khoa học xã hội và nhân văn khá phong phú, hình thức ngày càng đa dạng, đóng góp tích cực cho các cấp lãnh đạo ra quyết định và lựa chọn những phương án tối ưu trong hoạt động xã hội, hoạt động chính trị và tư tưởng cũng như hoạt động khoa học, đồng thời nâng cao dân trí, giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới CNH - HĐH đất nước.
Hiện nay nguồn thông tin gồm: Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh vẽ… các nguồn tin điện tử và các nguồn tin dạng khác với 165 CSDL và hơn 628.000 biểu ghi, nhập khoảng 20 CSDL trên CD-ROM từ nước ngoài với 20 triệu biểu ghi về khoa học xã hội và nhân văn.
2.6.3. Đội ngũ cán bộ.
Vai trò của người cán bộ thông tin - thư viện khoa học xã hội và nhân văn cũng rất được chú trọng, cán bộ thông tin khoa học xã hội chuyên nghiệp được tăng cường về số lượng và chất lượng. Phần lớn họ được đào tạo các ngành khoa học xã hội như: kinh tế, lịch sử, văn, triết, thông tin thư viện … ngoài ra còn được đào tạo ở các ngành khác.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên công tác và có kinh nghiệm gắn bó với hoạt động thông tin khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin khoa học xã hội và nhân văn các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
Hiện nay, đội ngũ các nhà khoa học xã hội đông đảo về số lượng, đa dạng về chuyên ngành hẹp, mở rộng hơn trong các quan hệ hợp tác trao đổi với các trung tâm khoa học trên thế giới. Từ thập niên 70 thế kỷ XX trở lại đây các kết quả nghiên cứu của họ mở rộng sang các ngành khoa học khác xuất hiện một số công trình mang tính lý luận, tổng kết, đề xuất ý kiến trong lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
2.6.4. Đội ngũ người dùng tin.
Đa dạng, phong phú, có thể tạm thời chia thành các nhóm sau:
* Nhóm 1: các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành.
Đây là các cán bộ từ Trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước ra quyết định ở các cấp khác nhau; xây dựng đường lối chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, là những người tổ chức để thực hiện kế hoạch Nhà nước; phụ trách các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội. Thông tin cho họ:
+ Cung cấp thông tin cho lãnh đạo nắm được tình hình thực tiễn trong và ngoài nước, để lãnh đạo cho ra quyết định phù hợp, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Thông tin góp phần gợi mở suy nghĩ của các cấp lãnh đạo khi giải quyết công việc.
+ Cung cấp thông tin cô đọng nhưng đầy đủ cho lãnh đạo tiết kiệm thời gian xử lý.
+ Thông tin phải có tính định hướng.
* Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, nhà văn, nhà báo, kỹ sư…nội dung thông tin đa dạng, phong phú, năng động theo công việc. Họ phải xử lý, gia cố thông tin tìm được tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. Nhu cầu thông tin :
+ Thông tin về các công trình nghiên cứu khoa học xã hội của một lĩnh vực chuyên môn hẹp.
+ Các phương pháp luận mới, các luận điểm mới của khoa học.
+ Thông tin mới về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới.
+ Thông tin dự báo về những vấn đề mang tính toàn cầu.
+ Thông tin về kết quả các hội nghị khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Đặc điểm thông tin: là những tài liệu gốc (thông tin cấp 1), các thông tin cấp 2, và các thông tin đã được xử lý, gia cố có giá trị cao như tổng thuật, lược thuật (thông tin cấp 3)
* Nhóm 3: Sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nhu cầu của họ là tích luỹ kiến thức, mang tính cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin chuyên đề đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực.
Đặc điểm thông tin : là tài liệu gốc, và nhu cầu tra cứu tin điện tử nhiều nhất.
* Nhóm 4: Quần chúng nhân dân lao động .
Nhu cầu tin: thông tin mang tính chất đại chúng, tính khoa học phổ cập ứng dụng vào thực tiễn. Thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…phát huy bản sắc dân tộc; góp phần nâng cao dân trí, giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Đặc điểm thông tin : mang tính phổ cập, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.6.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Từ nhiều năm nay ở nước ta, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đã được chú ý hơn. Từ các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước đến hoạt động xã hội, khoa học, nhiều vấn đề khoa học xã hội và nhân văn được nêu ra. Trong đó,chính sách về công tác tài chính và cơ sở vật chất được chú trọng nhằm phát triển hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn để xác định con đường và mô hình xây dựng CNXH ở Việt nam, gắn kết với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đáp ứng kịp thời và thoả mãn nhu cầu tin đa dạng của công cuộc đổi mới toàn diện làm mục tiêu và động lực phát triển. Là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin làm công cụ tra cứu cho nguồn lực thông tin và người dùng tin và là cơ sở để hợp tác chia sẻ nguồn thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện.
Hiện nay, Nhà nước đầu tư kinh phí khá lớn cho việc bổ sung tài liệu và vật mang tin khác, với giá trị khoa học và chất lượng cao phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai khoa học xã hội và nhân văn của người dùng tin. Tỷ lệ kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước cho các khoa học xã hội và nhân văn chiếm 73,3% , ngân sách tự có:26,2% và từ nước ngoài 0,5%.
Các cơ quan thông tin trang bị máy vi tính, các máy chủ Server cấu hình mạnh, máy quét Scanner, đầu dọc Microphim.. nối mạng LAN, WAN, INTERNET…
2.7. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại.
Thông tin kinh tế thương mại là một loại thông tin xã hội, một loại thông tin kinh tế đặc thù là tri thức phản ánh về sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ được truyền tải bằng các thông tin nhà doanh nghiệp và khách hàng có thể hiểu được ; bổ sung làm giàu thêm hoặc có thể làm thay đổi hệ kiến thức của các nhà doanh nghiệp và khách hàng, giúp họ ra được quyết định sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp, hợp lý, nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện chiến thắng trong cạnh tranh, tránh được rủi ro, thua lỗ, đem lại lợi nhuận cao, ra quyết định hợp lý và hợp pháp trong công việc mua bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Hệ thống thông tin kinh tế thương mại là một thiết chế xã hội chuyên ngành, bao gồm các thành tố có quan hệ với nhau với mục tiêu: Phục vụ nhu cầu tin của các nhà doanh nghiệp và khách hàng giúp họ quyết định kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm hàng hoá hợp lý với nhu cầu và khả năng thanh toán.
2.7.1. Công tác tổ chức.
Ngày 20/11/1989 theo Quyết định số 764/ktđn – TTCB của bộ kinh tế đối ngoại thành lập trung tâm Thông tin Thương mại. Lúc này, trung tâm chỉ chuyên tổ chức các hoạt động thông tin trong lĩnh vực đối ngoại. Sau khi hợp nhất 3 Bộ: Bộ kinh tế đối ngoại, Bộ nội thương và Bộ vật tư thành Bộ thương mại và Du lịch (Bộ Thương mại hiện nay). Ngày 30/5/1992 theo Quyết định số 473/TMDN – TCCP của Bộ Thương mại đã hợp nhất Trung tâm khoa học kỹ thuật vật tư và phòng thông tin khoa học kỹ thuật thương nghiệp vào thành trung tâm thông tin thương mại. Trung tâm có tên giao dịch bằng tiếng anh : Vietnam Trade information Center (VTIC) Hiện nay, VTIC là cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế thương mại thị trường và là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước về lĩnh vực công tác có liên quan.
Cơ cấu tổ chức gồm: Trung tâm thông tin thương mại( đặt trụ sở tại Hà nội ) và các đơn vị trực thuộc và các chi nhánh phòng ban.
- Tại Hà nội, trung tâm chia thành 4 khối:
+ Khối máy tính: Tổ chức mạng máy tính thương mại thị trường Vinanet gồm các bộ phận tư liệu, CSDL, biên tập tin nước ngoài, dịch thuật…
+ Khối xuất bản gồm: Các tạp chí, bản tin có chức năng và nhiệm vụ thu thập, xử lý, phổ biến thông tin kinh tế thương mại thị trường dưới dạng ấn phẩm cho người dùng tin trong nước và nước ngoài.
+ Khối dịch vụ thông tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27362.DOC