MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 4
BẢO HIỂM CON NGƯỜI 4
1. Một vài nét khái quát cơ bản về lĩnh vực bảo hiểm con người 4
1.1. Các nước trên thế giới 4
1.2. Ở Việt Nam 6
2. Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người 9
2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người 9
2.2. Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm con người 10
2.2.1. Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng thanh toán có định mức 10
2.2.2. Hợp đồng bảo hiểm con nguời không áp dụng nguyên tắc bảo hiểm trùng và nguyên tắc thế quyền 11
2.2.3. Hợp đồng bảo hiểm con người đáp ứng rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm 11
2.2.4. Các loại hợp đồng trong bảo hiểm con người rất đa dạng, phức tạp 12
2.2.5. Hợp đồng bảo hiểm con người chịu ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định 12
2.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm con người 13
2.4. Ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm con người 14
2.4.1. Đối với người tham gia bảo hiểm 14
2.4.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 15
2.4.3. Đối với sự phát triển kinh tế 15
2.4.4. Hợp đồng bảo hiểm con người tạo cơ hội việc làm cho người lao động 16
2.5. Các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm con người 16
2.5.1. Chủ thể 16
2.5.2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người 18
2.5.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm con người 19
2.6. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm con người 29
2.6.1. Do HĐBH con người cũng là hợp đồng dân sự nên nó phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 29
2.6.2. Ngoài ra để HĐBH con người có hiệu lực thì cần phải thoả mãn những điều kiện sau 29
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 33
VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI 33
1. Vài nét đánh giá chung về thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam hiên nay 33
1.1. Thị trường bảo hiểm con người vẫn còn là mới mẻ đối với người dân Việt Nam 33
1.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam 34
2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người 35
2.1. Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng 36
2.2. Tranh chấp do việc xác định sự kiện bảo hiểm 38
2.3. Tranh chấp do nội dung của hợp đồng không rõ ràng 42
CHƯƠNG III 44
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI 44
1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hợp đồng bảo hiểm con người 44
1.1. Thuận lợi 44
1.2. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn do việc gia nhập WTO mang lại 45
2. Những bất cập trong luật kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm con người 46
2.1. Về quyền lợi có thể được bảo hiểm 46
2.2. Về hành vi thông báo sai tuổi của bên mua bảo hiểm đối với người được bảo hiểm 49
2.3. Về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm 51
2.4. Về điều khoản hợp đồng bảo hiểm con người 52
2.5. Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 53
3. Kiến nghị và giải pháp 54
3.1. Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của luật kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế 54
3.2. Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước 55
KẾT LUẬN 58
61 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hợp đồng bảo hiểm con người: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ví dụ ở VN hiện nay có các DNBH nhân thọ lớn như: Bảo Việt, Prudential, AIA …là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mà người dân có quyền lựa chọn sao cho có lợi nhất cho mình.
b)Yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Quyền này của bên mua bảo hiểm là nghĩa vụ của bên bảo hiểm. Tất cả đều nhằm mục đích là hợp đồng thực hiện được thuận lợi.
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH
“Khi DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết” (khoản 3 Điều 19).
“Khi DNBH không chấp nhận giảm phí bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm” (khoản 1 Điều 20). Song song với quy định DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, luật cũng quy định bên mua bảo hiểm cũng có quyền này để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và quyền lợi giữa hai bên chủ thể.
d) Yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong HĐBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đây là mục đích chính của bên mua bảo hiểm để khắc phục rủi ro xảy ra.
đ) Chuyển nhượng HĐBH theo thoả thuận trong HĐBH hoặc theo quy định của pháp luật. Bên mua bảo hiểm được chuyển nhượng HĐBH cho người khác trong trường hợp HĐBH đó có sự thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên thực tế việc chuyển nhượng HĐBH chỉ có thể thực hiện khi việc chuyển nhượng phải được thông báo cho bên bảo hiểm và chỉ coi là HĐBH đã được chuyển nhượng khi bên bảo hiểm có văn bản chấp nhận hoặc xác nhận về việc chuyển nhượng hợp đồng.
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong HĐBH. Đây là điều kiện dể duy trì hợp đồng, luật cũng đã quy định nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí đầy đủ theo thời hạn và phương thức thoả thuận thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng.
b) Kê khai đầy đủ trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH. Yêu cầu này thông thường đó là các chi tiết về đặc điểm, tính chất của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng là trung thực tuyệt đối nên nếu có hành vi gian dối trong việc kê khai sẽ là yếu tố làm cho hợp đồng không được thực hiện.
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm các trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH. Vì việc tăng rủi ro là cơ sở để DNBH tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng và việc thông báo này thể hiện tính trung thực của khách hàng.
d) Thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong HĐBH. Bên mua bảo hiểm phải thông báo kịp thời cho bên bảo hiểm biết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và phải thông báo một cách trung thực. Nếu qua thời hạn đã được xác định trong hợp đồng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm không thông báo về việc đó thì DNBH có quyền từ chối thực hiện hợp đồng.
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định này thể hiện trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng bên mua bảo hiểm cố ý không thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất để được nhận tiền bảo hiểm trong khi có thể hạn chế được các tổn thất này. Mục đích của quy định này vừa đảm bảo quyền lợi cho DNBH vừa hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm của khách hàng.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Trong HĐBH con người điều khoản này được coi là phần loại trừ trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Phần loại trừ này thông thường được luật quy định trước với mục đích tránh trường hợp người tham gia bảo hiểm lợi dụng HĐBH con người để trục lợi cá nhân và qua đó bảo vệ cho các DNBH.
Khoản 1 Điều 16 Luật KDBH: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp DNBH không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Điều khoản này giúp cho DNBH không phải trả tiền do các sự kiện bảo hiểm xảy ra từ nguyên nhân chủ quan, từ lỗi cố ý của các bên liên quan và đòi hỏi bên tham gia bảo hiểm phải hiểu rõ để bảo vệ cho quyền lợi của chính mình.
Thời hạn bảo hiểm
Là khoảng thời gian DNBH thực hiện trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm do các bên thoả thuận. HĐBH con người với HĐBH nhân thọ là chủ yếu có thời hạn tương đối dài (HĐBH nhân thọ có thời hạn bảo hiểm ít nhất là 5 năm).
Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
Khoản 11 Điều 3 Luật KDBH: “phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho DNBH theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng”.
Việc xác định phí khá phức tạp bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Quá trình định phí phải dựa trên nguyên tắc, cơ sở khoa học rồi cả các giả định đưa ra như giả định tỷ lệ tử vong, lãi suất, chi phí và tỷ lệ hợp đồng bị huỷ bỏ. Các doanh nghiệp khi định phí phải đảm bảo trang trải đựơc các chi phí mà vẫn phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Phương thức đóng phí bảo hiểm: Do khả năng tài chính của mỗi người là khác nhau, để thuận lợi cho khách hàng, để duy trì hiệu lực hợp đồng DNBH thường đưa ra các mốc thời gian khác nhau làm phương thức đóng phí bảo hiểm: Có thể nộp phí hàng tháng, 03 tháng, 06 tháng, hàng năm, và 1 lần. Theo đó khách hàng khi ký kết có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm
DNBH khi nhận phí bảo hiểm của khách hàng đồng nghĩa với việc trả tiền bảo hiểm cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm. Việc trả tiền trong HĐBH phải thực hiện trong một thời hạn nhất định để đảm bảo được yêu cầu khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro.
Cách thức trả tiền bảo hiểm của DNBH tuỳ thuộc vào quy định trong hợp đồng, có thể trả 1 lần khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc có thể trả khi hết thời hạn bảo hiểm.
Các quy định giải quyết tranh chấp
Để hiểu hết nội dung của HĐBH nói chung và HĐBH con người nói riêng đòi hỏi mỗi người phải có trình độ chuyên môn nhất định. Khi ký kết không phải mọi người đều hiểu hết được nội dung của hợp đồng này mặc dù có sự giúp đỡ của các tư vấn viên bảo hiểm. Vì vậy tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà khách hàng không được nhận tiền từ các doanh nghiệp lúc đó có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc đặt ra như “tôi nghĩ…”; “tôi không hiểu …” nhưng khó có thể giải quyết thoả đáng quyền lợi của hai bên trong những trường hợp đó. Dưới đây là một ví dụ:
Ông Ngô Viết Quế ký 03 HĐBH nhân thọ với công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA). Sau hai năm thực hiện, khách hàng đòi thanh lý hợp đồng yêu cầu trả lại tổng số tiền bảo hiểm đã đóng 16,5 triệu đồng. Nhưng AIA chỉ thanh toán 2,8 triệu đồng. Ông Quế kiện ra toà án.
Năm 2000 và 2001, ông Quế mua ba HĐBH nhân thọ loại hình An Sinh Thịnh Vượng và An Sinh Tích Luỹ 15 năm của AIA. Các hợp đồng có trị giá 20, 30 và 50 triệu đồng. Năm 2003 ông Quế xin ngưng hợp đồng sau khi đã đóng 16,5 triệu đồng. Căn cứ vào điều khoản đã ký AIA chỉ hoàn 1/6 yêu cầu trên.
Ông Quế lúc này mới đọc lại hợp đồng, phát hiện ra những điều khoản khó hiểu, không sử dụng ngôn ngữ pháp lý Việt Nam. Khách hàng của AIA kiện ra toà, yêu cầu xử hợp đồng vô hiệu và AIA phải hoàn trả toàn bộ số tiền ông đã đóng.
Ngày 7/5 toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ kiện trên. Qua thẩm vấn các bên hội đồng xét xử nhận định: Sau khi ông Quế kí hợp đồng với AIA, tổng giám đốc có gửi thư với nội dung thông báo đã nhận hợp đồng và xác nhận khách hàng đã đọc, hiểu các điều khoản ghi trong đó. Sau 21 ngày kể từ khi ký hợp đồng ông Quế vẫn có quyền từ chối mua bảo hiểm nhân thọ của AIA.
Toà án bác lập luận của nguyên đơn cho rằng vì cả tin lúc mua bảo hiểm không đọc bản hợp đồng nên mất cảnh giác bị lừa dối. Theo hội đồng xét xử, nội dung và hình thức của các hợp đồng phù hợp với Luật KDBH, Bộ luật dân sự và đều qua thẩm định của bộ tài chính. Các sản phẩm của công ty được nhà nước cho phép. Đặc biệt trong hợp đồng có ghi rõ nếu ngưng hợp đồng khi chưa đến hai năm thì sẽ không được hoàn tiền. Ông Quế chỉ có 1 trong 3 hợp đồng được thực hiện được 2 năm nên đựơc nhận tiền theo giá trị giải ước 2,8 triệu đồng là đúng. Từ những nhận định trên toà bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.[16]
Ngày tháng năm giao kết hợp đồng
Đây là yếu tố cần thiết để xác định hiệu lực của hợp đồng cũng như hợp đồng chấm dứt hiệu lực khi nào. Đồng thời nó cũng là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tránh tranh chấp xảy ra.
Trên đây là những nội dung cơ bản của HĐBH con người. Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 13 quy định ngoài nội dung quy định tại khoản 1 điều này HĐBH còn có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận. Điều đó có nghĩa sự thoả thuận nhất trí của hai bên cũng được ghi nhận làm thành các nội dung của hợp đồng và hợp đồng vẫn có hiệu lực theo quy định. Sự lừa dối ép buộc không dựa trên ý chí chủ quan của con người khi ký kết hợp đồng sẽ là điều kiện loại trừ làm mất hiệu lực của hợp đồng. Chúng ta sẽ xem xét điều kiện có hiệu lực của HĐBH con người.
2.6. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm con người
2.6.1. Do HĐBH con người cũng là hợp đồng dân sự nên nó phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Điều kiện về năng lực hành vi của chủ thể tham gia
Chủ thể tham gia HĐBH con người phải có năng lực hành vi dân sự. Đối với bên nhận bảo hiểm phải là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật để KDBH. Bên tham gia bảo hiểm có thể là cá nhân (điều hiện là lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi), hoặc có thể là tổ chức. Nếu cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi và không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực tại thời điểm giao kết.
Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng
Việc tham gia ký kết HĐBH con người thoả mãn mục đích của các bên tham gia là không đủ. Nó đòi hỏi không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Và mục đích của các bên thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng vì mục đích nào thì phải có nội dung phù hợp.
Điều kiện về tính tự nguyện của chủ thể tham gia bảo hiểm
Tự nguyện là sự thống nhất ý chí bên trong của một chủ thể với hình thức biểu hiện ra bên ngoài. Điều kiện này là sự cụ thể hoá nguyên tắc tự do, tự ngưyện cam kết, thoả thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Điều kiện về hình thức
Điều 14 Luật KDBH: HĐBH con người phải được lập thành văn bản. Các bên khi kí kết HĐBH con người phải lập thành văn bản nếu không hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lí.
2.6.2. Ngoài ra để HĐBH con người có hiệu lực thì cần phải thoả mãn những điều kiện sau
Theo Điều 22 Luật KDBH quy định 4 trường hợp HĐBH vô hiệu. Vậy để có hiệu lực thì HĐBH con người có điều kiện là:
Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm
Theo khái niệm Prudential đưa ra: “quyền lợi có thể dược bảo hiểm là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm trong đó sự rủi ro của người được bảo hiểm sẽ gây tổn thất về tài chính hoặc tinh thần cho bên mua bảo hiểm”.[24]
Còn theo khoản 9 Điều 3 Luật KDBH thì quyền lợi có thể được bảo hiểm trong HĐBH con người đó là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Tức là trong HĐBH con người thì người tham gia bảo hiểm ngoài họ ra, họ phải là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người được bảo hiểm. Vì vậy dù trong thời hạn HĐBH có hiệu lực mà người tham gia bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện nhất định thì HĐBH con người được coi là chấm dứt tại thời điểm xảy ra sự kiện đó. Những quyền lợi chưa phát sinh hoặc đã chấm dứt thì không phải là quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Ví dụ 1: Chồng mua bảo hiểm cho vợ trong thời hạn là 5 năm. Khi chưa hết thời hạn 5 năm xảy ra sự kiện li hôn (chấm dứt quan hệ hôn nhân) không còn quyền lợi có thể dược bảo hiểm.
Ví dụ 2: Khi chưa kết hôn thì một người chưa có thể nói là mua bảo hiểm cho một người khác sẽ là vợ mình trong tương lai (chưa có quan hệ hôn nhân) không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Đối tượng được bảo hiểm phải tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hiệu lực của HĐBH nói chung và HĐBH con người nói riêng. Chúng ta không thể giao kết HĐBH con người mà không xác định được đối tượng được bảo hiểm hoặc xác định được đối tượng mà đối tượng đó không tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Yêu cầu được đặt ra là đối tượng được bảo hiểm phải tồn tại và được xác định rõ trong giấy yêu cầu bảo hiểm và tại thời điểm giao kết hợp đồng phải tồn tại trên thực tế đúng như hiện trạng quy định trong đơn bảo hiểm. Điều kiện này hạn chế nguy cơ trục lợi bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi không những cho DNBH mà cả đối với bên tham gia bảo hiểm.
Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người, chưa có sự kiện bảo hiểm xảy ra
Điểm C khoản 1 Điều 22: Bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng thì HĐBH con người vô hiệu. Nếu khi giao kết hợp đồng mà biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì đó là hành vi lừa dối (không thoả mãn yếu tố khách quan). Vì HĐBH con người bảo hiểm cho các sự kiện bảo hiểm xảy ra trong tương lai không ai có thể biết trước. Có như vậy mới phù hợp với bản chất của bảo hiểm.
Chúng ta xem xét trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Tại thời điểm giao kết HĐBH chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm (thoả mãn trường hợp trên).
Trường hợp 2: Tại thời điểm giao kết HĐBH sự kiện bảo hiểm đang xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm không biết được về điều này. Vậy trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?
Nếu bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng: mình không biết sự kiện bảo hiểm đang xảy ra thì HĐBH con người vẫn còn hiệu lực (nằm ngoài ý chí chủ quan của bên mua bảo hiểm).
Ví dụ: Bên mua bảo hiểm giao kết HĐBH con người có đối tượng là sức khoẻ. Nếu bên mua bảo hiểm biết về tình trạng bệnh tật của mình thì hợp đồng vô hiệu. Nếu đó là bệnh bẩm sinh mà bên mua bảo hiểm không biết thì HĐBH vẫn có hiệu lực.
Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH không được có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng
Một nguyên tắc khi giao kết HĐBH nói chung và HĐBH con người nói riêng là trung thực tuyệt đối tức là người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm phải cung cấp thông tin cho nhau một cách trung thực và chính xác. Đòi hỏi:
Người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng trong đơn bảo hiểm, thông tin này làm cơ sở cho DNBH đánh giá rủi ro và quyết định chấp nhận hay không chấp nhận bảo hiểm.
DNBH hay đại lí bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng, giải thích rõ các quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
Tóm lại: HĐBH con người vô hiệu khi vi phạm 1 trong 4 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung hoặc vi phạm các diều kiện có tình đặc thù của HĐBH con người nói riêng. Xử lý HĐBH vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. HĐBH con người vô hiệu thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI
1. Vài nét đánh giá chung về thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam hiên nay
1.1. Thị trường bảo hiểm con người vẫn còn là mới mẻ đối với người dân Việt Nam
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để tạo nên sự “mới mẻ” của lĩnh vực bảo hiểm con người đối với người dân Việt Nam, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
* Nguồn gốc ra đời và phát triển
Nếu như làm một phép so sánh thì chúng ta thấy trên thế giới: bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ (lĩnh vực chính của bảo hiểm con người) đã ra đời và tồn tại trong một thời gian dài còn ở Việt Nam mới được coi trọng và phát triển trong khoảng trên 10 năm gần đây (từ năm 1993 khi Nghị định 100CP của chính phủ ra đời). Vì vậy bảo hiểm con người còn “mới mẻ” đối với người dân Việt Nam là điều dễ hiểu.
Hơn nữa để con người có thể tiếp nhận lĩnh vực bảo hiểm đòi hỏi phải có một quá trình mọi người tìm hiểu, đánh giá rồi mới có thể đi đến quyết định tiếp nhận không. Hơn 10 năm thực sự được ghi nhận và phát triển của bảo hiểm và hơn 7 năm của bảo hiểm con người (từ Luật KDBH 2000) còn quá nhỏ so với thời gian hình thành và phát triển của đất nước.
* Đời sống khó khăn thu nhập bình quân trên đầu người thấp khiến họ phải lo cho cuộc sống nhiều hơn.
Ông Kenneth Juneau - tổng giám đốc công ty bảo hiểm AIA tại Việt Nam cho biết: “Đa số người dân Việt Nam hầu như chưa hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm”.[27]
Thật vậy, Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài, đến năm 1975 đất nước thống nhất. Người dân đi lên xây dựng kinh tế, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, đó là một trở ngại lớn cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người phải lo cho cuộc sống hằng ngày, cuộc sống gia đình, vì thế chưa thể có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để tham gia bảo hiểm như người dân của các nước phát triển. Và thực tế là khi cuộc sống đầy đủ, khi đời sống tinh thần được nâng cao, họ mới có thể nghĩ đến được các dự định trong tương lai. Nếu hiện tại chưa đảm bảo thì làm sao có thể nghĩ đến tương lai sau này.
* Nguyên nhân khác là do phong tục tập quán và đời sống tâm lí của người dân Việt Nam
Người dân Việt Nam không muốn nghĩ đến rủi ro, khi tham gia bảo hiểm họ thường nghĩ đến yếu tố tiết kiệm hơn là yếu tố bảo hiểm. Không những thế tình cảm gắn bó giữa những người trong gia đình khiến họ không nghĩ đến mua bảo hiểm cho những rủi ro trong tương lai (khi mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc nghĩ dến việc ngày nào đó rủi ro sẽ xảy ra).
* Hệ thống pháp luật của Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm con người còn chưa đầy đủ.
Hiện nay chủ yếu chỉ có Luật KDBH 2000 và Bộ luật dân sự 2005 cùng với các thông tư hướng dẫn điều chỉnh lĩnh vực này nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Không chỉ vậy, sự mâu thuẫn, không thống nhất giữa các hệ thống pháp luật gây khó khăn cho việc áp dụng. Những nguyên nhân này gây ra các tranh chấp giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, làm giảm lòng tin của người dân, tạo tâm lí lo sợ khi ký kết, làm cho lĩnh vực này còn “mới mẻ” đối với người dân Việt Nam.
1.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam
Ngành bảo hiểm nói chung phát triển trong những năm gần đây và doanh thu của nó đóng góp vào GDP tăng dần lên. Năm 1993 doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm chiếm 0.4% GDP của Việt Nam và vào năm 2005 con số này tăng lên 1%. Bộ tài chính hi vọng doanh thu của ngành này sẽ chiếm 4.2% GDP của đất nước vào năm 2010. Đó là sự phát triển đối với bảo hiểm nói chung, còn riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm con người theo số liệu thống kê thì Việt Nam có trên 6,5 triệu người mua bảo hiểm nhân thọ, 1,5 triệu người người tham gia bảo hiểm học sinh, 5 triệu người mua bảo hiểm con người, và có 8 công ty bảo hiểm nhân thọ và các công ty này cung cấp 100 sản phẩm.[25]
Nhìn vào số liệu trên so sánh với dân số Việt Nam và tốc độ tăng trưởng kinh tế thì số lượng người tham gia bảo hiểm con người là quá nhỏ (trong khi đó dân số là 82 triệu người, số dân dưới 30 tuổi chiếm khoảng 60%). Nhưng đây là hiện tại, còn tương lai ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng sẽ được cải thiện với số lượng hợp đồng bảo hiểm con người tăng lên vì hiểu biết của người dân đã cải thiện. Để có thể đạt được điều này cần có sự cố gắng của rất nhiều bên và đặc biệt là cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chi tiết.
2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người
Như trên chúng ta đã biết sự khó hiểu trong các điều khoản của HĐBH bởi lẽ các DNBH khi soạn thảo các nội dung của hợp đồng đưa ra rất nhiều các giả định “Nếu... thì...” vì thực chất là bảo hiểm cho sự kiện xảy ra trong tương lai (nếu có). Không ai có thể biết trước được sự kiện đó xảy ra hay không. Và nếu trước khi ký kết hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã biết về sự kiện đó thì HĐBH sẽ vô hiệu do bị lừa dối.
Thực tế là có rất nhiều trường hợp khách hàng khi ký kết hợp đồng chưa hiểu hoặc hiểu chưa hết được các quyền và nghĩa vụ của mình trong khi các đại lý với các tư vấn viên muốn ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng thường nêu lên các quyền hoặc các ưu đãi do ký kết hợp đồng mang lại mà quên đi việc giải thích cho khách hàng các điều khoản có thể ảnh hưởng đến chính quyền lợi của họ như: điều khoản miễn trách nhiệm, điều khoản giá trị hoàn lại khi hợp đồng đã có hiệu lực trên 2 năm...Các quy định của luật là điều kiện để HĐBH con người được thực hiện, tránh tranh chấp xảy ra, tạo nên một môi trường pháp lý lành mạnh. Nhưng thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hiểm con người ở Việt Nam vẫn tạo ra nhiều tranh chấp. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau và các nguyên nhân phổ biến là do DNBH từ chối trả tiền bảo hiểm thiếu căn cứ pháp luật, do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng cố ý gây ra sự kiện bảo hiểm để được nhận tiền bảo hiểm, do sự thiếu hoàn chỉnh trong quy định của pháp luật. Theo từ điển thuật ngữ luật học: “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là tranh chấp giữa các bên trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng”.[19] Vì thế tranh chấp HĐBH con người là sự xung đột bất đồng ý kiến giữa DNBH và bên tham gia bảo hiểm trong việc thực hiện các điều khoản của HĐBH con người.
Chúng ta sẽ xem xét các vụ tranh chấp cụ thể sau đây:
2.1. Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng
Sau khi tiếp nhận những lời mời chào khó nỗi từ chối từ nhân viên tiếp thị ngày 6/9/2000, bà Nguyễn Thị Oanh ngụ tại số 171/1B Cô Bắc, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tham gia bảo hiểm hỗn hợp 10 năm với công ty Chinfon Manulife với mức phí 680.000 đồng/tháng. Trong HĐBH bà Oanh đã kê khai theo mẫu nội dung mà Chinfon Manulife soạn sẵn, trong đó có phần bà đề nghị công ty bảo hiểm kiểm tra y tế về tình trạng sức khoẻ nếu có yêu cầu và được Chinfon Manulife tiến hành vào ngày 11/9/2000 trước khi hợp đồng có hiệu lực.
Mọi việc diễn ra bình thường, đơn yêu cầu bảo hiểm của bà Oanh được Chinfon Manulife chấp thuận. Cho đến ngày 15/9/2000, thấy có triệu chứng ho khan, ói mửa, nhức mỏi hai vai, bà Oanh đến chẩn đoán tại Trung lâm lao phổi Phạm Ngọc Thạch và phát hiện bị ung thư phế quản phổi di căn hạch. Điều trị ở đấy một thời gian, bà Oanh được chuyển sang Trung tâm Ung bướu gần 6 tháng, sau đó xuất viện về nhà riêng rồi qua đời. Trong thời gian bà Oanh nằm viện, công ty Chinfon Manulife vẫn tiếp tục thu phí.
Sau đó ông Cao Hữu Trí, con trai bà Oanh gửi thông báo tới công ty xin thanh toán bảo hiểm tử vong nhưng thật bất ngờ đã bị công ty từ chối.
Bộ phận giải quyết khiếu nại của Chinfon Manulife cho biết, trước khi ký bảo hiểm, bà Oanh đã đi khám vài lần ở các phòng mạch tư, đồng thời ngày 11/9 khi đến khám tại công ty với câu hỏi trong vòng 5 tháng trở lại đây, bà có ốm, phẫu thuật, tham vấn y khoa hoặc điều trị tại bệnh viện? Bà Oanh cũng đã không thông báo về tình trạng bệnh lý của mình. Vì vậy, việc công ty Chinfon Manulife bác đề nghị thanh toán bảo hiểm tử vong đối với trường hợp bà Oanh là hoàn toàn phù hợp. Ông Trí nhận được thông báo sẽ bồi thường só tiền bảo hiểm bằng việc chi trả lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng với số tiền 4.080.000 đồng là tổng số phí thu trong 6 tháng.
Ông David Matthews, Tổng giám đốc Chinfon Manulife đã nói: Chúng tôi khẳng định rằng bà Oanh đã không yêu cầu công ty bảo hiểm kiểm tra sức khoẻ cho bà. Vì yếu tố tuổi cao và phạm vi mệnh giá bảo hiểm, công ty Chinfon Manulife đã yêu cầu bà Oanh đến công ty kiểm tra sức khoẻ theo thủ tục thẩm định thông thường. Bà Oanh đã đến phòng khám y tế của chúng tôi vào ngày 11/9/200, tại thời điểm bà Oanh gặp bác sỹ của công ty, bác sỹ đã đặt ra cho bà Oanh mọi câu hỏi liên quan đến các bệnh tật ghi trong đơn mua bảo hiểm và tìm hiểu các kết quả khám sức khoẻ liên quan.
Bà Oanh đã khám bệnh ở một số phòng khám y khoa trước ngày bà nộp đơn mua bảo hiểm. Tuy nhiên, bà Oanh đã không khai báo điều này với các bác sỹ của chúng tôi kể cả lần bà đi khám bệnh vào ngày 9/9/2000 tức 2 ngày trước khi kiểm tra sức khoẻ tại công ty chúng tôi. Những lần đi khám này, nếu như chúng tôi được biết lẽ ra đã ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chấp thuận bảo hiểm của chúng tôi đối với đơn mua bảo hiểm. Do đó, quyết định cuối cùng của chúng tôi căn cứ theo điều khoản HĐBH là buộc lòng phải từ chối yêu cầu thanh toán bảo hiểm cho bà Oanh đã không thực hiện nghĩa vụ khai đúng và đầy đủ mọi thông tin như yêu cầu, dẫn đến huỷ bỏ HĐBH và công ty hoàn lại phí đã đóng.[13]
Rõ ràng khi tranh chấp xảy ra, cả 2 bên đều đưa ra lý luận để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Đối với công ty Chinfon Manulife chỉ căn cứ vào một nguyên nhân là khách hàng đã không trung thực khi trả lời các câu hỏi trong hợp đồng là thiếu thuyết phục. Có thể nói phần lỗi của khách hàng thiếu trách nhiệm trong khi trả lời câu hỏi mang tính trắc nghiệm nhưng cũng không thể v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc