Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN

PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI .4

1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm các biện pháp

bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài .4

1.1.1 Khái niệm đầu tư 4

1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .5

1.1.3 Khái niệm các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp

nước ngoài 6

1.2. Tầm quan trọng của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam .7

1.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế điển hình mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia .9

1.3.1. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong khuôn khổ các cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) .10

1.3.2. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 (BTA) .11

1.3.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong khuôn khổ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) .13

1.3.4. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các cam kết của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) .14

1.3.5. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và một số nước .17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .20

2.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.20

2.1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp .20

2.1.2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư 21

2.1.3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .23

2.1.4. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài 24

2.1.5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật 25

2.1.6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài khác 26

2.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam .28

2.2.1. Ưu đãi về tài chính 29

2.2.2. Ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển .33

2.2.3. Ưu đãi chính sách ngoại hối .37

2.2.4. Các biện pháp hỗ trợ về thủ tục hành chính .39

2.2.5. Một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài khác 40

 

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 43

3.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây 43

3.2. Các giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới 47

3.2.1. Các giải pháp chung 47

3.2.2. Các giải pháp cụ thể 51

KẾT LUẬN . 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .58

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược kế thừa tại Luật ĐTNN 2000 và được hoàn thiện ở Luật đầu tư năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 quy định các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; - Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; - Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; - Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; - Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Ngoµi ra, khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 cũng quy ®Þnh: "Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam”. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của pháp luật đầu tư Việt Nam, tạo sự thông thoáng thu hút đầu tư, đồng thời thu hút lao động nước ngoài làm những công việc đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ, quản lý cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được. Tóm lại, với các quy định pháp luật về bảo đảm cho nhà ĐTNN chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài không những tạo điều kiện cho nhà ĐTNN linh hoạt trong việc chu chuyển vốn mà còn là một bảo đảm pháp lý quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật Có thể khẳng định rằng, Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị Định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện một bước tiến bộ trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật sử dụng nguyên tắc không hồi tố để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Điều 11 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách” như sa:; 1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. 2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: - Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; - Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; - Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; - Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.” Những quy định mang tính nguyên tắc này đã thực sự tạo ra cho nhà đầu tư sự tin tưởng, an tâm hơn về quyền lợi của họ được bảo đảm khi có sự thay đổi của pháp luật, nhất là khi ở Việt Nam, chưa xây dựng được một khung pháp lý thật sự đồng bộ và ổn định và lâu dài. Những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài khác Bên cạnh những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nói trên, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nhằm bảo đảm quyền sở hữu của nhà ĐTNN đối với các quyền lợi khác như: Nhà nước b¶o hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và “ bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều7- Luật Đầu tư năm 2005) và đã được cụ thể hóa hơn trong Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các quy định này đã tạo ra các điều kiện mở mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn tin tưởng an tâm đối với mọi vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam bảo đảm không để có sự xâm phạm nào đến các quyền này nếu như DN thực hiện việc đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quyền SHCN và CGCN này không chỉ được ghi nhận trong các đạo luật trong nước mà còn được bảo hộ bởi các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia như: Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Thỏa ước Madrid năm 1881 về nhãn hiệu hàng hóa… Để phù hợp với các quy định trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài lộ trình mở cửa thị trường đầu tư, đồng thời không hạn chế, bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện một số hành vi như quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005: “1. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết; 2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây: “a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể” (Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005). Như vậy, bên cạnh các cam kết không xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các nhà ĐTNN, Nhà nước Việt Nam còn cam kết thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong các thỏa thuận của mình về việc tiến hành mở cửa thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cam kết hỗ trợ nhà ĐTNN một số hoạt động khi tiến hành đầu tư như hỗ trợ cân đối ngoại tệ để thực hiện nhập khẩu hàng hóa Ngoài ra, với những biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể, Nhà nước Việt Nam đã dành cho các nhà ĐTNN một quyền rất quan trọng trong kinh doanh, đó chính là quyền tự do kinh doanh. Đây là tiêu chí quan trọng để nhà ĐTNN lựa chọn có đầu tư hay không. Tuy nhiên, để thực hiện đuợc quyền tự do kinh doanh này, các nhà ĐTNN cần một sự bảo đảm từ phía nước tiếp nhận đầu tư về việc không can thiệp sâu vào quá trình triển khai dự án của các nhà ĐTNN. Cụ thể hóa tinh thần này, Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005 đã thể hiện được rõ nét sự đảm bảo này từ phía nhà nước Việt Nam - Bảo đảm được tự do trong việc lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh Pháp luật Việt Nam bảo đảm cho nhà ĐTNN được tự do lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Điều này đã trở thành một nguyên tắc Hiến định được ghi nhận tại Điều 21 Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 13 Luật Đầu tư năm 2005 như sau: các nhà đầu tư được “lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư”. Quy định này đã tạo điều kiện đảm bảo cho các nhà ĐTNN có quyền tự quyết định lựa chọn ngành nghề và lĩnh vực đầu tư cũng như phương thức và hình thức đầu tư phù hợp nhất với mình. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2005 còn quy định những lĩnh vực và địa bàn đầu tư được Nhà nước khuyến khích với các chính sách pháp luật ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư Như vậy, với các quy định trên, pháp luật về đầu tư tại Việt Nam đã mở rộng lĩnh vực đầu tư, làm tăng tối đa khả năng lựa chọn của nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Các biện pháp khuyến khích đầu tư có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động thu hút đầu tư vào trong nước. Mục đích của việc quy định các biện pháp này là nhằm tăng tính hấp dẫn của pháp luật đầu tư, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Điều 25 Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Như vậy, khuyến khích ĐTNN có định hướng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mang lại hiệu quả lâu dài và tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các biện pháp khuyến khích đầu tư được xây dựng để thu hút, định hướng cho các nhà ĐTNN đầu tư vào những vùng, ngành nghề nhất định và những dự án lớn.... phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của các ngành, các địa phương. Các biện pháp khuyến khích cơ bản trong chính sách pháp luật hiện hành của nước ta gồm: 2.2.1.Ưu đãi về tài chính a. Thuế thu nhập DN. Đối với thuế thu nhập DN, theo các quy định về thuế trước đây, giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN trong nước có sự phân biệt về thuế suất. Trừ những trường hợp được khuyến khích đầu tư, các DN có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập DN là 25%, trong khi đó, các DN trong nước luôn phải chịu mức thuế này với thuế suất là 32%. Tuy nhiên, để đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trong nước và xoá bỏ dần dần khoảng cách giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, Nghị định số 164/2003/NĐ_CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập DN đã khẳng định việc áp dụng chung một mức thuế suất thu nhập DN là 28%, không phân biệt DN có vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc áp dụng mức thuế này bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2004. Một số địa bàn, lĩnh vực đầu tư được gọi là địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư (Điều 27, 28 Luật đầu tư năm 2005), nếu các nhà ĐTNN tiến hành đầu tư vào đó thì sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập DN (Điều 17). Cụ thể, việc miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được thực hiện như sau: - Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực , địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo. Ngoài ra đối với các dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập DN cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.Luật thuế thu nhập DN còn quy định miễn thuế thu nhập DN cho nhà đầu tư góp vốn bằng bằng sáng chế, bí quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kĩ thuật; giảm thuế thu nhập DN cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng giá trị phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài cho DN Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Nghị định số 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thuế thu nhập DN và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 164, quy định một số ưu đãi cụ thể về thuế thu nhập DN như sau: - Đối với các khu kinh tế, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN nhưng tối đa không quá 04 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. - Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập được áp dụng thuế suất ưu đãi là 10% trong 15 năm, kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Trường hợp cần đặc biệt khuyến khích cao hơn. Bộ tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. - Miễn giảm thuế đối với các cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại. - Miễn, giảm thuế đối với các dự án kinh doanh hàng xuất khẩu. - Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại KCN, KCX được miễn giảm thuế như sau: + Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp. + Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu chế xuất, cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp; + Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; DN chế xuất trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài khu chế xuất. b. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Trước đây, theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam khi chuyển thu nhập ra nước ngoài phải nộp một khoản thuế bằng 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Đối với cácdự án đầu tư với nguồn vốn nước ngoài, các nhà đầu tư khi tiến hành chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng có nghĩa vụ nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với các mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, theo Thông tư số 26/2004/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy định bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, từ 01/01/2004, thu nhập (Bao gồm cả số thuế thu nhập DN đã được hoàn trả cho số lợi nhuận dùng để tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần) của nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước khi chuyển ra nước ngoài không phải nộp thuế. Thậm chí, ngay cả lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003 chuyển ra nước ngoài sau ngày 01/01/2004 cũng không bị đánh thuế. c. Thuế xuất nhập khẩu Trước đây, theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu ngày 26/12/1991 (sửa đổi, bổ sung ngày 20/5/1998) và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định số 54/1993/NĐ-CP ngày 28/8/1993 hướng dẫn chi tiết luật thuế xuất nhập khẩu năm 1993; Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/CP; Thông tư của Bộ tài chính số 87/2004/TT-BTC ngày 31/8/2004 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) thì hầu hết các hàng hoá, máy móc phục vụ cho các dự án ĐTNN đều nằm trong diện được xét miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu. Hiện nay, theo quy định của Luật đầu tư năm 2005, nhà ĐTNN được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá bao gồm các thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hoá khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam (khoản 3 Điều 33) d. Thuế giá trị gia tăng Những ưu đãi về thuế giá trị gia tăng cũng đã được quy định thành hệ thống trong các văn bản về thuế giá trị gia tăng (Luật thuế Giá trị gia tăng ngày 10/5/1997 (sửa đổi, bổ sung ngày 17/6/2003); Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2003/NĐ-CP). Nhìn chung, Nhà nước Việt Nam chủ trương miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá, hoạt động phục vụ đầu tư nhất định, như máy móc, thiết bị chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được; hoạt động chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, đối với một số hàng hoá liên quan trực tiếp đến đầu tư như hàng hoá xuất khẩu cũng được xem xét miễn thuế hoặc chỉ áp dụng mức thuế xuất bằng 0%. e. Một số ưu đãi tài chính khác Ngoài những ưu đãi trong nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam kể trên, dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn nhận được một số ưu đãi khác liên quan đến vấn đề về chuyển lỗ kinh doanh, khấu hao tài sản. Trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế đối với có quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau; lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập DN. Tuy nhiên, việc chuyển lỗ này không được thực hiện quá 5 năm (Điều 34 Luật đầu tư năm 2005). Các nhà đầu tư có thể thực hiện chuyển lỗ theo các phương pháp chuyển lỗ dàn đều (tỉ lệu 20%/năm) hoặc chuyển lỗ liên tục. Đối với vấn đề trích khấu hao tài sản cố định, Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà ĐTNN được chủ động quy định tỉ lệ khấu hao tài sản cố định (là tỉ lệ phần trăm giữa số tiền khấu hao hàng năm so với nguyên giá tài sản cố định) nhưng không vượt khung tỉ lệ tối đa theo quy định của Bộ tài chính. Trong quá trình trích khấu hao tài sản cố định, do những yếu tố khách quan cần thực hiện tỉ lệ khấu hao vượt khung tối đa nêu trên, các nhà ĐTNN cần báo cáo Bộ tài chính, nếu xem xét thấy hợp lý Bộ tài chính sẽ chấp nhận tỉ lệ trích khấu hao này. Như vậy, trong vấn đề trích khấu hao tài sản cố định, Nhà nước Việt Nam cũng đã dành những ưu đãi nhất định cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Về vấn đề khấu hao tài sản cố định, Luật đầu tư năm 2005 quy định tại Điều 35: “Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định, mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định”. 2.2.2. Các ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển Những ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển có thể nói là vấn đề mà các nhà ĐTNN đặc biệt quan tâm. Nhất là ưu đãi tài chính về tiền thuê đất, mặt nước là, mặt biển một trong những quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư vì đây là bộ phận cấu thành đáng kể của chi phí sản xuất, do đó ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô và mặt bằng sản xuất của DN có vốn ĐTNN và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của nhà đầu tư. Nhận thức được điều này, Nhà nước ta đã có những ưu đãi đáng kể về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với các dự án ĐTNN nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nhà đầu tư yên tâm sản xuất và tích cực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã có quy định việc miễn hoặc giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với các dự án FDI đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tiếp đó, Quyết định 189 ngày 24/ 11/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức ĐTNN tại Việt Nam đã từng bước cụ thể hoá các quy định của luật như sau: Giá thuê đất: Được quy định tại Điều 3 Quyết định 189 như sau: Đối với đất đô thị: (Đất nội thành phố, nội thị xã, thị trấn theo quy định) Đơn vị tính: USD/m2/năm Loại đô thị Mức giá tối thiểu Mức giá tối đa Loại 1 01 12 Loại 2 0,8 9,2 Loại 3 0,6 7,2 Loại 4 0,35 4,2 Loại 5 0,18 2,16 Đối với đô thị có địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giá thuê đất được xác định bằng 50% mức quy định chung. Riêng đối với thị trấn thuộc các vùng này, giá thuê đất được áp dụng mức tối thiểu của khung giá quy định nói trên. §èi víi ®Êt cña c¸c x· tiÕp gi¸p ®« thÞ: Đơn vị tính: USD/m2/năm Loại xã Mức giá tối thiểu Mức giá tối đa 1. Tiếp giáp với nội đô thị loại 1 2. Tiếp giáp với nội đô thị loại 2 0,18 0,1 0,18 0,6 Các vùng còn lại: Đơn vị tính: USD/m2/năm Loại xã Mức giá tối thiểu Mức giá tối đa Đồng bằng Trung du Miền núi 0,06 0,03 0,01 0,36 0,18 0,06 Đối với đất trong KCN, KCX, KCNC: Giá thuê đất được tính bằng 80% mức giá áp dụng đối với đất đô thị đất không phải đô thị. - Đối với đất tại các vùng núi đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng, nếu sử dụng cho các dự án không phải là sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại thì đơn giá thuê đất được tính từ 30 đến 100USD/ ha/ năm. * Miễn giảm tiền thuê đất (Điều 8 Quyết định 189/2000): - Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản. - Các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ. - Các dự án trồng rừng, trong thời gian kinh doanh còn được giảm 90% tiền thuê đất phải nộp. - Miễn tiền thuê đất phải nộp kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án vào hoạt động như sau: + 7 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và khuyến khích đầu tư. + 11 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. - Đối với dự án gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, tạm ngừng xây dựng cơ bản thì được miễn tiền thuê đất như sau: + Dự án phải tạm ngừng xây dựng cơ bản thì được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng dự án đó trong thời gian tạm ngừng xây dựng theo xác nhận của cơ quan cấp phép đầu tư. + Dự án đang sản xuất, kinh doanh phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh thì được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự xác nhận của cơ quan cấp phép đầu tư. Trong trường hợp nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm ngay trong năm đầu thì được giảm tiền thuê đất như sau: Nộp gộp 5 năm thì được giảm 5% số tiền thuê đất của 5 năm đó. Nộp gộp cho thời gian trên 5 năm thì cứ mỗi năm tăng thêm được giảm đi 1% tổng số tiền thuê đất phải nộp của thời gian đó, nhưng tổng mức giảm không vượt quá 25% tổng số tiền thuê đất phải nộp của thời gian đó. Trường hợp nộp tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất trên 30 năm thì được giảm 30% số tiền thuê đất phải nộp (áp dụng với tất cả các dự án có vốn ĐTNN tại Việt Nam). Điều 45 Quyết định 189 quy định: Giá thuê đất cho mỗi dự án được ổn định ít nhất là 5 năm. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước, nếu dự án thuê đất chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm xác định giá thuê đất lần trước thì vẫn áp dụng giá thuê đất hiện tại đến khi đủ 5 năm mới tính lại theo mức giá mới. Với quy định này, pháp luật đã bảo đảm cho các nhà ĐTNN hoàn toàn yên tâm về mức giá thuê đất ưu đãi ngay cả khi có sự điều chỉnh của pháp luật về mức thuế này. * TiÒn thuª mÆt n­íc, mÆt biÓn Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Quyết định 189 thì mức giá thuê như sau: - Đối với mặt nước sông hồ, vịnh tiền thuê từ 75 đến 525 USD/ha/năm. Riêng các công trình kiến trúc xây dựng trên mặt nước thuộc nội đô thị thì áp dụng đơn giá thuê đất với đất đô thị. - Mặt biển có đơn giá tiền thuê đất từ 150 đến 600 USD/ha/năm. Đối với trường hợp thuê đất có diện tích sử dụng không cố định thì áp dụng mức tiền thuê từ 1500 đến 7500 USD/ha/năm. . Tóm lại, chính sách pháp luật về khuyến khích đầu tư của Việt Nam không chỉ có những ưu đãi đáng kể về giá thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với nhà ĐTNN mà còn có những ưu đãi về thời hạn miễn giảm thuế và chế độ áp dụng trong những trường hợp dự án gặp khó khăn. Đây là một trong những chế định luật quan trọng có tác dụng khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư đầu tư vào trong nước, đồng thời khuyến khích khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đầu tư, khai thác có trọng điểm. 2.2.3. Ưu đãi chính sách ngoại hối Chính sách ngoại hối là một bộ phận quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia xuất phát từ những ảnh hưởng lớn lao của ngoại hối đối với đời sống kinh tế xã hội. Đối với nhà ĐTNN thì chính sách ngoại hối của nước tiếp nhận đầu tư là điều kiện hàng đầu để xem xét có đầu tư hay không. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư khi chính sách này bảo đảm được cán cân thanh toán quốc tế để họ có thể chuyển các khoản lợi nhuận có được từ hoạt động đầu tư về nước cũng như thực hiện các giao dịch trong hoạt động đầu tư của mình. Nhận thức được điều này đồng thời đẩy mạnh việc thu hút FDI, Việt Nam đã không ngừng cải cách chính sách pháp luật về ngoại hối. Đặc biệt với sự ra đời của Luật Đầu tư năm 2005 đã đưa ra những quy định về quản lý ngoại hối có ý nghĩa to lớn trong việc khuyến khích thu hút FDI vào Việt Nam. Tiếp đó, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã từng bước cụ thể hoá những quy định về quản lý ngoại hối đối với những DN có vốn ĐTNN. * Bảo đảm cân đối ngoại tệ Trong thực tiễn giao lưu dân sự hay thương mại kinh tế, do ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tỷ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và sức mua của đồng tiền nội địa nên mọi quốc gia đều tìm cách kiểm soát rất chặt chẽ đối với ngoại tệ lưu thông trên thị trường. Điều 33 Luật ĐTNN năm 1996 quy định: "DN có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự bảo đảm nhu cầu về tiền nước ngoài trong hoạt động của mình". Quy định này đã trở thành rào cản pháp lý đối với các nhà ĐTNN trong quá trình đầu tư thực hiện các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng hay những dự án đặc biệt quan trọng có nhu cầu ngoại tệ rất cao. Để tháo gỡ những khó khăn trên, Luật Đầu tư năm 2005 đã sửa đổi bổ sung vấn đề này. Điều 16 Luật đầu tư năm 2005 quy định nhà đầu tư có: "quyền mua ngoại tệ: 1. Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan