Khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa

Bên cạnh hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh cũng là một trong những thế mạnh của NHCT Đống Đa. Trong thời gian qua chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành. Kết quả là năm 2005 đánh dấu mức tăng trưởng lớn của doanh số bảo lãnh là 277,579 tỷ đồng, tăng 51,7% so với năm 2004. Nhưng, do hạn chế đầu tư trong lĩnh vực cơ bản và giao thông nên năm 2006 doanh số bảo lãnh phát sinh giảm thấp hơn năm 2005, cụ thể năm 2006 doanh số bảo lãnh phát sinh là 234,63 tỷ đồng chỉ bằng 84,53% so với năm 2005. Tuy nhiên, do chi nhánh đã khắc phục bằng cách đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo lãnh nên đến 31/12/2007 tổng dư bảo lãnh đã đạt 279 tỷ đồng. Xét về cơ cấu bảo lãnh, cơ cấu bảo lãnh của chi nhánh vẫn chủ yếu là các khoản bảo lãnh tín chấp và ký quỹ 5% ( hai loại này chiếm tỷ lệ trên 80% tổng doanh số bảo lãnh).

docx86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tổng dư nợ cho vay đạt 1198 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 85%. Dư nợ của chi nhánh giảm do Chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng; những đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ thu nợ. Hoạt động tín dụng đã thực hiện theo đúng quy trình của NHCT Việt Nam, hoạt động thẩm định rủi ro được độc lập với hoạt động thẩm định cho vay, trong năm đã thẩm định 302 món. Công tác thẩm định rủi ro được thực hiện trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin để phục vụ cho việc thẩm định các dự án, phương án thông qua nhiều nguồn thông tin như qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường, CIC… Qua thẩm định đã giúp các phòng cho vay đúng đối tượng, mục đích vay và theo đúng quy trình nghiệp vụ. Đồng thời cũng góp phần phát hiện những phương án, dự án không khả thi, không hợp lệ để thông báo cho các phòng khách hàng. Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 312 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ. + Dư nợ ngoại tệ đạt 304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% tổng dư nợ + Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm đạt thấp so với kế hoạch, đạt 31% ( kế hoạch 62%) Nghiệp vụ bảo lãnh: Chi nhánh tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh mở L/C, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành…Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2007 là 279 tỷ đồng. 2.1.3.3 Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại Trong năm qua, NHCT Đống Đa đã làm tốt công tác dịch vụ về thanh toán quốc tế như: + Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối gồm chuyển tiền qua mạng Swift và chuyển tiền Western Union. + Dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu… + Các dịch vụ mua bán ngoại tệ. Nhờ vậy mà trong năm 2007, thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh đạt 4,4 tỷ đồng ( chiếm 41% trong tổng thu phí) và lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 482 triệu đồng. 2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa Do áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng nên các kênh thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Mặc dù lượng chứng từ thanh toán lớn và đường truyền liên tục bị lỗi nhưng chi nhánh đã bố trí cán bộ hợp lý, cộng với sự cố gắng, nhiệt tình của các cán bộ giao dịch nên việc thanh toán vẫn kịp thời, chính xác, không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch. Trong năm, doanh số thanh toán đạt 90390 tỷ đồng, trong đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 80975 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90%. Thu dịch vụ phí đạt 10749 triệu đồng, đạt 90% kế hoạch và bằng 131% so với năm 2006. Tổng thu tiền mặt đạt 7645 tỷ đồng và tổng chi tiền mặt đạt 7358 tỷ đồng. Ngoài ra, còn thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn, tổng thu tiền mặt ngoại tệ đạt 68299795 USD và 11017857 EUR. Phát hành thẻ: Trong năm 2007, chi nhánh đã phát hành được 9083 thẻ vượt 13,5% kế hoạch năm, tăng 3991 thẻ so với năm 2006. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, Chi nhánh đã tích cực, chủ động tiếp thị các khách hàng để phát hành và trả lương qua thẻ. Kết quả đã phát hành và trả lương qua thẻ đối với các đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp của quận Đống Đa, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ Xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng, Sở Giao thông Công chính Hà Nội…. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa năm 2007 được cụ thể qua biểu sau: Biểu 1: Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa năm 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện Tổng thu nhập 468,017 Tổng chi phí 347,788 Lợi nhuận chưa trích DPRR 120,229 Trích DPRR 87,326 Lợi nhuận sau trích DPRR 32,903 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007 chi nhánh NHCT Đống Đa 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 2.2.1 Thực trạng cho vay và dư nợ tín dụng Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Doanh số cho vay của chi nhánh trong một số năm gần đây được thể hiện qua biểu sau: Biểu 2: Doanh số cho vay tại chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thành phần KT Quốc Doanh 1100 48,2 846 51,3 969 51 Ngoài Quốc Doanh 1180 51,8 802 48,7 931 49 Theo thời gian Ngắn hạn 2080 91,2 1403 85,1 1710 90 Trung và dài hạn 200 8,8 245 14,9 190 10 Doanh số cho vay 2280 100 1648 100 1900 100 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Sơ đồ minh hoạ biểu 2 ( theo thành phần kinh tế) Sơ đồ minh hoạ biểu 2 ( theo thời gian) Qua biểu 2 ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm, năm 2005 doanh số cho vay đạt 2280 tỷ, đển năm 2006 giảm mạnh xuống chỉ đạt 1648 tỷ và năm 2007 đạt 1900 tỷ đồng. Sở dĩ doanh số cho vay có xu hướng giảm vì trong những năm này, chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm khách hàng mới kinh doanh có hiệu quả để đầu tư là rất khó khăn một mặt do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, một mặt do cán bộ của chi nhánh chưa tích cực, chủ động. Về tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế, ta thấy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu thế tăng, bởi lẽ bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, chi nhánh đã mở rộng, quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo, kết quả cho vay ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể chiếm 49% tổng dư nợ năm 2007. Theo thời gian, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm, năm 2005 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 91,2%, năm 2006 đạt 85,1% và năm 2007 là 90%. Điều này thể hiện chi nhánh đã thu hút được một lượng khách hàng khá lớn vay vốn để thoả mãn nhu cầu ngắn hạn như bổ sung vốn lưu động, tiêu dùng. Cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng tận dụng tốt được nguồn vốn huy động do tăng vòng quay vốn và rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn là rất mất cân đối, chi nhánh cũng nên quan tâm để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vì đây mới là nguồn tiềm năng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu doanh số cho vay phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ của chi nhánh thì dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể. Thực trạng dư nợ của chi nhánh như sau: Biểu 3: Dư nợ tại chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thành phần KT Quốc doanh 1210 55 880 55,8 658 54,9 Ngoài Quốc doanh 990 45 697 44.2 540 45,1 Theo thời gian Ngắn hạn 1500 68,2 1083 68,7 886 74 Trung và dài hạn 700 31,8 494 31,3 312 26 Dư nợ 2200 100 1577 100 1198 100 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Sơ đồ minh hoạ biểu 3 ( theo thời gian) Sơ đồ minh hoạ biểu 3 ( theo thành phần kinh tế) Ta thấy, dư nợ của chi nhánh cũng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2005 dư nợ đạt 2200 tỷ đồng, tới năm 2007 con số này đạt 1198 tỷ đồng ( so với kế hoạch chỉ đạt 85%). Nguyên nhân, bên cạnh việc thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam là công tác đầu tư cho vay được đặc biệt coi trọng với định hướng từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, những ngày cuối tháng 12/2007 Chi nhánh đã động viên những khách hàng có điều kiện trả nợ trước hạn gần 100 tỷ đồng. Về kết cấu dư nợ, biểu 3 cho thấy dư nợ đối với cho vay ngắn hạn có sự giảm về con số tuyệt đối qua các năm, song tỷ trọng vẫn có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng lớn, năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đạt 74%, tăng 5,3% so với năm 2006. Điều này do cùng với sự giảm của dư nợ ngắn hạn là sự giảm của dư nợ trung và dài hạn ( sơ đồ minh hoạ biểu 3), nên làm tăng đáng kể tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn. Theo thành phần kinh tế, dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có xu hướng giảm qua các năm xét theo số tuyệt đối. Tuy nhiên xét về tỷ trọng, cơ cấu dư nợ hầu như không có sự thay đổi đáng kể, dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh trung bình đạt 55% và ngoài quốc doanh là 45%. Đó là dư nợ theo thành phần kinh tế và theo thời gian, xét theo ngành kinh tế, Ngành nghề của khách hàng tại chi nhánh NHCT Đống Đa rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp kinh doanh dịch vụ, vận tải kho bãi, hoạt động văn hoá thể thao. Cụ thể, ngành nghề của khách hàng tại chi nhánh NHCT Đống Đa thể hiện qua biểu sau: Biểu 4: Dư nợ của chi nhánh theo ngành kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp và lâm nghiệp 28 1,3 14 0,9 9 0,8 Công nghiệp khai thác mỏ 12 0,5 6 0,4 3 0,3 Công nghiệp chế biến 640 29,1 630 39,9 500 41,7 Xây dựng 120 5,5 88 5,6 45 3,8 Thương nghiệp KDDV 280 12,7 265 16,8 200 16,7 Khách sạn, nhà hàng, du lịch 12 0,5 8 0,5 6 0,5 Vận tải, kho bãi TTLL 200 9,1 174 11,0 130 10,9 Hoạt động tài chính 36 1,6 20 1,3 15 1,3 Hoạt động KH & CN 16 0,7 12 0,8 10 0,8 Kinh doanh TS & DV tư vấn 8 0,4 4 0,3 3 0,3 Giáo dục và đào tạo 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Hoạt động văn hoá, thể thao 360 16,4 280 17,8 200 16,7 Hoạt động đoàn thể, hiệp hội 20 0,9 16 1,0 10 0,8 Hoạt động phục vụ công cộng 60 2,7 36 2,3 22 1,8 Hoạt động xã hội và các TCQT 4 0,2 4 0,3 3 0,3 Loại khác 404 18,4 20 1,3 42 3,5 Tổng dư nợ 2200 100,0 1577 100,0 1198 100,0 Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Sơ đồ minh hoạ biểu 4 Từ biểu trên ta thấy, mặc dù dư nợ của chi nhánh qua các năm đều có xu hướng giảm, nhưng tỷ trọng dư nợ của ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp kinh doanh dịch vụ không ngừng tăng qua các năm,đặc biệt là sự tăng vọt của ngành công nghiệp chế biến. Năm 2005, tỷ trọng dư nợ của ngành công nghiệp chế biến là 29,1%, của thương nghiệp kinh doanh dịch vụ là 12,7%, tới năm 2007, tỷ trọng này lần lượt là 41,7% và 16,7%. Sở dĩ, dư nợ của hai ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp kinh doanh dịch vụ là lớn chính bởi đặc trưng của NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Đống Đa nói riêng là ngân hàng hoạt động chính trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và vị thế chiến lược của NHCT Việt Nam là NHTM lớn giữ vị trí chủ động trong nền kinh tế quốc dân. Mặt khác đây cũng là hai ngành đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đóng góp ngày càng cao vào GDP của nền kinh tế, do vậy nhu cầu vốn là rất lớn. 2.2.2 Thực trạng thu nợ Doanh số thu nợ của chi nhánh qua các năm được tổng hợp ở biểu sau: Biểu 5: Doanh số thu nợ Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thành phần KT Quốc doanh 1690 75,8 1176 51,8 1191 52,3 Ngoài quốc doanh 540 24,2 1095 48,2 1088 47,7 Theo thời gian Ngắn hạn 1830 82,1 1820 80,1 1907 83,7 Trung và dài hạn 400 17,9 451 19,9 372 16,3 Doanh số thu nợ 2230 100 2271 100 2279 100 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Sơ đồ minh hoạ biểu 5 ( theo thành phần kinh tế) Sơ đồ minh hoạ biểu 5 ( theo thời gian) Ta thấy, do chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam nên qua các năm, doanh số thu nợ đều tăng, năm 2005 doanh số thu nợ là 2230 tỷ đồng, năm 2006 con số trên tăng mạnh đạt 2271 tỷ và năm 2007 đạt 2279 tỷ. Trong đó, tỷ lệ thu nợ trong ngắn hạn vẫn tăng và lớn hơn nhiều so với thu nợ trong trung và dài hạn. Năm 2005 tỷ lệ thu nợ là 82,1%, năm 2006 là 80,1% và năm 2007 là 83,7%, bởi lẽ các khoản cho vay ngắn hạn thường chứa ít rủi ro hơn là các khoản vay trong dài hạn, đồng thời việc thu nợ trong ngắn hạn luôn hiệu quả hơn trong trung và dài hạn. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh được thể hiện qua biểu sau: Biểu 6: Vòng quay vốn tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ 2230 2271 2279 Dư nợ cho vay bình quân 2175 1888,5 1387,5 Vòng quay vốn tín dụng 1,03 1,20 1,64 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Biểu trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh năm sau đều cao hơn năm trước, năm 2005 là 1,03 vòng, năm 2006 là 1,2 vòng và năm 2007 là 1,64 vòng. Chỉ tiêu này cho biết vòng quay của vốn huy động, tức là với 1 đồng vốn nhưng nếu càng cho vay, quay vòng nhiều lần thì càng thu được nhiều lợi nhuận, nên chỉ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên, nếu dư nợ cho vay bình quân thấp thì vòng quay vốn tín dụng vẫn có thể cao. Qua các biểu trên ta thấy, mặc dù dư nợ cho vay có xu hướng giảm nhưng tình hình thu nợ của chi nhánh là khá tốt nên vòng quay vốn tín dụng là khá lớn. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ của chi nhánh là bước đầu có hiệu quả. Chỉ tiêu này kết hợp với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn cũng như chất lượng khoản tín dụng tại chi nhánh. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này sẽ cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Hiệu suất sử dụng vốn của NHCT Đống Đa được thể hiện qua biểu sau: Biểu 7: Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 2200 1577 1198 Tổng vốn huy động 3556 3851 4503 Hiệu suất sử dụng vốn 62% 41% 27% Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Từ biểu trên ta thấy, vốn chi nhánh huy động chưa được sử dụng nhiều vào việc cho vay. Trong 3 năm quan sát, hiệu suất sử dụng vốn liên tục giảm, từ 62% năm 2005, còn 41% năm 2006 và chỉ đạt có 27% vào năm 2007. Hiệu suất sử dụng vốn trong 2 năm 2006 và 2007 thấp do chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động có hiệu quả, những đơn vị có nợ quá hạn, kinh doanh thua lỗ, chi nhánh đã không tiếp tục đầu tư vốn tín dụng mà chỉ thu nợ, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ này là chưa tốt vì chưa đảm bảo được tính thanh khoản của ngân hàng và chưa đáp ứng được hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.3 Tình hình nợ quá hạn Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, chúng ta cần xem xét thực trạng nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong vài năm trở lại đây. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh được thể hiện qua biểu sau: Biểu 8: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thời gian Ngắn hạn 24 100 95,49 100 77,87 100 Trung và dài hạn 0 0 0 0 0 0 Theo thành phần KT Quốc doanh 15 62,5 84,03 88 66,2 85 Ngoài quốc doanh 9 37,5 11,46 12 11,67 15 Nợ quá hạn 24 95,49 77,87 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Sơ đồ minh hoạ biểu 8 ( theo thành phần kinh tế) Xét theo thời gian, từ biểu trên ta thấy, qua các năm, nợ quá hạn của chi nhánh đều là ngắn hạn, không có nợ quá hạn là trung và dài hạn. Điều này được lý giải do chi nhánh mới quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn, chưa có sự quan tâm đúng mức tới cho vay trung và dài hạn, quy mô cho vay trung và dài hạn còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Xét theo thành phần kinh tế, tỷ trọng nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm chủ yếu, năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh là 62,5%, năm 2006 tăng mạnh lên 88% và năm 2007, nhờ chi nhánh đã chủ động tăng cường công tác thu hồi nợ nên tỷ lệ này đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức cao chiếm 85% tổng nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh được thể hiện qua biểu sau: Biểu 9a: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ quá hạn 24 95,49 77,87 Tổng dư nợ 2200 1577 1198 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,1% 6,1% 6,5% Nợ xấu 170,1 92,281 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Qua biểu ta thấy, xét về con số tuyệt đối, so với năm 2006, nợ quá hạn đã giảm hẳn từ 95,49 tỷ đồng xuống là 77,87 tỷ đồng năm 2007 ( giảm 17,62 tỷ đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn tăng qua các năm, năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ ở mức 1,1%, năm 2006 tỷ lệ này đã tăng mạnh chiếm 6,1% và năm 2007 là 6,5%. Như đã phân tích ở trên, do công tác đầu tư và cho vay của chi nhánh được coi trọng với định hướng từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, nên tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng giảm. Mặt khác, tốc độ giảm của tổng dư nợ nhanh hơn so với tốc độ giảm của nợ quá hạn vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm vẫn có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ quá hạn phân loại cụ thể theo thời gian và theo thành phần kinh tế được thể hiện qua biểu sau: Biểu 9b: Tỷ lệ nợ quá hạn phân loại theo thời gian và thành phần KT Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ quá hạn 24 95,49 77,87 Theo thời gian 1. Ngắn hạn Nợ quá hạn 24 95,49 77,87 Dư nợ 1500 1083 886 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,60% 8,82% 8,79% 2. Trung và dài hạn Nợ quá hạn 0 0 0 Dư nợ 700 494 312 Tỷ lệ nợ quá hạn 0% 0% 0% Theo thành phần KT 1. Quốc doanh Nợ quá hạn 15 84,03 66,2 Dư nợ 1210 880 658 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,24% 9,55% 10,06% 2. Ngoài quốc doanh Nợ quá hạn 9 11,46 11,67 Dư nợ 990 697 540 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,91% 1,64% 2,16% Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Xét tỷ lệ nợ quá hạn theo kỳ hạn, tỷ lệ nợ quá hạn hầu hết là ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là bởi dư nợ tập trung chủ yếu ở ngắn hạn nên nợ quá hạn ở ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ trung và dài hạn ít nên hầu như là không có nợ quá hạn trung và dài hạn. Chính vì vậy nên tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn qua các năm đều bằng 0%. Tương tự, theo thành phần KT, dư nợ tập trung nhiều ở thành phần kinh tế quốc doanh, do đó nợ quá hạn cũng tập trung phần lớn ở thành phần này, nên tỷ lệ nợ quá hạn ở thành phần kinh tế quốc doanh lớn hơn rất nhiều so với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cũng qua biểu ta thấy, nợ xấu ( bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) của chi nhánh năm 2007 đã được cải thiện rõ rệt, năm 2006 nợ xấu ở mức 170,1 tỷ đồng, năm 2007 xét về con số tuyệt đối đã giảm 77,819 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2007 là công việc giảm nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Vì vậy, chi nhánh đã quyết liệt bằng các biện pháp như phân loại khách hàng, phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng khách hàng và phòng quản lý nợ có vấn đề để áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng như bám sát tình hình hoạt động của các đơn vị, các nguồn tiền về để kịp thời thu nợ, khởi kiện đối với các khách hàng chây ỳ, phối hợp với đơn vị tìm cách bán tài sản thế chấp hoặc làm việc với các sở, ban ngành của thành phố, các tổng công ty để nhờ hỗ trợ trong thu nợ. Nhờ những biện pháp tích cực, trong năm chi nhánh đã thu được 41,366 tỷ đồng nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ ( 7,7%), trong đó có 3,8% đang trong giai đoạn thử thách. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của chi nhánh. 2.2.4 Thực trạng các hình thức tín dụng khác Bên cạnh hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh cũng là một trong những thế mạnh của NHCT Đống Đa. Trong thời gian qua chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành. Kết quả là năm 2005 đánh dấu mức tăng trưởng lớn của doanh số bảo lãnh là 277,579 tỷ đồng, tăng 51,7% so với năm 2004. Nhưng, do hạn chế đầu tư trong lĩnh vực cơ bản và giao thông nên năm 2006 doanh số bảo lãnh phát sinh giảm thấp hơn năm 2005, cụ thể năm 2006 doanh số bảo lãnh phát sinh là 234,63 tỷ đồng chỉ bằng 84,53% so với năm 2005. Tuy nhiên, do chi nhánh đã khắc phục bằng cách đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo lãnh nên đến 31/12/2007 tổng dư bảo lãnh đã đạt 279 tỷ đồng. Xét về cơ cấu bảo lãnh, cơ cấu bảo lãnh của chi nhánh vẫn chủ yếu là các khoản bảo lãnh tín chấp và ký quỹ 5% ( hai loại này chiếm tỷ lệ trên 80% tổng doanh số bảo lãnh). 2.2.5 Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng Thu lãi từ hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng và là kết quả tài chính được quan tâm hàng đầu. Đối với phần lớn các NHTM, thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm bộ phận chủ yếu trong thu nhập và quyết định độ lớn của thu nhập ròng. Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Đống Đa được thể hiện qua biểu sau: Biểu 10: Tình hình thu nhập tại chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thu nhập từ hoạt động TD 200 132 280,81 Tổng thu nhập 270 217 468,017 Tỷ trọng TN từ hoạt động TD 74,1 60,8 60,0 Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa Từ biểu 10 ta thấy, thu nhập từ hoạt động tín của chi nhánh năm 2005 đạt 200 tỷ, năm 2006 giảm xuống còn 132 tỷ nhưng đến năm 2007 đã tăng trở lại đạt 280,81 tỷ đồng. Tuy nhiên, về con số tương đối, thu nhập từ hoạt động tín dụng lại có xu hướng giảm, nếu tỷ lệ này năm 2005 đạt 74,1% thì năm 2007 chỉ đạt 60%, điều này phản ánh đúng hoạt động của chi nhánh trong năm vừa qua, đó là tập trung công tác đầu tư, cho vay theo định hướng nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó cũng ảnh hưởng tới thu nhập từ hoạt động tín dụng nói riêng và thu nhập của ngân hàng nói chung. 2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 2.3.1 Những kết quả đạt được Năm 2007 là năm rất khó khăn của chi nhánh do gánh nặng của nợ xấu và lỗ luỹ kế của năm 2006 lớn. Mặt khác áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên bằng nỗ lực của mình, chi nhánh đã vượt qua khó khăn, hoàn thành được các chỉ tiêu đã đặt ra và cải tiến được chất lượng tín dụng, cụ thể: Chi nhánh đã đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình chu đáo nhằm giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng được khách hàng mới. Nâng cấp, cải tạo quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu, cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng tiện ích nhằm phục vụ tốt hơn và cung cấp dịch vụ ngày càng tốt, thuận lợi hơn cho khách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chi nhánh đã tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn, đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn, qua đó vừa giúp ngân hàng tận dụng tốt được nguồn vốn huy động do tăng vòng quay vốn tín dụng và rủi ro thấp hơn, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, chi nhánh còn quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo, qua đó làm tăng tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần thay đổi kết cấu dư nợ giữa các thành phần kinh tế, đồng thời nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng đã thực hiện theo đúng quy trình của NHCT Việt Nam, hoạt động thẩm định rủi ro độc lập với hoạt động thẩm định cho vay. Qua thẩm định đã giúp các phòng cho vay đúng đối tượng, mục đích vay, góp phần phát hiện những phương án, dự án không khả thi, không hợp lệ để thông báo cho các phòng khách hàng. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro khách hàng không trả được nợ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Công tác thu nợ, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu đã bước đầu đạt được hiệu quả. Nhờ những biện pháp tích cực, chi nhánh đã thu hồi được các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, làm giảm tỷ lệ nợ xấu một cách đáng kể so với năm 2006. Nhờ vậy cải thiện được chất lượng tín dụng của chi nhánh. Mặc dù chi phí từ hoạt động tín dụng cũng tăng lên, song tốc độ tăng không nhanh bằng thu nhập từ hoạt động tín dụng, do vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng xét về con số tuyệt đối vẫn không ngừng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ không những các khoản vay đã thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, có trình độ và tài năng, nhiệt tình trong công tác. Do vậy, không những giúp cho chi nhánh đảm bảo an toàn cho các khoản vay mà còn tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có điều kiện trả nợ ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay. 2.3.2 Những hạn chế về chất lượng tín dụng Mặc dù chi nhánh NHCT Đống Đa được đánh giá là một ngân hàng có chất lượng khá tốt trong thời gian vừa qua, song chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế đó là: Thứ nhất là hoạt động cho vay, hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Chi nhánh mới chỉ quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới các khoản cho vay trung và dài hạn, quy mô cho vay trung và dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nhiều dự án trung và dài hạn mới chỉ dừng lại ở hợp đồng nguyên tắc chứ chưa thực sự dải ngân được. Nên quy mô cho vay còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa.docx