MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU 6
I. Khái niệm và vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu 6
1. Khái niệm và sự phát triển khách quan của tín dụng xuất nhập khẩu 6
2. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu 7
II. Các hình thức của tín dụng xuất nhập khẩu 13
1. Tín dụng xuất khẩu 13
a. Cho vay thông thường 14
b. Chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán 17
c. Tín dụng ứng trước cho nhà xuất khẩu 20
d. Bảo lãnh ngân hàng 22
e. Bao thanh toán tương đối 25
f. Bao thanh toán tuyệt đối 28
2. Tín dụng nhập khẩu 30
a. Chấp nhân hối phiếu, kỳ phiếu 30
b. Cho vay thấu chi 31
c. Cấp tín dụng trong phương thức tín dụng chứng từ 31
d. Bảo lãnh ngân hàng 33
3. Một số hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khác 33
a. Tín dụng thương nghiệp 33
b. Tín dụng thuê mua 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 37
I. Sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua 37
1. Hoạt động xuất khẩu 37
2. Hoạt động nhập khẩu 39
II. Tình hình hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng công
thương việt nam 40
1. Giới thiệu chung về ngân hàng 40
2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công Thương Việt Nam 42
a. Cho vay tín dụng xuất nhập khẩu 42
b. Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ 55
c. Mở L/C thanh toán tiền nhập khẩu 59
d. Bảo lãnh ngân hàng 64
3. Nhận xét chung về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công Thương Việt Nam 71
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 74
I. Những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của xuất nhập khẩu Việt nam trong thời gian tới 74
1. Tình hình trong nước, thế giới và những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 74
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới 76
II. Những phương hướng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng công thương Việt nam trong thời gian tới 79
III. Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 81
A. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 81
1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy tín dụng xuất nhập khẩu 81
2. Ban hành chính sách cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi 83
3. Hỗ trợ các ngân hàng tham gia tín dụng xuất nhập khẩu 84
4. Huy động vốn quốc tế cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi 85
5. Thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam 86
B. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGÂN HÀNG 88
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 88
2. Giải pháp về chính sách khách hàng 91
3. Đẩy mạnh công nghệ tin học, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng 98
4. Giải pháp về cán bộ và đào tạo 100
KẾT LUẬN 103
107 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi, giấy phép xây dựng, dự toán, hợp đồng thi công, kết quả đấu thầu...
Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng.
Các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh(nếu có).
Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gủi cho NHCT.
Thẩm định và quyết định cho vay:
- Khâu thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ do phòng tín dụng thực hiện.
- Khâu giám định cho vay do giám đốc chi nhánh NHCT hoặc người được uỷ quyền ra quyết định cuối cùng đồng ý hay từ chối cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giám đốc và người được uỷ quyền cũng có thể chỉ định một hoặc một số cán bộ có kinh nghiệm tái thẩm định dự án hoặc có thể thông qua Hội đồng tín dụng trước khi ra quyết định cho vay.
Thời gian thẩm định và quyết định cho vay:
+ Đối với cho vay ngắn hạn: Thời gian thẩm định không quá 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng. Thời gian quyết định cho vay(bao gồm cả tái thẩm định) cũng không quá 5 ngày kể từ lúc nhận đủ hồ sơ của bộ phận tái thẩm định.
+ Đối với cho vay trung và dài hạn: Thời gian thẩm định không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng. Thời gian quyết định cho vay không qúa 25 ngày kể từ lúc nhận đủ bộ hồ sơ của bộ phận tái thẩm định.
Thủ tục về phát tiền cho vay:
- Tiền cho vay được phát bằng chuyển khoản, tiền mặt hoặc phương tiện thanh toán khác của ngân hàng. Đối với các khoản vay có sự thoả thuận trước giữa bên vay với ngân hàng thì ngân hàng có thể chuyển tiền vay vào tài khoản tiền gửi của bên cho vay.
- Tiền vay nếu bằng ngoại tệ để thanh toán giá trị hàng nhập khẩu hay dịch vụ phí theo hợp đồng thương mại với nước ngoài được chuyển thẳng cho người hưởng nước ngoài. Ngoại tệ rút ra có thể khác ngoại tệ ghi trên hợp đồng tín dụng, việc trao đổi thì theo tỷ giá của NHCT tại thời điểm rút vốn.
- Căn cứ phát tiền vay là hợp đồng buôn bán, chứng từ hoá đơn bán hàng. Điều này nhằm xác định tiền vay có sử dụng đúng mục đích hay không.
- Qua thời gian rút vốn nếu bên vay không sử dụng hoặc rút vốn không hết, bên vay không được sử dụng tiếp khoản vốn chưa rút hết.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hoá tình hình tài chính và giảm nợ quá hạn, NHCTVN đã áp dụng phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn của mình.Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam có gặp một số khó khăn do biến động về thị trường và bị cạnh tranh gay gắt về giá cả. Đứng trước tình hình này, dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của NHCT vẫn tiếp tục tăng trưởng nếu đánh giá cả về quy mô và chất lượng.
Thực tế tình hình cho vay xuất nhập khẩu
Tình hình cho vay xuất nhập khẩu của NHCTVN
Đơn vị: 1000 tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
TT( %)
Số tiền
TT( %)
Số tiền
TT( %)
Doanh số cho vay
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
8.1
5.28
2.82
65.19
34.81
8.82
6.4
2.42
72.56
27.44
11.32
7.47
3.85
65.99
34.01
Doanh số thu nợ
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
11.67
7.43
4.24
63.67
36.33
12.03
10.95
1.08
91.02
8.98
12.12
11.74
0.38
96.9
3.10
Dư nợ
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
8.1
5.28
2.82
65.19
34.81
8.82
6.4
2.42
72.56
27.44
11.32
7.47
3.85
65.99
34.01
Nguồn:Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCTVN
Đánh giá một cách tổng quan, trong các khoản mục đầu tư tín dụng của NHCT, tín dụng xuất nhập khẩu thường chiếm từ 69-75% bởi đây chính là thế mạnh chủ đạo của ngân hàng từ trước tới nay.
Đến thời điểm năm 2001 dư nợ cho vay xuất khẩu của NHCT vẫn tiếp tục tăng trưởng(năm1999: +8.89%; năm 2000: +13.49%; năm 2001: +13.18%) trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn luôn đạt ở mức 28-34%. Đây là kết quả của việc thực thi một số chính sách cho vay hiệu quả và đặc biệt Ngân hàng đã xây dựng và áp dụng một chiến lược Marketing phù hợp với điều kiện và tình hình hoạt động sử dụng vốn riêng biệt của chính Ngân hàng.
Đối với cho vay xuất khẩu tại NHCT, ngân hàng cho vay VND đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. NHCT cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay nhằm mục đích xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sẵn máy móc thiết bị trong nước, chi trả chi phí xây lắp, góp vốn liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu, gia công chế biến và thu mua các mặt hàng xuất khẩu như thu mua hàng nông sản.
Đối với hoạt động cho vay nhập khẩu tại NHCT, trong hoạt động ngoại thương, nhà nhập khẩu thường trả cho phía nước ngoài bằng ngoại tệ. Thông thường, nhà nhập khẩu chưa có tiền ngay cũng chưa có đủ uy tín đảm bảo với phía đối tác về việc sẽ trả khoản nợ thương mại trong tương lai. Ngân hàng sẽ là người đứng ra cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.
Cho vay ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa chiến lược quan trọng tới các hoạt động khác như đối ngoại, thanh toán quốc tế, chính sách khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm dần và cho vay VND có xu hướng gia tăng trong tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành.
Đánh giá về chất lượng các khoản cho vay tại NHCT: nợ quá hạn tập trụng chủ yếu ở các khoản cho vay bằng ngoại tệ (chiếm khoảng 54% tổng số nợ quá hạn). Với mức nợ quá hạn đạt năm 1999: 5.7; năm 2000: 6.2%; năm 2001: 5.2% cho thấy diễn biến về chất lượng các khoản vay còn thấp, là mối quan tâm hàng đầu trong công tác tín dụng tại ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm 2002, công tác tín dụng của NHCT tiếp tục được củng cố và tăng cường. Hoạt động cho vay chủ yếu cho các tổng công ty và các dự án lớn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng phát triển kinh tế. Bên cạnh việc chú trọng củng cố quan hệ với các khách hàng truyền thống. NHCT tích cực tìm kiếm các khách hàng mới đồng thời áp dụng nhiều hình thức cho vay vừa đảm bảo sự thuận tiện đối với khách hàng, vừa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Cho vay ngắn hạn
Nhìn chung cho vay ngắn hạn tại NHCT đạt mức tăng trưởng tương đối cao, đối với các khoản vay nội và ngoại tệ, được đánh giá qua bảng số liệu sau:
Tình hình chung về cho vay ngắn hạn
đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại NHCTVN
Đơn vị: 1000 tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
%T-g
Số tiền
%T-g
Doanh số cho vay
11.34
12.88
13.58
16.75
30.05
Doanh số thu nợ
7.43
10.95
47.38
11.74
7.21
Dư nợ
5.28
6.4
21.21
7.47
16.72
Nợ quá hạn
0.54
0.45
-16.67
0.3
-33.33
Tỷ lệ nợ quá hạn
10.3
7.02
-31.84
4.1
-41.60
Nguồn: báo cáo tín dụng của NHCT
Ngoại tệ:
Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ chủ yếu để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Theo báo cáo tín dụng ngắn hạn các mặt hàng quý II/02, NHCT cho vay ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như máy móc, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, hoá chất...
Tình hình cho vay ngắn hạn ngoại tệ
Về quy mô cho vay
Đơn vị: 1000 tỷ VND
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Số tiền
TT / CVNH
Số tiền
TT/ CVNH
Số tiền
TT/ CVNH
Năm 1999
6.67
58.82
5.87
79.00
3.06
57.95
Năm 2000
6.54
50.78
9.66
88.22
3.19
49.84
Năm 2001
6.44
38.45
7.09
60.39
3.77
50.47
Nguồn: báo cáo tín dụng của NHCTVN
Nhận xét:
Tại thời điểm 30/6/02, dư nợ cho vay ngoại tệ ngắn hạn đạt 3.54 tỷ VND, giảm 6.1% so với cuối năm 2001.
Doanh số cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm cùng với tổng dư nợ giảm một cách tương đối (năm 1999: 57.95; năm 2000: 49.84%; năm 2001: 50.47%).
Từ năm 1999 đến nay, doanh số cho vay ngoại tệ ngắn hạn giảm dần. Cũng do là NHCT không cho vay ngoại tệ để xuất khẩu mà chỉ cho vay ngoại tệ để nhập khẩu. Hơn nữa, do chủ trương hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được nên nhu cầu vay ngoại tệ có giảm đi rõ rệt. Các mặt hàng nhập khẩu về nước có xu hướng ứ đọng, khó tiêu thụ, vì vậy, NHCT cũng hạn chế cho vay nhập khẩu một số mặt hàng thuộc diện đó.
Thực chất, con số tương đối về dư nợ năm 2001 cùng doanh số cho vay giảm chứng tỏ NHCT đã chủ động giảm bớt các hoạt động cho vay ngoại tệ ở cả thời gian ngắn, trung và dài hạn, từ đó tập trung xử lý, giải quyết các khoản cho vay kém chất lượng. Điều này sẽ được chứng tỏ qua tình hình chất lượng các khoản vay ngắn hạn ngoại tệ tại ngân hàng.
Về chất lượng các khoản vay
Đơn vị: 1000 tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
Số tiền
%T-g
Số tiền
%T-g
Dư nợ
3.06
3.19
4.25
3.77
18.18
Nợ quá hạn
0.31
0.25
-19.35
0.18
-28.00
Tỷ lệ NQH
10.13%
7.84%
-22.64
4.77%
-39.08%
Nguồn:Báo cáo tín dụng của NHCT
Nhận xét:
Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ (năm 1999: 10.13%; năm 2000:7.84%;năm 2001: 4.77) cho thấy trong thời gian qua, NHCT tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, là kết quả của việc thực hiện Chỉ thị 08/1998/CT-NHNN14 về việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn, hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. Nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% trong năm 2002 theo định hướng chung của toàn ngành, NHCT đã thống nhất chủ động giảm hoạt động cho vay ngoại tệ, một phần hạn chế những rủi ro vốn có của sự biến động tỷ giá, mặt khác nhằm giảm bớt chi phí hoạt động, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả cả trong hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Nội tệ
Về quy mô: Đơn vị: 1000 tỷ đồng
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Số tiền
TT/ CVNH
Số tiền
TT/ CVNH
Số tiền
TT/ CVNH
Năm 1999
4.67
41.18%
1.56
21.00%
2.22
42.05%
Năm 2000
6.34
49.22%
1.29
11.78%
3.21
50.16%
Năm 2001
10.31
61.55%
4.65
39.61%
3.70
49.53%
Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCT
Nhận xét:
Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn VND tăng(năm 1999 :2.22 tỷ; năm 2000:3.21 tỷ; năm 2001: 3.70 tỷ) cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn nội tệ đạt hiệu quả tương đối. Tuy nhiên, với tình trạng khát vốn nội tệ đang ngày một gia tăng theo chủ trương tăng mạnh về xuất khẩu thì NHCT mới chỉ phần nào đáp ứng được một số những thành phần kinh tế với quy mô và cơ cấu còn hẹp.
Thực tế cho vay ngắn hạn được áp dụng với cả doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay dành cho doanh nghiệp xuất khẩu chiếm phần nhiều do khi thu mua, chế biến hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp thực hiện giao dịch trong nước và sử dụng VND. Bên cạnh đó, NHCT còn không áp dụng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thông thường, các doanh nghiệp, các đơn vị, cá thể phần lớn đều tập trung vay những khoản vay ngắn hạn để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu(65-75%), nhằm thanh toán các giao dịch với bạn hàng trong thời hạn thường dưới 1 năm. Chính vì vậy, cùng với định hướng, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thì nguồn vốn nội tệ ngắn hạn được đặt ra ở một vị trí mới: vốn được đáp ứng trở thành nhu cầu cấp thiết và sử dụng hiệu quả. Nhưng trong những năm qua, mặc dù đã cố gắng nỗ lực, NHCT vẫn chưa đủ khả năng đảm đương trọng trách khi đáp ứng nhu cầu vốn nội tệ cho nền kinh tế, bên cạnh đó chất lượng các khoản vay còn chưa cao. Tình hình nợ quá hạn được trình bày như sau:
Đơn vị : 1000 tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
Số tiền
%T-g
Số tiền
%T-g
Dư nợ
2.22
3.21
44.59
3.7
15.26
Nợ quá hạn
0.24
0.2
-13.04
0.12
-40.00
Tỷ lệ NQH
10.36%
6.23%
-39.86
3.24%
-47.95
Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCT
Cho vay trung và dài hạn
Cho vay trung và dài hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn( năm 1999:34.81%; năm 2000: 27.44%; năm 2001: 34.01%).
Thông thường, cho vay trung và dài hạn tại NHCTVN là để phục vụ nhập khẩu máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, trang thiết bị cao cấp cho thuê...( đối với ngoại tệ), còn đối với các khoản trung và dài hạn bằng nội tệ chủ yếu để cải tiến mở rộng quy mô sản xuất, 58% để mở rộng và xây dựng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
Để thuận tiện trong việc đánh giá và so sánh giữa cho vay ngoại tệ và nội tệ, đơn vị tính được quy đổi là VND
Quy mô cho vay trung và dài hạn
đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại NHCTVN
Đơn vị :1000 tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Doanh số cho vay
9.26
5.91
8.24
Doanh số thu nợ
4.24
1.08
0.38
Dư nợ
2.82
2.42
3.85
Nhận xét:
Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại NHCT tại thời điểm 30/6/02 đạt 2.65 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 24.4% dư nợ cho vay, chỉ tăng 2.9% so với cùng kỳ năm trước và giảm 13.5% so với cuối năm 1999. Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm, có lúc đạt tới 37% tổng dư nợ cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu song đến tháng 5, do việc trả nợ trung và dài hạn của một số công ty lớn nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm đáng kể.
Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ
Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ là những hình thức tài trợ dành cho nhà xuất khẩu. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng công thương việc chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ là hai nghiệp vụ khác nhau. Hối phiếu đã chấp nhận được chiết khấu tại NHCT theo quy định về chiết khấu những chứng từ có giá giống như việc chiết khấu cổ phiếu, trái phiếu...Hình thức chiết khấu hối phiếu nói chung không phổ biến ở nước ta do chúng ta chưa có luật riêng về hối phiếu, việc lưu thông hối phiếu chưa được đảm bảo. NHCT chỉ tiến hành chiết khấu những hối phiếu đi kèm với bộ chứng từ L/C, hối phiếu đi kèm bộ chứng từ nhờ thu hay nói cách khác NHCT không chiết khấu hối phiếu không đi kèm bộ chứng từ.
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, khi xuất trình bộ chứng từ tại NHCT nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu, anh ta cần làm đơn yêu cầu xin chiết khấu. Đơn xin chiết khấu gồm những nội dung cơ bản sau:
Tên đơn vị xin chiết khấu
Số L/C, ngày phát hành
Số vận đơn, số hoá đơn
Trị giá hàng xuất ghi trên hối phiếu, thời hạn hối phiếu được thanh toán(nếu là hối phiếu trả chậm)
Số tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng
Lý do xin chiết khấu(do nhu cầuvốn)
Số tiền xin chiết khấu
Cam kết của đơn vị
Nhận được yêu cầu của khách hàng, ngân hàng có thể xem xét áp dụng một trong hai hình thức chiết khấu bộ chứng từ dưới đây:
1/ chiết khấu miễn truy đòi: là hình thức ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài.
Điều kiện để NHCT thực hiện chiết khấu miễn truy đòi:
L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện.
Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C
Ngân hàng mở L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế, thường xuyên giao dịch với NHCT, thanh toán sòng phẳng.
Các chi phí liên quan đến việc thanh toán do khách hàng chịu
Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ tốt
Việc chiết khấu miễn truy đòi do giám đốc chi nhánh NHCT quyết định
2/ Chiết khấu truy đòi: là hình thức ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ nhưng nếu phía nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì ngân hàng sẽ truy đòi khách hàng.
Điều kiện để NHCT thực hiện chiết khấu truy đòi:
Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín.
Thị trường xuất khẩu là thị trường quen thuộc.
Khách hàng mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại NHCT.
Khách hàng cam kết hoàn trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu khi nhận được thông báo từ chối thanh toán chứng từ của ngân hàng nước ngoài.
Nếu số tiền chiết khấu từ 100.000 USD trở xuống(hoặc bằng các ngoại tệ khác tương đương) giám đốc chi nhánh có thể uỷ quyền cho Trưởng hoặc phó phòng thanh toán quyết định. Số tiền chiết khấu từ trên 100.000 USD trở lên (hoặc bằng các ngoại tệ khác tương đương), việc chiết khấu truy đòi do giám đốc chi nhánh quyết định.
Trên thực tế, NHCT chủ yếu áp dụng hình thức chiết khấu truy đòi còn hình thức chiết khấu miễn truy đòi hầu như không áp dụng. Đối với các bộ chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, NHCT sẽ tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách không có tiền, trong vòng 07 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển số tiền đã chiết khấu sang nợ quá hạn và xử lý như đối với trường hợp cho vay quá hạn (khách hàng sẽ cam kết điều này trong đơn yêu cầu chiết khấu).
Lãi suất chiết khấu được quy định trong bảng lãi suất cho vay của NHCT công bố trong từng thời kỳ.
Về trị giá chiết khấu bộ chứng từ ngân hàng căn cứ vào sự phù hợp của chứng từ và uy tín của khách hàng cũng như của ngân hàng mở L/C mà có thể chấp nhận chiết khấu tới 100% trị giá bộ chứng từ hoặc ít hơn hay từ chối chiết khấu. Trường hợp ngân hàng chiết khấu 100% trị giá bộ chứng từ áp dụng khi bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp với L/C, khách hàng có quan hệ tốt, ngân hàng chắc chắn thu được tiền và thời gian thu tiền ngắn. Trong trường hợp chứng từ xuất trình có sai sót không nghiêm trọng so với điều khoản L/C, Giám đốc chi nhánh căn cứ từng trường hợp cụ thể xem xét quyết định chiết khấu truy đòi và giá trị chiết khấu trong trường hợp này không vượt quá 90% giá trị bộ chứng từ. Đối với phương thức nhờ thu, việc chiết khấu bộ chứng từ được thực hiện với những điều kiện giống như chiết khấu truy đòi bộ chứng từ L/C. Thực tế NHCT hầu như không áp dụng chiết khấu đối với bộ chứng từ nhờ thu.
Hiện nay tình hình chung ở các ngân hàng thương mại là nghiệp vụ chiết khấu rất ít được áp dụng. Nghiệp vụ này chủ yếu được thực hiện tại NHNT và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. NHCT còn hạn chế tiến hành nghiệp vụ này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với các bạn hàng nước ngoài, nhiều khi ký các hợp đồng với những điều khoản bất lợi dẫn đến hậu quả là không thể lập được bộ chứng từ theo như yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới NHCT xin chiết khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không được thanh toán là rất cao và NHCT không chấp nhận chiết khấu.Trong trường hợp nhà xuất khẩu có nhu cầu được tài trợ, NHCT thay vì chiết khấu bộ chứng từ sẽ chuyển sang hình thức cho vay hay tạm ứng đối với những khách hàng có L/C thông báo qua NHCT, thường khối lượng tài trợ chỉ khoảng 70-80% trị giá bộ chứng từ. NHCT chỉ thực hiện chiết khấu đối với những L/C xuất khẩu những mặt hàng dễ đạt những tiêu chuẩn quốc tế xuất sang những thị trường quen thuộc.
Theo những kết quả về doanh số thanh toán hàng xuất 6 tháng đầu năm 2002, trong số các chi nhánh của Incombank có tới 16 chi nhánh giảm về số lượng cũng như trị giá thông báo L/C, 12 chi nhánh giảm trị giá thanh toán L/C xuất khẩu so với 2001. Tổng doanh số thanh toán hàng xuất qua Incombank vẫn tăng, chủ yếu là do có sự tăng đáng kể về doanh số chuyển tiền và giảm tín dụng chứng từ do: một là nhà xuất khẩu Việt Nam đã tạo lập được quan hệ tin cậy với người mua, chuyển sang phương thức chuyển tiền vừa đơn giản, nhanh chóng lại giảm đáng kể phí ngân hàng; hai là do bị cạnh tranh bởi các đối thủ trong khu vực, để bán được hàng nhà xuất khẩu buộc phải chấp nhận thanh toán có chuyển tiền. Trong những khách hàng chuyển phương thức thanh toán có khách hàng xuất những mặt hàng giá trị lớn làm cho doanh số L/C giảm như khách hàng xuất khẩu dầu thô ở chi nhánh Vũng Tàu, khách hàng ở khu chế xuất Tân Thuận, khách hàng của Incombank Vinh, ...Khi chuyển phương thức thanh toán L/C sang nghiệp vụ chuyển tiền có hạn chế làm quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đơn giản chỉ ở giai đoạn cuối cùng của giao dịch thương mại, khó có thể áp dụng những dịch vụ mang lợi ích cho cả hai bên như tài trợ xuất hàng, dịch vụ tín dụng và chiết khấu chứng từ.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển của ngân hàng Công thương Việt nam, kinh nghiệm và thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu được nâng cao, NHCT có thể xem xét áp dụng các biện pháp hữu hiệu để tăng cường hình thức tài trợ này. Ngân hàng có thể dựa trên lãi suất chiết khấu chứng từ và tỷ giá mua bán ngoại tệ để cạnh tranh với những ngân hàng thương mại khác.
2.3. Mở L/C thanh toán tiền nhập khẩu
Việc ngân hàng công thương phát hành mở L/C là một hình thức tài trợ dành cho các nhà nhập khẩu. Đứng ra mở L/C, NHCT đã cam kết trả tiền cho phía nước ngoài nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Có 2 loại L/C là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Tại ngân hàng Công thương doanh số L/C trả chậm được tính như là một phần trong tổng doanh số bảo lãnh, nghĩa là NHCT coi L/C trả chậm là một hình thức bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên L/C trả chậm và bảo lãnh ngân hàng có những điểm khác nhau rất cơ bản. Trong L/C trả chậm nếu nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo xuất trình tới NHCT bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu L/C, ngân hàng có trách nhiệm phải thanh toán L/C đó không phụ thuộc vào việc nhà nhập khẩu có thanh toán cho ngân hàng đó hay không. ở đây trách nhiệm của ngân hàng là trách nhiệm đầu tiên, còn trong nghiệp vụ bảo lãnh NHCT chỉ thực hiện những cam kết trong bảo lãnh nếu như nhà nhập khẩu không thực hiện được trách nhiệm của anh ta. Tức là trong nghiệp vụ bảo lãnh, trách nhiệm của ngân hàng là trách nhiệm thứ hai. Bởi vậy, nếu xếp L/C trả chậm vào nghiệp vụ bảo lãnh thì trong nghiệp vụ này có thể chia thành hai giai đoạn tài trợ: giai đoạn thứ nhất tính từ khi ngân hàng mở L/ C trả chậm cho tới ngày xuất trình chứng từ, giai đoạn thứ hai kể từ khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ xuất trình cho tới ngày trả tiền L/C. Giai đoạn thứ hai có thể coi là hình thức bảo lãnh việc thanh toán thuộc L/C trả chậm (đến thời hạn trả tiền mà nhà nhập khẩu không trả được tiền, NHCT sẽ đứng ra thanh toán
(thực hiện trách nhiệm thứ hai) sẽ được trình bày trong phần sau.
Mọi quy trình của nghiệpvụ mở L/C được thực hiện theo “ Quy định chung về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền” áp dụng trong toàn hệ thống NHCTVN. Trong quy định này cũng nêu rõ việc mở L/C phải phù hợp với “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” bản sửa đổi năm 1993, số xuất bản 500(UCP 500) do phòng Thương mại quốc tế ấn hành. Quy trình L/C hàng nhập khẩu gồm những bước sau:
Tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C
Đây là khâu quan trọng nhất vì chỉ trên cơ sở hồ sơ xin mở L/C của nhà nhập khẩu NHCT mới có căn cứ để mở L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. Hồ sơ này thường bao gồm:
Đơn xin mở L/C nhập khẩu. Sau khi đã được ngân hàng chấp nhận thì đơn xin mở L/C trở thành một khế ước dân sự giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng. Cơ sở pháp lý và nội dung để lập đơn xin mở L/C là hợp đồng mua bán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
- Hợp đồng thương mại (bản gốc và bản phôtô).
- Hạn ngạch nhập khẩu của từng chuyến hoặc giấy phép nhập khẩu(nếu cần).
- Các tài liệu liên quan đến thủ tục xác nhận hay vay ngoại tệ của ngân hàng(trong trường hợp khách hàng vay vốn để mở L/C).
Nhận được đơn xin mở L/C của khách hàng, NHCT sẽ kiểm tra nội dung theo mẫu quy định của NHCT, kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách hàng đối với L/C yêu cầu mở để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét các điều kiện miễn giảm ký quỹ theo quy định của Giám đốc chi nhánh.
Mở và phát hành L/C
Căn cứ theo đơn xin mở L/C, thanh toán viên của NHCT phải lập và phát hành L/C. Việc phát hành L/C có được thực hiện bằng một trong những phương thức sau:
- Điện: + Bằng Telex: trên Telex phải có mã khoá(testkey) để xác định L/C là chân thực.
+ Bằng SWIPT theo mẫu điện chuẩn MT700, MT701
- Thư: Theo mẫu quy định của NHCT và phải có đầy đủ chữ ký được uỷ quyền.
Thông thường L/C thường được mở bằng điện (SWIPT). Sau khi đã hoàn thiện nhập dữ liệu vào tập tin MT 700, thanh toán viên kiểm tra lại nội dung L/C trước khi ghi lại rồi chuyển cho ngân hàng thông báo nước người xuất khẩu.
Tu chỉnh và tra soát L/C
Việc tu chỉnh L/C chỉ được ngân hàng thực hiện khi có đề nghị chính thức bằng văn bản có đầy đủ tính pháp lý của người yêu cầu mở L/C. Bản tu chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của L/C. Đề nghị sửa đổi đối với điều chỉnh giá trị L/C cũng như các điều chỉnh khác phải đủ các yêu cầu sau:
Thư yêu cầu điều chỉnh của khách hàng(1 bản)
Văn bản chứng minh sự đồng ý của các bên liên quan(1 bản)
Tất cả mọi điều chỉnh, sửa đổi hay huỷ bỏ đều phải thông báo cho ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận nếu có. Các điều khoản không bị sửa đổi vẫn có giá trị như trước. Nếu không có quy định gì khác trong L/C mọi điều kiện và điều khoản của tu chỉnh đều được lập và thực hiện trên cơ sở quy định của UCP500.
Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và trả tiền
Nhận được chứng từ giao hàng từ ngân hàng nước ngoài thanh toán viên kiểm tra nội dung chứng từ. Nếu thấy phù hợp với L/C thì thực hiện trả tiền và giao chứng từ cho khách hàng. Nếu chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C thanh toán viên báo ngay cho người mua những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của NHCT phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó. Đồng thời điện báo cho ngân hàng chuyển chứng từ về những điểm không phù hợp. Nếu người mua chấp nhận thanh toán thì giao chứng từ cho khách hàng và NHCT thực hiện trả tiền cho ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2008.doc
- B×a kho¸ luËn.doc