Khóa luận Mở rộng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Đặc điểm của giao dịch L/C 4

1.2. THƯ TÍN DỤNG VÀ CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG 7

1.2.1. Khái niệm L/C 7

1.2.2.Những nội dung chủ yếu của L/C: 7

1.2.3.Các loại thư tín dụng cơ bản: 9

1.3. CÁC BÊN THAM GIA VÀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12

1.3.1. Các bên tham gia 12

1.3.2. Lợi ích, rủi ro của các bên tham gia giao dịch L/C 13

1.3.3. Quy trình nghiệp vụ L/C 16

1.4. KINH NGHIỆM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 18

1.4.1. Kinh nghiệm mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng trong và ngoài nước 18

1.4.2. Bài học rút ra đối với Sacombank 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 23

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank - chi nhánh Thăng Long 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thăng Long 24

2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của Sacombank – Chi nhánh Thăng Long. 26

2.2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 34

2.2.1. Các văn bản pháp luật được sử dụng trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Thăng Long 34

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Thăng Long 36

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 47

2.3.1. Những kết quả đạt được 47

2.3.2. Những tồn tại tại chi nhánh 49

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 50

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG 55

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 55

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 56

3.2.1. Các giải pháp vĩ mô. 56

3.2.2. Các giải pháp vi mô 61

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 70

3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước. 70

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 72

3.3.3. Kiến nghị đối với Sacombank 73

KẾT LUẬN 77

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mở rộng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí 3 40 85 5. Chi phí điều hành 3,250 7,500 8,000 6. Chi phí khác 0 0 0 C LỢI NHUẬN CHƯA TÍNH LÃI ĐHV -5,525 -59,000 -16,545 Lãi điều hòa vốn nội bộ 4,440 67,500 56,745 D LỢI NHUẬN SAU KHI TÍNH LÃI ĐHV -1,085 8,500 40,200 Chi phí dự phòng rủi ro 415 1,000 3,200 E LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ -1,500 7,500 37,000 Biểu đồ 2.1. LNTT của chi nhánh Thăng Long từ 2007-2009 và kế hoạch 2010 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thăng Long trong năm 2007, 2008,2009) Qua biểu đồ có thể thấy Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh Thăng Long liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng rất cao. Năm 2007, do mới thành lập vào đầu tháng 8 nên các khoản thu nhập tương đối nhỏ, trong khi các chi phí bỏ ra để bước đầu đi vào hoạt động lại rất lớn nên lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh bị âm. Bước sang năm 2008, chi nhánh Thăng Long đã bước đầu cho thấy hiệu quả hoạt động, LNTT tăng lên 7.5 tỷ đồng, tuy nhiên do mới thành lập, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, gây dựng thương hiệu, và do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nên LNTT vẫn còn kém so với các chi nhánh cùng ngân hàng. LNTT năm 2009 đạt 37 tỷ , tăng 393% so với 2009 và tăng 150% so với kế hoạch được giao, mặc dù kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, nhưng do hiệu quả của các biện pháp vĩ mô của Nhà nước và sự nỗ lực của bản thân chi nhánh đã cho thấy kết quả tốt, kết quả này thể hiện sự cố gắng lớn của chi nhánh Thăng Long – một chi nhánh mới chỉ thành lập được hơn 2 năm. Bước sang năm 2010, với triển vọng nền kinh tế VN sẽ phục hồi, tốc độ tăng trưởng ổn định, nhiều doanh nghiệp VN đã thoát khỏi tình trạng khó khăn nhất, với kế hoạch mở rộng quy mô, chi nhánh Thăng Long đặt mục tiêu LNTT sẽ là 50 tỷ đồng. 2.2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG Năm 2008, 2009 là giai đoạn khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế VN nói riêng, tuy nhiên, so với đa số các nước khác thì tốc độ phát triển của VN nhìn chung vẫn tương đối khả quan. Chính trong những hoàn cảnh khó khăn đó, chi nhánh Thăng Long dù mới thành lập nhưng đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTQT, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK qua Chi nhánh Thăng Long, từ đó ngân hàng đã thu dược nhiều kết quả đáng khích lệ. 2.2.1. Các văn bản pháp luật được sử dụng trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Thăng Long Hoạt động TTQT bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia; thông lệ và tập quán quốc tế như: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ(UCP), Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn trong kiểm tra chứng từ theo L/C(ISBP), bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử(eUCP), quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C(URR)…Trong đó UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. UCP là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính xã hội (phi chính phủ) chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ, do đó, UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên liên quan. Trong các văn bản UCP đã ban hành, UCP600 có những bổ sung và sửa đổi, dựa trên những bài học từ thực tiễn, cách bố cục và trình bày mới tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng cho các bên tham gia. UCP600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh L/C trừ khi các bên tham gia thỏa thuận áp dụng bằng dẫn chiếu UCP600 trong L/C, các bên tham gia có quyền có hoặc không dùng UCP600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C. Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và luật quốc tế, luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế. Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia. ISBP681 là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600, nó không sửa đổi UCP600 mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C. ISBP thống nhất các cách hiểu khác nhau của những người tham gia thanh toán L/C trên toàn thế giới, hạn chế được những khác biệt về suy nghĩ, thói quen, tập quán của các quốc gia. Bên cạnh UCP và ISBP thì trong thương mại quốc tế, để xác định trách nhiệm của các bên trong việc giao hàng, các điều kiện thương mại quốc tế incoterm 2000 do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành năm 2000 được sử dụng rất phổ biến. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại Bộ Luật Dân Sự 2005; Luật Thương Mại 2005; Bộ Luật Hàng Hải năm 2005 (BLHH); Luật hàng không dân dụng Việt Nam 1992 (LHKDD), được sửa đổi, bổ sung năm 1995; Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003 (PLTTTM). Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ở Sacombank – chi nhánh Thăng Long bên cạnh việc sử dụng các văn bản pháp luật quốc tế, luật quốc gia, còn được chỉ đạo bởi các quy định trong thanh toán tín dụng chứng từ được ban hành bởi tổng giám đốc Sacombank, trên cơ sở các văn bản pháp luật khác. 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Thăng Long Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank sau hơn 18 năm hoạt động đã trở thành một trong những NHTM hàng đầu về hoạt động TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Xét về chất lượng thanh toán, các quy trình thanh toán của Sacombank đạt tỷ lệ chuẩn quốc tế gần 100%. Tuy nhiên, xét về số lượng, doanh số thanh toán của Sacombank vẫn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với các ngân hàng nhà nước Bảng 2.5. So sánh doanh số L/C của Sacombank với Vietinbank và Vietcombank. (Đơn vị : triệu USD) Năm 2007 2008 2009 Vietinbank 7,700 12,400 11,200 Vietcombank 26,320 30,450 21,520 Sacombank 1,960 3,150 3,311 Qua bảng số liệu trên, có thể thấy được doanh số thanh toán tín dụng chứng từ của Sacombank còn rất thấp so với Vietinbank và Vietcombank – những ngân hàng đi đầu trong hoạt động TTQT. Mặc dù Sacombank là một trong những NHTM hàng đầu, xét về dịch vụ TTQT so với các NHTM khác, Sacombank chỉ đứng sau MHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN Eximbank và Ngân hàng Á Châu ACB, những so với các NHTM nhà nước thì vẫn còn một khoảng cách rất xa. Sacombank Thăng Long là một chi nhánh mới được thành lập gần 3 năm, quy mô của chi nhánh tương đối nhỏ so với các chi nhánh khác, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ cũng không phải là ngoại lệ, sau đây là sự so sánh giữa doanh số thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh Thăng Long với chi nhánh Thủ Đô, một chi nhánh lớn của Sacombank ở khu vực Hà Nội : Bảng 2.6. So sánh doanh số L/C của chi nhánh Thăng Long với chi nhánh Thủ Đô (Đơn vị : nghìn USD) Năm 2007 2008 2009 CN Thăng Long 2,700 7,600 53,000 CN Thủ Đô 290,000 320,000 305,000 (Nguồn: Báo cáo thường niên của CN Thăng Long và CN Thủ Đô trong năm 2007, 2008,2009) Bảng số liệu cho thấy doanh số thanh toán tín dụng chứng từ của Chi nhánh Thăng Long còn quá thấp so với chi nhánh Thủ Đô. Chỉ xét riêng năm 2009, khi mà chi nhánh Thăng Long đã đi vào hoạt động ổn định thì doanh số thanh toán tín dụng chứng từ cũng chỉ bằng 17,4% doanh số của chi nhánh Thủ Đô. Từ những sự so sánh trên, có thể rút ra được vị thế trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Sacombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng, từ đó, có thể nhận thức được chi nhánh Thăng Long đang ở đâu so với các chi nhánh và các ngân hàng khác. Sau đây là phân tích cụ thể về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Sacombank – chi nhánh Thăng Long qua 3 năm 2007,2008, 2009 và quý I/2010: 2.2.2.1. Thực trạng thanh toán TDCT- L/C nhập tại Chi nhánh Thăng Long Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C cho hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Thăng Long không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Ngân hàng Sacombank. Thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đang là một hoạt động chủ yếu của phòng thanh toán quốc tế Chi nhánh Thăng Long. Bởi lẽ: - Trước hết, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện thương mại quốc tế hiện nay. - Thứ hai, đa số khách hàng có giao dịch thanh toán lớn với Chi nhánh Thăng Long chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. - Thứ ba, do đặc điểm kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần. Các bước thực hiện : Chi nhánh Thăng Long được Ngân hàng Sacombank cho phép trực tiếp mở L/C, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính chính xác của L/C và khả năng thanh toán của khách hàng. Bước 1 : Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Chi nhánh chỉ được phép trực tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc phạm vi mức gia tăng (nếu có) theo quy định của Ngân hàng Sacombank trong mối quan hệ điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành mức phán quyết trong cho vay hoặc bảo lãnh theo quy định thực hiện hành của Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank. Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C nếu không có ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết thanh toán hoặc khế ước vay phải được lãnh đạo Chi nhánh phê chuẩn. Để nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng, giảm bớt thủ tục phiền hà, Chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc Chi nhánh quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo hạn mức tín nhiệm, khả năng tài chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của các hàng hoá nhập khẩu, … Và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý khi có nhu cầu bổ xung hoặc thay đổi thải thông báo bằng văn bản. Cán bộ thanh toán L/C khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra xác minh và đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau: - Đảm bảo tính pháp lý. - Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau. - Có cơ sở đảm bảo thanh toán (mức ký quỹ, vốn vay, hạn mức mở L/C hoặc cam kết thanh toán có sự bảo lãnh của Ngân hàng). Bước 2 :Mở và phát hành L/C. Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã đủ các điều kiện thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn thiện việc nhập lại dữ liệu, tập tin đựơc kiểm soát lại và được tính ký hiệu mật và chuyển về phòng thanh toán quốc tế sở giao dịch Ngân hàng Sacombank để kiểm tra và chuyển ra Ngân hàng nước ngoài. Bước 3 :Việc tu chỉnh và tra soát. Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu tu chỉnh khách hàng phải lập giấy yêu cầu tu chỉnh gửi Chi nhánh, Chi nhánh tiến hành nhập dữ liệu tu chỉnh trên tập tin MT 707 và mã hoá chuyển về hội sở Ngân hàng Sacombank theo như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát với Ngân hàng nước ngoài được nhập và chuyển tiếp về hội sở trên tập tin MT 799. Bước 4 : Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán. Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua Ngân hàng của họ. Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định. Trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ : Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ từ bưu điện, Chi nhánh phải vào sổ theo dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian tối đa 5 ngày làm việc để kiểm tra từ khi nhận chứng từ, ngoài khoảng thời gian này mọi khiếu nại liên quan không có giá trị hiệu lực. Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy có sự sai sót về số lượng hoặc nội dung chứng từ phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước ngoài thông qua hội sở Ngân hàng Sacombank, đồng thời thông báo với khách hàng của mình để xin ý kiến về việc chấp nhận thanh toán. Nếu bộ chứng từ hoàn hảo hoặc có sai sót nhưng được khách hàng chấp nhận thanh toán thì Chi nhánh phải: - Thực hiện thanh toán ngay theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài nếu là thanh toán ngay. - Thông báo chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh toán có kỳ hạn hoặc L/C trả chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ. - Giao bộ chứng từ cho khách hàng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết để khách hàng đi nhận hàng. Việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán được thực hiện trên máy vi tính thông qua tập tin MT 799. Trường hợp thanh toán khi nhận được điện đòi tiền : Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng nội dung quy định trong L/C, đồng thời phải xác thực bức điện thông qua hội sở hoặc Ngân hàng có liên quan trong bức điện. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã được xác thực, lập bảng kê thanh toán cho Ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được chừng từ, trước khi giao cho khách hàng Chi nhánh cần phải tiến hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng, thông báo sai sót cho Ngân hàng gửi chứng từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ chối thanh toán. Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ sai sót trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải gửi lại chứng từ như khi nhận được để thông báo và chờ các chỉ dẫn từ Ngân hàng gửi chứng từ hoặc chỉ dẫn từ hội sở Ngân hàng Sacombank. Ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa nhận được bộ chứng từ nếu có văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện của khách hàng, kể từ khi bộ chứng từ có sai sót. Kết quả trong 3 năm 2007,2008,2009 và quý I/2010 : Bảng 2.7. Kết quả hoạt động thanh toán TDCT- L/C nhập tại Chi nhánh Thăng Long (đơn vị : triệu USD) Nội dung 2007 2008 2009 Quý I/2010 Số món DS (nghìn USD) Số món DS (nghìn USD) Số món DS (nghìn USD) Số món DS (nghìn USD) L/C nhập khẩu 70 2,700 155 6,400 650 50,000 28,000 Tốc độ tăng (%) _ 137% 681.25% Tỷ trọng so với Tổng DS TTQT 38.57% 42.7% 49% 53.33% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thăng Long trong năm 2007, 2008, 2009 & Quý I/ 2010) Năm 2007 là năm mà hoạt động Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thăng Long gặp khó khăn nhất. Mới thành lập vào đầu tháng 8, Chi nhánh đã cố gắng khắc phục những khó khăn để phát triển và ổn định hoạt động thanh toán quốc tế tại đây. Cùng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ phòng Thanh toán quốc tế mà số lượng L/C được mở trong 5 tháng cuối năm là 70 món với tổng trị giá là 2,7 triệu USD, trong đó chủ yếu là L/C trả ngay. Điều này cho thấy rằng chi nhánh đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thể hiện ở doanh số rất thấp, không đáng kể so với các ngân hàng khác. Bước sang năm 2008, hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng L/C có sự khởi sắc, số món L/C được mở là 155 món với tổng trị giá là 6,4 triệu USD, tăng 137% so với năm 2007. Trong đó,chủ yếu vẫn là L/C nhập khẩu trả ngay, chiếm hơn 80% trong tổng số L/C nhập khẩu. Đây quả là một kết quả rất đáng khích lệ với ngân hàng, vì như chúng ta đã biết, năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp VN, nhiều doanh nghiệp đã co hẹp hoạt động nhập khẩu do có nhiều biến động trên thế giới về chính trị, kinh tế. Hoạt động TTQT của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí doanh số L/C giảm so với 2007. Năm 2009 là năm có sự gia tăng đột biến trong doanh số L/C nhập khẩu của chi nhánh Thăng Long, số L/C được mở là 650 món với tổng giá trị 50 triệu USD, tăng 681.25% so với năm 2008. Cho đến thời điểm này, hoạt động TTQT của chi nhánh Thăng Long đã xây dựng được uy tín, hình ảnh, với chất lượng TTQT hàng đầu, thiết lập được nhiều mối quan hệ khách hàng lâu dài với các khách hàng lớn như: Petrolimex, công ty TNHH An Phú Linh, công ty TNHH viễn thông An Bình. Theo thống kê của bộ phận TTQT, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu với tổng công ty xăng dầu VN Petrolimex chiếm hơn 40% tổng doanh số L/C nhập khẩu. Năm 2009 có thể coi là một bước nhảy lớn của chi nhánh trong hoạt động thanh toán L/C hàng nhập, tạo đà phát triển cho những năm sắp tới. Thực tế là quý I/2010, doanh số L/C nhập khẩu đã là 28 triệu USD, bằng 56% so với cả năm 2009. Với đà này, năm 2010 hy vọng sẽ lại là một năm tăng trưởng cao đối với L/C nhập khẩu và cả hoạt động TTQT nói chung. Một tiêu thức nữa giúp chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thăng Long là xem xét tỷ trọng của doanh số L/C nhập khẩu so với tổng doanh số TTQT: Biểu đồ 2.2. So sánh giữa doanh số L/C nhập khẩu và tổng doanh số TTQT (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thăng Long trong năm 2007, 2008, 2009 & Quý I/ 2010) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh. Trong 3 năm qua hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng L/C nhập khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2007, doanh số L/C nhập khẩu chiếm 38,57% tổng doanh số TTQT, năm 2008 là 42,7% và năm 2009, tỷ lệ này là 49%, bước sang những tháng đầu năm 2010, doanh số L/C nhập khẩu chiếm tới 53.33% tổng doanh số TTQT. Qua đó có thể thấy, L/C nhập khẩu vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu của chi nhánh, điều này cũng xuất phát từ thực tế chung trong TTQT. Khi mà kinh tế VN mới chỉ bước đầu hội nhập, thương hiệu và mức độ tin tưởng của các nước đối với các doanh nghiệp VN còn chưa cao thì rõ ràng là L/C nhập khẩu được dùng nhiều nhất trong số các phương thức thanh toán dùng cho nhập khẩu, bởi vì một đặc điểm quan trọng nhất là nó đảm bảo an toàn cho các bên so với các phương thức khác. 2.2.2.2.Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Chi nhánh Thăng Long Doanh số L/C xuất khẩu của chi nhánh Thăng Long chỉ mới phát sinh từ năm 2008 và cũng chỉ tăng rất ít qua các năm, đó cũng là thực trạng chung của một số NHTM ở Hà Nội hiện nay. Các bước thực hiện: Bước 1: Nhận, thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu Chi nhánh Thăng Long nhận thông báo L/C và các tu chỉnh có liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ Ngân hàng Sacombank hoặc khi nhận được L/C thông báo đã được xác thực từ các Ngân hàng khác trong nước. Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả thuận hoặc chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký của Ngân hàng thông báo đầu tiên. Việc xác nhận các L/C chỉ được thực hiện qua Ngân hàng Sacombank Bước 2 : Hoàn thiện, gửi chứng từ đòi tiền Chi nhánh được phép nhận, kiểm tra và xử lý trong phạm vi 5 ngày làm việc, nhưng phải đảm bảo khi chứng từ gửi đến Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phảỉ xử lý: - Sai sót có thể thay thế hoặc sửa chữa, đề nghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa. - Sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu chỉnh L/C (nếu có thể) hoặc thông báo cho Ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót, xin chấp nhận thanh toán. - Sai sót không được chấp nhận đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ. Nếu chứng từ kiểm tra phù hợp với L/C hoặc có sai sót nhưng đã có sự chấp nhận của Ngân hàng phát hành cần phải được hoàn thiện để Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn của L/C kèm theo chỉ thị hoàn tiền. Nếu chứng từ gửi đi sau 15 ngày mà không nhận được sự hồi âm, Chi nhánh phải có trách nhiệm tra soát Ngân hàng nước ngoài. Kết quả trong 3 năm 2007,2008,2009 và quý I/2010: Bảng 2.8. Kết quả hoạt động thanh toán TDCT – L/C xuất tại chi nhánh Thăng Long (đơn vị: triệu USD) Nội dung 2008 2009 Quý I/2010 Số món DS (nghìn USD) % so với L/C NK Số món DS (nghìn USD) % so với L/C NK Số món DS (nghìn USD) % so với L/C NK L/C xuất khẩu 25 1,200 18.75 47 3,000 6 26 2,000 7.1 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thăng Long trong năm 2007, 2008, 2009 & Quý I/ 2010) Nhìn vào số liệu trên ta thấy số món và trị giá thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nhỏ hơn rất nhiều so với số món và trị giá thanh toán hàng nhập khẩu. Năm 2007 doanh số L/C xuất khẩu hầu như không phát sinh. Đến năm 2008, doanh số L/C xuất khẩu mới có được sự khởi đầu với một con số rất khiêm tốn: 1,2 triệu USD và trong năm 2009, con số này là 3 triệu USD, chỉ bằng 6% so với L/C nhập khẩu. Xét về số món, năm 2008, số món thanh toán là 25 món với doanh số 1,2 triệu USD, nhưng chỉ trong quý I/2010, số món là 26 với doanh số là 2000, điều đó chứng tỏ giá trị của từng món đã tăng lên nhiều, thể hiện việc tìm kiếm được nhiều khách hàng mới với giao dịch lớn hơn. Năm 2010 được dự đoán là tương đối khả quan đối với xuất khẩu của VN cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, doanh số L/C xuất khẩu của chi nhánh Thăng Long đã khả quan hơn trong quý I/2010, doanh số L/C xuất khẩu đạt 2 triệu USD, bằng 67% so với cả năm 2009. Sở dĩ doanh số L/C xuất khẩu qua các năm rất nhỏ so với L/C nhập khẩu chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan. Các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của VN là gạo, điều, cà phê, cao su, gia giầy, dệt may…hầu hết đều tập trung ở các tỉnh khác, các khu công nghiệp, còn trong nội thành Hà Nội, cũng như trên địa bàn của chi nhánh thì rất ít các doanh nghiệp xuất khẩu, chính vì vậy mà doanh số L/C xuất của chi nhánh còn quá ít. Qua những phân tích thực trạng trên, có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Thăng Long ngày càng phát triển và trở thành phương thức TTQT chủ yếu của chi nhánh. Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng có những mặt tồn tại cần được giải quyết, vấn đề này em xin trình bày dưới đây. 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.3.1. Những kết quả đạt được Cùng với sự phát triển chung của Chi nhánh Thăng Long thì hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng thu được một số kết quả nhất định. Thu nhập từ hoạt động thanh toán toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu từ hoạt động TTQT của chi nhánh và đều vượt chỉ tiêu được giao qua các năm: năm 2007, thu từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chỉ là 130 triệu đồng, năm 2008, tăng lên thành 900 triệu đồng và sang năm 2009, thu từ nghiệp vụ này là 3,1 tỷ đồng, chiếm tới 72% thu nhập từ hoạt động TTQT và bằng gần 37% thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Có thể thấy thu nhập từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đóng vai trò rất quan trọng và góp phần vào đa dạng hóa thu nhập của chi nhánh. Một thực tế ở các ngân hàng thương mại trong những năm gần đây là sự thay đổi cơ cấu thu nhập, tỷ trọng thu nhập dịch vụ tăng cao so với các nghiệp vụ truyền thống. Đạt được những kết quả như vậy là do Chi nhánh tích cực đổi mới nâng cao chất lượng của hoạt động: theo đánh giá của nhiều tạp chí tài chính hàng đầu thế giới thì chất lượng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của sacombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế trong nhiều năm liền. Đồng thời, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Hầu hết các nhân viên tại phòng Thanh toán quốc tế của Chi nhánh đều có trình độ đại học và thành thạo ngoại ngữ, sử dụng thành thạo mạng Swift với các Ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh đó nhân viên tại phòng luôn có một thái độ làm việc nhiệt tình, văn minh, lịch sự với khách hàng, luôn sẵn sàng hướng dẫn khách hàng, giải quyết các khúc mắc hay tư vấn khi đưa ra các điều khoản trong thư tín dụng có lợi cho khách hàng nhất. Sau hơn 3 năm thành lập, bộ phận TTQT của chi nhánh đã thiết lập được những mối quan hệ kinh tế lớn, những khách hàng quen thuộc, thường xuyên đến giao dịch tại ngân hàng. Trên cơ sở những mối quan hệ đã có, chi nhánh còn tích cực mở rộng quan hệ, mong muốn tìm kiếm những khách hàng mới, tạo điều kiện để đảm bảo tốc độ tăng doanh số thanh toán và thuận lợi trong việc tiếp thị các sản phẩm khác của chi nhánh. 2.3.2. Những tồn tại tại chi nhánh Sacombank là một trong những Ngân hàng thương mại có thể mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế nhưng tại Chi nhánh Thăng Long

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25899.doc
Tài liệu liên quan