MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng 3
1.2. Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế . 3
1.2.1. Bản chất của tín dụng 3
1.2.2. Chức năng của tín dụng 3
1.2.3. Vai trò của tín dụng 3
1.2.3.1. Đối với tiêu dùng 4
1.2.3.2. Đối với doanh nghiệp 4
1.2.3.3. Đối với ngân hàng 4
1.2.3.4. Đối với nền kinh tế 4
1.3. Lãi suất tín dụng 5
1.4. Các hình thức tín dụng dựa theo chủ thể trong quan hệ tín dụng 6
1.4.1. Tín dụng thương mại 6
1.4.2. Tín dụng ngân hàng 6
1.4.3. Tín dụng nhà nước 7
1.4.4. Tín dụng quốc tế 8
1.5. Các nguyên tắc thẩm định tín dụng 9
1.5.1. Yếu tố cá nhân 9
1.5.2. Mục đích của khoản vay 10
1.5.3. Hạn mức tín dụng 10
1.5.4. Khả năng trả nợ 11
1.5.5. Tài sản bảo đảm 11
1.6. Điều kiện cho vay 12
1.7. Rủi ro tín dụng 13
1.8. Tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng 13
1.9. Bảo đảm tín dụng 13
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á CHI NHÁNH THỊ NGHÈ
2.1. Giới thiệu vê Ngân hàng Nam Á 15
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 15
2.1.2. Mục tiêu phát triển của ngân hàng Nam Á 16
2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân Hàng Nam Á 17
2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nam Á qua các năm 18
2.1.4.1. Về hoạt động kinh doanh 18
2.1.4.2. Tổng tài sản 18
2.1.4.3. Vốn điều lệ 20
2.1.4.4. Huy động vốn 21
2.1.4.5. Hoạt động sử dụng vốn 23
2.1.4.6. Lợi nhuận 25
2.2. Giới thiệu về chi nhánh Thị Nghè 26
2.2.1. Lịch sử hình thành 26
2.2.2. Sơ đồ tổ chức 27
2.2.3. Các quy định chung về cấp phát tín dụng tại Ngân hàng Nam Á Chi Nhánh Thị Nghè 28
2.2.3.1. Đối tượng vay vốn 28
2.2.3.2. Nguyên tắc vay vốn 28
2.2.3.3. Điều kiện vay vốn 28
2.2.3.4. Thể loại cho vay 30
2.2.3.5. Mức cho vay 30
2.2.3.6. Lãi suất cho vay 31
2.2.3.7. Trả nợ gốc và lãi 31
2.2.3.8. Hồ sơ vay vốn 32
2.2.4. Quy trình tín dụng 36
2.2.5. Sản phẩm tín dụng 45
2.2.6. Quyết định cho vay. 48
2.3. Tình hình huy động vốn và việc sử dụng vốn tại Ngân hàng Nam Á Chi Nhánh Thị Nghè 49
2.3.1. Tình hình huy động vốn 49
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn 50
2.3.2.1. Về số dư cho vay 50
2.3.2.2. Cơ cấu cho vay theo số dư nợ 51
2.3.2.2.1. Phân loại theo các thành phần kinh tế 51
2.3.2.2.2. Phân loại theo tiền 52
2.3.2.2.3. Phân loại theo thời gian 54
2.3.2.3. Về doanh số cho vay và doanh số thu nợ 55
2.3.3. Dư nợ quá hạn 56
2.3.4. Đánh giá hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nam Á - Chi Nhánh Thị Nghè
57
2.3.4.1. Lợi nhuận hoạt động của Chi Nhánh 57
2.3.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu 58
2.3.5. Tình hình Chi Nhánh trong 6 tháng đầu năm 2010 59
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á - CHI NHÁNH THỊ NGHÈ
3.1. Nhận xét những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong hoạt động tín dụng
61
3.1.1. Thuận lợi 61
3.1.2. Khó khăn 61
3.2. Các giải pháp 62
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô 62
3.2.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế 62
3.2.1.2. Các chính sách trong lĩnh vực tiền tệ 63
3.2.2. Các giải pháp vi mô 63
3.2.2.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động 63
3.2.2.2. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Á 64
3.2.2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao 64
3.2.2.4. Giải pháp về huy động vốn 65
3.2.2.5. Tìm kiếm và thu hút khách hàng 66
3.2.2.5.1. Tìm kiếm khách hàng 66
3.2.2.5.2. Các chương trình khuyến mãi 67
3.2.2.5.3. Thái độ phục vụ khách hàng 67
3.2.2.5.4. Hoạt động marketing 68
3.2.2.6. Về công tác kiểm tra giám sát 68
3.2.2.7. Tăng cường thu nợ, giảm nợ xấu 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:
Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự.
Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đại diện của tổ chức hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo lãnh là cá nhân trên 70 tuổi (có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự) phải trình hội đồng tín dụng đầu tư Hội sở xem xét, quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong từng thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Khách hàng phải có vốn tự tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản vay trung, dài hạn: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn của dự án nếu là dự án mới và tối thiểu là 20% nếu là dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp cải tiến kỹ thuật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy chế của ngân hàng Nam Á.
Chấp nhận và thực hiện theo các quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nam Á
Thể loại cho vay
Ngân hàng Nam Á xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Cho vay trung dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng
Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên.
Mức cho vay
Ngân hàng Nam Á căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng thực hiện theo quy định như sau: (Điều 14 quy chế của ngân hàng Nam Á)
Tổng cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á.
Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á.
Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có, một nhóm khách hàng vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Ngân hàng Nam Á cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nam Á chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định khoản 1 điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
Việc xác định vốn tự có của Ngân hàng Nam Á để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại khoản 1 và 2 điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng Nam Á và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Ngân hàng Nam Á ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Trả nợ gốc và lãi
Tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng với Ngân hàng mà có phương thức trả nợ bao gồm:
Trả nợ theo định kỳ (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm …)
Trả nợ 1 lần vào cuối kỳ trả nợ
Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ pháp lý:
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể:
Chứng minh nhân dân, hộ khẩu và các giấy tờ nhân thân khác (nếu có).
Giấy tờ cá nhân của nhân thân (vợ hoặc chồng).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép (trường hợp kinh doanh vay vốn để kinh doanh).
Giấy ủy quyền của chủ hộ cho một thành viên khác trong gia đình đại diện vay (trường hợp hộ gia đình vay vốn).
Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động theo luật DNNN
Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Điều lệ hoạt động đối với doanh nghiệp có điều lệ doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh.
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Giấy phép kinh doanh XNK hoặc giấy đăng ký mã số thuế XNK (nếu có).
Các giấy tờ pháp lý khác (nếu có).
Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp:
Quyết định thành lập đối với công ty TNHH một thành viên.
Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép.
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Giấy phép kinh doanh XNK hoặc giấy đăng ký mã số thuế XNK (nếu có).
Biên bản họp HĐQT (công ty cổ phần) hoặc HĐTV (công ty TNHH) cho phép thực hiện việc vay vốn, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố, và xác định thẩm quyền người đại diện ký kết các hợp đồng vay.
Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan
Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài:
Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền
Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép.
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Giấy phép kinh doanh XNK hoặc giấy đăng ký mã số thuế XNK (nếu có).
Biên bản họp HĐQT hoặc HĐTV cho phép thực hiện vay vốn, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố, và xác định thẩm quyền người đại diện ký kết với các hợp đồng vay vốn.
Đối với khách hàng là tổ chức khác (cơ quan hành chánh sự nghiệp):
Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức.
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
Giấy ủy quyền / văn bản bảo lãnh của cơ quan chủ quyền về việc vay vốn.
Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan (nếu có).
Hồ sơ khoản vay:
Đối với khách hàng là cá nhân:
Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu;
Phương án vay vốn và trả nợ đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vay để kinh doanh.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu.
Phương án vay vốn và trả nợ
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm kế hoạch (nếu có).
Các hợp đồng mua bán (đầu vào, đầu ra), hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hợp đồng XNK…
Báo cáo tài chính tại thời điểm vay vốn và 02 năm gần nhất đối với vay ngắn hạn, báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại và 03 năm gần nhất đối với khoản vay trung và dài hạn, các biên bản kiểm toán (nếu có).
Bảng kê khai công nợ các loại tại các TCTD tại các thời điểm tương ứng với báo cáo tài chính cung cấp cho Ngân hàng.
Chi tiết các khoản phải thu, phải trả và tình hình xuất nhập tồn hàng tồn kho.
Hồ sơ khác liên quan đến khoản vay như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng liên doanh, liên kết…
Hồ sơ tài sản đảm bảo
Hồ sơ tài sản thế chấp gồm các giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với tài sản, và giấy tờ xác định giá trị còn lại của tài sản thế chấp cầm cố. Cụ thể:
Đối với bất động sản như nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất: các giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với bất động sản.
Đối với động sản như vật tư hàng hóa, phương tiện vận tải: các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng.
Đối với đá quý, kim khí quý: các giấy tờ xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng…
Đối với giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu…là chính các giấy tờ có giá đó.
Các văn bản bảo lãnh của bên thứ 3.
Các quyền như quyền đòi nợ, quyền thụ hưởng bảo hiểm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cầm cố, áp dụng theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc trong từng trường hợp cụ thể.
Quy trình tín dụng
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:
Cán bộ tín dụng được phân công tiếp xúc khách hàng có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ cho vay, hồ sơ tài sản đảm bảo
Bước 2: Thẩm định các điều kiện cho vay:
CBTD được phân công có trách nhiệm xác minh thực tế, tiến hành thẩm định các điều kiện cho vay bao gồm các nội dung sau:
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
Đánh giá chung về khách hàng
Tình hình thu nhập của cá nhân vay vốn, khả năng trả nợ.
Đánh giá phương án sử dụng vốn vay (trường hợp vay để kinh doanh)
Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Đánh giá chung về khách hàng về: Năng lực pháp lý, mô hình cơ cấu tổ chức, ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Tình hình tài chính của khách hàng
Đánh giá sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.
Tính toán, phân tích các chỉ số tài chính.
Nhận xét tình hình tài chính hiện tại và triển vọng tài chính của doanh nghiệp.
Quan hệ tín dụng, quan hệ thanh toán của khách hàng với các TCTD khác (qua thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước và các thông tin khác) và với Ngân hàng Nam Á. Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng Nam Á.
Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và khả năng vay, trả:
Xác định phương thức cho vay thích hợp đối với từng nhu cầu vay cụ thể: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Phân tích phương án kinh doanh dự án đầu tư khả thi.
Xác định hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, dự án đầu tư.
Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả nợ, hạn trả.
Dự báo các rủi ro có thể xảy ra.
Đối với cho vay dự án đầu tư, việc phân tích dự án đầu tư thực hiện theo “hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư” do Tổng Giám đốc ban hành.
Thẩm định bảo đảm tiền vay: việc thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành tại Ngân hàng Nam Á. Gồm các chỉ tiêu chính thức sau:
Hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo, tính chính xác của tài sản có thật.
Đặc điểm tài sản đảm bảo: số lượng, chất lượng, tình trạng, vị trí của tài sản.
Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, thủ tục định giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định về định giá tài sản bảo đảm.
Khả năng và biện pháp quản lý tài sản của Ngân hàng Nam Á.
Xem xét về các điều kiện thanh toán và nguồn vốn của Ngân hàng Nam Á
Bộ phận tín dụng phối hợp với phòng kế toán hoặc phòng thanh toán XNK xem xét về các điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán, mua bán ngoại tệ… đối với những khoản vay thanh toán nước ngoài.
Bộ phận tín dụng phối hợp với phòng kế toán và phòng khách hàng xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn, lãi suất cho vay đối với những khoản vay lớn.
Bước 3: Xét duyệt cho vay
CBTD sau khi xác minh thực tế, thẩm định các điều kiện vay vốn tại bước 2 lập tờ trình thẩm định cho vay theo mẫu kèm theo hồ sơ vay vốn trình phụ trách tín dụng, Nếu đơn vị cho vay có bộ phận thẩm định thì phải thông qua bộ phận thẩm định trước khi trình phụ trách tín dụng.
Tờ trình thẩm định cho vay phải thể hiện rõ nội dung thẩm định các điều kiện cho vay (bước 2)
Đề xuất việc cho vay hoặc không cho vay sau khi tổng hợp, kết luận các nội dung đã thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất, phí, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay, bảo đảm tiền vay và các đề xuất khác (nếu có).
Nếu đề xuất không cho vay phải nêu rõ lý do.
Phụ trách tín dụng: trên cơ sở tờ trình thẩm định cho vay của CBTD và ý kiến của bộ phận thẩm định (nếu có) kèm theo hồ sơ vay vốn, phụ trách tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định và ký trình lãnh đạo phê duyệt.
Lãnh đạo: xem xét hồ sơ tín dụng do phụ trách tín dụng trình để quyết định: Duyệt đồng ý cho vay, duyệt cho vay có điều kiện, từ chối cho vay, đưa ra hội đồng tín dụng – đầu tư quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của Ngân hàng Nam Á. Hội đồng tín dụng – đầu tư ra quyết định về khoản vay bằng biên bản hợp.
Trường hợp tại chi nhánh, phòng giao dịch, nếu khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh hoặc trưởng phòng giao dịch (phải có sự phê duyệt của cấp trên), thì giám đốc chi nhánh gửi tờ trình thẩm định cho vay kèm theo toàn bộ hồ sơ tín dụng cho trưởng phòng tín dụng Hội Sở xem xét hồ sơ, cho ý kiến trình Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng – đầu tư xem xét quyết định cho vay.
Hoàn chỉnh các thủ tục theo yêu cầu: CBTD căn cứ vào nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành hoàn chỉnh các thủ tục
Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
Sau khi Lãnh đạo phệ duyệt cho vay và hình thức đảm bảo tiền vay, trên cơ sở nội dung và các điều kiện được duyệt cho vay, CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp theo mẫu, công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định.
Ký kết hợp đồng tín dụng: phụ trách tín dụng kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng tín dụng trước khi trình lãnh đạo ký với khách hàng. Việc đánh số hợp đồng tín dụng và các hồ sơ liên quan đến khoản vay do phòng tín dụng hội sở, bộ phận tín dụng các chi nhánh thống nhất đảm nhiệm
Làm thủ tục giao nhận hồ sơ tài sản thê chấp: CBTD tiếp nhận và kiểm tra bản chính các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (quyền sử dụng) tài sản đảm bảo tiền vay. Lập biên bản giao nhận hồ sơ tài sản bảo đảm theo mẫu.
Đăng ký giao dịch bảo đảm: sau khi hoàn tất thủ tục cho vay, CBTD tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định hiện hành của pháp luật. Đối với hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đăng ký tại Sở Địa Chính nhà đất hay UBND xã phường có tài sản bảo đảm.
Thời gian thẩm định và quyết định cho vay: trong vòng 2 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và trong 10 ngày làm việc đối với khoản vay trung, dài hạn kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, Ngân hàng phải có thông báo trả lời cho khách hàng về quyết định của Ngân hàng đối với khoản vay.
Bước 5: Giải ngân, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay:
Giải ngân
CBTD hướng dẫn khách hàng lập khế ước nhận nợ và các chứng từ giải ngân.
CBTD thực hiện đối chiếu mục đích sử dụng vốn vay trên chứng từ thanh toán, hóa đơn thanh toán, hợp đồng thương mại, hợp đồng cung ứng vật tư hàng hóa, bảng kê các khoản chi. Giấy thông báo nộp tiền vào tài khoản của Ngân hàng trường hợp mục đích sử dụng tiền vay là thanh toán nước ngoài…
Trình duyệt giải ngân: CBTD tập hợp hồ sơ trình phụ trách tín dụng, sau khi kiểm tra đầy đủ chứng từ giải ngân, phụ trách tín dụng ký kiểm soát và trình lãnh đạo ký duyệt giải ngân.
CBTD chuyển hợp đồng tín dụng, khế ước nợ và các chứng từ thanh toán đã được duyệt cho bộ phận KTTD hạch toán giải ngân cho khách hàng. Việc hạch toán giải ngân được thực hiện theo quy định hiện hành tại Ngân hàng Nam Á.
Trường hợp giải ngân tiền mặt chỉ thực hiện đối với cho vay tiêu dùng, cho các cá nhân và đơn vị thụ hưởng (bên cung cấp hàng hóa dịch vụ) không có tài khoản tại các TCTD. Ngân hàng Nam Á hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp.
Lưu chứng từ, hồ sơ sau khi giải ngân
Tại phòng kế toán: CBTD chuyển chứng từ giải ngân cho phòng kế toán lưu hồ sơ bao gồm:
Hợp đồng tín dụng bản chính (khi giải ngân lần đầu)
Trường hợp giải ngân chuyển khoản thanh toán nước ngoài (L/C, D/P, D/A…), sau khi giải ngân vào tài khoản ký quỹ thanh toán của khách hàng CBTD chuyển hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đã ký duyệt (bản sao) đến phòng TT XNK để lưu chứng từ theo dõi.
Lưu hồ sơ tín dụng sau khi giải ngân tại phòng tín dụng: toàn bộ hồ sơ về khoản vay, gồm hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, và bản sao hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay. CBTD thực hiện việc lưu hồ sơ tín dụng theo nguyên tắc: hồ sơ khách hàng được lưu theo từng bước khách hàng vay vốn, hồ sơ khoản vay và bản sai hồ sơ tài sản thế chấp được lưu theo từng khoản vay của khách hàng đó theo trật tự thời gian nhất định.
Lưu hồ sơ tài sản bảo đảm tại kho quỹ: CBTD làm thủ tục giao cho bộ phận kho quỹ toàn bộ hồ sơ bản chính của tài sản đảm bảo. Hồ sơ tài sản bảo đảm phải được bảo quản theo quy định về bảo quản chứng từ tại phòng ngân quỹ.
Theo dõi, kiểm tra sử dụng vốn vay:
Theo dõi khoản vay
KTTD nhập thông tin khoản vay vào chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính theo dõi. Nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của chương trình.
CBTD thường xuyên theo dõi tình hình thực tế khoản vay và các phát sinh liên quan đến tình hình thu nợ gốc, tính và thu lãi trên chương trình quản lý.
Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay:
Nội dung kiểm tra, giám sát khoản vay: theo mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.
Thu thập và kiểm tra tài liệu chứng minh việc sử dụng tiền vay, đặc biệt trường hợp giải ngân bằng tiền mặt.
Thời gian kiểm tra: chậm nhất là 07 ngày làm việc sau khi giải ngân tiền mặt và 15 ngày làm việc đối với khoản vay khác, đối với cho vay tiêu dùng không cần kiểm tra sử dụng tiền vay. Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh với số tiền vay từ 200 triệu đồng trở lên việc kiểm tra sử dụng tiền vay các lần tiếp theo cách nhau không quá 60 ngày đối với khoản vay ngắn hạn và 90 ngày đối với khoản vay trung, dài hạn.
Kiểm tra đột xuất khi nhận được thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng.
CBTD phải lập biên bản kiểm tra có xác nhận của khách hàng, báo cáo thông qua phụ trách tín dụng và lưu hồ sơ tín dụng.
Bước 6: Thu nợ, thu lãi và xử lý phát sinh:
Thực hiện thu nợ, lãi, phí (nếu có)
CBTD thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng để thông báo cho khách hàng về việc trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có).
- CBTD theo dõi, đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi phát sinh và phí (nếu có) của khách hàng. Lập và trình phụ trách tín dụng ký thông báo nợ đến hạn theo mẫu (nếu cần) gửi cho khách hàng trước mỗi kỳ đến hạn trả nợ ít nhất là 5 ngày làm việc.
Kế toán tín dụng thực hiện thu nợ gốc, tính và thu lãi, dự thu lãi cho vay và hạch toán kế toán theo quy định của Ngân hàng Nam Á.
- CBTD cập nhật vào hồ sơ tín dụng, KTTD cập nhật vào chương trình quản lý tín dụng trên máy tính những phát sinh trong việc thu nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
- CBTD tiến hành đối chiếu số dư khoản vay, ký xác nhận với khách hàng (nếu có yêu cầu) tại thời điểm kết thúc năm tài chính (31/12 hàng năm).
Miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng được thực hiện theo quy chế miễn, giảm lãi do HĐQT ban hành đang áp dụng tại Ngân hàng Nam Á.
Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay:
a) Trả nợ trước hạn: CBTD xem xét yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn trong các trường hợp sau:
Khách hàng tự cân đối nguồn trả nợ trước thời hạn theo quy định của hợp đồng tín dụng.
Vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay đã kết thúc quá trình luân chuyển những khoản vay chua đế hạn, CBTD đề xuất, đề nghị khách hàng trả nợ trước hạn.
Trong quá trình kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nếu phát hiện khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích xin vay hoặc không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng thì CBTD lập biên bản báo cáo phụ trách tín dụng để trình lãnh đạo xem xét quyết định yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn.
Việc thu phí trả nợ trước hạn được áp dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nam Á.
Gia hạn nợ gốc, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc: CBTD xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trường hợp khách hàng không trả nợ được theo cam kết trong hợp đồng tún dụng.
Trên cơ sở giấy đề nghị gia hạn nợ, giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của khách hàng, CBTD kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng. Nếu đủ điều kiện gian hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì CBTD lập tờ trình gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo mẫu trình phụ trách tín dụng xem xét điều kiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nếu chấp thuận thì ký kiểm soát và trình lãnh đạo phê duyệt gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Nếu không chấp thuận thì ghi rõ lý do và trình lãnh đạo xem xét quyết định. Cấp nào ký quyết định cho vay thì cấp đó ký duyệt quyết định gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Điều kiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: từ các nguyên nhân khách quan (các nguyên nhân bất khả kháng), khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh tiền phải thu trả chậm có xác nhận của người mua hàng, người thanh toán…
Việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được thực hiện trước hoặc trong ngày khoản vay đến hạn. CBTD lập phụ lục hợp đồng tín dụng gửi cho khách hàng ký sau khi lãnh đạo chấp thuận cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Trường hợp lãnh đạo không chấp thuận gia hạn nợ thì CBTD tiến hành thủ tục chuyển nợ quá hạn, giao hồ sơ cho kế toán hạch toán và thông báo cho khách hàng bằng văn bản theo mẫu.
c) Chuyển nợ quá hạn: khoản vay đến hạn phải chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp sau:
Không có đề nghị gia hạn nợ .
Có đề nghị gia hạn nợ nhưng không được Ngân hàng Nam Á chấp nhận.
Đã hết thời hạn gia hạn nợ theo quy định của Ngân hàng Nam Á.
Khách hàng thiếu ý chí trả nợ.
Vi phạm hợp đồng tín dụng. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
CBTD phối hợp với KTTD lập thủ tục chuyển nợ quá hạn và gửi thông báo chuyển nợ quá hạn cho khách hàng theo mẫu.
Ngày chuyển nợ quá hạn là sau 10 ngày làm việc tiếp theo của ngày đến kỳ trả nợ gốc hoặc ngày chuyển nợ ghi trên thông báo chuyển nợ quá hạn.
Ngay sau khi chuyển nợ quá hạn CBTD, phụ trách tín dụng trình Tổng Giám Đốc hướng xử lý thu nợ quá hạn theo quy định.
d) Quản lý và giải trừ tài sản bảo đảm
- Đối với tài sản bảo đảm, CBTD theo dõi định kỳ kiểm tra theo quy định, kịp thời xử lý, yêu cầu thay đổi, bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay (nếu cần).
Đối với khoản vay ngắn hạn, CBTD định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay theo kỳ kiểm tra vốn vay.
Đối với khoản vay trung, dài hạn, Ngân hàng Nam Á tiến hành định giá lại tài sản bảo đảm tiền vay mỗi năm một lần, đặc biệt là tài sản hình thành từ vốn vay thì sau khi cho vay phải liên tục theo dõi để kịp thời hoàn thành thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định.
Việc giải trừ tài sản thế chấp, cầm cố được thực hiện phù hợp với hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tùy theo từng trường hợp CBTD lập giấy thông báo giải trừ tài sản thế chấp, cầm cố theo mẫu quy định.
Giải trừ từng phần tài sản bảo đảm tiền vay tương ứng với tỷ lệ thu nợ (nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác nếu có) đối với những tài sản có thể giải trừ từng phần theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm như cầm cố hàng hóa, vật tư…
Giải trừ toàn bộ tài sản bảo đảm khoản vay sau khi khách hàng tất toán khoản vay, trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác nếu có.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng:
Khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi vay và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Bộ phận KTTD lập biên bản thanh lý hợp đồng, trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý giao cho khách hàng
Sản phẩm tín dụng
Cho vay bổ sung vốn lưu động
Hỗ trợ nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng…
Số tiền cho vay, phương thức trả nợ và thời gian cho vay được xác định phù hợp với phương án SXKD, chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ vay của KH.
Cho vay thực hiện dự án đầu tư
Đáp ứng mọi nhu cầu vốn của DN nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Cho vay hợp vốn
NH Nam Á phối hợp với một số TCTD khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của KH; trong đó, Ngân hàng Nam Á làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế cho vay và Quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống Đốc NHNN ban hành và hướng dẫn của Ngân hàng Nam Á.
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Là việc cho vay mà Ngân hàng Nam Á thỏa thuận bằ