MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 9
1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 20
1.2.1. Khái niệm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 20
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM 23
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan 23
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo CHI NHÁNH BÁCH KHOA 33
2.1. Khái quát về NHNo Chi nhánh Bách Khoa 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động NHNo Chi nhánh Bách Khoa 36
2.1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2007 43
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa 48
2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo Bách Khoa năm 2006 và 2007 48
2.2.2. Phân tích mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007 54
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 55
2.3.1. Đánh giá kết quả 55
2.3.2. Đánh giá những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh và nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NHNo CHI NHÁNH BÁCH KHOA 62
3.1 Định hướng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa 62
3.1.1. Những mục tiêu hoạt động chung 62
3.1.2. Mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 63
3.2. Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo Bách Khoa 64
3.2.1. Mở rộng nguồn vốn huy động của ngân hàng 64
3.2.2. Linh hoạt trong việc áp dụng quy trình cho vay 67
3.2.3. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật 68
3.2.4. Mở rộng tiếp thị, quảng bá thương hiệu NHNo Việt Nam 69
3.2.5. Đưa ra các hình thức cho vay tiêu dùng mới 70
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng 71
3.2.7. Đổi mới công nghệ ngân hàng, hoàn thiện hơn công tác giao dịch với khách hàng 72
3.2.8. Tăng cường công tác quản trị rủi ro 74
3.2.9. Một số giải pháp khác 75
3.3 Các kiến nghị 76
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 76
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 77
3.3.3. Kiến nghị với NHNo Láng Hạ 77
LỜI KẾT 80
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm kiếm nơi đặt trụ sở ". Đến tháng 07/2005, Chi nhánh Bách Khoa đã tìm được trụ sở mới. Sau một loạt thủ tục và thoả thuận, hợp đồng thuê trụ sở được ký vào ngày 27/09/2005 giữa Chi nhánh Bách Khoa và Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam. Trụ sở mới của Chi nhánh NHNo Bách Khoa đặt tại Toà Nhà Điều Hành Tổng Công ty Chè Việt Nam số 92 Phố Võ Thị Sáu - Hà Nội. Trụ sở gồm mặt tiền tầng 1(42m2), sảnh lớn chung và toàn bộ 300m2 mặt sàn tằng 5 của toà nhà đồ sộ nằm trước Công viên Tuổi trẻ, một tuyến phố rất rộng, đẹp, chưa có Ngân hàng đặt trụ sở. Đây là một vị trí lý tưởng cho Ngân Hàng Bách Khoa trong quá trình phát triển kinh doanh sau này.
Cùng với công việc triển khai thiết kế lắp đặt các hệ thống thông tin tin học, máy móc thiết bị phục vụ cho giao dịch tại trụ sở mới, lãnh đạo chi nhánh tiến hành làm thủ tục xin mở phòng giao dịch số 9 để tiếp nhận toàn bộ số khách hàng của Chi nhánh Bách Khoa tại địa điểm cũ 42 phố Lê Thanh Nghị, và tìm trụ sở mới cho phòng giao dịch số 9. Ngày 22/09/2005 Giám đốc chi nhánh Bách Khoa đã ký hợp đồng với gia đình ông Lê Hồng Tịnh thuê tầng 1 căn nhà số 54 Phố Lê Thanh Nghị - Hà Nội và nhận được quyết định số 864/QĐ- NHLH - TCCB ngày 10/11/2005 về việc " Mở phòng giao dịch số 9".
Ngày 07/09/2005, Giám đốc NHNo Láng Hạ ký quyết định số 683/QĐ NHLH - TCCB thành lập Phòng Hành chính - Nhân sự thuộc chi nhánh Bách Khoa và hoàn chỉnh tổ chức lãnh đạo của các phòng trong chi nhánh.
Tóm lại, trong những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn, số lượng công nhân viên ít ỏi, điều kiện vật chất thiếu thốn... Đến nay sau hơn 7 năm hoạt động Chi nhánh NHNo Bách Khoa đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong số ít các chi nhánh cấp 2 trên toàn quốc được phép thanh toán quốc tế trực tiếp trên mạng SWIFT, tổng số lượng nhân viên của Chi nhánh NHNo Bách Khoa đã là 32 người và có 2 phòng giao dịch trực thuộc ( Số 04 và Số 09).
Với quá trình hình thành và phát triển trong thời gian 7 năm, NHNo Chi nhánh Bách Khoa đã và đang hoạt động theo cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như thế nào? Điều này sẽ được làm rõ trong mục tiếp theo.
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động NHNo Chi nhánh Bách Khoa
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Bách Khoa trong giai đoạn 2005-2007 được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn NHNo Chi nhánh Bách Khoa
giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi của khách hàng:
163,19
94,9%
308,866
80,4%
505,797
99,6%
-Tiền gửi
không kỳ hạn
57,765
35,4%
127,805
41,38%
194,896
38,5%
-Tiền gửi
có kỳ hạn
105,425
64,6%
181,061
58,62%
310,901
61,5%
2. Giấy tờ có giá
8,735
5,1%
30,083
19,6%
2,116
0,4%
Tổng
171,925
338,949
508,01
(Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp của NHNo Chi nhánh Bách Khoa
giai đoạn 2005-2007)
Nguồn vốn mà NHNo Chi nhánh Bách Khoa huy động được từ nguồn tiền gửi và giấy tờ có giá tại thời điểm 31/12/2007 là 508,01 tỷ đồng, đạt 101,6% so với kế hoạch (500 tỷ đồng), tăng thêm 336 tỷ so với cùng kỳ năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 295,5%. Đây là một con số đáng chú ý của NHNo Chi nhánh Bách Khoa trong giao đoạn này. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cho thấy chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng không cao, do nguồn vốn vay rất ít.
Nếu phân loại theo thời gian huy động, nguồn vốn năm 2007 bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 160 tỷ, giảm 1 tỷ và tương đương với 99% so với 2006
- Tiền gửi > 12 tháng đến < 24 tháng là 55 tỷ và tương đương với 102% so với 2006
- Tiền gửi > 24 tháng là 294 tỷ, tăng 169 tỷ so với năm 2006
Nếu phân loại theo tính chất, nguồn vốn bao gồm:
- Tiền gửi dân cư : 214 tỷ chiếm 42 % tổng nguồn, tương đối đủ để đảm bảo nguồn vốn ổn định trong thanh toán, trong đó ngoại tệ quy đổi là 72 tỷ.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội: 294 tỷ chiếm 58% tổng nguồn, trong đó nguồn ngoại tệ quy đổi là 6 tỷ.
Nếu phân loại theo loại tiền tệ:
Tổng nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, nguồn ngoại tệ là 78 tỷ chiếm 15,4%.
Tiền gửi thanh toán
Ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền gửi thanh toán với việc mở tài khoản miễn phí, thủ tục mở tài khoản và giao dịch đơn giản, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, an toàn, tuyệt đối, bảo mật. Chủ sở hữu tiền gửi có kỳ hạn được phép chuyển nhượng, thanh toán trước hạn, thanh toán từng phần. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản tiền gửi này để cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể thanh toán đến tất cả các tỉnh, thành phố qua các kênh thanh toán hiện đại, với mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Khách hàng còn có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm và ngược lại.
Tổng số dư nguồn tiền gửi thanh toán tại thời điểm 31/12/2005 của NHNo Chi nhánh Bách Khoa là 81,57 tỷ đồng, con số này tại cùng thời điểm năm 2006 là 166,3 tỷ, tăng 204%.
Tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng cung ứng các hình thức tiền gửi tiết kiệm phong phú về loại hình, linh hoạt về kỳ hạn với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn và bảo mật. Tiền gửi của khách hàng luôn được bảo hiểm. Khách hàng có thể sử dụng sổ tiết kiệm để xác nhận số dư nhằm mục đích chứng minh khả năng tài chính khi đi du lịch, du học,… ở nước ngoài hoặc có thể chiết khấu hoặc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn. Các loại hình tiền gửi hiện NHNo Bách Khoa đang cung cấp:
- Tiền gửi tiết kiệm thông thường
- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
- Tiền gửi tiết kiệm gửi góp
- Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng
- Tiền gửi tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật.
Tiền gửi tiết kiệm thông thường
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm không có thời hạn xác định, thời gian gửi và rút tiền tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gồm có trả lãi cuối kì, trả lãi trước, và trả lại hàng tháng.
Số dư tiền gửi tiết kiệm thông thường ở NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2007 là 318,3 triệu đồng – một con số rất nhỏ so với tổng tiền gửi tiết kiệm bởi lẽ loại hình dịch vụ này có lãi suất thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiết kiệm bậc thang
Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng gửi tiền một lần vào một sổ tiết kiệm nhưng có thể được rút tiền gốc (một phần hoặc toàn bộ) nhiều lần. Khi rút tiền gốc (một phần hay toàn bộ) ngân hàng sẽ tính trả tiền lãi tương ứng với số tiền gốc đó cho khách hàng theo bậc lãi suất quy định như sau:
Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 3 tháng, hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Bậc 2: Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 3 tháng.
Bậc 3: Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng.
Bậc 4: Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 9 tháng.
Bậc 5: Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 12 tháng.
Bậc 6: Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất bằng 110% lãi suất TGTK có kỳ hạn 2 tháng.
Ngân hàng chỉ tính và trả lãi khi khách hàng rút tiền gốc, không chấp nhận việc khách hàng lĩnh tiền lãi mà không rút gốc.
Loại tiết kiệm này chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng nguồn tiến gửi tiết kiệm và tăng dần theo các năm. Năm 2007, tổng số tiết kiệm bậc thang là 89,8 tỷ đồng, tăng 66,5 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 385,4%.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo Chi nhánh Bách Khoa được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại NHNo Chi nhánh Bách Khoa
giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
86,8
127,7
261,2
1. Phân theo thời gian
Ngắn hạn
71,1
105,6
228,3
Trung hạn
15,7
22,1
32,9
2. Phân theo loại hình kinh tế
Doanh nghiệp nhà nước
23,8
44,1
89,5
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
53,4
66,8
145
Hộ gia đình, cá thể
9,6
16,8
26,7
3. Phân theo loại tiền tệ
Ngoại tệ
15,9
22,8
38,2
Nội tệ
70,8
104,9
223
(Nguồn: Báo cáo về hoạt động tín dụng
của NHNo Chi nhánh Bách Khoa giai đoạn 2005-2007 )
Nhìn vào bảng 2.2, có thể thấy, tổng dư nợ của NHNo Chi nhánh Bách Khoa tại thời điểm 31/12/2007 là 261,2 tỷ, đạt 117% kế hoạch năm (223 tỷ), tăng thêm 133,5 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 105%, tăng 300% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng này là khá cao và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Hoạt động cho vay của NHNo Chi nhánh Bách Khoa chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 87,4% tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ trung hạn chỉ chiếm 12,6% tổng dư nợ.Việc đầu tư cho vay trung hạn chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trang bị máy móc thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải.
Phân loại theo loại tiền tệ, dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ nội tệ chiếm 85,3% tổng dư nợ, trong khi đó, dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm 12,6% tổng dư nợ. Việc cho vay ngoại tệ Chi nhánh chỉ tập trung cho doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ cho chi nhánh.
Phân loại theo loại hình kinh tế, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc trong giai đoạn 2005-2007 chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay doanh nghiệp nhà nước và cho vay hộ sản xuất, cá nhân. Năm 2007, NHNo Bách Khoa đã cho vay 3 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 34% tổng dư nợ, 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 55,5% tổng dư nợ, còn lại là cho vay hộ sản xuất và cá nhân, chiếm 10,5% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay hộ sản xuất là 24 tỷ, cho vay cầm cố là 0,9 tỷ đồng và cho vay tiêu dùng là 1,8 tỷ đồng. Nhìn vào kết quả này, có thể thấy cho vay tiêu dùng mặc dù đã tăng khoảng 3 lần so với năm 2006 (0,65 tỷ) nhưng vẫn đang là một mảng quá nhỏ trong hoạt động cho vay, chiếm 0,69% tổng dư nợ năm 2007.
Về cơ chế đảm bảo tiền vay, 2/3 tổng dư nợ (173 tỷ tương đương 66,3% tổng dư nợ) năm 2007 của chi nhánh có tài sản đảm bảo. Trong đó, dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dư nợ cho vay hộ sản xuất được đảm bảo 100% bằng tài sản. Phần dư nợ không có tài sản đảm bảo là 88 tỷ của hai doanh nghiệp Nhà nước là Tổng công ty Chè: 38 tỷ, Công ty SONA: 48,2 tỷ và các hộ cho vay tiêu dùng là 1,8 tỷ đồng.
Nợ xấu cuả Chi nhánh tại thời điểm 31/12/2007 là 6,683 tỷ đồng chiếm 2,5%/ tổng dư nợ. Trong đó có 6,53 tỷ, chiếm 2,49% tổng dư nợ là của 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH Đầu tư TM Khánh An: 216 triệu đồng, Công ty CP Phú Quyền Thế : 2,5 tỷ và Công ty CP TM Hợp Hoà Phát : 3,814 tỷ), số còn lại 153 triệu là của hộ Lê Minh Nguyệt, chiếm 0,06% tổng dư nợ.
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế:
Trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế, không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHNo Chi nhánh Bách Khoa đang cung cấp cho khách hàng bao gồm:
Nhận chuyển tiền đến
Chuyển tiền đi
Thư tín dụng chứng từ Nhập khẩu
Thư tín dụng chứng từ Xuất khẩu
Nhờ thu hàng Nhập khẩu
Nhờ thu hàng Xuất khẩu
Thanh toán biên mậu
Tổng phí thanh toán quốc tế cả năm 2007 của chi nhánh là 11.936,72 USD, tăng 203% so với năm 2006. Tình hình thanh toán quốc tế năm 2006 và 2007 của NHNo chi nhánh Bách Khoa được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Tình hình thanh toán quốc tế của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số mua vào
13.307.811,22
9.702.259,33
Doanh số bán ra
14.094.345,11
11.286.836,73
Doanh số chuyển tiền
320.738,75
320.738,75
Doanh số mở L/C
5.951.385,87
5.951.385,87
Thanh toán nhờ thu
39.040
132.431,5
Thanh toán Western Union
80.101,3
76.093,42
Tổng phí thanh toán quốc tế
5.875,87
11.936,72
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007)
Trong quá trình thực hiện thanh toán, các món thanh toán L/C, chuyển tiền ... đều đảm bảo an toàn chính xác kịp thời.
2.1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2007
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tiếp tục được duy trì ở mức độ cao (8,5%), nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, tăng cao nhất từ trước đến nay. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp được nâng cao. Các ngành dịch vụ phát triển khá, đặc biệt là thương mại bán lẻ, hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông được mở rộng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Cụ thể là dịch vụ tăng 22,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%. Nhiều hoạt động kinh tế phát triển tốt, tình hình an ninh chính trị ổn định.
Tuy nhiên, nền kinh tế cũng gặp phải nhiều khó khăn thách thức do thiên tai, bão lụt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng trên thế giới tăng nhanh làm đột biến đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,63%. Đó là mức tăng cao nhất trong mười năm gần đây, tác động xấu đến việc phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.
Hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2007 có nhiều khởi sắc, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ tăng trưởng GDP. Tổng nguồn vốn huy động tăng khoảng 36,5% so với số cuối năm 2006. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng khoảng 34%. Đặc biệt địa bàn Hà Nội và TPHCM có tốc độ tăng trưởng vốn và dư nợ khá cao. Lãi suất huy động nhìn chung không có biến động lớn so với năm 2006.
Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng và đang dần hoàn thiện, tiến trình cổ phần hoá các NHTM quốc doanh đã tạo động lực mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi tổ chức tín dụng phải từng bước đổi mới để tăng tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trên, tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHNo Bách Khoa đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, nhất trí cao nhằm hoàn thành và đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh năm 2007. Để triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng, trong năm 2007 Chi nhánh Bách Khoa đã thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của đề án, cụ thể:
Nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng 149% so với năm 2006, trong đó tiền gửi dân cư chiếm 42% tổng nguồn, tương đối đủ để đảm bảo nguồn vốn ổn định trong thanh toán.
Hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh, tăng 205% so với năm 2006, đạt 117 % so với kế hoạch, đảm bảo về tỷ lệ cho vay vốn trung hạn và cho vay bằng ngoại tệ theo đúng chỉ tiêu được giao. Tuy nhiên, cơ cấu nợ chưa có tín dụng dài hạn, vẫn còn nợ xấu, chiếm 2,5% tổng dư nợ. Đây là tồn tại trong hoạt động tín dụng mà chi nhánh sẽ phải khắc phục trong năm tới.
Tổng phí thanh toán quốc tế cả năm 2007 của Chi nhánh là 11.936,72 USD, tăng 203% so với năm 2006. Đây là con số đáng khích lệ trong hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế do tỷ giá mua - bán ngoại tệ còn chưa cạnh tranh với các ngân hàng trong cùng hệ thống, cho vay ngoại tệ với lãi suất thấp, hiệu quả về tài chính chưa cao nên việc phát triển khách hàng và các dịch vụ còn hạn chế.
Tiền lương đạt hệ số 1,51 lần, so với năm 2006 tăng 0,14 lần.
Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra : 0,29%
Trong hoạt động phát triển khách hàng, Chi nhánh cũng đã có những bước tiến nhất định. Có thể nói đó là do Chi nhánh không ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng…Kết quả như sau:
- Khách hàng nguồn vốn là 9.708, tăng so năm 2006 là 2.745 khách hàng
- Khách hàng tín dụng ( hiện còn dư nợ) là 254 khách hàng, tăng so với năm 2006 là 77 khách hàng. Trong đó, khách hàng là doanh nghiệp là 60, chiếm 23,6%.
- Khách hàng quan hệ thanh toán quốc tế là 22 khách hàng, tăng 5 khách hàng so với năm 2006.
Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ ATM phát triển mạnh, chi nhánh đã và đang thực hiện trả lương qua tài khoản cho 36 đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tổng số thẻ phát hành năm 2007 là 2.447 thẻ, tăng 233 thẻ so với năm 2006, đạt 204% so với kế hoạch (1200 thẻ). Tổng số giao dịch của 3 máy ATM trực thuộc chi nhánh là 54.912 giao dịch với số tiền 73,565 tỷ, tổng chi phí giao dịch thực hiện là 42,515 triệu đồng.
Hoạt động điều hành của NHNo Chi nhánh Bách Khoa chưa sử dụng có hiệu quả các công cụ điều hành trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chưa có cơ chế thưởng phạt để thúc đẩy khả năng phấn đấu của người lao động để mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh, do thay đổi trong cán bộ quản lý của chi nhánh, do đó một số mục tiêu đặt ra còn chưa thực hiện được.
Những kết quả những hoạt động cơ bản của NHNo Bách Khoa như huy động vốn, cho vay và thanh toán quốc tế đã được trình bày ở các mục 2.1, 2.2 và 2.3. Do đó, phần 2.1.4 sẽ tập trung phân tích kết quả tài chính của NHNo Bách Khoa năm 2006 và 2007. Tổng doanh thu nội bảng của Chi nhánh năm 2007 tăng thêm 25,93 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng đạt 132%. Bên cạnh đó, tổng chi phí của Chi nhánh cũng tăng so với năm 2006 nhưng mức độ tăng chậm hơn so với mức độ tăng của tổng doanh thu. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động nội bảng năm 2007 tăng thêm 4,4 tỷ so với năm 2006, tương đương với 156%, so với kế hoạch được giao đạt 113%.
Trong tổng doanh thu nội bảng, doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỉ lệ lớn nhất, năm 2007 là 98,7%. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn rất nhỏ so với tổng doanh thu nội bảng. Thu phí dịch vụ mặc dù tăng 155% so với năm 2006, tuy nhiên tỷ lệ này trên tổng doanh thu nội bảng vẫn chưa cao. Điều đó cho thấy nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, dịch vụ vãng lai còn chưa hiệu quả, nghiệp vụ thẻ tín dụng mới dừng ở mức giới thiệu sản phẩm, chưa triển khai để phát triển. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4. Kết quả tài chính của NHNo Chi nhánh Bách Khoa
năm 2006 và 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1. Tổng doanh thu nội bảng
81,108
107,039
Doanh thu hoạt động tín dụng
80,353
105,602
Doanh thu hoạt động dịch vụ
0,508
0,788
Doanh thu hoạt động kinh doanh ngoại tệ
0,245
0,633
2. Tổng chi phí nội bảng
73,162
94,609
Chi phí hoạt động tín dụng
69,681
90,631
Chi phí hoạt động dịch vụ
0,106
0,142
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ
0,122
0,181
3. Lợi nhuận từ hoạt động nội bảng
7,946
12,43
(Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp
của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007)
Trên đây là tổng quan về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như những thành tựu, hạn chế trong những hoạt động cơ bản của chi nhánh bao gồm huy động vốn, cho vay và thanh toán quốc tế. Phần tiếp theo của chuyên đề sẽ tập trung nêu rõ về hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh NHNo Bách Khoa năm 2006 và 2007.
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa
2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo Bách Khoa năm 2006 và 2007
Trong 2 năm 2006 và 2007, cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2007 tỉ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ đã tăng so với năm 2006 nhưng vẫn còn ở mức rất thấp so với các hình thức cho vay khác. Nếu trong năm 2006, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 0,51% tổng dư nợ thì năm 2007, con số này là 0,69%. Như vậy có thể nói cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng chưa được chú trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Bách Khoa. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2006 và 2007
tại NHNo Chi nhánh Bách Khoa
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1
Dư nợ cho vay tiêu dùng
650
1800
2
Tổng dư nợ cho vay
127.700
261.200
3
Thu lãi từ cho vay tiêu dùng
91,45
279,3
4
Tổng thu lãi từ cho vay
80.353
105.602
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007)
Qua bảng trên, ta có thể thấy cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng thu của chi nhánh. Năm 2006, thu lãi từ cho vay tiêu dùng chiếm 0,11% tổng thu lãi từ cho vay của chi nhánh, con số này tăng lên 0,26% trong năm 2007. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng năm 2007 có xu hướng tăng so với 2006. Mặc dù cho vay tiêu dùng đã có xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất thấp. Có thể nói, mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao của cho vay tiêu dùng là một trong những nguyên nhân làm cho chi nhánh không muốn mở rộng hoạt động cho vay này.
Nếu phân loại theo mục đích cho vay, các món cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong năm 2006 và 2007 được chia thành các loại sau:
Bảng 2.6. Tình hình cho vay tiêu dùng phân theo mục đích vay vốn
tại NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006, 2007
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1
Cho vay sửa chữa, mua nhà
200
30,77
1.000
55,56
2
Cho vay mua đất xây dựng
nhà ở
350
53,86
500
27,78
3
Cho vay mua phương tiện đi lại: ô tô, xe máy...
50
7,69
200
11,11
4
Cho vay học nghề, xuất khẩu
lao động
30
4,6
40
2,22
5
Cho vay tiêu dùng khác
20
3,08
60
3,33
6
Tổng dư nợ ch vay tiêu dùng
650
100
1.800
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006,2007)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo Bách Khoa chưa đồng đều. Cho vay tiêu dùng cư trú như mua đất xây nhà ở và cho vay sửa chữa mua nhà luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn tiền vay, khoảng trên 80%. Dư nợ cho vay tiêu dùng cư trú của chi nhánh NHNo Bách Khoa năm 2006 chiếm 84,63% dư nợ cho vay tiêu dùng. Con số này năm 2007 chiếm 83,34% dư nợ cho vay tiêu dùng. Tỉ lệ này tuy có giảm nhẹ so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức cao. Trong đó, tỉ trọng cho vay sửa chữa và mua nhà ở trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 tăng so với năm 2006, tăng thêm 24,79%. Nếu tỉ trọng cho vay sửa chữa và mua nhà ở trên dư nợ cho vay tăng qua 2 năm thì tỉ trọng mua đất và xây nhà lại giảm đi đáng kể (26,08%).
Trong khi đó, các loại hình cho vay tiêu dùng khác: cho vay học nghề và xuất khẩu lao động, cho vay mua phương tiện đi lại, chiếm tỷ lệ nhỏ trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng khác như y tế, học tập chưa được khách hàng nào sử dụng. Việc phân bố không đồng đều này làm cho chi nhánh không có khả năng phân tán rủi ro. Việc cho vay mua đất xây nhà ở và cho vay sửa chữa mua nhà chiếm tỷ lệ cao nhất, xuất phát từ nhu cầu về nhà ở của người dân tăng lên nhanh chóng trong hai năm qua. Cho vay sửa chữa, mua nhà luôn chiếm hơn 80% cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo Bách Khoa tập trung cho vay phục vụ nhu cầu về đất đai và nhà cửa của người dân là do ngân hàng nhận định mức độ rủi ro của các khoản vay này tương đối thấp. Điều này do ngân hàng thường yêu cầu người vay thế chấp các khoản vay bằng chính tài sản hình thành từ các khoản vay này. Khi có rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng có thể thu hồi tài sản thế chấp của khách hàng để bù đắp rủi ro. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng không có sự thẩm định hồ sơ vay vốn một cách chính xác thì đây lại là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro rất cao. Do vậy, các ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay liên quan đến nhà ở và đất đai cần hết sức thận trọng, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Hoạt động cho vay phục vụ cho nhu cầu học tập như du học tại chỗ hay du học nước ngoài tại chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức cho vay này chưa được người dân biết đến do đó hạn chế sự tiếp cận với nguồn vốn vay của những người có nhu cầu. Trong điều kiện đất nước hội nhập, trình độ học vấn để có được việc làm tốt ngày càng đòi hỏi cao hơn, nhu cầu tiếp cận với nền giáo dục phương Tây đang trở nên vô cùng phổ biến. Cùng với nó là nhu cầu về tài chính để chi trả cho việc học tập ở nước ngoài cũng tăng mạnh. Như vậy, cho vay vì mục đích học tập đang và sẽ trở thành mảng thị trường tiềm năng trong cho vay tiêu dùng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung tại chi nhánh NHNo Bách Khoa, các hình thức cho vay tiêu dùng còn đơn điệu và không đồng đều. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, chi nhánh cần mở rộng hơn nữa danh mục các khoản vay cũng như đa dạng hoá các hình thức ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2592.doc