Khóa luận Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan.ii

Lời cảm ơn .iii

Mục lục .1

Danh mục .3

MỞ ĐẦU.5

Chương 1

Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích, đánh giá các chỉ

tiêu lao động việc làm

1.1 Khái niệm nguồn lao động .10

1.2 Lực lượng lao động.11

1.2.1 Việc làm.12

1.2.1.1 Đủ việc làm .14

1.2.1.2 Thiếu việc làm.15

1.2.2 Thất nghiệp .16

1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn .18

1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn .18

1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời .19

1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ.20

1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu .20

1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên.21

1.3 Phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu .23

1.3.1 Lực lượng lao động – LLLĐ.23

1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ .24

1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm .24

1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp .26

1.4 Phương pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có

việc làm.27

pdf62 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc nhưng không có việc làm, đang đi tìm việc làm”. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, do sự tác động của cung - cầu về lao động, đặc biệt là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện tượng có “người thất nghiệp” là không tránh khỏi, nó phản ánh một thực tế của quá trình sắp xếp lại của một cấu trúc kinh tế - xã hội mới. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta không chỉ có thất nghiệp tạm thời do thay đổi cơ cấu, mà còn có thất nghiệp tiềm ẩn, thất nghiệp không hoàn toàn (do hiệu suất sử dụng thời gian lao động còn thấp, nhất là ở nông thôn) chiếm tỷ trọng lớn cùng với tỷ lệ tăng cao hàng năm của nguồn lao động càng làm cho tình hình thất nghiệp càng gay gắt. Thực tế đang đòi hỏi phải có chính sách, giải pháp đồng bộ để hạn chế tỷ lệ người thất nghiệp. Tất cả các nền kinh tế dù phát triển, hay đang phát triền đều phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp, nhưng vấn đề này có thể trở nên đặc biệt gay gắt trong các xã hội đang trải qua thời kỳ quá độ, khó khăn từ một nền kinh tế tập trung chịu sự kiểm soát của Chính phủ sang một nền kinh tế thị trường. Mặc dù việc Chính phủ dở bỏ kiểm soát giá cả đã cho phép cung và cầu – hai hoạt động lực chính của tất cả các nền kinh tế thị trường – có thể thực hiện chức năng của chúng mà không bị cản trở, nhưng điều này cũng đồng thời gây ra tình trạng thất nghiệp ngắn hạn. Do không còn kiểm soát giá cả, chính cầu tiêu dung chứ không phải quyết định của Chính phủ sẽ tạo ra tính đa dạng của hàng hóa chào bán. Khi ngọn gió cạnh tranh bắt đầu thổi khắp nền kinh tế, chúng khiến cho các doanh nghiệp không hiệu quả phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công để có thể tồn tại. Kết quả là thất nghiệp tăng lên do các công ty phải cố gắng để hạn chế chi phí của họ. Do trợ cấp của Chính phủ bị cắt giảm, nên nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vốn thuê rất nhiều nhân công phải điều chỉnh chính sách lao động. 18 Tuy nhiên, bên cạnh những thiệt hại về thất nghiệp lại là các lợi ích về tự do giá cả và sự thiết lập quyền sở hữu tài sản và hình thành các doanh nghiệp làm nền tảng kinh tế của xã hội. Các doanh nhân, nhìn thấy các cơ hội kinh doanh mới, đã thuê công nhân và sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mới. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tìm kiếm các cơ hội để đầu tư thu lợi. Không chỉ có số lượng cơ hội việc làm tăng lên, mà khi các doanh nghiệp mới ra đời, khiến tính đa dạng của chúng cũng tăng theo, làm nâng cao tính linh hoạt và các lựa chọn việc làm cho người lao động. Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa người lao động và chủ doanh nghiệp có thể không rõ ràng, do một cá nhân học hỏi được các kỹ năng từ một công ty và sau đó tách ra để thành lập công ty riêng của họ để cung cấp các sản phẩm mới, tốt hơn hoặc rẻ hơn trong cùng một lĩnh vực. Tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ lạm phát ngày càng giảm khi nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động được thiết lập. Nếu căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp lại được chia thành: thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn. 1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước 1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn Là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp, tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm. 19 Ở nước ta, quy định trong các cuộc điều tra xác định người thất nghiệp là: người không có việc làm trong thời gian 7 ngày trước lúc điều tra. Ở Úc quan niệm người thất nghiệp là những người không có việc làm trong tuần lễ điều tra và chủ động tìm việc làm cả ngày hoặc nửa ngày tại bất kỳ một thời điểm nào trong 4 tuần bao gồm cả tuần điều tra và sẵn sàng làm việc khi có việc làm. Khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp được phân ra các loại khác nhau như: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ, thất nghiệp có tính cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên 1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời Là thất nghiệp phát sinh ra do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có một số chuyển động nào đó do người ta tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường, hoặc chuyển đến một thành phố mới. Phụ nữ có thể quay lại LLLĐ sau khi có con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “tự nguyện”. Tuy nhiên, thất nghiệp không thể biến mất, ngay cả trong các nước có nền kinh tế phát triển. Trong một nền kinh tế thị trường, một số người lao động thường xuyên thay đổi công việc hoặc chờ đợi công việc đầu tiên sau khi gia nhập thị trường lao động. Điều này, được gọi là thất nghiệp tạm thời, và xét về nhiều mặt, nó chỉ đơn giản phản ánh tính tự do và linh hoạt của người lao động trong việc tìm kiếm các công việc có lương tốt hơn và đưa lại sự hài long nghề nghiệp cao hơn. Nếu người lao động không tự do lưu chuyển theo cách này sẽ dẫn đến việc tạo ra một mức thất nghiệp nhất định – thì cả tính cạnh tranh và sản lượng đều giảm đi. 20 Người lao động thất nghiệp tạm thời thường không phải chịu tình trạng mất việc lâu và do họ tự nguyện chọn lựa cách thay đổi công việc hoặc tham gia đào tạo, nên thất nghiệp tạm thời nhìn chung không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với một nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, tại hầu hết các quốc gia, một tỉ lệ lao động nhất định trong một LLLĐ năng động sẽ bị thất nghiệp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào. Các nhà kinh tế học thường xếp các nền kinh tế như vậy vào loại “đầy đủ việc làm”. 1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ Là thất nghiệp xuất hiện khi mức chi tiêu và sản lượng trong nền kinh tế giảm sút và các quốc gia bước vào một thời kỳ đình trệ hoặc khủng hoảng. Trên thực tế, mức thất nghiệp cao là một trong những thước đo chính cho thấy tính nghiêm trọng của sự suy sụp kinh tế. Ví dụ, khi cuộc Đại khủng hoảng ở trong tình trạng tồi tệ nhất thì có 25% LLLĐ ở châu Âu và Hoa Kỳ bị thất nghiệp. Đây là một dạng thất nghiệp sẽ được giải quyết bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia được thiết kế đặc biệt. 1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu Là thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với người lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy, trong thực tế có xảy ra những sự mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trên các thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương hạ xuống trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao. 21 Thất nghiệp cơ cấu ảnh hưởng đến những công nhân không có học vấn, không được đào tạo hay không có kinh nghiệp cần thiết để duy trì trong nền kinh tế ngày nay. Nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng cao hoặc khả năng học hỏi nhanh chóng các quy trình và các kỹ thuật mới từ các sổ tay kỹ thuật và các khóa đào tạo ngắn hạn. Tương tự, các cơ hội nghề nghiệp trong thời đại thông tin cũng đòi hỏi một mức độ học vấn và chuyên môn nhất định về giao tiếp, ngôn ngữ, khoa học và quản lý. Mặc dù thất nghiệp cơ cấu thường chỉ ảnh hưởng đến một tỷ lệ nhỏ công nhân trong một nền kinh tế vào một thời điểm nhất định, nhưng việc giải quyết vấn đề này có thể rất chậm và tốn kém – và đó là một lý do nữa để giải thích vì sao chương trình giáo dục quốc gia lại quan trọng với tăng trưởng và cơ hội kinh tế. Với mỗi loại thất nghiệp trong cơ cấu hệ thống của LLLĐ, thường được phân tổ chi tiết theo các tiêu thức mỗi nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, khu vực thành thị, nông thôn, vùng lãnh thổ, làm cơ sở để đi sâu phân tích đánh giá thống kê về thực trạng, xu hướng, biến động cũng như tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến tình trạng việc làm của LLLĐ. Thông tin thu nhập, tổng hợp được là căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cũng như các chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, bố trí sử dụng LLLĐ xã hội và giải quyết việc làm ở các cấp, các ngành. 1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp luôn luôn tồn tại vì mọi người thường phải dành thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp. Vào bất kì thời điểm nào, trong khi một số người vẫn đang tìm kiếm việc làm, thì những người khác đang từ bỏ việc làm. Điều gì xác định mức đặc trưng, hay “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” điểm mà mọi người nhận được việc và mất việc xấp xỉ cân bằng nhau? 22 Dân số học đóng một vai trò quan trọng, những người trẻ thường ít chắc chắn về cái mà họ muốn làm, và nhanh chóng thay đổi hơn. Phụ nữ dường như rời bỏ hay bắt đầu công việc vì lý do có liên quan đến gia đình. Tương tự, càng nhiều người trẻ và nhiều phụ nữ như vậy sẽ dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Đó không phải là điều tồi tệ, mà nên nhớ rằng tìm kiếm phục vụ cho một chức năng kinh tế sống còn. Tương tự, công nhân có trình độ càng cao thì càng ít thay đổi công việc hơn. Nếu có chuyên môn cao họ có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp hơn. Những công nhân có trình đọ thấp hơn thường thay đổi công việc nhiều hơn. 23 CẤU TRÚC DÂN SỐ VÀ LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG 1.3 Phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu 1.3.1 Lƣc lƣợng lao động(LLLĐ,Labour Force: LF) LLLĐ được xác định bằng tổng dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm ( E ) và dân số không có việc làm (thất nghiệp: U) Công thức tính có dạng như sau: (1.1) Tổng dân số Dân số <15 tuổi Dân số ≥15 tuổi Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động Có việc làm Thất nghiệp Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp dài hạn, ngắn hạn Thất nghiệp tạm thời, chu kì, cơ cấu, tự nhiên Đang đi học; Nội trợ gia đình; Già cả, ốm đau; Không còn khả năng lao động; Lý do khác; 24 Các thành phần E và U thu được nhờ kết quả của cuộc điều tra và nó có sự biến động theo thời gian. 1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ (Labour Force Participation Rate: LFR) Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ có thể tính đối với toàn bộ dân số hoặc đối với một bộ phận dân số theo độ tuổi, giới tính và nó được xác định bằng tỷ số giữa dân số hoạt động kinh tế nằm trong loại đó (LLLĐ) với dân số loại đó. Biểu thức có dạng: ( ) (1.2) Trong đó: LF: dân số thuộc LLLĐ NLF: dân số không thuộc LLLĐ U: số người thất nghiệp E: số người có việc làm LFR: tỷ lệ tham gia vào LLLĐ Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ lao động trong phạm vi một nền kinh tế và có nhiệm vụ quan trọng trong các thống kê thất nghiệp. 1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm ILO đã tiến hành nghiên cứu thể nghiệm nhiều lần về phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm. Ngày 7/10/1998, hội nghị do ILO tổ chức tại Geneva đã thống 25 nhất thành lập “Ủy ban về xây dựng phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm”. Hội nghị có tới 20 nước tham dự trong đó có 8 nước thuộc châu Á. Hội nghị đã thống nhất phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm và các dạng của thiếu việc làm. Theo kết luận của Ủy ban, số người thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng: người thiếu việc làm hữu hình và người thiếu việc làm không đầy đủ. Người thiếu việc làm hữu hình (dạng nhìn thấy được) là số người làm việc nhưng số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo ít hơn mức quy định vì các lý do kỹ thuật hay do họ không thể tìm kiếm đc việc làm đầy đủ. Người thiếu việc làm không nhìn thấy (dạng vô hình) bao gồm tất cả những người đang làm việc trong thời gian khảo sát, muốn thay đổi việc làm hiện tại (đặc biệt đối với người tự làm) tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Có thể là do mong muốn được sử dụng kỹ năng phù hợp hơn và được trả lương cao hơn. Từ định nghĩa về hai dạnng thiếu việc làm nêu trên, ILO đưa ra hai tiêu thức cơ bản để xác định người thiếu việc làm là: trong tuần lễ tham khảo làm việc ít hơn mức thời gian quy định (thời gian chuẩn) và có tìm kiếm việc làm thêm giờ. Các tiêu chí đánh giá tình trạng thiếu việc làm của ILO được xác định như sau:  Tỷ lệ người thiếu việc làm: là tỷ lệ giữa số người thiếu việc làm và số người có việc làm, hoặc giữa số người thiếu việc làm và dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ). Công thức tính: ( )( ) (1.3) ( )( ) ( ) (1.4) 26  Tỷ lệ thời gian thực tế làm việc: là tỷ lệ giữa thời gian thực tế làm việc so với tổng của thời gian thực tế làm việc và thời gian có nhu cầu làm thêm. Công thức tính: ( ) (1.5) 1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate: UR) Tổng số người thất nghiệp được xác định như là một phần của tổng số người thuộc LLLĐ trừ đi tổng số người có việc làm. Công thức tính: – (1.6) U: là tổng số người thất nghiệp LF: là tổng số người thuộc LLLĐ E: là tổng số người có việc làm Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa người thất nghiệp so với toàn bộ LLLĐ. Biểu thức có dạng: ( ) (1.7) Trong đó: UR là tỷ lệ thất nghiệp 27 1.4 Phƣơng pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm Trên cơ sở số liệu thực tế điều tra lao động – việc làm năm 2005, chúng ta nghiên cứu khả năng có việc làm của người trong LLLĐ, tức là nghiên cứu biến phụ thuộc không thể đo lường theo tính liên tục (mà chỉ là có hay không có việc làm) với các biến độc lập vừa là biến lượng vừa là biến chất. Nếu bằng phương pháp phân tích hồi quy truyền thống (OLS) để hồi quy trực tiếp thì khônng thể giải quyết được bài toán này. Sau khi nghiên cứu và so sánh một số mô hình lý thuyết, chúng ta quyết định chọn mô hình Logistic để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng có việc. Phương pháp phân tích này có nhiều điểm ưu việt hơn một số phương pháp khác, bởi lẽ phương pháp này có thể tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích phân biệt (discriminant analysis) vừa tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích hồi quy tương quan, khi mà nhiều biến phụ thuộc (Y) của phương pháp hồi quy Logistic lại là một biến nhị phân (binary) chứ không phải một biến số học. Mục này sẽ tập trung vào cơ sở phương pháp luận để ước lượng mô hình xác định khả năng có việc làm của những người trong LLLĐ. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng ta đi sâu vào phân tích mô hình Logistic trong việc xác định các xác suất đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng có việc làm của người tham gia LLLĐ. Trong mô hình Logistic, các xác suất được xác định bằng công thức: (1.8) Trong đó: Xi = (1, X2i, X3i,, Xki) và β = (β1, β2,, βk) Trong mô hình trên không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình xác định trên được gọi là hàm phân bố logistic. Trong hàm này khi Xiβ 28 nhận giá trị từ -∞ đến ∞, thì nhận giá trị từ 0-1, phi tuyến với cả X và tham số β. Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp OLS để ước lượng. Người ta dung phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β. Sauk hi ước lượng ta được ̂, ta có thể tính được ước lượng xác suất pi = P(Y=1|Xi) ̂ ( ̂) ( ̂) (1.9) Như vây, trong mô hình LOGIT chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Hay nói cách khác, trong mô hình này là xác định xác suất để người thứ i trong mẫu có việc làm (tức là Yi nhận giá trị 1) Ảnh hưởng của nhân tố Xk đến xác suất pi được tính như sau: ( ̂) ( ( ̂)) ( ) (1.10) Một trong vấn đề khó khăn và có khi khá nan giải trong việc phân tích hồi quy Logistic đa biến là chọn một mô hình có thể mô tả đầy đủ dữ liệu. Một nghiên cứu với một biến phụ thuộc vào Y và 3 biến độc lập X1, X2, X3, chúng ta có thể có những mô hình để dự đoán là Y=f(X1);Y=f(X2);Y=f(X3); Y=f(X1,X2); Y=f(X1,X3); Y=f(X3,X2); Y=f(X1,X2,X3); trong đó f là hàm số. Tổng quát nếu ta có k biến độc lập X1, X2,, Xk khi đó ta sẽ có 2k – 1 mô hình để dự đoán Y. Trong trường hợp nhiều mô hình như vậy, vấn đề đặt ra là mô hình nào được xem là tối ưu? Hay câu hỏi khác đặt ra: thế nào là “tối ưu”? Nói một cách ngắn gọn một mô hình tối ưu phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản là: đơn giản; đầy đủ; và có ý nghĩa thực tế. Tiêu chuẩn đơn giản đòi hỏi mô hình có ít biến độc lập. Vì quá nhiều biến số thì vấn đề diễn giải, phân tích sẽ trở nên khó khăn và có khi thiếu thực tế. Ví dụ như một 29 mô hình có 3 biến độc lập mà có khả năng mô tả dữ liệu tương đương với 5 biến độc lập thì mô hình đầu sẽ được chọn. Mô hình đơn giản là mô hình tiết kiệm. Tiêu chuẩn đầy đủ ở đâu có nghĩa là mô hình đó phải mô tả dữ liệu một cách thỏa đáng, tức là phải tiên đoán gần (hay càng gần càng tốt) với giá trị thực tế quan sát của biến phụ thuộc Y. Tiêu chuẩn có ý nghĩa thực tế có nghĩa là mô hình đó phải phù hợp cả về lý thuyết và thực tế. Đây là tiêu chuẩn quan trọng, bởi vì nếu một phân tích thống kê dẫn đến một mô hình đầy dù rất có ý nghĩa toán học (thống kê) mà không có ý nghĩa thực tế thì mô hình đó cũng không có giá trị khoa học thực sự. Từ cơ sở dữ liệu điều tra lao động – việc làm năm 2010, theo cách phân tích trên, chúng ta sẽ xây dựng được mô hình đánh giá xác suất có việc làm của người thứ i trong LLLĐ theo tiêu chuẩn sau: ( ) (1.11) Trong tiêu chuẩn này: Pi c là xác suất để người thứ i trong LLLĐ có việc làm. Các hệ số β1, β2,, βk là chưa biết cần ước lượng, các nhân tố X2, X3,,Xk là các biến độc lập tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người thứ i. Việc giải thích kết quả thu được cũng giống như các mô hình hồi quy chuẩn, chỉ có điều khác biệt là ở cách giải thích các hệ số thu được khi hồi quy thực nghiệm mô hình. Định nghĩa: hệ số chênh lệch có việc làm là tỷ số giữa xác suất có việc làm ( ) và xác suất không có việc làm của người thứ i ( ) theo công thức sau: (1.12) 30 Trong đó: HScv – hệ số chênh lệch có việc làm (hay còn gọi là tỷ số ưu thế) Trong mô hình hồi quy Logistic, khi một biến độc lập tăng lên 1 đơn vị (chẳng hạn biến thứ k) và tất cả các biến độc lập khác giả thiết là không thay đổi, khi đó hệ số chênh lệch có việc làm ước tính thay đổi một lượng bằng , ở đây βk là hệ số hồi quy yếu tố k (biến k) thu được từ ước lượng mô hình thực nghiệm logistic và chính là tỷ số khả dĩ. Vì = 1 - , kết hợp với công thức (1.12) ta tính được xác suất có việc làm theo công thức sau: (1.13) 31 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM MÔ HÌNH LOGISTIC TÍNH TOÁN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM Để có thể nắm bắt được ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở có việc làm ở Việt Nam. Trước hết, chúng ta cần phải tập trung phân tích thực trạng lao động việc làm qua các số liệu thu thập được về lao động - việc làm từ năm 2005-2010. Từ đó, đưa ra các nhận định, các đánh giá làm cơ sở cho việc xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng có việc làm để đưa vào mô hình thực nghiệm. Sau đây là một số phân tích thực trạng từ các số liệu thực tiễn thập được. 2.1 Lực lƣợng lao động 2.1.1 Phân tích chung về LLLĐ LLLĐ hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người không có việc làm nhưng có khả năng làm việc và có nhu cầu làm việc. 32 Hình 2.1 Biến động của LLLĐ 2005-2010 LLLĐ cả nước hàng năm đều tăng lên. Năm 2005 LLLĐ cả nước là 44 905 triệu người, năm 2010 là 50 393 ; tốc độ tăng trung bình hàng năm là 2.33%. LLLĐ năm 2006 có tốc độ tăng so với năm trước là cao nhất 2.97%, tốc độ tăng của LLLĐ của năm 2007 là thấp nhất 1.99% (Xem hình 2.1) Mặc dù, dân số tham gia LLLĐ cả nước tăng trung bình hàng năm là 2.33% song tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên nhìn chung tăng. Năm 2005 tỷ lệ là 74.10% đến năm 2010 là 76.78% (Xem bảng 2.1). Điều này có thể giải thích bởi do tốc độ tăng của dân số từ 15 tuổi trở lên trung bình hàng năm là (1.62%) thấp hơn tốc độ tăng của LLLĐ (2.33%). 42000 43000 44000 45000 46000 47000 48000 49000 50000 51000 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2005 2006 2007 2008 2009 2010 LLLĐ (Triệu người) Tốc độ tăng LLLD (%) 33 Bảng 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ từ năm 2005-2010 ( đơn vị tính : triệu người ) Năm Dân số trên 15 tuổi LLLĐ Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%) 2005 60.603 44.905 74.10 2006 61. 689 46.239 74.95 2007 63.428 47.160 74.35 2008 64.744 48.210 74.46 2009 64.515 49.322 76.45 2010 65.632 50.393 76.78 ( Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê ) 2.1.2 LLLĐ chia theo nhóm tuổi LLLĐ nước ta từ năm 2005-2010 nhìn chung có xu hướng già hóa:  LLLĐ ở nhóm tuổi 15-24 năm 2005 chiếm 20.4% so với tổng LLLĐ, năm 2010 là 18.3% so với tổng LLLĐ, ở nhóm tuổi 25-49 năm 2005 chiếm 63.3% tổng LLLĐ, năm 2010 là 61.4%; LLLĐ ở nhóm tuổi 50+ năm 2005 chiếm 16.3% tổng LLLĐ, năm 2010 là 20.3%.  Từ năm 2005 đến 2010 tỷ trọng của LLLĐ trẻ (15-24 tuổi) giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của LLLĐ lớn tuổi (50+) lại có xu hướng tăng lên. (Xem bảng 2.2) 34 Bảng 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm tuổi 2005-2010 Năm Chia theo nhóm tuổi (%) Tổng số 15 – 24 25 – 49 50+ 2005 100.0 20.4 63.3 16.3 2006 100.0 21.0 63.7 15.3 2007 100.0 18.2 62.3 19.5 2008 100.0 18.1 62.2 19.7 2009 100.0 18.6 61.4 20.0 2010 100.0 18.3 61.4 20.3 ( Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê ) 2.1.3 LLLĐ chia theo khu vực thành thị nông thôn Năm 2005 LLLĐ của khu vực thành thị là 11 462 triệu người, chiếm 25.5% LLLĐ cả nước; Năm 2010 là 14 107 triệu người, chiếm 28.0% LLLĐ cả nước. Cơ cấu LLLĐ theo khu vực thành thị và nông thôn đang diễn ra theo xu hướng:  Tỷ lệ LLLĐ nông thôn giảm từ 74.5% xuống còn 72.0%. Trong khi đó tỷ lệ LLLĐ thành thị tăng từ 25.5% lên 28.0%. Điều này cho thấy rằng có việc biểu hiện của việc thu hút LLLĐ từ nông thôn vào thành thị và do việc đô thị hóa ngày càng gia tăng làm cho LLLĐ tăng lên theo (Xem bảng 2.3) 35 Bảng 2.3: LLLĐ chia theo khu vực 2005-2010 Năm LLLĐ ( Triệu người) Cơ cấu LLLĐ (%) Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn 2005 44.905 11.462 33.443 100.0 25.5 74.5 2006 46.239 12.266 33.973 100.0 26.5 73.5 2007 47.160 12.409 34.751 100.0 26.3 73.7 2008 48.210 13.175 35.035 100.0 27.3 72.7 2009 49.322 13.272 36.050 100.0 26.9 73.1 2010 50.393 14.107 36.286 100.0 28.0 72.0 ( Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê )  Tốc độ tăng bình quân năm của LLLĐ khu vực thành thị từ năm 2005 đến 2010 là 3.56% và của khu vực nông thôn là 1.37%. Mặc dù tốc độ tăng của LLLĐ khu vực thành thị nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng LLLĐ khu vực nông thôn, nhưng cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn vẫn chưa có sự thay đổi lớn. LLLĐ nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn gấp 3 lần so với khu vực thành thị (Xem hình 2.2). Điều đó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cần có cơ chế để tạo ra nhiều chổ làm việc mới để thu hút lao động tại khu vực nông thôn đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết sớm. 36 Hình 2.2 Tốc độ tăng LLLĐ theo khu vực 2.1.4 LLLĐ chia theo giới tính Năm 2005, LLLĐ nam chiếm 52.3%, LLLĐ nữ chiếm 47.7% tổng LLLĐ cả nước. Năm 2010 LLLĐ nam chiếm 51.4%, LLLĐ nữ chiếm 48.6% tổng LLLĐ cả nước. Như vậy, tỷ lệ LLLĐ nam từ 2005 đến 2010 tăng 2% còn tỷ lệ LLLĐ nữ là 2.76% . Có thể nhận thấy tỷ lệ LLLĐ nữ có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng của LLLĐ nam (bảng 2.4) 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 2008 2009 2010 LLLĐ-TT (Triệu người) LLLĐ-NT (Triệu người) Tốc độ tăng LLLĐ-TT (%) Tốc độ tăng LLLĐ-NT(%) 37 Bảng 2.4: LLLĐ chia theo giới tính 2005-2010 Năm LLLĐ (Triệu người) Cơ cấu LLLĐ (%) Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 2005 44.905 23.493 21.411 100.0 52.3 47.7 2006 46.239 24.614 21.625 100.0 53.2 46.8 2007 47.160 23.945 23.215 100.0 50.8 49.2 2008 48.210 24.709 23.501 100.0 51.3 48.7 2009 49.322 25.656 23.666 100.0 52.0 48.0 2010 50.393 25.897 24.496 100.0 51.4 48.6 ( Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê ) 2.1.5 LLLĐ chia theo trình độ học vấn Chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chất lượng của LLLĐ được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam có ưu thế là trình độ học vấn của người lao động khá cao. Việc tăng đầu tư giáo dục đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu trình độ học vấn của người lao động. Qua bảng 2.5, chúng ta thấy tỷ lệ LLLĐ mù chữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_mo_hinh_logistic_tinh_toan_su_tac_dong_cua_cac_nha.pdf
Tài liệu liên quan