MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 2
6. Cấu trúc khoá luận . 2
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ CHẤT BÁN DẪN VÀ CƠ CHẾ KHUẾCH TÁN
. 3
CHỦ YẾU TRONG BÁN DẪN . 3
1.1. Sơ lược về bán dẫn. 3
1.2. Các ứng dụng quan trọng của vật liệu bán dẫn. 5
1.3. Các cơ chế khuếch tán chủ yếu trong bán dẫn. 7
1.3.1. Khái niệm khuếch tán. 7
1.3.2. Các cơ chế khuếch tán chủ yếu trong bán dẫn. 7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 9
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KHUẾCH TÁN TRONG TINH
THỂ GE. 10
2.1. Các đai lư ̣ ơng nghiên c ̣ ứ u trong hiên tư ̣ ơng khu ̣ ếch tán. 10
2.2. Các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm . 12
39 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số nghiên cứu về sự tự khuếch tán và khuếch tán của các tạp chất trong tinh thể germanium (ge), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ bốn nguyên tử lân cận gần nhất xung quanh. Độ dài cạnh của ô cơ
sở (còn gọi là hằng số mạng tinh thể) ở 298K là oa = 5,43
o
A .
4
Mạng tinh thể Ge rất hở. Bán kính của nguyên tử Ge là 1,22
o
A . Trong
một ô cơ sở của mạng tinh thể Ge có 5 lỗ hổng mạng (còn gọi là hốc hay kẽ
hở mạng) trong đó 4 hốc nằm trên bốn đường chéo chính đối diện với các
nguyên tử Ge thuộc đường chéo đó qua tâm hình lập phương và hốc thứ 5
nằm ở tâm của hình lập phương (Hình 1.2- hốc 1, 2, 3, 4, 5). Mỗi hốc có bán
kính đúng bằng bán kính của nguyên tử Ge và do đó có thể chứa khít một
nguyên tử Ge. Mỗi hốc cũng là tâm của một hình tứ diện đều cấu tạo từ bốn
hốc xung quanh hoặc bốn nguyên tử Ge xung quanh (xem Hình 1.2).
Hình 1.2. Các hốc (lỗ hổng) trong mạng tinh thể Ge.
Các bán dẫn hợp chất III VA B hoặc II VIA B như GaAs hay ZnS chẳng
hạn (Hình 1.3) thường kết tinh dưới dạng zinc blend (ZnS), cũng gồm hai
phân mạng lập phương tâm diện lồng vào nhau, phân mạng này nằm ở 1/4
đường chéo chính của phân mạng kia.
Tuy nhiên, nếu mạng thứ nhất cấu tạo từ một loại nguyên tử (Zn chẳng
hạn) thì mạng thứ hai cấu tạo từ loại nguyên tử khác (S chẳng hạn). Trong
5
tinh thể ZnS, mỗi nguyên tử Zn là tâm của một hình tứ diện đều cấu tạo từ
bốn nguyên tử S xung quanh. Ngược lại, mỗi nguyên tử S lại là tâm của một
hình tứ diện đều, cấu tạo từ bốn nguyên tử Zn xung quanh.
Hình 1.3. Mạng tinh thể kẽm sunfua (ZnS).
1.2. Các ứng dụng quan trọng của vật liệu bán dẫn
Vật liệu bán dẫn được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật và công nghiệp. Tuy nhiên, ứng dụng quan trọng nhất
và phổ biến nhất của chúng chính là dùng để chế tạo các linh kiện điện tử bán
dẫn. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Một lượng lớn thông tin có
thể thu được qua Internet và cũng có thể thu được một cách nhanh chóng qua
những khoảng cách lớn bằng những hệ thống truyền thông vệ tinh. Sự phát
triển của các linh kiện bán dẫn như điốt, tranzito và mạch tích hợp
(ICIntegrated Circuit) đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc phát hiện ra công
dụng của chúng. IC có mặt ở hầu hết mọi mặt của đời sống hàng ngày, chẳng
hạn như đầu đọc đĩa CD, máy fax, máy quét tại các siêu thị và điện thoại di
động. Điốt phát quang được dùng trong các bộ hiển thị, đèn báo, màn hình
quảng cáo và các nguồn sáng. Phôtôđiốt là một loại dụng cụ không thể thiếu
Chú thích:
Lưu huỳnh (S)
Kẽm (Zn)
6
trong thông tin quang học và trong các ngành kỹ thuật tự động. Pin nhiệt điện
bán dẫn được ứng dụng để chế tạo các thiết bị làm lạnh gọn nhẹ, hiệu quả cao
dùng trong khoa học, y học, ... Để có được các linh kiện bán dẫn kể trên từ
chất bán dẫn tinh khiết ban đầu (Si hoặc Ge), người ta phải tạo ra hai loại bán
dẫn là bán dẫn loại n (dẫn điện chủ yếu bằng điện tử) và bán dẫn loại p (dẫn
điện chủ yếu bằng nút khuyết) bằng cách pha các nguyên tử tạp chất vào Si
(hay Ge). Sau đó, ghép hai loại bán dẫn đó lại với nhau để được điốt hay
tranzito. Công nghệ pha tạp nói chung rất đa dạng và cũng là một công nghệ
rất cơ bản được sử dụng thường xuyên từ xa xưa. Có nhiều phương pháp pha
nguyên tử tạp chất vào vật liệu bán dẫn như phương pháp nuôi đơn tinh thể,
phương pháp cấy ion, phương pháp khuếch tán,...
Hình 1.4. Một số hình ảnh ứng dụng của vật liệu bán dẫn.
So với các phương pháp khác thì phương pháp khuếch tán có nhiều ưu điểm
như không làm thay đổi cấu trúc tinh thể, có thể pha tạp với chiều sâu tùy ý,
cho phép điều khiển tốt hơn các tính chất của tranzito và đã thu được những
thiết bị có thể hoạt động ở tần số cao. Hơn nữa, quá trình khuếch tán cũng cho
phép nhiều tranzito được chế tạo trên một lớp silic đơn tinh thể mỏng, do đó
có thể hạ giá thành của những thiết bị này. Đó là những lí do chính khiến cho
kĩ thuật khuếch tán các nguyên tử tạp chất vào vật liệu bán dẫn đã và đang
7
phát triển nhanh chóng nhằm chế tạo các tranzito, các vi mạch điện tử và ngày
nay là các mạch điện có các cấu hình với kích thước nanô, nanô sensor,...
1.3. Các cơ chế khuếch tán chủ yếu trong bán dẫn
1.3.1. Khái niệm khuếch tán
Theo [2], khuếch tán là một quá trình di chuyển ngẫu nhiên của một
hay một số loại nguyên tử nhất định nào đó trong một môi trường vật chất
khác (gọi là vật chất gốc) dưới tác dụng của các điều kiện đã cho như nhiệt
độ, áp suất, điện- từ trường,
Nguyên tử pha vào đươc̣ gọi là nguyên tử pha tạp hoặc nguyên tử tạp
chất. Nguyên tử được pha vào bằng khuếch tán thường có nồng độ rất bé, cỡ
3 410 10 %− −− so với nguyên tử gốc. Vì vậy, chúng thường được gọi là tạp
chất. Bên cạnh đó, nồng độ tạp chất pha vào thường rất nhỏ so với nồng độ
nguyên tử gốc, do đó nó không làm thay đổi đặng kể các cấu trúc nhiệt,
quang, của chất ban đầu. Nếu chính các nguyên tử vật chất của môi trường
gốc khuếch tán trong chính môi trường vật chất đó, người ta gọi đó là sự tự
khuếch tán. Ví dụ như chính nguyên tử Ge khuếch tán trong tinh thể Ge.
1.3.2. Các cơ chế khuếch tán chủ yếu trong bán dẫn
Cơ chế khuếch tán là cách thức di chuyển của các nguyên tử mạng tinh
thể. Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ về quá trình khuếch tán và sự tương
tác của các nguyên tử với nhau trong quá trình khuếch tán. Tuy nhiên, chắc
chắn rằng khi nguyên tử khuếch tán, chúng sẽ nhảy từ vị trí này sang vị trí
khác trong mạng tinh thể.
8
Các nghiên cứu về khuếch tán trong bán dẫn [2] đã chỉ ra rằng, trong
tinh thể bán dẫn bình thường có 3 cơ chế khuếch tán chủ yếu ( HÌnh 1.5 )
Hình 1.5. Các cơ chế khuếch tán chủ yếu trong tinh thể chất bán dẫn.
Với tinh thể Ge, theo các nghiên cứu trước nay, cơ chế khuếch tán chủ
yếu trong tinh thể Ge là cơ chế nút khuyết (cơ chế vacancy). Các nghiên cứu
này sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 2 của khóa luận.
9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày đươc̣ các vấn đề chủ yếu sau:
- Cấu trúc tinh thể của bán dẫn nói chung và tinh thể Ge nói riêng.
- Các ứng dụng quan trọng của vật liệu bán dẫn.
- Các cơ chế khuếch tán chủ yếu trong tinh thể bán dẫn.
10
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KHUẾCH TÁN TRONG TINH THỂ Ge
2.1. Các đaị lươṇg nghiên cứu trong hiêṇ tươṇg khuếch tán
Có thể nói, lí thuyết khuếch tán bắt đầu ra đời sau khi các kết quả của
A. Fick được công bố vào năm 1885 [2]. Fick coi quá trình khuếch tán giống
như quá trình truyền nhiệt trong chất rắn và từ đó ông phát biểu hai định luật
về khuếch tán gọi là định luật Fick I và định luật Fick II như sau:
Định luật Fick I: Mật độ dòng khuếch tán tỷ lệ thuận với građien nồng
độ:
x
C
DJ
−= . (2.1)
Từ (2.1) suy ra thứ nguyên của hệ số khuếch tán D là cm2/s. Dấu “ – ”
biểu thị sự khuếch tán theo chiều giảm dần của nồng độ.
Định luật Fick II: Tốc độ thay đổi nồng độ chất khuếch tán tỷ lệ thuận
với đạo hàm bậc hai của nồng độ theo tọa độ không gian
2
2
x
C
D
x
J
t
C
=
−=
. (2.2)
Định luật Fick I và định luật Fick II chỉ mô tả quá trình khuếch tán trên
cơ sở hiện tượng luận. Chính vì thế, lí thuyết khuếch tán mô tả bằng hai định
luật Fick là lí thuyết khuếch tán đơn giản. Trong một vài trường hợp đặc biệt
với các điều kiện ban đầu đã cho, có thể giải bài toán để tìm phân bố nồng độ
tạp chất.
Các nghiên cứu cả về mặt lí thuyết và thực nghiệm sau này đã thừa
nhận rộng rãi rằng, sự phụ thuộc nhiệt độ của hệ số khuếch tán được mô tả
bằng định luật Arrhenius như sau [2]:
11
−=
Tk
Q
DD
B
i exp0 , (2.3)
trong đó Q là năng lượng kích hoạt của hệ (nó bao gồm năng lượng hình
thành và dịch chuyển của nguyên tử trong mạng tinh thể), D0 là hệ số trước
hàm mũ phụ thuộc vào tính chất của hệ đã cho, kB là hằng số Boltzmann, T là
nhiệt độ tuyệt đối và Di là hệ số khuếch tán thuần không phụ thuộc vào nồng
độ tap̣ chất.
Khi khuếch tán với nồng độ pha tạp cao, hệ số khuếch tán lúc đó sẽ là
D chứ không phải Di. Ở nồng độ tạp cao, giá trị của D0 được giả thiết là
không phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Giả thiết này có thể chấp nhận được vì
D0 tỉ lệ với tích của tần số dao động mạng và bình phương khoảng cách giữa
hai nguyên tử gốc mà những đại lượng này lại biến đổi rất ít. Thực tế, nồng độ
nguyên tử tạp cao làm cho mạng tinh thể bị co lại hoặc dãn ra tùy thuộc vào
bán kính nguyên tử tạp bé hơn hoặc lớn hơn bán kính nguyên tử maṇg gốc.
Không những thế nó còn gây ra các khuyết tật điểm và khuyết tật đường.
Những thay đổi này làm cho năng lượng liên kết giữa nguyên tử tạp và
nguyên tử gốc bị yếu đi. Sự co dãn mạng cũng có thể làm cho hàng rào thế
năng biến dạng không còn biến đổi tuần hoàn như trong mạng lí tưởng. Trên
cơ sở lí luận như vậy, trong tài liêụ [2] người ta đưa vào khái niệm độ giảm
năng lượng kích hoạt hiệu dụng (ΔQ) bằng hiệu của năng lượng kích hoạt lí
tưởng (khi nồng độ pha tạp thấp) và năng lượng kích hoạt khi nồng độ pha tạp
cao. Khi đó, biểu thức (2.3) được viết lại như sau:
=
Tk
Q
DD
B
i exp . (2.4)
Trong khóa luâṇ này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự khuếch tán bên trong
của tinh thể bán dẫn với nồng độ tạp chất rất nhỏ, cỡ 10-3 ÷ 10-4 % so với
12
nồng độ nguyên tử gốc (tức là nhỏ hơn 1018 nguyên tử tạp/cm3) . Vì vậy, các
tính chất cấu trúc cũng như các điều kiện cân bằng của hệ có thể được coi như
không thay đổi và hệ số khuếch tán D không phụ thuộc vào nồng độ tạp chất
(xem Hình 2.1). Điều đó có nghĩa là, các quá trình kích hoạt bằng nhiệt độ sẽ
tuân theo định luật Arrhenius được mô tả theo phương trình (2.3).
Hình 2.1. Hệ số khuếch tán của các tạp chất B, P và As
trong Si phụ thuộc vào nồng độ [2].
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu môṭ số nghiên cứu lí thuyết và thực
nghiệm về sự tư ̣khuếch tán và khuếch tán của các tap̣ chất trong tinh thể bán
dâñ Ge. Vì nó là đối tượng chính của đề tài khóa luâṇ và cũng là đối tượng
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.
2.2. Các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm
13
Có nhiều phương pháp lí thuyết khác nhau được sử dụng để xác định
năng lượng kích hoạt Q và hệ số khuếch tán D trong tinh thể bán dâñ nói
chung và tinh thể Ge nói riêng. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, các nghiên
cứu lí thuyết về khuếch tán trong bán dẫn thường sử dụng phương pháp ab
initio dựa trên cơ sở Lý thuyết phiếm hàm mật độ (Density Functional Theory-
DFT). Khi sử dụng Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên cơ sở định lý
Hohenber –Kohn, người ta có thể tính được các hằng số lực giữa các nguyên
tử từ Các nguyên lý đầu tiên và từ đó có thể thu được cả tần số và phổ độ dời
chính xác mà không cần các đầu vào thực nghiệm. Các phép gần đúng thường
được sử dụng trong phương pháp ab initio là phương pháp Gần đúng mật độ
địa phương (Local-Density Approximation - LDA), phương pháp Gần đúng
građiên suy rộng (Generalized Gradient Approximation - GGA), phương
pháp Sóng phẳng giả thế (Pseudo-potential plane-wave - PPPW),...Trong quá
trình sử dụng, phương pháp này đã bộc lộ cả những mặt tích cực và những
mặt hạn chế. Các ưu điểm chính của phương pháp này là: có khả năng nghiên
cứu nhiều pha vật liệu khác nhau, có thể được sử dụng để mô hình hóa các vật
liệu không có sẵn số liệu thực nghiệm. Các lực giữa các nguyên tử, các trị
riêng và véc tơ riêng của điện tử tạo ra thường rất chính xác; nhiều loại
nguyên tử khác nhau có thể dễ dàng được bao hàm vào trong các tính toán
nhờ sử dụng các giả thế thích hợp. Tuy nhiên phương pháp này cũng còn một
số hạn chế như: Khả năng tính toán phức tạp đòi hỏi giới hạn áp dụng cho các
hệ tương đối nhỏ; các số liệu của ab initio thường tập trung vào vùng nhiệt độ
thấp (chủ yếu ở 0K).
Trong những năm gần đây, một phương pháp thống kê mới gọi là
phương pháp thống kê mômen đã được áp dụng nghiên cứu thành công đối
với các tính chất nhiệt động và đàn hồi của các tinh thể phi điều hòa có cấu
trúc lập phương tâm diện, lập phương tâm khối, cấu trúc kim cương và cấu
14
trúc zinc blend (ZnS). Phương pháp này cũng đã được sử dụng một cách có
hiệu quả để nghiên cứu về hiện tượng tự khuếch tán trong các kim loại và hợp
kim có cấu trúc lập phương tâm diện và lập phương tâm khối. Nhiều tác giả
cũng đa ̃áp duṇg phương pháp này để nghiên cứu sư ̣tư ̣khuếch tán và khuếch
tán của các tap̣ chất trong tinh thể bán dâñ có cấu trúc kim cương như Si và
Ge. Những nghiên cứu gần đây nhất phải kể đến là nghiên cứu của nhóm tác
giả trong công trình [3], nghiên cứu ảnh hưởng của nhiêṭ đô ̣lên sư ̣tư ̣khuếch
tán trong tinh thể Ge bằng phương pháp thống kê mô men. Các tác giả đa ̃
nghiên cứu sư ̣tư ̣khuếch tán trong tinh thể Ge theo cơ chế nút khuyết. Kết quả
thu đươc̣ của nhóm tác giả đươc̣ trình bày trong Bảng 1 cho thấy năng lươṇg
kích hoaṭ thay đổi rất ít theo nhiêṭ đô,̣ trong khi hê ̣ số khuếch tán laị tăng
maṇh theo nhiêṭ đô ̣ và chỉ đáng kể ở vùng nhiêṭ đô ̣ cao gần nhiêṭ đô ̣ nóng
chảy của Ge.
15
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên các đaị lươṇg tư ̣khuếch tán của
Ge theo cơ chế nút khuyết.
T (K) Q (eV) D0 (cm2/s) D (cm2/s)
600 3,0800 0,2177 2,8606.10-27
700 3,1110 0,2203 8,6247.10-24
800 3,1419 0,2224 3,5147.10-21
900 3,1728 0,2240 3,7712.10-19
1000 3,2035 0,2254 1,5895.10-17
1100 3,2342 0,2264 3,3956.10-16
1200 3,2648 0,2272 4,3569.10-15
Tiếp tuc̣ áp duṇg phương pháp thống kê mô men, trong [4, 5] các tác
giả đa ̃nghiên cứu sư ̣tư ̣khuếch tán trong tinh thể Ge theo cơ chế nút khuyết
dưới ảnh hưởng của áp suất và đô ̣biến daṇg. Kết quả thu đươc̣ là:
1. Khi nhêṭ đô ̣không đổi, năng lươṇg kích hoaṭ Q tăng theo áp suất
(Bảng 2), còn hê ̣số khuếch tán D laị giảm khi áp suất tăng (Bảng 3) [4].
16
Bảng 2 . Ảnh hưởng của áp suất p lên năng lượng kích hoạt Q ở nhiệt độ T
trong sự tự khuếch tán Ge.( Đơn vị của Q là eV)
P(GPa)
T(K)
0 1 2 3 4 5
300
2,9867 3,1349 3,2832 3,4314 3,5798 3,7281
400
3,0178 3,1683 3,3189 3,4695 3,6201 3,7706
500
3,0490 3,2016 3,3543 3,5069 3,6596 3,8122
600
3,0800 3,2344 3,3889 3,5434 3,6979 3,8524
700
3,1110 3,2670 3,4230 3,5790 3,7350 3,8911
800
3,1419 3,2992 3,4569 3,6140 3,7714 3,9288
900
3,1728 3,3316 3,4904 3,6492 3,8080 3,9668
1000
3,2035 3,3637 3,5239 3,6841 3,8443 4,0045
1100
3,2342 3,3962 3,5582 3,7202 3,8822 4,0442
1200
3,2648 3,4292 3,5936 3,7580 3,9224 4,0868
17
Bảng 3. Ảnh hưởng của áp suất p lên hệ số khuếch tán D ở nhiệt độ T trong
sự tự khuếch tán của Ge ( Đơn vị của D là cm2/s)
P(Gpa)
T(K)
0 1 2 3 4 5
300 1,3089.
10-51
4,2465.
10-54
1,3777.
10-56
4,4697.
10-59
1,4502
10-61
4,7051
10-64
400 1,9257.
10-39
2,4495
10-41
3,1159
10-43
3,9636
10-45
5,0419
10-47
6,4135
10-49
500 3,8624.
10-32
1,1208
10-33
3,2527
10-35
9,4394
10-37
2,7393
10-38
7,9494
10-40
600 2,8606.
10-27
1,4451
10-28
7,3045
10-30
3,6911
10-31
1,8651.
10-32
9,4252.
10-34
700 8,6247.
10-24
6,5078.
10-25
4,9105.
10-26
3,7052.
10-27
2,7958.
10-28
2,1096.
10-29
800 3,5147.
10-21
3,5908.
10-22
3,6686.
10-23
3,7481.
10-24
3,8293.
10-25
3,9123.
10-26
900 3,7712.
10-19
4,8745.
10-20
6,3008.
10-21
8,1443.
10-22
1,0527.
10-22
1,3607.
10-23
1000 1,5895.
10-17
2,4806.
10-18
3,8714.
10-19
6,0420.
10-20
9,9494.
10-21
1,4716.
10-21
1100 3,3956.
10-16
6,1559.
10-17
1,1160.
10-17
2,0232.
10-18
3,6679.
10-19
6,6497.
10-20
1200 4,3569.
10-15
8,8976.
10-16
1,8170.
10-16
3,7108.
10-17
7,5781.
10-15
1,5476.
10-18
2. Khi nhiêṭ đô ̣không đổi, năng lươṇg kích hoaṭ Q tăng theo biến daṇg
nén và giảm theo biến daṇg kéo (Bảng 4), còn hê ̣số khuếch tán D giảm theo
biến daṇg nén và tăng theo biến daṇg kéo (Bảng 5) [5].
18
Bảng 4. Ảnh hưởng của độ biến dạng lên năng lượng kích hoạt Q ở
nhiệt độ T trong sự tự khuếch tán Ge. ( Đơn vị của Q là eV)
(%)
T(K)
Biến dạng nén Biến dạng dãn
-0,2% -0,4% -0,6% -0,8% 0,2% 0,4% 0,6% 0,8%
300 2,9880 2,9894 2,9907 2,9921 2,9854 2,9840 2,9827 2,9813
400 3,0195 3,0212 3,0228 3,0245 3,0162 3,0146 3,0129 3,0112
500 3,0509 3,0529 3,0548 3,0567 3,0471 3,0451 3,0432 3,0412
600 3,0822 3,0844 3,0866 3,0887 3,0779 3,0757 3,0735 3,0714
700 3,1134 3,1158 3,1181 3,1205 3,1087 3,1063 3,1039 3,1016
800 3,1445 3,1468 3,1495 3,1520 3,1395 3,1369 3,1344 3,1319
900 3,1755 3,1782 3,1809 3,1835 3,1701 3,1674 3,1648 3,1621
1000 3,2064 3,2093 3,2122 3,2150 3,2007 3,1979 3,1950 3,1922
1100 3,2374 3,2405 3,2436 3,2468 3,2312 3,2280 3,2249 3,2218
1200 3,2684 3,2719 3,2754 3,2789 3,2614 3,2579 3,2543 3,2508
Trong công trình [6], nghiên cứu enthalpy kích hoaṭ của tap̣ chất
khuếch tán trong tinh thể Ge theo cơ chế nút khuyết bằng Lý thuyết hàm mâṭ
đô ̣(Density Functional Theory – DFT), các tác giả đa ̃xác điṇh đươc̣ enthalpy
kích hoaṭ của các tap̣ chất khuếch tán trong Ge lần lươṭ là: Al là 2,86 (eV), Ga
là 2,94 (eV), In là 2,79 (eV), Si là 3,17 (eV), Sn là 3,26 (eV), P là 2,98 (eV),
As là 2,64 (eV) và Sb là 2,41 (eV).
19
Bảng 5. Ảnh hưởng của độ biến dạng lên hệ số khuếch tán D ở nhiệt độ
T trong sự tự khuếch tán Ge. ( Đơn vị của D là
2cm / s )
(%)
T(K)
Biến dạng nén Biến dạng dãn
-0,2% -0,4% -0,6% -0,8% 0,2% 0,4% 0,6% 0,8%
300
1,2449
51.10−
1,1820
51.10−
1,1223
51.10−
1,0655
51.10−
1,3810
51.10−
1,4546
51.10−
1,5320
51.10−
1,6136
51.10−
400
1,8354
39.10−
1,7493
39.10−
1,6672
39.10−
1,5889
39.10−
2,0206
39.10−
2,1201
39.10−
2,2245
39.10−
2,334
39.10−
500
3,6926
32.10−
3,5330
32.10−
3,3752
32.10−
3,2268
32.10−
4,0399
32.10−
4,2257
32.10−
4,4199
32.10−
4,6232
32.10−
600
2,7430
27.10−
2,6301
27.10−
2,5220
27.10−
2,4183
27.10−
2,9833
27.10−
3,1113
27.10−
3,2447
27.10−
3,3839
27.10−
700
8,2947
24.10−
7,9772
24.10−
7,6719
24.10−
7,3782
24.10−
8,9680
24.10−
9,3249
24.10−
9,6960
24.10−
1,0082
24.10−
800
3,3890
21.10−
3,2678
21.10−
3,1509
21.10−
3,0382
21.10−
3,6451
21.10−
3,7803
21.10−
3,9205
21.10−
4,0659
21.10−
900
3,6429
19.10−
3,5191
19.10−
3,3995
19.10−
3,2893
19.10−
3,9039
19.10−
4,0414
19.10−
4,1836
19.10−
4,3309
19.10−
1000
1,5377
17.10−
1,4870
17.10−
1,4391
17.10−
1,3922
17.10−
1,6431
17.10−
1,6985
17.10−
1,7558
17.10−
1,8149
17.10−
1100
3,2857
16.10−
3,1793
16.10−
3,0763
16.10−
2,9767
16.10−
3,5093
16.10−
3,6267
16.10−
3,7481
16.10−
3,8736
16.10−
1200
4,2115
15.10−
4,0109
15.10−
3,9350
15.10−
3,8037
15.10−
4,5074
15.10−
4,6631
15.10−
4,8241
15.10−
4,9907
15.10−
20
Trong công trình [7] đã nghiên cứu sự tự khuếch tán trong cấu trúc
đồng vị dị hướng của Ge
70Ge /
74Ge . Trong nghiên cứu này, các tác giả đã
đưa ra kĩ thuật dùng để nghiên cứu sự tự khuếch tán trong Ge bằng cách sử
dụng các động vị của nó (
70Ge /
74Ge). Sau khi xen vào các lớp của
70Ge và
74Ge ở nhiệt độ trong khoảng từ 543
oC và 690
oC , các đại lượng khuếch tán
được đo bằng phổ trắc khối ion thư cấp (Secondary Ion Mass Spectroscopy -
SIMS). Việc phân tích các số liệu thực nghiệm cho phép xác định chính xác
enthalpy và entropy tự khuếch tán. Trong công trình này, các tác giả đa ̃ sử
dụng cấu trúc dị hướng đồng vị Ge (đồng vị ổn định), được chế tạo bởi chùm
phân tử enthalpy (Molecular Beam Epitaxy - MBE).Trong cấu trúc đồng vị dị
hướng chung bao gồm các lớp tinh khiết (ví dụ
70Gevà
74Ge ) hoặc đồng vị
hỗn hợp của một nguyên tố hóa học. Cho đến gần đây, một số lượng đáng kể
Ge thuần túy được làm giàu hơn về mặt hóa học đã có sẵn, làm cho sự tăng
trưởng của các cấu trúc như vậy có thể có. Hình 2.2 cho thấy sơ đồ của các
mẫu cụ thể được sử dụng trong công nghệ này. Sau khi ủ, các đồng vị tự
khuếch tán với nhau. Các số liệu nồng độ được đo bằng SIMS, sau khi các
phần của cùng một mẫu đã được ủ riêng ở nhiệt độ khác nhau. Điều này cho
phép xác định chính xác enthalpy và entropy tự khuếch tán. Các cấu trúc dị
hướng đồng vị là duy nhất cho các nghiên cứu tự khuếch tán trong một số
khía cạnh sau
21
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc đồng vị được sử dụng trong công việc này
(1) Sự liên kết giữa các đồng vị Ge diễn ra tại mẫu đồng vị bên trong tinh thể,
không bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng có thể xảy ra trên bề mặt (ví dụ như quá
trình oxy hóa, vết bẩn và tạp chất) gặp phải trong kỹ thuật thông thường.
(2) Một mẫu Ge bao gồm năm đồng vị được ủ ở một nhiệt độ ổn định, nồng
độ ban đầu của các lớp khác nhau tương ứng của chúng khác nhau. Sau khi ủ,
cấu hình trung tâm của từng đồng vị trong năm đồng vị có thể được tách riêng
để có được thông tin năm giá trị cho mỗi nhiệt độ ủ.
Hình 2.3. Cơ chế nút khuyết trong sự tự khuếch tán: a) Nguyên tử Ge được
đánh dấu (màu đen) di chuyển bằng cách nhảy sang bên phải chính nó.
b) Sau khi nhảy, nó chuyển sang vị trí có khoảng cách gần nhất
Trong các tài liệu về khuếch tán, có hai loại cơ chế khuếch tán chủ yếu
là cơ chế nút khuyết và cơ chế xen kẽ.. Cơ chế nút khuyết, được mô tả trong
Hình 2.3 là kiểu phổ biến nhất của khuếch tán trong Ge. Nó kiểm soát không
22
chỉ sự tự khuếch tán của Ge mà còn kiểm soát của tất cả các kim loại, và
mang lại những đóng góp chính cho sự tự khuếch tán trong bán dẫn Si ở nhiệt
độ dưới 1000
oC .
Mẫu duy nhất được sử dụng trong thí nghiệm được tạo ra bởi MBE,
trên bề mặt của chất nền tự nhiên, bề mặt của lớp đệm 23 nm được lắng đọng
(cùng vật liệu như lớp giàu đẳng hướng đầu tiên) với một đoạn nhiệt độ trong
khoảng từ 180-450
oC . Để tạo ra một bề mặt nhẵn mịn, các lớp giàu đẳng
hướng sau đó được phát triển ở 390
oC và một mẫu với mỗi lớp dày 100 nm và
một mẫu với mỗi lớp dày 200 nm, các mẫu được chia thành nhiều phần, được
ủ ở 5 nhiệt độ khác nhau (543
oC , 586
oC , 605
oC , 636
oC và 690
oC ).
Đối với các mẫu ủ nhiệt được đặt trong ống cách li để ngăn chặn quá
trình oxy hóa hoặc ô nhiễm. Mặc dù các mẫu được giữ trong chân không (
610− Torr) nhưng các mẫu ủ vẫn bị oxy hóa ở bề mặt ở một mức độ nào đó.
Ôxít bay hơi ở nhiệt độ cao, có nghĩa là một phần nhất định của lớp trên cùng
bị mất trong quá trình ủ. Tuy nhiên, vì quá trình tự khuếch tán phân tích trong
công việc này diễn ra bên trong tinh thể ở mặt đẳng hướng, quá trình oxy hóa
bề mặt không được mong đợi làm thay đổi đáng kể sự khuếch tán bên trong
mẫu. Để đảm bảo các chỉ số nhiệt độ chính xác, các ống và cặp nhiệt điện
được giữ trong một thùng chứa than chì bên trong lò sưởi. Bộ điều khiển nhiệt
độ cho phép biến đổi nhiệt độ 1-2
oC .
Việc ghi lại độ sâu nồng độ của tất cả năm đồng vị Ge ổn định được
thực hiện với SIMS. Các cấu hình điển hình của một mẫu của phần khuếch
tán được ủ của cùng một mẫu (636
oC trong 19,5 giờ) được thể hiện trong
Hình 2.4.
23
Hình 2.4. Thử nghiệm độ sâu của một phần nguyên tử
70Gevà
74Ge .
Sự khuếch tán trong các tinh thể xảy ra khi các nguyên tử nhảy giữa các
vị trí khác nhau trong mạng tinh thể. Về nguyên tắc, có nhiều khả năng cho
những bước nhảy như vậy (các vị trí thay thế hoặc xen kẽ, vị trí nút khuyết,
...). Trong tinh thể Ge, người ta thấy rằng quá trình duy nhất có ý nghĩa cho
việc di chuyển các nguyên tử Ge là thông qua cơ chế nút khuyết. Trong
trường hợp này hệ số tự khuếch tán
SDD có thể được viết dưới dạng biểu thức
Arrhenius
2 SD SD
SD o o
G H
D gfa exp D exp
kT kT
− −
= =
(2.5)
trong đó
SDG là nặng lượng tự do Gibbs của sự tự khuếch tán,
SD SD SDG H TS= − (2.6)
với
SDH là enthalpy tự khuếch tán, SDS là entropy tự khuếch tán và 0D là hệ
số trước hàm mũ
2 SD
0 o
S
D gfa exp
k
=
(2.7)
24
trong đó f là hệ số tương quan (f = 1 / 2 cho cơ chế nút khuyết trong mạng
kim cương),
o là tần số cố định, g là hệ số cấu trúc (g = 1/8 cho cơ chế nút
khuyết trong Ge) và a là hằng số mạng; k là hằng số Boltzmann. Enthalpy
SDH và entropy SDS phụ thuộc vào sự hình thành ( kí hiệu là F) cũng như sự
di chuyển ( kí hiệu là M) của cơ chế nút khuyết
F M SD F M
SD SD SD SD SDH H H ,S S S= + = + (2.8)
Các số liệu cho thấy hệ số tự khuếch tán
SDD là một hàm của nhiệt độ ủ
T. Kết hợp thực nghiệm với lí thuyết thấy được
SDD là thông số phù hợp duy
nhất. Phương trình (2.5) sau đó cho phép chúng ta xác định enthalpy
SDH và
entropy
SDS tự khuếch tán được suy ra bằng phương trình (2.7).
Giải phương trình khuếch tán của Fick một cách cụ thể (Hình 2.1), chúng ta
thu được nồng độ
ic nguyên tử của một đồng vị Ge
0,I 0,II 0,II 0,III
0,I 0,IIIi i i i
i i i
SD SD
c c h / 2 x c c h / 2 x
c (x) erf c erf c
2 22 D t 2 D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_mot_so_nghien_cuu_ve_su_tu_khuech_tan_va_khuech_ta.pdf