MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Mở đầu
Chương 1.Lý luận chung về FDI và Khu Công nghiệp ở Việt Nam. 1
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về KCN 1
1.1.1. Khái quát về KCN và định nghĩa KCN. 1
1.1.2. Phân biệt KCN với KCX. 4
1.1.3. Mô hình và phân loại KCN 6
1.1.4. Sự cần thiết khách quan phát triển KCN ở Việt Nam 9
1.1.4.1. Sự cần thiết tất yếu phát triển KCN ở Việt Nam 9
1.1.4.2. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 12
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI của một quốc gia 19
1.2.1. Tổng quan về đầu tư nước ngoài 19
1.2.2. Khái niệm về FDI 21
1.2.3. Tác động của FDI 23
1.2.3.1. Đối với nước chủ đầu tư 23
1.2.3.2. Đối với nước nhận đầu tư 23
1.2.4. Các hình thức thu hút FDI vào một quốc gia 25
1.2.4.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Contractual Business Co – Operation) 25
1.2.4.2. Doanh nghiệp liên doanh ( Joint – Venture enterprise): 25
1.2.4.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise): 26
1.2.4.4. Các hình thức BOT, BTO, BT 26
1.3. Thu hút FDI vào KCN 27
1.3.1. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào các KCN 27
1.3.2. Nội dung của quá trình thu hút FDI vào KCN 28
Chương 2 Thực trạng thu hút FDI vào Khu Công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
29
2.1. Đặc điểm tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 29
2.1.1. Thuận lợi: 29
2.1.1.1. Đối với trong nước: 29
2.1.1.2. Đối với ngoài nước: 31
2.1.2. Khó khăn – Thách thức 31
2.1.2.1. Ở trong nước: 31
2.1.2.2. Ở ngoài nước: 32
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam thời gian qua 33
2.2.1. Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào các KCN 33
2.2.2. Quy mô bình quân một dự án FDI 35
2.2.3. Tỷ lệ lấp đầy diện tích KCN 36
2.3. Công tác quản lý nước ngoài về ĐTNN 37
2.3.1. Công tác xây dựng pháp luật, chính sách: 37
2.3.2. Về công tác điều hành cụ thể: 40
2.3.3. Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: 41
2.4. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam 42
2.4.1. Ưu điểm trong thu hút FDI vào các KCN 42
2.4.1.1. Về hoạt động đầu tư nước ngoài: 42
2.4.1.2. Về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các dự án FDI trong các
KCN. 43
2.4.2. Tồn tại trong thu hút FDI vào các KCN 43
2.5. Nguyên nhân và các tồn tại 45
2.5.1. Nguyên nhân khách quan 45
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan: 45
Chương 3 Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào KCN Việt Nam trong
thời gian tới. 48
3.1. Một số vấn đề trong xây dựng , phát triển và phương hướng hoàn thiện các KCN ở Việt Nam 48
3.2. Mục tiêu , triển vọng phát triển và thu hút FDI vào các KCN đến 2010 53
3.3. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN Việt Nam trong thời gian tới. 55
3.3.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN 55
3.3.1.1. Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào các KCN 55
3.3.1.2. Áp dụng các biện pháp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư 57
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn FDI 57
3.3.1.4. Đa dạng hoá và đổi mới các phương thức tổ chức xúc tiến 58
3.3.1.5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư 61
3.3.1.6. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu 62
3.3.2. Cải cách hành chính, nhanh chóng áp dụng cơ chế một cửa một dấu tại chỗ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. 62
3.3.3. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với KCN 63
3.3.4. Tham gia tích cực và chủ động hơn vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực. 64
3.3.5. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN 65
3.3.6. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại KCN 65
3.3.7. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN 65
Kết luận 67
Danh mục tài liệu tham khảo 68
Phụ lục
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân mới, các hạot động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước.
Đây là một hình thức đơn giản, dễ thực hiện, do đó thường thích hợp với giai đoạn đầu mở cửa cho đầu tư FDI. Bên nước ngoài thường đóng góp thiết bị, công nghệ, vật tư, tham gia kiểm soát chất lượng, còn bên trong nước thường tổ chức sản xuất theo chỉ dẫn của người nước ngoài.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhược điểm là rất dễ gây tranh chấp do trách nhiệm thường không rõ ràng và không có pháp nhân quản lý hoạt động đầu tư. Khi môi trường đầu tư đã ổn định, hình thức này ít được sử dụng.
Doanh nghiệp liên doanh ( Joint – Venture enterprise):
Là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà. Các đặc điểm cơ bản của hình thức liên doanh là:
Phải có sự góp vốn cả hai bên trong nước và ngoài nước, trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài phải lớn hơn mức pháp định của nước chủ nhà.
Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân.
Hình thức góp vốn có thể là vốn tài chính, vốn vật chất hoặc vốn vô hình như khả năng, kinh nghiệm kinh doanh, sở hữu trí tuệ, lợi thế thương mại, v.v…
Cơ chế quản trị và phân phối kết quả kinh doanh thường theo nguyên tắc đối vốn; hình thức pháp lý có thể khác nhau tuỳ theo luật pháp của các nước nhưng thông thường là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise):
Theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập một pháp nhân mới theo pháp luật nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưa thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Do đó hình thức này rất phát triển ở những nước có môi trường đầu tư rõ ràng, ổn định và thích hợp với nhiều ngành nghề khác nhau.
Các hình thức BOT, BTO, BT
Đây là một hình thức đầu tư tương đối mới và được áp dụng cho cả kênh đầu tư trong nước. Đặc điểm của hình thức này là:
Phải có chính quyền nước chủ nhà đứng ra ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài;
Sau khi ký hợp đồng BOT (hoặc BTO, BT) phải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lý dự án BOT;
Hoạt động của dự án BOT phải theo một chu trình mẫu gồm ba giai đoạn: Xây dựng (nhà đầu tư bỏ vốn), khai thác kinh doanh (doanh nghiệp BOT kinh doanh theo điều kiện ký kết với nước chủ nhà thu lợi ích cho chủ đầu tư), Chuyển giao (sau một thời gian nhất định đủ để hoàn vốn, toàn bộ công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà).
Hình thức BOT (BTO và BT) có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Những lĩnh vực thích hợp cho hình thức này là các công trình kết cấu hạ tầng có khả năng khai thác như đường, cảng, sân bay, cầu,…
Thu hút FDI vào KCN
Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào các KCN
Thu hút FDI là điều kiện cần để phát triển KCN có hiệu quả. Các KCN chỉ có thể thực hiện tốt mục tiêu của nó nếu nó thu hút được một lượng vốn đầu tư nhất định. Trong điều kiện tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, khả năng nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì thu hút được nhiều vốn FDI là rất quan trọng trong việc phát triển có hiệu quả các KCN.
Thu hút FDI vào KCN là để tăng cường ảnh hưởng lan toả của các KCN đến các doanh nghiệp trong nước: Tác động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và phát triển xuất khẩu.
Trong những năm qua, việc thu hút FDI vào các KCN tuy có nhiều thành công nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong quá trình CNH, HĐH. Cụ thể là vốn FDI thu hút vào các KCN có vẻ như ngày càng chậm lại, quy mô bình quân của các dự án FDI vào KCN có xu hướng nhỏ đi, tác động lan toả của KCN còn ở mức thấp cần được đẩy mạnh nhiều hơn nữa, tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN còn chưa cao (44%), một số tỉnh thành phố còn ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư có những điểm trái với quy định của pháp luật… những bất cập nói trên đã đặt ra yêu cầu tăng cường thu hút FDI vào các KCN.
Ngày càng nhiều các KCN được thành lập và có nhu cầu phát triển nên cần một khối lượng lớn vốn đầu tư trong khi nguồn vốn lớn đầu tư trong khi nguồn vốn FDI vào Việt Nam còn có hạn. Tính đến hết tháng cuối tháng 12/2006, cả nước có tới 139 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, trong đó 76 khu đã đi vào hoạt và 54 khu đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Sắp tới khi các KCN được cấp giấy phép đã xây dựng xong và các KCN mới được thành lập thì nhu cầu thu hút vốn FDI vào phát triển KCN lại có xu hướng tăng lên. Nghiên cứu các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết và thực tiễn.
Nội dung của quá trình thu hút FDI vào KCN
Thu hút FDI là quá trình các quốc gia tiếp nhận đầu tư ( Quốc gia sở tại) tiến hành các công việc cần thiết để các nhà đầu tư hình thành ý đồ đầu tư, ra quyết định đầu tư và được cấp giấy phép đầu tư. Có thể gọi quá trình này là Marketing trong đầu tư.
Từ đó, có thể hiểu: “Thu hút FDI vào KCN” là quá trình tiến hành các công việc cần thiết để các nhà đầu tư biết đến các KCN như là một địa điểm đầu tư hấp dẫn, giúp các nhà đầu tư hình thành ý đồ đầu tư, ra quyết định đầu tư và dược cấp giấy phép đầu tư vào KCN.
Để đánh giá hoạt động thu hút FDI vào các KCN cần phải sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào KCN
Quy mô bình quân một dự án FDI trong KCN
Tỷ lệ lấp đầy diện tích
Việc phân tích kết quả các chỉ tiêu trên qua các năm sẽ cho biết hiệu quả của việc thực hiện các công việc thu hút FDI vào các KCN trong từng năm hoặc từng giai đoạn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đặc điểm tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Thuận lợi:
Đối với trong nước:
Tình hình chính trị - xã hội của nước ta tiếp tục ổn định. Thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó có việc đưa ra nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hổitong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài” đã tiếp tục củng cố lòng tin của cộng đồng đầu tư quốc tế, thúc đẩt gia tăng dòng vốn FDI vào nước ta.
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ gia tăng GDP trên 8,2% (Năm 2006), thị trường trong nước và xuất khẩu được mở rộng; cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường.
Cùng với sự phát triển tích cực quan hệ ngoại giao với các nước, trong năm 2006 vị thế của nước ta trên thế giới tiếp tục nâng cao, nhất là sau kh trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 tại Hà Nội và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tiếp tục làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với địa bàn đầu tư nước ta.
Năm 2006 cũng là năm bắt đầu triển khai nhiều luật mới, trong đó có Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, tạo mặt bằng pháp lý chung và điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam và mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Việc phân cấp toàn diện về quản lý ĐTNN cho địa phương theo quy định mới nhất của Chính Phủ đã bước đầu tạo điều kiện để nâng cao vai trò và tính chủ động của các địa phương trong việc thu hút và quản lý nhà đầu tư về hoạt động ĐTNN.
Môi trường đầu tư – kinh doanh của nước ta tiếp tục được cải thiện. Ngoài triển khai Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cùng các Nghị Định hướng dẫn đã được ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, nhiều biện pháp đã được tiến hành nằm hạn chế và khắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Theo kết quả thăm dò của tổ chức JBIC, các doanh nghiệp Nhật Bản xếp Việt Nam vào vị trí thứ 3 trong số các nước cần thu hút đầu tư, sau Trung Quốc và Ấn Độ, vượt trên Thái Lan là nước đứng vị trí thứ 3 và năm 2005.
Việc thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, Chương trình Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore đã góp phần tháo gỡ nhiều rào cản đối với ĐTNN, làm cho môi trường đầu tư nước ta trở nên thông thoáng và hấp dẫn hơn.
Công tác xúc tiến đầu tư được coi trọng ở cả trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức trong khuôn khổ các chuyến thăm các nước của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các ngày Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần gia tăng sự hiểu biết về nước ta, củng cố hình ảnh Việt Nam với tư cách là một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư.
Đối với ngoài nước:
Dòng vốn ĐTNN tiếp tục có xu hướng chuyển mạnh sang các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi, có tốc độ tăng trưởng cao, có lợi thế về lao động, tài nguyên và chính sách đầu tư thông thoáng, trong đó có Việt Nam.
Những rủi ro do tạp trung đầu tư quá lớn vào Trung Quốc đã bộ lộ rõ trong năm 2005, làm cho các nhà ĐTNN, nhất là các tập đoàn lớn điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có việc phân bổ nguồn vốn đầu tư sang một số nước khác trong khu vực, trong đó Việt Nam là nước được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia quan tâm. Như dự báo, các tập đoàn của Nhật Bản đã thực hiện chiến lược phân bổ nguồn vốn đầu tư theo mô hình Trung Quốc +1. Điều này đã tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong việc tăng cường thu hút đầu tư của các tập đoàn Nhật Bản.
Giá nhiều loại nguyên liệu thô trên thế giới gia tăng mạnh đã kích thaích nguồn vốn ĐTNN vào các nền kinh tế đang phát triển nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng đã làm gia tăng các mối quan tâm của các nhà ĐTNN vào ngành công nghiệp khai khoảng của nước ta, nhất là thăm dò khai thác dầu khí, khai thác và chế biến một số loại khoáng sản.
Khó khăn – Thách thức
Ở trong nước:
Năm 2006, nền kinh tế chịu nhiều tác động bất lợi từ thị trường thế giới, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thiên tai (bão, lụt) nặng nề tại các tỉnh miền Trung và miền Nam đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Về cơ sở hạ tầng, mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực dặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng nhưng lĩnh vực này phát triển không kịp mức tăng trưởng cao của nền kinh tế và nhìn chung vẫn còn yếu kém so với các nươc trong khu vực. Đặc biệt, vẫn xảy ra tình trạng quá tải về dịch vụ cảng biển, thiếu điện tại một số địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và gây tâm lý lo ngại đối với các nhà đầu tư mới.
Việc thực thi các luật mới đòi hỏi phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tại các địa phương nhằm khắc phục tình trạng chậm trễ và lũng túng trong thời gian đầu.
Lợi thế về nguồn lao động trẻ dồi dào chưa được phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chưa đạp ứng được yêu cầu. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn ĐTNN, năm 2006 đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề và các chức danh quản lý. Trong năm qua, việc điều chỉnh nâng lương tối thiểu đột ngột và tình trạng đình công có xu hướng gia tăng cũng đã gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Sức cạnh tranh quốc gia còn yếu. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cũng như cạnh tranh về sản phẩm hàng hoá Việt Nam còn thấp trong khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ở ngoài nước:
Nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu nhiều tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế như giá nguyên liệu, nhiên liệu biến động mạnh, nhất là giá dầu thô, thiên tai xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm vẫn gây lo ngại đối với các nhà đầu tư.
Cạnh tranh thu hút ĐTNN giữa các nước tiếp tục diễn ra gay gắt, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ nơi có lợi thế về thị trường, lao động và môi trường đầu tư được đánh giá là hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Thực trạng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam thời gian qua
Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào các KCN
Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN đến tháng 12 năm 2006 cả nước đã có 5056 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các KCN, trong đó có 2433 dự án FDI (chiếm 48,12%) với tổng số vốn đăng ký đạt 21,79 tỷ USD và 2623 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư khoảng trên 135,694 ngàn tỷ đồng ( tương đương khoảng 8,48 tỷ USD). Năm 2006, các KCN, KKT đã thu hút được 356 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 4.336 triệu USD, chiếm khoảng 56% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước và gấp 2,4 lần so với năm 2005 ( các KCN đã thu hút được 305 dự án với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,8 tỷ USD). Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương thu hút nhiều FDI nhất của cả nước với 213 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,578 tỷ USD, chiếm khoảng 60% cả về số dự án và số vốn đầu tư thu hút mới trong các KCN trên cả nước. Đặc biệt, với dự án nhà máy sản xuất thép của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại KCN Phú Mỹ II có tổng số vốn đăng ký trên 1,2 tỷ USD, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,36 tỷ USD. Một số dự án có vốn đầu tư lớn vào KCN trong năm 2006 phải kể đến: Dự án sản xuất thiết bị viễn thông của công ty Panasonic (KCN Thăng Long, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư đăng ký 76 triệu USD; Dự án sản xuất máy in, máy fax, thiết bị điện tử của công ty TNHH Brother Industries với số vốn đầu tư 40 triệu USD (KCN Phúc Điền, Hải Dương).
Về tình hình tăng vốn, trong năm 2006, có 337 lượt dự án FDI tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 1,347 tỷ USD, chiếm khoảng 62% số vốn tăng thêm của cả nước, tăng 30,5% so với năm 2006 (về tổng vốn đầu tư tăng thêm). Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP. Hồ Chí Minh là những địa phương dẫn đầu cả nước về số vốn đầu tư tăng thêm với tổng số 219 lượt dự án tăng vốn và tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 1,0245 tỷ USD, chiếm 76% tổng vốn đầu tư tăng thêm trong các KCN cả nước. Một số dự áncó vốn tăng thêm cao điểm hình như dự án công ty TNHH Công nghiệp Gốm Bạch Mã (Bình Dương) tăng 150 triệu USD, Công ty TNHH Hoya Glass Disk (Hà Nội) tăng 130 triệu USD, Công ty Giầy Ching Luh (Long An) tăng 98 triệu USD, Nhà máy sản xuất in Canon ở KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh tăng 70 triệu USD, Công ty Formosa ở KCN Nhơn Trạch III, Đồng Nai tăng 66,4 triệu USD. Ngoài ra, trong năm 2006, có 2 dự án có vốn FDI lớn vào KKT Dung Quất là dự án sản xuất thép của Tập đoàn Tycoons Worldwide Steels (Đài Loan) với tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 556 triệu USD và Dự án cơ khí nặng của Tập đoàn Dossan (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 260 triệu USD.
Trong năm 2006, tính chung cả vốn FDI mới cấp và tăng thêm vào các KCN, KKT đạt 5,682 tỷ USD, chiếm gần 57% tổng vốn FDI đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước và tăng gấp 2 lần so với năm 2005 ( 2,832 tỷ USD).
Tính đến cuối tháng 12 năm 2006, các KCN đã thu hút được 2,433 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,79 tỷ USD. Trong đó, trên 1.700 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và 380 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt 11,37 tỷ USD, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bảng 2.1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đến tháng 12 năm 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
12/2006
I. Thành lập KCN
Số KCN được thành lập và mở rộng
12
Diện tích
ha
2607
II. FDI trong KCN
Tình hình cấp mới
Số dự án
Dự án
356
Tổng vốn đầu tư đăng ký
tr. USD
4336
Tình hình tăng vốn
Số dự án
Dự án
337
Tổng vốn đăng ký
tr. USD
1347
Tổng vốn tăng thêm
tr. USD
5682
Luỹ kế đến 12/2006
Số dự án
Dự án
2433
Tổng vốn đầu tư đăng ký
tr. USD
21790
III. Đầu tư trong nước trong KCN
Số dự án luỹ kế đến tháng 12 năm 2006
Dự án
2623
Tổng vốn đầu tư luỹ kế đến tháng 12 năm
Nghìn tỷ USD
135694
Vụ quản lý KCN, KCX
Quy mô bình quân một dự án FDI
Về quy mô bình quân một dự án trong các KCN có xu tăng dần qua một vài năm gần đây. Cụ thể, là quy mô bình quân một dự án năm 2003 là 3,4 triệu USD; năm 2004 là 4,13 triệu USD; năm 2005 là 6,15 triệu USD, năm 2006 là 8,956 triệu USD. Đây là một dấu hiệu khả quan cho nềm kinh tế Việt Nam nói chung và KCN nói riêng.
Bảng số 2.2. Quy mô bình quân một dự án FDI trong KCN
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực và tới 31-12-2006)
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
FDI KCN
21
3,8
3,0
4,3
3,2
3,4
4,13
6,15
8,956
FDI cả nước
13,78
4,88
5,53
4,7
2,35
2,57
3,02
4,78
8,865
Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX-Bộ KH - ĐT
Tỷ lệ lấp đầy diện tích KCN
Tính đến cuối năm 2006, các KCN trên cả nước đã cho thuê được khoảng 10.758 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 54,5%. Riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trên 27%.
Bảng 2.3. Cơ cấu KCN theo tỷ lệ lấp đầy
TT
Tỷ lệ cho thuê đất
Số khu
Tỷ trọng (%)
Lấp đầy 100%
23
16,54
1
Từ 80 – gần 100%
34
24,46
2
Từ 50 – 80%
26
18,7
3
Từ 30 – 50%
13
9,35
4
Từ 10 – 30%
18
12,94
5
Từ 1 – 10%
6
4,34
6
Chưa cho được thuê đất
19
13,67
7
Cộng
139
100
Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ KH & ĐT
Từ Bảng 2.3 cho biết:
Số KCN đã lấp đầy diện tích đất là 23 khu chiếm tỷ trọng là 16,54% tổng KCN như KCN Biên Hoà II - Đồng Nai, KCN Đồng An – Bình Dương, KCN Nội Bài – Hà Nội… và nhiều KCN gần như cơ bản đã lấp đầy diện tích đất có thể cho thuê như KCN Gò Dầu - Đồng Nai (95,5%), KCN Tân Đông Hiệp A – Bình Dương (97,1%)… Tuy nhiên, một số KCN đã có quyết định thành lập từ 2 – 3 năm (Thậm chí có khu đã 5 năm) nhưng việc triển khai cũng mới chỉ ở bước chuẩn bị và cũng chưa có dự án nào thuê đất như KCN Ninh Thuỷ - Khánh Hoà (2004), KCN Tân Kim – Long An (2003), một số KCN đã thành lập từ lâu nhưng chưa có dự án đầu tư như KCN Cát Lái (IV) – TP.HCM (1997), KCN Kim Hoa – Vĩnh Phúc (1998)…Cụ thể tình hình lấp đầy các KCN được liệt kê trong Bảng 2.3.
Qua Bảng 2.3. ta thấy, có tới 60% số KCN đã cho thuê được từ 50% diện tích đất trở nên. số KCN chưa cho thuê được đất hoặc cho thuê được đất với tỷ lệ rất ít vào khảng gần 30%. Đó cũng là một con số không mấy khả quan. Theo một số chuyên gia kinh tế, một KCN được coi là thành công khi nó đã cho thuê được trên 80% diện tích đất. Nếu tính theo tiêu chí đó thì Việt Nam mới chỉ có 41% số KCN đã được cấp phép được coi là thành công. Số còn lại 59% KCN được coi là không thành công. Đây là tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực và còn cách chỉ tiêu KCN thành công khá xa.
Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 57,7%; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 71%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đạt 53,9%.
Công tác quản lý nước ngoài về ĐTNN
Công tác xây dựng pháp luật, chính sách:
Trong năm 2006, hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư kinh doanh tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và ĐTNN, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc gia nhập WTO. Để triển khai thực hiện luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật đấu thầu, trong năm qua Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. cụ thể:
Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật doanh nghiệp và luật đầu tư;
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn luật liên quan tới đầu tư như: Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc ban hành quy chế khu đô thị mới; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28.2.2006 về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định thi hành luật thương mại về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, …
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xây dựng và ban hành Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
Công tác tập huấn, phổ biến luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đã được coi trọng và tiên hành tại tất cả các vùng và hầu hết các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, để thực thi có hiệu quả các luật mới, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định thành lập tổ công tác thi hành luật đầu tư, Luật doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư làm tổ trưởng với sự tham gia của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ tư pháp, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các đơn vị chức năng của Bộ Kế Hoạh và Đầu tư.
Trong khuôn khổ hoạt động của nhóm R&D, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thảo luận về các vướng mắc của doanh nghiệp và tổ chức thành công diễn đàn của doanh nghiệp công nghiệp giữa kỳ và cuối kỳ năm 2006.
Trong năm qua, thực hiện chương trình công tác của chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ một số đề án lớn, như:
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy nàn sống đầu tư mới vào Việt Nam;
Danh mục các dự án quốc gia kêu gọi ĐTNN giai đoạn 2006-2010
Đề án thành lập Quỹ Xúc tiến đầu tư quốc gia;
Báo cáo trình thủ tướng Chính phủ về phân tích tình trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2006.
Hiện đang chủ trì, phối hợp xây dựng một số đề án lớn:
Thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
Hoàn chỉnh quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010;
Chương trình thu hút ĐTNN đến năm 2010;
Về công tác điều hành cụ thể:
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn và thời gian để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công tác thu hút và sử dụng vốn ĐTNN.
Đối với lĩnh vực xây dựng luật pháp, chính sách về đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều thời gian để trực tiếp chỉ đạo xây dựng các nghị định hướng dẫn.
Đối với hạot động xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã tham dự và phát biểu tại các hội thảo ở nước ngoài, đặc biệt, các hội thảo tại Nhật Bản, tại Châu Âu, Tại Trung Quốc, gây ấn tượng lớn trong các nhà đầu tư.
Lãnh đạo Chính phủ đã dành thời gian gặp mặt và đối thoại với các doanh nghiệp, nhất là các diễn đàn doanh nghiệp.
Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và có cơ chế thực hiện đầy đủ theo đúng tiến độ.
Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 năm 2006, trong đó có các diễn đàn đầu tư kinh doanh với sự tham dự của đại biểu hàng trăm tập đoàn lớn trên thế giới đã tác động trực tiếp tới hoạt động ĐTNN tại nước ta.
Thực hiện nghị định 108/2006/NĐ-Chính phủ ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư về việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn giao dự án ĐTNN cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và Ban Quản lý các KCN-KCX địa phương; phối hợp với các địa phương trong giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện phân cấp, chỉ đạo các cơ quan quản lý đầu tư tại địa phương thực hiện rà soát các dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư để có biện pháp sử lý thích hợp. Tập trung sức phối hợp cùng các bộ, ngành xử lý các dự án vướng mắc, vi phạm pháp luật.
Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
Công tác vận động xúc tiến đầu tư năm 2006 đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành qua nhiều kênh khác nhau từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và được thực hiện dưới các hình thức phong phú, thiết thực hơn. Ngoài các hạot động như tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư, hội trợ triển lãm ở trong và ngoài nước, các Bộ, ngành địa phương còn mở trang web, thực hiện băng hình, CD-ROM, tờ rơi… giới thiệu tiềm năng của mình cho các nhà đầu tư quan tâm.
Trong năm 2006 riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp đón, làm việc và hướng dẫn cho hơn 400 đoàn khách vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều đoàn lớn với sự tham gia của một số tập đoàn xuyên quốc gia.
Các hội thảo quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32060.doc