Sau khi được thủ trưởng duyết, kế toán thực hiện thanh toán tiền lương cho từng xí nghiệp. Sau đó tại các xí nghiệp, kế toán sẽ thực hiện thanh toán cho các tổ, công nhân theo Bảng thanh toán tiền lương của tháng.
Tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ các chứng từ trên đồng thời với Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu 1.8) kế toán vào sổ chi tiết đối tượng TK 6221( biểu 1.9) mở tại các xí nghiệp cho từng sản phẩm, các sổ nhật ký chung ( biểu 1.10) và sổ cái TK 622, kế toán cũng phản ánh các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương vào sổ cái TK 6221( biểu 1.11), cuối quý kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 6221 để ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ( biểu 1.12).
Cuối quý 4 kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm của sản phẩm “ Vỏ lọc bụi Uông Bí” là 207.733.217 đ. Kế toán hạch toán như sau:
+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 6221( Vỏ lọc bụi Uông Bí): 207.733.217 VNĐ
Có TK 334 : 207.733.217 VNĐ
+ Trích các khoản theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nợ TK 6221( Vỏ lọc bụi Uông Bí) : 2.044.704 VNĐ
Có TK 338 : 2.044.704 VNĐ
Trong đó TK 3382: 4.154.664 VNĐ
TK 3383: 14.371.800 VNĐ
TK 3384: 1.916.240. VNĐ
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy điện nước và xây dựng.
3.Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, hay còn gọi là mô hình kế toán một cấp. Phòng kế toán của Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán của công ty phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy Phòng Kế toán tài chính
Kế toán trưởng
Kế
toán thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán tài
sản
Th ủ quỹ
Kế toán kho hàng
Kế
toán tiền lương
Kế toán
tập hợp
CP và
tính giá thành
Kế toán vật tư
Phó phòng
( kế toán tổng hợp)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu
· Lao động và phân công lao động kế toán.
Phòng kế toán tài chính có 10 nhân viên, tại đây mỗi một nhân viên được phân công một công việc nhất định trong bộ máy kế toán. Cụ thể sự phân công công việc và trách nhiệm như sau:
- Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Phụ trách chung ,trực tiếp đảm nhận công tác tài chính.Bao gồm lập kế hoạch tài chính và tín dụng, giải quyết các vấn đề quan hệ tài chính tín dụng với các cơ quan tài chính tài chính, ngân hàng.
- Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.Kế toán công nợ nội bộ và các khoản công nợ khác, tổng hợp kiểm kê tài sản, theo dõi các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, thay mặt trưởng phòng phụ trách công tác chung của trưởng phòng khi trưởng phòng đi công tác.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán mua hàng: Kiểm tra theo dõi, làm thủ tục thanh toán với ngân hàng toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu giải quyết điều chỉnh khiếu nại, bồi thường, làm thủ tục vay.Theo dõi hạch toán kế toán mua hàng và các khoản công nợ phải trả, làm hợp đồng, bộ chứng từ, hoá đơn mua hàng.
- Kế toán TSCĐ kiêm bán hàng: Theo dõi, hạch toán chi tiết và tổng hợp sự biến động về TSCĐ, CCDC, khấu hao TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, phân bổ CCDC theo tính chất hàng hoá, kiểm kê tài sản và công cụ lao động định kỳ theo quy định của nhà nước.Theo dõi hạch toán kế toán bán hàng và các khoản phải thu ,lập hợp đồng, hoá đơn bán hàng .
- Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán thuế: thực hiện kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, thực hiện thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền hàng và các thanh toán khác.Theo dõi, hạch toán các khoản thuế và làm thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu, làm thủ tục hoàn thuế .
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về thu, chi tiền mặt, báo cáo kiểm kê quỹ.
- Kế toán kho hàng : Theo dõi toàn bộ hàng nhập, xuất, tồn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê hàng tồn kho
- Kế toán vật tư: Hạch toán chi phí, tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hạch toán chi phí hàng mua, bán, chi phí quản lý xí nghiệp và các khoản tạm ứng
- Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH, BHYT cho CBCNV hàng tháng.
- Kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp các loại chi phí và tính giá thành các công trình hoàn thành, tổng hợp phí, phân loại hạch toán và phân bổ phí theo khoản mục mặt hàng
Phòng kế toán của Công ty luôn có sự phân công trách nhiệm cụ thể và phối hợp hoạt động nhịp nhàng.
· Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Chính sách kế toán áp dụng:
- Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán là tiền Việt Nam ( VNĐ).
- Tỷ giá hạch toán ngoại tệ là theo tỷ giá liên Ngân hàng, cuối tháng có đánh giá chênh lệch ngoại tệ.
- Kỳ kế toán: hiện nay kỳ kế toán của Công ty được xác định theo từng quý. Cuối mỗi quý Công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập BCTC theo quy định.
- Năm kế toán: Được xác định theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu và thành phẩm tồn kho.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho: tính theo giá thực tế.
- Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Công ty đáng giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
- Giá trị sản phẩm xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty áp dụng theo quyết định 1141 TC/ CĐKT ngày 01/ 01/ 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và thông tư 120/2002/ TT – BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 89/ 2002/ NĐ - CP về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn. Những chứng từ liên quan đến phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao,
Hệ thống tài khoản
Công ty xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản cấp 2 theo quy định, ngoài ra còn sử dụng các tiểu khoản (Tài khoản cấp 3) và các tiết khoản ( tài khoản cấp 4) chi tiết theo từng đối tượng cần quản lý.
Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc thù quản lý, kinh doanh Công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung. Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép và đáp ứng yêu cầu của quản lý Công ty đã áp dụng kế toán máy. Quy trình ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Sổ chi tiết
Máy xử lý các thao tác trên máy
Sổ cái các tài khoản
Nhập dữ liệu vào trong máy
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Mối quan hệ giữa các sổ kế toán trong quy trình kế toán:
Để thực hiện công tác kế toán tại Công ty, phòng kế toán được trang bị 10 máy tính. Các thao tác ghi sổ từ các chứng từ lên sổ chi tiết đều do kế toán phụ trách phần hành trực tiếp thực hiện. Sau đó thông qua kế toán máy các số liệu được tổng hợp theo từng phần hành, cuối cùng máy tính sẽ cung cấp các báo cáo mà kế toán viên cần. Do áp dụng kế toán máy nên khâu quan trọng nhất là nhập dữ liệu vào máy tính qua phần mềm kế toán. Ngay sau khi nhập số liệu, kế toán viên có thể có được các sổ tổng hợp, sổ chi tiết hoặc các báo cáo tài chính mình cần. Tuy nhiên, quy định kiểm tra đối chiếu các sổ là hàng tháng và quy định để lập các báo cáo kế toán là hàng quý.
Báo cáo kế toán
Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tiến hành lập các báo cáo tài chính. Hiện nay, Công ty đang sử dụng bốn loại báo cáo tài chính đó là:
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01-DN);
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02-DN);
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03-DN);
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09-DN).
Hệ thống báo cáo này sẽ được gửi kèm theo với báo cáo kiểm toán đến các cơ quan sau: Cục tài chính doanh nghiệp; Cục thống kê Hà Nội; Chi cục tài chính Hà Nội; Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam; Ngân hàng Công thương.
Ngoài các báo cáo tài chính trên Công ty còn thường xuyên lập các báo cáo quản trị như: Báo cáo nguồn vốn của doanh nghiệp; Báo cáo chi tiết tình hình tăng, giảm TSCĐ; Báo cáo chi tiết tình hình công nợ phải thu, phải trả; Báo cáo chi phí, Báo cáo chi phí tiền lương,...Tuy nhiên, các báo cáo này không được lập theo định kỳ mà chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị để ra các quyết định quản trị.
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Anh
1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được hoàn thành tại một xí nghiệp chính. Để phù hợp với đặc điểm đó, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là theo từng xí nghiệp sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm, do đó phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng tập hợp theo xí nghiệp sản xuất và theo từng sản phẩm.
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở Công ty có thể được phân loại theo mục đích, công dụng thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu như sắt, tôn các loại, xi măng, cát sỏi, dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung gồm có:
- Chi phí về lao động gián tiếp: chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của giám đốc xí nghiệp, cán bộ phòng kỹ thuất tại các xí nghiệp, quản đốc, và các công nhân phục vụ chung.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý sản xuất: vật liệu làm khuôn mẫu, khay cối, phục vụ cho sản xuất chi tiết sản phẩm, sửa chữa máy móc.
- Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm như: chổi quét sơn, găng tay, đá mài, quần áo bảo hộ,
- Chi phí khấu hao TSCĐ: nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại,
- Chi phí bằng tiền khác: tiền thuê vận chuyển hàng hoá,
Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành của Công ty là từng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.
· Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Công ty TNHH Hoàng Anh áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm cụ thể, đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp cho từng sản phẩm cụ thể. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là một.
2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Hoàng Anh được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính: là những nguyên, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Bao gồm: Thép ống các loại: F70, F50, F 42, F37, F34...thép các hình chữ U, H, L, Tôn lá: 5mm, 3mm... Sắt tròn: F10, F50...
Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất-kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Bao gồm như sơn ghi, sơn chống rỉ, than đá, que hàn, .
Tài khoản sử dụng
Công ty tiến hành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết như sau:
TK 6211: Công ty
TK 6212: XN cơ khí chế tạo
TK 6213: XN Kết cấu thép
TK 6214: XN chế tạo thiết bị và gia công cơ khí
TK 6215: XN lắp máy điện nước
Ngoài ra, còn các TK liên quan khác như: TK 152; TK 111; TK 112;
Chứng từ sử dụng
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng các chứng từ liên quan sau: Phiếu xuất kho ( mẫu số 02-VT)
Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu 04-VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá ( mẫu số 08 –VT)
Sổ sử dụng
Các loại sổ được Công ty sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu là:
Sổ cái TK 152; 621
Sổ chi tiết TK 152,
Bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn;
Bảng kê vật tư xuất;
Sổ nhật ký chung.
Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế xuất kho xác định theo phương pháp nhập trước-xuất trước. Dựa vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh nghiệp vụ xuất NVL, CCDC
Ví dụ: Phiếu xuất kho số 04 xuất 320kg vật tư thép U100 cho sản phẩm “ Vỏ Lọc Bụi Uông Bí” với đơn giá xuất kho là 7500 đ/kg.
Ta có bút toán:
Nợ TK 621( vỏ lọc bụi Uông Bí): 2 400 000 VNĐ
Có TK 152: 2 400 000 VNĐ
Vào cuối mỗi tháng, từ các phiếu xuất vật tư, kế toán vật tư sẽ lập Bảng kê xuất vật tư cho từng sản phẩm cụ thể (biểu 1.1). Bảng này theo dõi cả số lượng, quy cách và giá trị nguyên vật liệu chính, giá trị nguyên vật liệu phụ và giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng làm các sản phẩm. Sau cùng, kế toán vật tư lập Bảng tổng hợp xuất vật tư cho từng sản phẩm cho từng tháng (biểu 1.2) và từ Bảng tổng hợp xuất vật tư cho từng sản phẩm từng tháng vào sổ Chi tiết đối tượng (biểu 1.3)
· Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.Từ các chứng từ là phiếu nhập, phiếu xuất, bảng kê vật tư, bảng phân bổ, phiếu chi, kế toán tổng hợp vào Sổ nhật ký chung ( biểu 1.4), Sổ cái TK 152 ( bi ểu 1.5), Sổ cái TK 621( biểu 1.6) và Bảng tổng hợp chi tiết TK 621( biểu 1.7).Tổng phát sinh của TK 621 là tổng chi phí NVL phát sinh trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4):850 976 336 VNĐ
Có TK 621: 850 976 336 VNĐ
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Công ty áp dụng cả 2 hình thức trả lương: lương sản phẩm và lương thời gian.
Tiền lương trả theo thời gian: Là số tiền lương được dùng để tính cho những ngày người công nhân nghỉ ốm, nghỉ phép, hội họp, học tập hoặc nghỉ ro các nguyên nhân khách quan.
Lương thời gian = Mức lương bình quân ngày x Số ngày hưởng lương
Lương cơ bản ( LCB)
Mức lương bình quân ngày =
Ngày công chuẩn
LCB = HSCB x 450.000
Với số ngày công chuẩn là 26
Lương theo sản phẩm: Là số tiền lương được tính toán trên các hợp đồng làm khoán về công việc được giao mà người công nhân hoặc tổ đã hoàn thành. Theo quy định của Công ty thì lương cơ bản tính theo bảng lương của nhà nước còn lương sản phẩm do Công ty tự xây dựng.
Lương sản phẩm = Công sản phẩm x Tiền lương bình quân một công
Tổng tiền lương sản phẩm của cả tổ
Tiền lương bình quân một công =
Tổng số công của cả tổ
Tổng tiền lương SP của cả tổ
=
Đơn giá tiền lương
sản phẩm hoặc
chi tiết sản phẩm
x
Số sản phẩm
hoặc chi tiết sản
phẩm làm ra
Ở Công ty, đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng qua định mức lao động và được tính trả lương cho sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm hoàn thành.
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí nhân công trực tiếp.
Tổng số trích là 25% trên tổng quỹ lương của xí nghiệp trong đó:
+ 6 % được trừ vào lương của công nhân theo mức lương cơ bản trong đó 5% trích BHXH và 1% trích BHYT.
+ 19% được tính vào giá thành sản phẩm trong đó: 2% trích lập KPCĐ ( TK 3382) trích theo tổng quỹ lương thực tế của công nhân sản xuất sản phẩm và 17% trích theo quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất được duyệt ở Công ty. Trong đó 15 % trích lập BHXH ( TK 3383) và 2% trích lập BHYT ( TK 3384).
Sau khi tính được lương thời gian và lương sản phẩm, các khoản khấu trừ vào lương của công nhân kế toán tính được:
Lương chính = Lương thời gian + Lương sản phẩm
Tổng lương = Lương chính + Lương phép + Lương phụ
Thực lĩnh = Tổng lương - Trích BHYT, BHXH
Còn lĩnh = Thực lĩnh - Tạm ứng ± Khấu trừ, truy lĩnh
Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng sản phẩm như sau:
TK 6221: chi phí nhân công trực tiếp
TK 6222: chi phí nhân công thuê ngoài.
Chứng từ sử dụng
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán BHXH
Sổ sử dụng và quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng phân bổ tiền lương, thưởng và BHXH.
Sổ chi tiết đối tượng TK 6221- chi phí nhân công trực tiếp
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 622.
Quy trình hạch toán như sau:
Trước tiên tại các tổ: tổ trưởng các tổ có trách nhiệm tính công, theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ ốm, nghỉ phép của từng người. Cuối tháng các tổ chuyển các bảng chấm công và chứng từ liên quan cho kế toán xí nghiệp. Kế toán các xí nghiệp sẽ tính lương, thưởng, phụ cấp và BHXH cho các tổ trong toàn xí nghiệp mình phụ trách, sau đó chuyển lên cho kế toán tiền lương tại phòng kế toán để tập hợp và tính lương cho toàn công ty.
Sau khi được thủ trưởng duyết, kế toán thực hiện thanh toán tiền lương cho từng xí nghiệp. Sau đó tại các xí nghiệp, kế toán sẽ thực hiện thanh toán cho các tổ, công nhân theo Bảng thanh toán tiền lương của tháng.
Tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ các chứng từ trên đồng thời với Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu 1.8) kế toán vào sổ chi tiết đối tượng TK 6221( biểu 1.9) mở tại các xí nghiệp cho từng sản phẩm, các sổ nhật ký chung ( biểu 1.10) và sổ cái TK 622, kế toán cũng phản ánh các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương vào sổ cái TK 6221( biểu 1.11), cuối quý kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 6221 để ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ( biểu 1.12).
Cuối quý 4 kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm của sản phẩm “ Vỏ lọc bụi Uông Bí” là 207.733.217 đ. Kế toán hạch toán như sau:
+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 6221( Vỏ lọc bụi Uông Bí): 207.733.217 VNĐ
Có TK 334 : 207.733.217 VNĐ
+ Trích các khoản theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nợ TK 6221( Vỏ lọc bụi Uông Bí) : 2.044.704 VNĐ
Có TK 338 : 2.044.704 VNĐ
Trong đó TK 3382: 4.154.664 VNĐ
TK 3383: 14.371.800 VNĐ
TK 3384: 1.916.240. VNĐ
Tổng phát sinh của TK 622 là tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 209 777 921 VNĐ
Có TK 621 ( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 209 777 921 VNĐ
Hạch toán chi phí sản xuất chung
· Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
TK 6271: Chi phí nhân viên xí nghiệp
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Sổ sử dụng
Sổ chi tiết đối tượng các tài khoản chi phí sản xuất chung
Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất chung
Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất chung
Sổ nhật ký chung.
Hạch toán phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn xí nghiệp theo từng tài khoản chi tiết của TK 627. Vào cuối mỗi tháng, kế toán xí nghiệp thông qua phần mềm kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho các sản phẩm. Tại Công ty chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm theo tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu chính.
Chi phí nguyên vật
Chi phí SX Tổng chi phí liệu chính sản phẩm A
chung phân bổ = sản xuất chung x
cho SP A cần phân bổ Tổng chi phí nguyên vật liệu
chính trong cả tháng
Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp
Tiền lương của nhân viên quản lý xí nghiệp được tính trên cơ sở lương cơ bản ( lương gián tiếp ) và hệ số lương.Mức lương Công ty đang áp dụng chung cho khối gián tiếp dựa theo mức lương bình quân của cả Công ty là 1.100.000 đ/ tháng ( với hệ số lương là 1 và 26 ngày công/ tháng).
Ngoài ra còn các khoản phụ cấp khác như: Thưởng thi đua ( 20 % lương cấp bậc); Phụ cấp trách nhiệm; Lương nghỉ lễ, nghỉ phép,.. tính theo lương thời gian và các phụ cấp khác. Công thức như sau:
1.100.000 x Số ngày làm việc x HSL
Lương gián tiếp =
26
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số PCTN x 450.000
Lương Lương Phụ
Tổng lương = gián + thời + Thưởng + cấp các
tiếp gian loại
Thực lĩnh = Tổng lương - BHXH, BHYT
Trong đó: BHXH, BHYT trừ trực tiếp vào lương của nhân viên là 6% LCB
Còn lĩnh = Thực lĩnh – Tạm ứng ± Khấu trừ, truy lĩnh.
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ hạch toán tiền lương như Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( biểu 1.13) cho phí sản xuất chung kế toán sẽ tiến hành phản ánh vào sổ Nhật ký chung ( biểu 1.14), sổ cái TK 627 ( biểu 1.15), TK 334,và sổ chi tiết đối tượng TK 6271( tương tự như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp). Cuối quý, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản mở cho TK 6271(biểu 1.16) – chi phí nhân viên phân xưởng.
Tổng phát sinh của TK 6271 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 126 880 194 VNĐ
Có TK 6271( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 126 880 194 VNĐ
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Các nghiệp vụ về NVL xuất dùng cho xí nghiệp khi phát sinh đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 627 và sổ chi tiết đối tượng mở cho TK 6272.Cuối quý kế toán lập bảng tổng hợp chi tiêt tài khoản mở cho TK 6272 ( biểu 1.17). Cách ghi sổ và tính giá NVL xuất dùng cho xí nghiệp cũng tương tự như xuất dùng cho trực tiếp sản xuất.
Tổng phát sinh của TK 6272 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 118 429 320 VNĐ
Có TK 6272( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 118 429 320 VNĐ
Hạch toán chi phí công cụ-dụng cụ
Chi phí về công cụ dụng cụ tại Công ty gồm chi phí về đồ dùng bảo hộ lao động ( quần áo bảo hộ, găng tay,), đá mài, đe, búa, băng dính điện, ổ cắm điện,
Việc hạch toán công cụ, dụng cụ tại Công ty được thực hiện tương tự như công tác hạch toán NVL. Khi có hoá đơn mua công cụ, dụng cụ cùng với lượng CCDC cần nhập kho thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho, vào thẻ kho ( theo dõi riêng cho công cụ, dụng cụ); khi có nghiệp vụ xuất kho thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho giống như với NVL. Công cụ, dụng cụ sẽ được theo dõi chi tiết trên Sổ chi tiết đối tượng mở cho TK 153 cuối kỳ thủ kho lập Bảng kê xuất vật tư, công cụ dụng cụ. Đồng thời với theo dõi chi tiết, kế toán cũng phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến công cụ, dụng cụ vào sổ nhật ký chung, các sổ cái tài khoản liên quan như sổ cái TK 153, sổ cái TK 627, . Cuối quý, kế toán sẽ lập Bảng tổng hợp chi tiết TK 6273( biểu 1.18).
Tổng phát sinh của TK 622 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 116 149 091 VNĐ
Có TK 6273( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 116 149 091 VNĐ
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Công ty thực hiện tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Công ty tính và phân bổ khấu hao vào sản phẩm theo từng tháng. Cụ thể cách tính như sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm.
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng =
12
Tài sản cố định tăng ( hoặc giảm ) trong tháng này thì tháng sau mới tính tăng ( giảm ) khấu hao. Cụ thể:
Mức khấu Số khấu Số khấu Số khâu
hao = hao tháng + hao tăng - hao giảm
trong tháng trước tháng này tháng này
Theo cách này, căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước và mức tăng giảm khấu hao tháng này kế toán xí nghiệp sẽ tính ra được mức khấu hao tháng này, sau đó dùng tiêu thức phân bổ như trên phân bổ cho từng sản phẩm trong xí nghiệp mình, cuối cùng kế toán TSCĐ sẽ tập hợp và phản ánh vào các sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan và cuối quý sẽ lập ra Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản cho TK 6274 ( biểu 1.19) và bảng Tổng hợp khấu hao TSCĐ toàn công ty ( biểu 1.20).
Tổng phát sinh của TK 6274 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 7 460 734 VNĐ
Có TK 6274( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 7 460 734 VNĐ
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm các chi phí về điện, nước, điện thoại, chi phí vận chuyển hàng hoá, vật tư, Định kỳ vài ngày, kế toán tập hợp các hoá đơn dịch vụ trên để viết phiếu chi. Sau đó, căn cứ vào các phiếu chi kế toán tiến hành vào các nhật ký chung và các sổ cái tài khoản liên quan, sổ chi tiết đối tượng mở cho các tài khoản chi phí, cuối quý sẽ lập ra Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản cho TK 6277 ( biểu 1.21)
Tổng phát sinh của TK 6277 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 8 323 180 VNĐ
Có TK 6277( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 8 323 180 VNĐ
Hạch toán chi phí bằng tiền khác
Tại Công ty các chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí còn lại ngoài các khoản chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, giao dịch của toàn phân xưởng hoặc tổ sản xuất.
Hàng tháng kế toán sẽ tập hợp các khoản chi phí này, phản ánh vào nhật ký chung và các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản liên quan, cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ cho các sản phẩm. Cuối quý kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản mở cho TK 6278 ( biểu 1.22 )
Tổng phát sinh của TK 622 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 24 089 121 VNĐ
Có TK 6278( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 24 089 121 VNĐ
III. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm
1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm làm dở ở Công ty là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo nằm trên dây chuyền công nghệ sản xuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao tính vào khối lượng thanh toán như: thép mới được cắt thành phôi, bộ phận thành phẩm hoàn thành nhưng chưa qua lắp ráp,
Để tính được khối lượng hoàn thành tr