Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại Bến Nghé

MỤC LỤC

Lời mở đầu

• Lý do chọn đề tài

• Mục tiêu nghiên cứu

• Phương pháp nghiên cứu

• Ý nghĩa nghiên cứu đề tài

• Bố cục bài báo cáo

Mục lục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 01

1.1 Khái niệm, phân loại và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 01

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 01

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 01

1.1.2.1 Theo chức năng hoạt động của chi phí 01

1.1.2.2 Theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí 02

1.1.2.3 Theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh 03

1.1.2.4 Theo mối quan hệ với các đối tượng chịu chi phí 03

1.1.2.5 Theo cách ứng xử của chi phí 04

1.1.2.6 Phân loại chi phí khác 04

1.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 05

1.2 Khái niệm, phân loại, đối tượng tính giá thành sản phẩm 05

1.2.1 Khái niệm giá thành 05

1.2.2 Phân loại giá thành 05

1.2.2.1 Theo thời điểm xác định 05

1.2.2.2 Theo nội dung cấu thành 06

1.2.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 06

1.2.4 Đối tượng tính giá thành 07

1.2.5 Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí 07

1.3 Kỳ tính giá thành 07

1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 07

1.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục 08

1.4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .08

1.4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .11

1.4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 13

1.4.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 16

1.4.3 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 18

1.5 Khái niệm, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19

1.5.1 Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ 19

1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19

1.5.2.1 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo NVLTT 19

1.5.2.2 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương 19

1.5.2.3 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức 21

1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 21

1.6.1 Phương pháp giản đơn 21

1.6.2 Phương pháp hệ số 22

1.6.3 Phương pháp tỷ lệ 23

1.6.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 24

1.6.5 Phương pháp phân bước 24

1.6.6 Phương pháp đơn đặt hàng 26

1.6.7 Phương pháp định mức 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ 28

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.1.1.1 Sơ lược về công ty TNHH SX – TM Bến Nghé 28

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 29

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất 29

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 32

2.1.5 Một số thuận lợi và khó khăn 35

2.1.6 Danh mục các sản phẩm của Công ty 36

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ 38

2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 38

2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuât 38

2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành 38

2.2.1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm 39

2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất 40

2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40

2.2.2.1.1 Nội dung chi phí NVLTT 40

2.2.2.1.2 Chứng từ, TK sử dụng và sổ kế toán 40

2.2.2.1.3 Phương pháp hạch toán 41

2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 48

2.2.2.2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp 48

2.2.2.2.2 Chứng từ, TK sử dụng và sổ kế toán 48

2.2.2.2.3 Phương pháp hạch toán 49

2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 54

2.2.2.1.1 Nội dung chi phí SXC 54

2.2.2.1.2 Chứng từ, TK sử dụng và sổ kế toán 54

2.2.2.1.3 Phương pháp hạch toán 56

2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 62

2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành 65

2.2.4.1 Tổng hợp CPSX theo định mức 65

2.2.4.2 Tổng hợp CPSX theo thực tế phát sinh 65

2.2.5 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 66

2.2.6 Xử lý các trường hợp chi phí sản xuất vượt định mức 68

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN DÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM

BẾN NGHÉ 71

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé 71

3.2 Một số nhận xét công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé 71

3.2.1 Một số ưu điểm 71

3.2.2 Một số hạn chế 72

3.3 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính

giá thành tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé 73

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

o Phụ lục 1: Sổ kế toán sử dụng

o Phụ lục 2: Bảng thanh toán tiền lương công nhân viên

o Phụ lục 3:Lệnh sản xuất số 12

o Phụ lục 4: Bảng định mức bán thành phẩm

 

doc75 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại Bến Nghé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các chính sách về chiết khấu, chính sách sản phẩm. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội... Hiện nay, ngoài các sản phẩm truyền thống là Văn phòng phẩm và dụng cụ học tập, Bến Nghé đã mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác theo xu hướng đa ngành nghề như chăn nuôi theo mô hình trang trại, chế biến thực phẩm, sản xuất mũ bảo hiểm… 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.1.2.1 Chức năng: Sản xuất, mua bán văn phòng phẩm, dụng cụ học tập. Trong đó hàng chủ lực là bút bi với nhiều chủng loại khác nhau. 2.1.2.2 Nhiêm vụ: Với mong muốn “Vẽ nên mơ ước, tạo dựng tương lai” cho mọi người, Bến Nghé cam kết xây dựng và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm: Nâng chất lượng sản phẩm lên đỉnh cao khu vực Asean Liên tục nghiên cứu để phát triển sản phẩm phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Dù lớn, dù nhỏ không bỏ lỡ khách hàng 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: BAN GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN BAN GIÁM ĐỐC Trưởng phân xưởng lắp ráp Phòng Marketing Phòng Kinh doanh Phòng Thiết kế Quản đốc Phòng Nhân sự Phòng Hành chánh Tổ chức Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kinh tế Đối ngoại Bộ phận vật tư mua hàng Phòng Xuất nhập khẩu Các chi nhánh trạm Thủ kho thành phẩm Phân xưởng Lắp ráp Phân xưởng Đầu bi Phân xưởng in & mặt hàng phụ Phân xưởng cơ khí Phân xưởng cơ điện Phân xưởng Ép nhựa Thủ kho NVL & BTP Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối ứng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc. Chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Có quyền đề bạt và sắp xếp nhân sự cho các phòng ban lãnh đạo. Đại diện lãnh đạo: Là người chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về các chất lượng (ISO 9001: 2000) trong toàn công ty. Phòng Tài Chính – Kế Toán: Theo dõi tình hình tài chính của công ty, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá thành sản phẩm từ đó tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính cho công ty. Có nhiệm vụ hạch toán trong nội bộ công ty, mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch phân bổ chi tiêu hợp lý, hạch toán lãi, lỗ đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất và các hoạt động khác. Phòng Hành chánh – Tổ chức: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý văn phòng, lưu chuyển văn thư, lưu chuyển tài liệu hồ sơ, các vấn đề khác liên quan đến Bảo hiểm xã hội, công tác Đoàn, các cấp chính quyền, phòng cháy chữa cháy… Phòng Nhân sự: Chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự của công ty kết hợp với các phòng ban khác tổ chức sắp xếp phân công lao động hợp lý, chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, bảo hộ lao động và các chế độ khác cho người lao động. Quản đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về hoạt động sản xuất và tài sản được giao. Phòng thiết kế: Thiết kế các mẫu mã sản phẩm mới theo nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng Kinh doanh: Khai thác và tìm kiếm thêm khách hàng mới cho công ty. Lập kế hoạch kinh doanh, lên kế hoạch nhiệm vụ phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh cho kỳ tới, nắm bắt và tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh cho công ty. Chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh bán hàng của công ty. Phòng Marketing: Chịu trách nhiệm về các hoạt động Marketing, tiếp thị, phát triển thị trường, thương hiệu, phát triển sản phẩm mới, công tác quảng cáo, hội chợ, triển lãm… nhằm làm cho thương hiệu Bút Bi Bến Nghé ngày càng được nhiều người biết đến, tin cậy và tạo thuận lợi cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Phòng Kinh tế đối ngoại: Chịu trách nhiệm về kế hoạch công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm của công ty sản xuất, cung cấp các loại vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế được nhập từ nước ngoài theo đúng tiêu chuẩn và nhu cầu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Thủ kho: Chịu trách nhiệm trước Quản đốc sản xuất và Ban Giám Đốc về công việc quản lý từng kho nơi mình nhận trách nhiệm (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, hóa chất, bán thành phẩm) thực hiện xuất, vận chuyển hàng hóa theo quy định của công ty. Riêng kho thành phẩm do bộ phận kinh doanh quản lý để điều phối và đặt hàng. Trách nhiệm và quyền hạn của thủ kho thành phẩm như mọi thủ kho khác. Các chi nhánh, trạm: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám Đốc và Trưởng Phòng Kinh Doanh về các hoạt động Marketing, phát triển thị trường, đưa thương hiệu Bút Bi Bến Nghé đến gần với người tiêu dùng và trở thành sản phẩm quen thuộc cho mọi khách hàng. Bộ phận vật tư mua hàng: Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế theo đúng nhu cầu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Bộ phận Xuất – Nhập khẩu: Chịu trách nhệm về công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, thành phẩm do công ty sản xuất và cung cấp vật tư, nguyên liệu được nhập từ nước ngoài về theo nhu cầu sản xuất của công ty. Phân xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến khuôn mẫu của sản phẩm. Đảm bảo máy móc phục vụ sản xuất, gia công và lắp đạt mộ số hạng mục cho nhu cầu sản xuất sản phẩm. Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiêm liên quan dến các vấn đề cơ khí chế tạo, bảo trì các thiết bị điện nước…Nắm bắt tình hình cung cấp điện phục vụ sản xuất, cung cấp đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt toàn công ty. Các phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1.4 Tổ chức công tác Kế toán tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán trạm Kế toán ngân hàng Kế toán công nợ 2 Kế toán công nợ 1 Kế toán thanh toán Kế toán bán hàng Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: Kế toán trưởng: Là người nắm rõ tình hình hoạt động và hạch toán tại công ty, chỉ đạo công tác kế toán, đôn đốc và quản lý các kế toán viên. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trong tổ chức kế toán. Kế toán trưởng luôn phải giám sát tình hình sử dụng nguồn vốn, và lập kế hoach tài chính cho công ty giúp giám đốc có quyết định đúng đắn, ký kết các hợp đồng và lên báo cáo thường niên. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo của các bộ phận kế toán trong phòng để lập báo cáo tổng hợp, báo cáo thuế, báo cáo tài chính. Kế toán giá thành: Xây dựng định mức giá thành, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm và quản lý một số trạm. Kế toán bán hàng: Theo dõi ghi hóa đơn bán hàng hằng ngày, đặt hàng quảng cáo, xuất hàng cho các siêu thị, nhà sách… Kế toán thanh toán: Kiểm tra chi phí, thanh toán các khoản chi như tiền lương…, lập phiếu thu, phiếu chi. Thanh toán trong nội bộ của công ty. Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ các trạm, nhà phân phối, theo dõi công nợ các đại lý bán hàng của Bến Nghé, các nhà sách, siêu thị Metro, công nợ của các tiếp thị. Có trách nhiệm đôn đốc khách hàng để thu nợ. Kế toán Ngân hàng: Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài qua tài khoản thanh toán ở Ngân hàng, đối chiếu với sổ kế toán tại Ngân hàng. Lập giấy nợ, lập ủy nhiệm chi, lãnh tiền mặt thu chi qua Ngân hàng. 2.1.4.3 Chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 và TT 244/2009/BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. Hình thức tổ chức sổ kế toán áp dụng là: Hình thức kế toán trên máy vi tính Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Trình tự ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Lemon 3 để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hàng ngày, kế toán dựa vào hóa đơn, chứng từ phát sinh nhập số liệu vào phần mềm kế toán và ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu vào Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết và lên các báo cáo vào cuối kỳ kế toán. Chứng từ kế toán Sổ kế toán: + Sổ tổng hợp + Sổ chi tiết Phần mềm kế toán Lemon 3 Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Báo cáo tài chính Máy vi tính Nhập số liệu hàng ngày In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu Ghi hàng ngày Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán trên máy vi tính 2.1.5 Thuận lợi và khó khăn: 2.1.5.1 Thuận lợi: Là một đơn vị kinh doanh có tính năng động, tự chủ có bạn hàng và những mặt hàng truyền thống đã hình thành từ nhiều năm qua. Được sự quan tâm của các công ty bạn, tổ chức, cá nhân người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm của đơn vị trong công tác của mình thúc đẩy sự phát triển của công ty. Được sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành chức năng đã tạo điều kiện thuân lợi cho công ty trong việc kinh doanh và sản xuất sản phẩm mở rộng thị trường. Sự tham gia tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý sản xuất kinh doanh có hệu quả, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các khu vực trên toàn quốc và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Công ty đã có đội ngũ lãnh đạo đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nên trong những năm qua công ty đã phát triển rất tốt, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, ổn định việc làm, từng bước nâng cao đời sống ngừơi lao động trong doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn rất tốt và có dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại. 2.1.5.2 Khó khăn: Hội nhập kinh tế quốc tế là quy luật tất yếu của thị trường, không chỉ cạnh tranh mặt hàng, cạnh tranh thị trường mà nó còn cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế và giữa các quốc gia, khu vực với nhau. Điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa trong quá trình hội nhập của mình. Giá cả các mặt hàng nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu, nguyên vật liệu, vật tư…đều tăng lên chóng mặt làm cho giá cả sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên. Điều đó gây khó khăn cho công ty trong việc giảm giá sản phẩm để tăng doanh thu, và các chính sách cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, mặt bằng nhà máy còn khá hạn chế gây khó khăn cho công ty trong việc sản xuất và tăng lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.1.6 DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY: 2.1.6.1 Sản phẩm bút: BÚT BI BÚT LÔNG KIM BÚT CẮM BÀN BÚT MỰC NƯỚC RUỘT THAY THẾ 2.1.6.2 Dụng cụ văn phòng: BÚT LÔNG BẢNG KEO DÁN GIẤY DAO DỌC GIẤY KHAY ĐỰNG TÀI LIỆU BÚT XÓA BÚT DẠ QUANG BÚT LÔNG DẦU MỰC BÚT LÔNG BẢNG MỰC BÚT LÔNG DẦU 2.1.6.3 Học cụ: BÚT LÔNG MÀU BÚT SÁP MÀU THƠM BÚT SÁP DẦU THƯỚC KẺ BẢNG HỌC SINH MÀU NƯỚC 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ THÁNG 04/2011 Hiện nay, Công ty sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có mẫu mã và quy cách khác nhau. Do bài khóa luận của em có giới hạn, em xin lấy sản phẩm chủ lực của Công ty là bút bi B-30 làm ví dụ minh họa. Trong tháng 04/2011 đã sản xuất được 729.100 sản phẩm bút bi B-30 hoàn thành nhập kho. 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là ba phân xưởng sản xuất sản phẩm: Phân xưởng ép nhựa : Sản xuất các bán thành phẩm được làm từ nhựa Phân xưởng in : In logo và thông tin sản phẩm lên các bán thành phẩm Phân xưởng lắp ráp : Lắp ráp các bán thành phẩm để có được sản phẩm hoàn thành nhập kho 2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành tính giá thành: Đối tượng tính giá thành: Từng loại sản phẩm Phương pháp tính giá thành áp dụng: Phương pháp tính giá thành theo định mức. Kỳ tính giá thành: Tháng Ví dụ: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm bút bi B-30 Phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp tính giá thành theo định mức Kỳ tính giá thành: Tháng 04/2011 2.2.1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm: Sản phẩm Công ty sản xuất chủ yếu là văn phòng phẩm và dụng cụ học tập như bút bi, bút lông, thước kẻ, sáp màu, bảng vẽ…Hầu hết các sản phẩm này đều trải qua ba công đoạn lả: Công đoạn ép nhựa, công đoạn in và công đoạn lắp ráp. Ở công đoạn ép nhựa: Các bán thành phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu nhựa như: Nhựa ABS, AS, POM, PP… Ở công đoạn in: Các bán thành phẩm cần in logo và thông tin sẽ được in, phun logo, thông tin sản phẩm lên bề mặt từ các loại mực hoặc nhũ như: Mực in màu, nhũ bạc… Ở công đoạn lắp ráp: Các bán thành phẩm hoàn thành ở các công đoạn trước được chuyển sang và các bộ phận khác của sản phẩm từ kho nguyên vật liệu được lắp ráp thành sản phẩm hoàn thành. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành được đóng gói và nhập kho thành phẩm. 1 2 PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 2 3 KHO BÁN THÀNH PHẨM KHO NGUYÊN VẬT LIỆU PHÂN XƯỞNG IN 4 4 PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4 5 KHO THÀNH PHẨM Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm Ví dụ: Sản xuất sản phẩm bút bi B-30 Bước 1: Xuất kho NVL nhựa ABS, POM sang phân xưởng ép nhựa để sản xuất các bán thành phẩm của sản phẩm B-30 Bước 2: Các bán thành phẩm của sản phẩm B-30 bao gồm: Cán, tiêm, giắt, chụp, bấm, khế, hoàn thành sẽ được chuyển qua: Phân xưởng in: Cán Kho bán thành phẩm: Tiêm, giắt, chụp, bấm, khế Bước 3: Xuất kho NVL là nhũ bạc để in logo Bến Nghé và các thông tin về sản phẩn lên “cán – B-30” Bước 4: Lắp ráp các bộ phận hợp thành sản phẩm B-30 hoàn thành bao gồm: Bán thành phẩm: Tiêm, giắt, chụp, bấm, khế, ca từ kho bán thành phẩm “Cán – B-30” đã được in hoàn thành từ phân xưởng in chuyển sang Các bộ phận khác: Ruột, lò xo, ống trong, từ kho nguyên vật liệu. Bước 5: Sản phẩm hoàn thành được đóng vào ca, rổ hoặc thùng carton và nhập vào kho thành phẩm. 2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất: 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.2.2.1.1 Nội dung: Là một công ty có quy mô lớn, hàng năm công ty phải sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đặc biệt là học sinh, sinh viên và khối văn phòng là những đối tượng thường xuyên sử dụng các sản phẩm bút và dụng cụ văn phòng. Mặt khác, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 70% tổng chi phí sản xuất và bao gồm nhiều loại khác nhau. Do đặc thù của sản phẩm mà nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là các loại nhựa như nhựa PP, nhựa ABS, nhựa PE… được thu mua từ các nhà cung cấp trong nước. Ngoài ra, còn một số nguyên vật liệu khác phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như đầu bút bi, đầu bút lông… 2.2.2.1.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng và Sổ kế toán: Chứng từ sử dụng: Lệnh sản xuất, Bảng định mức bán thành phẩm, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu và Hóa đơn mua nguyên vật liệu. Tài khoản sử dụng: Tài khoản tổng hợp: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng phân xưởng (Lấy chữ cái đầu tên từng phân xưởng làm ký hiệu) TK 621E “Chi phí NVLTT – phân xưởng ép nhựa” TK 621I “Chi phí NVLTT – phân xưởng in” TK 621L “Chi phí NVLTT – phân xưởng lắp ráp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng sản phẩm (Lấy ký hiệu theo từng sản phẩm) TK 621B-30 “Chi phí NVLTT – sản phẩm bút bi B-30” TK 621M-07 “Chi phí NVTT – sản phẩm bút lông M-07” TK 621T-20 “Chi phí NVLTT – sản phẩm thước kẻ 20 cm” … Sổ kế toán: Sổ tổng hợp: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Sổ chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất: TK 621E “Chi phí NVLTT – phân xưởng ép nhựa” TK 621I “Chi phí NVLTT – phân xưởng in” TK 621L “Chi phí NVLTT – phân xưởng lắp ráp” Sổ kế toán chi tiết theo từng sản phẩm: TK 621B-30 “Chi phí NVLTT – sản phẩm bút bi B-30” TK 621M-07 “Chi phí NVTT – sản phẩm bút lông M-07” TK 621T-20 “Chi phí NVLTT – sản phẩm thước kẻ 20 cm” … 2.2.2.1.3 Phương pháp hạch toán: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất kho nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân bổ theo phương pháp định mức. Trình tự xuất nguyên vật liệu: Bước 1: Phòng kinh doanh dựa vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã ký kết trước đó, sẽ đề xuất số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng. Bước 2: Quản đốc và Trưởng phòng kinh doanh sẽ thống nhất số lượng sản xuất căn cứ vào khả năng sản xuất, tồn kho nguyên vật liệu và lập “Lệnh sản xuất, Bảng nhu cầu vật tư bán thành phẩm” Bước 3: Giám đốc sản xuất xem xét và ký duyệt “Lệnh sản xuất, Bảng nhu cầu vật tư bán thành phẩm”, sau đó chuyển xuống Phân xưởng sản xuất và kho nguyên vật liệu Bước 4: Trưởng ca sản xuất cử người sang kho nhận nguyên vật liệu về phân xưởng sản xuất theo từng ca. Sơ đồ trình tự xuất NVL Người thực hiện Phân xưởng sản xuất và kho nguyên vật liệu Phê duyệt (Xem xét hàng tồn kho nguyên vật liệu) Lập lệnh sản xuất, lập bảng nhu cầu vật tư Nhu cầu thị trường & Hợp đồng ký kết Trưởng phòng kinh doanh Trưởng ca sản xuất, thủ kho Giám đốc sản xuất Trưởng phòng kinh doanh và Quản đốc Sơ đồ 2.5: Trình tự xuất nguyên vật liệu Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phần mềm kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Hóa đơn Hàng ngày, nhân viên phòng kế toán xuống kho nguyên vật liệu, kho bán thành phẩm nhận các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho về phòng kế toán. Tại đây, kế toán tiến hành nhập số liệu trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và hóa đơn mua nguyên vật liệu vào phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ tự động tính toán đơn giá bình quân xuất kho và đưa số liệu vào các Sổ tổng hợp, sổ chi tiết và báo cáo tài chính. Mẫu phiếu xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm B-30: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 04 năm 2011 Khách hàng: Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé Nội dung: Xuất NVL cho phân xưởng ép nhựa (Lệnh sản xuất số: 12) Kho xuất: KH01 – Kho nguyên vật liệu nhựa STT Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) 5 x 6 = (7) 1 Nhựa ABS ABS KG 35 56.800 1.988.000 2 Nhựa ABS sủi ASS KG 20 18.300 366.000 3 Nhựa POM POM KG 12 43.700 524.000 4 5 6 TỔNG CỘNG 2.878.000 Người nhận Thủ kho Kế toán Thủ trưởng Mẫu “Lệnh sản xuất số 12” (Xem phụ lục 3) Phiếu xuất kho được lập nhiều lần trong ngày, vào đầu mỗi ca sản xuất. Trưởng ca sản xuất sẽ cử người lên nhận nguyên vật liệu cho ca sản xuất dựa vào số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho 1 ca sản xuất đã được phân bổ từ trước. Thủ kho đối chiếu số lượng yêu cầu và lệnh sản xuất để xuất nguyên vật liệu. BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NVLTT SẢN PHẨM B-30 Tháng 04/2011 STT BỘ PHẬN TÊN BTP Loại NVL Đơn giá định mức đồng/KG Số lượng định mức /KG Định mức CP NVLTT đồng/1BTP 1 ÉP NHỰA Cán ABS 57.000 238 239,50 2 Tiêm 355 160,56 3 Giắt 560 101,79 4 Chụp ABS sủi 19.000 1.325 14,34 5 Bấm POM 45.000 1.715 26,24 6 Khế 2.110 21,33 7 IN Cán NBA 245.000 120.000 2,04 8 LẮP RÁP + KHO Ruột RBB 358.000 1.400 255,71 9 Lò xo đen LXĐ 182.000 2.600 70,00 10 Ống trong OTG 170.000 2.100 80,95 TỔNG CỘNG 972,46 BẢNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC NVLTT THEO SẢN LƯỢNG THỰC TẾ CÁC SẢN PHẨM Tháng 04/2011 STT TÊN SẢN PHẨM SL YÊU CẦU SL SẢN XUẤT ĐỊNH MỨC NVLTT đồng/1SP TỔNG ĐM CP NVLTT PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 2.119.794.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 239,50 174.619.450 2 Tiêm B-30 728.000 729.600 160,56 117.144.576 3 Giắt B-30 728.000 729.900 101,79 74.296.521 … PHÂN XƯỞNG IN 1.192.865.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 2,04 1.487.364 2 Cán B-34 dương 140.000 138.200 2,07 286.074 3 Cán BT7 đen 260.000 270.400 2,09 565.136 … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4.235.962.000 1 Bút bi B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 406,66 296.495.806 2 Bút bi B-34 dương 140.000 138.200 347,28 47.994.096 3 Bút bi BT7 đen 260.000 270.400 358,92 97.051.968 Căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng từ phần mềm kế toán và bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 04/2011 có số liệu như sau: THỰC TẾ ĐỊNH MỨC PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 2.032.122.353 2.119.794.000 PHÂN XƯỞNG IN 1.150.911.026 1.192.865.000 PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4.063.643.067 4.235.962.000 TỔNG CỘNG 7.246.676.446 7.548.621.000 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO CÁC PHÂN XƯỞNG Tháng 04/2011 STT TÊN NVL MÃ NVL ĐVT TK 1521 TK 1522 Tổng Cộng Só lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền PHÂN XƯƠNG ÉP NHỰA 1.836.622.184 195.500.169 2.032.122.353 1 Nhựa ABS ABS KG 12.377 472.318.697 472.318.697 2 Nhựa AS AS KG 10.765 465.069.530 465.069.530 3 Bột màu BM KG 264 6.407.280 6.407.280 … … … … … … … … … PHÂN XƯỞNG IN 916.426.868 234.484.158 1.150.911.026 1 Mực in màu MIN KG 1.681 369.820.000 369.820.000 2 Nhũ bạc NBC KG 90 2.218.500 2.218.500 3 Acid Stearic ASR KG 11 313.500 313.500 … … … … … … … … … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4.018.327.875 45.315.192 4.063.643.067 1 Ruột bút bi RBB KG 1.028 35.980.000 35.980.000 2 Lò xo LX KG 40,5 14.175.000 14.175.000 3 Màng co MCO KG 178 27.961.096 27.961.096 … … … … … … … … … TỔNG CỘNG 6.771.376.927 475.299.519 7.246.676.446 Phân bổ chi phí NVLTT cho 729.100 sản phẩm bút bi B-30 đã hoàn thành nhập kho: Định mức chi phí NVLTT để sản xuất 1 sản phẩm B-30 là: 972,46 đồng/1SP 7.246.676.446 Tỷ lệ CP NVLTT thực tế/định mức = = 0,96 7.548.621.000 Phân bổ chi phí NVLTT thực tế dùng để sản xuất 729.100 sản phẩm B-30 hoàn thành nhập kho là: 729.100 * 0,96 * 972,46 = 680.659.762,56 (đồng) Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Căn cứ vào bảng phân bổ NVL cho các phân xưởng tháng 04/2011 và phần phân bổ CP NVLTT thực tế theo phương pháp định mức cho sàn phẩm bút bi B-30, ta có các định khoản sau: Tại phân xưởng ép nhựa: Nợ TK 621E : 2.032.122.353 Có TK 1521 (chi tiết) : 1.836.622.184 Có TK 1522 (chi tiết) : 195.500.169 Tại phân xưởng in: Nợ TK 621I : 1.150.911.026 Có TK 1521 (chi tiết) : 916.426.868 Có TK 1522 (chi tiết) : 234.484.158 Tại phân xưởng lắp ráp: Nợ TK 621L : 4.063.643.067 Có TK 1521 (chi tiết) : 4.018.327.875 Có TK 1522 (chi tiết) : 45.315.192 Phân bổ CP NVLTT thực tế cho sản phẩm bút bi B-30: Nợ TK 621B-30 : 680.659.762,56 Có TK 621 : 680.659.762,56 Sổ kế toán sử dụng: (Xem phụ lục 1) Sổ tổng hợp TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Sổ chi tiết TK621E “Chi phí NVLTT – phân xưởng ép nhựa” Sổ chi tiết TK 621I “Chi phí NVLTT – phân xưởng in” Sổ chi tiết TK 621L “Chi phí NVLTT – phân xưởng lắp ráp” Sổ chi tiết TK621B-30 “Chi phí NVLTT – sản phẩm bút bi B-30” BẢNG NHẬP – XUẤT – TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 04/2011 STT Tên NVL Mã NVL ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Nhựa ABS ABS KG 56 2.137.016 12.368 471.975.248 12.377 472.318.697 47 1.793.567 2 Nhựa AS AS KG 24 1.036.848 10.759 464.810.318 10.765 465.069.530 18 777.636 3 Nhựa POM POM KG 34 689.724 1.028 20.854.008 1.035 20.996.010 27 547.722 4 Bột màu BM KG 18 436.860 258 6.261.660 264 6.407.280 12 291.240 5 SapParafin SPR KG 20 303.920 125 2.425.000 128 2.408.978 17 319.942 6 Mực in MIN KG 02 440.000 1.680 369.600.000 1.681 369.820.000 01 220.000 7 Nhũ bạc NBC KG 06 147.900 86 2.119.900 90 2.218.500 02 49.300 8 Acid Stearic ASR KG 01 28.500 12 342.000 11 313.500 02 57.000 9 Sasol wax SAX KG 08 110.000 46 632.500 49 673.750 05 68.750 10 Ruột bút bi RBB KG 80 2.800.000 1.280 44.800.000 1.028 35.980.000 332 11.620.000 11 Ruột bút lông RBL KG 04 160.000 910 38.220.000 906 38.044.070 08 335.930 12 Lò xo LX KG 02 700.000 42 14.700.000 40,5 14.175.000 3,5 1.225.000 13 Ống ruột OR KG 09 2.295.000 1.124 281.000.000 1.124.500 281.125.000 40 100.000 14 Màng co MCO KG 52 8.241.158 168 26.317.500 178 27.961.096 42 6.597.562 … … … … … … … … … … … … TỔNG CỘNG 107.908.828 7.259.762.892 7.246.676.446 120.995.274 Tp. HCM, ngày 31 tháng 04 năm 2011 Người lập Quản đốc sản xuất 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 2.2.2.2.1 Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, thưởng và tiền phụ cấp như: phụ cấp cấp bậc, phụ cấp độc hại… Chứng từ, TK sử dụng và Sổ kế toán: Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng đơn giá tiền lương, Bảng kê tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương Tài khoản sử dụng: Tài khoản tổng hợp: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng phân xưởng (Lấy chữ cái đầu tên từng phân xưởng làm ký hiệu) TK 622E “Chi phí NCTT – phân xưởng ép nhựa” TK 622I “Chi phí NCTT – phân xưởng in” TK 622L “Chi phí NCTT – phân xưởng lắp ráp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng sản phẩm (Lấy ký hiệu theo từng sản phẩm) TK 622B-30 “Chi phí NCTT – sản phẩm bút bi B-30” TK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • docket luan.doc
  • docmo dau.doc
  • doctrangbia.doc
Tài liệu liên quan