Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

MôC LôC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tác nghiệp trong các Ngân hàng thương mại. 4

1.1.1 Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5

1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro 5

1.1.2.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 7

1.1.3 Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 7

1.1.3.1 Khái niệm về rủi ro tác nghiệp 7

1.1.3.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp 10

1.1.3.3 Hậu quả của rủi ro tác nghiệp 11

1.2 Quản trị rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thương mại 12

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp 12

1.2.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro. 12

1.2.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp 14

1.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong xu thế thời đại ngày nay 14

1.2.3 Nội dung công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại 15

1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tác nghiệp 15

1.2.3.2 Đo lường rủi ro tác nghiệp 18

1.2.3.3 Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro tác nghiệp 19

1.2.3.4 Báo cáo rủi ro tác nghiệp 21

1.2.3.5 Kiểm soát rủi ro tác nghiệp 21

1.2.3.6 Phân bổ vốn cho quản lý rủi ro tác nghiệp. 21

1.3 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng và Tổ chức tài chính quốc tế. Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 27

1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng và Tổ chức tài chính quốc tế. 27

1.3.1.1. Bài học từ sự đổ vỡ của Ngân hàng Barings năm 1995. 27

1.3.1.2. Basel II và vấn đề quản trị rủi ro tác nghiệp. 30

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản tri rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới. 32

1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HANG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETINBANK) 40

2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCTVN 40

2.1.1 Huy động vốn 42

2.1.2. Tín dụng 42

2.1.3 Hoạt động đầu tư 44

2.1.4. Kết quả kinh doanh 45

2.2 Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 45

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống VietinBank 45

2.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của Vietinbank. 50

2.2.2.1. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ. 51

2.2.2.2. Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài 51

2.2.2.3. Dấu hiệu rủi ro liên quan đến sai sót trong tác nghiệp của cán bộ 52

2.2.2.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) 55

2.2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 56

2.2.3.1 Tổ chức bộ máy QLRR tác nghiệp 56

2.2.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank. 61

2.2.4.1 Kết quả đạt được. 61

2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 63

CHƯƠNG III: GIÁI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) 66

3.1 Định hướng quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 66

3.1.1 Định hướng chung về hoạt động và phát triển của VietinBank 66

3.1.2 Định hướng về quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 66

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 68

3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách. 68

3.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tác nghiệp 69

3.2.3 Nguồn nhân lực 71

3.2.4 Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 72

3.2.5 Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro 73

3.2.6 Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện 73

. 3.3 Kiến nghị, đề xuất 74

3.3.1 Kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Bộ ngành có liên quan 74

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 74

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5829 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề xuất áp dụng yêu cầu về vốn công khai tại cột trụ 1 đối với rủi ro tác nghiệp. Đồng thời, đề xuất 3 phương pháp đo lường chủ yếu đối với rủi ro tác nghiệp, đó là: Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản (Một chỉ tiêu áp dụng cho một quy định); Phương pháp chuẩn hóa (Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một quy định); Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao AMA (Các ngân hàng áp dụng mô hình nội bộ). Cột trụ 2 nêu lên những nguyên tắc chủ chốt trong công tác rà soát, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng về quản trị rủi ro và minh bạch hóa. Nguyên tắc 1: NTM cần xây dựng một quy trình đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu vốn an toàn tối thiểu gắn liền với trạng thái rủi ro của mình cùng với chiến lược duy trì mức độ an toàn vốn đó. Nguyên tắc 2: Các cơ quan giám sát an toàn hoạt động của ngân hàng phải giám sát được và đánh giá thường xuyên tính chính xác, phù hợp với cơ chế đánh giá mức độ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng. Trong trường hợp các NHTM không đáp ứng được các yêu cầu quy định về vốn tối thiểu, cơ quan giám sát phải tiến hành các biện pháp phù hợp. Nguyên tắc 3: Cơ quan giám sát phải có đầy đủ các công cụ để bắt buộc NHTM duy trì mức vốn trên mức vốn an toàn thối thiểu. Nguyên tắc 4: Cơ quan giám sát nên sẵn sàng can thiệp sớm nhằm ngăn chặn các NHTM nếu mức vốn an toàn dưới 8%, đồng thời có cơ chế yêu cầu các NHTM phải lập tức bù đắp phần thiếu hụt trong vốn an toàn so với mức vốn tối thiểu quy định. Cột trụ thứ 3 (Nguyên tắc thị trường) nhằm bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn tối thiểu (cột trụ 1) và quy trình rà soát (cột trụ 2). Nguyên tắc thị trường hay quy định công khai thông tin về kết quả và tình trạng hoạt động của NHTM là một biện pháp áp dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ xảy ra các chấn động trong ngân hàng, làm cho môi trường tài chính tiền tệ có sự ổn định nhất định thông qua khả năng có thể dự đoán và minh bạch. Ngân hàng cần phải có hệ thống quy chế và quy định chính thức về công khai thông tin do Hội đồng quản trị ban hành. Hệ thống cơ chế này phải được xây dựng thành văn bản và có hiệu lực trong toàn bộ ngân hàng. Việc áp dụng các quy định Basel II sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với các NHTM trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp. Các quy định này sẽ trở thành những chỉ dẫn cơ bản để một NHTM xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho mình cũng như cơ quan giám sát hoạt động tài chính tiền tệ thực hiện các chức năng: Xây dựng ban hành khuôn khổ luật pháp, thực hiện giám sát, can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ trên cơ sở minh bạch, phát triển bền vững. 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản tri rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới. Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp ngay sau khi Basel II có hiệu lực. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach). Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%). Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRHĐ, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại. Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tác nghiệp, như ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro tác nghiệp, Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp được đưa ra. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể - và đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp. Khung quản trị rủi ro tác nghiệp cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng DBS (Singapore) đã cụ thể hóa khung quản trị trên như sau: Các rủi ro tác nghiệp được phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro tác nghiệp như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro tác nghiệp được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo. 1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua các nguyên tắc của Ủy ban Basel II, và thực tiễn thành công cũng như thất bại của nhiều ngân hàng trên thế giới về quản trị rủi ro tác nghiệp, bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nhằm tăng cường quản trị rủi ro tác nghiệp được tổng kết lại như sau: Thứ nhất, áp dụng triệt để 4 vấn đề chính với mười nguyên tắc vàng về quản trị rủi ro tác nghiệp theo ủy ban Basel (như đã đề cập). Để thực hiện 10 nguyên tắc này, cả NHTM và Ngân hàng Nhà nước đều phải vào cuộc. Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo nguyên tắc 8-9 và giám sát nguyên tắc 10. Đối với NHTM, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tác nghiệp. Hội đồng quản trị phải thuê tư vấn xây dựng khung quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp cho ngân hàng của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị rủi ro tác nghiệp, và hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược quản trị rủi ro tác nghiệp thường bao gồm các vấn đề sau đây: (i) xác định rủi ro tác nghiệp và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp, (ii) mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh); (iii) Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng. Bảng : Khung quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng DBS Nguồn: www.dbs.com.sg Về vấn đề cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp, NHTM cần thành lập, hoàn thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro tác nghiệp là một bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro. Sau đây là ví dụ minh họa về cơ cấu quản trị rủi ro tác nghiệp trong ủy ban quản lý rủi ro. Thứ hai, xây dựng ý thức về quản trị rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro tác nghiệp . Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro tác nghiệp – xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Các chốt kiểm soát về rủi ro tác nghiệp được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro. Thứ ba, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính KRIs (key risk indicators), định lượng hóa rủi ro tác nghiệp theo cách tiếp cận AMA. Kết hợp các chỉ tiêu định tính (tự đánh giá, kiểm tra) và các chỉ tiêu định lượng và tính toán khả năng xảy ra rủi ro (likelihood). Hình 4: Mô hình cơ bản cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp Nguồn: Deusche Bank, 2007 (11) Đối với mỗi quá trình hoạt động, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho ngân hàng…) và khả năng (xét về mặt số lượng sự cố) cho mỗi lần trong 4 nguyên nhân xảy ra rủi ro hoạt động, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất. Các mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra mỗi loại rủi ro được phân công theo tầm ảnh hưởng là cao hay thấp. Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. NHTM sắp xếp theo các điểm từ 1 đến 5 và biểu diễn theo dạng ma trận: Các kết quả thu được là mức độ rủi ro = ( Mức độ ảnh hưởng rủi ro tác nghiệp) x (Khả năng xảy ra sự kiện). Từ mức độ rủi ro được định lượng hóa như trên, NHTM tính toán để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro như sau: Thứ tư, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro tác nghiệp và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tác nghiệp. Các NHTM nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro tác nghiệp. Các NHTM nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất. Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM nhanh chóng hiện thực hóa các khuyến nghị đã đưa ra trong hội thảo của Ngân hàng Nhà nước tháng 1/2009 về rủi ro tác nghiệp về việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của rủi ro tác nghiệp, tránh tình trạng giấu thông tin như về rủi ro tác nghiệp hiện nay tại các NHTM. Những thông tin cốt lõi cung cấp ngân hàng dữ liệu tổn thất bao gồm: (i) Tổng số tiền thiệt hại (trước khi được khôi phục), (ii) Trợ cấp bảo hiểm và những khôi phục khác, (iii) Loại rủi ro tương ứng, (iv) Lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất, (v) Ngày, tháng xuất hiện biến cố và khám phá sự kiện, (vi) Nguyên nhân của sự kiện. Bảng 1. Ví dụ minh họa về một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tác nghiệp chính Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) Gian lận Số lượng gian lận nội bộ Số lượng gian lận bên ngoài. Khiếu nại và tranh chấp của khách hàng Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp. Số lượng báo cáo khiếu nại vượt quá X ngày. Các vị trí bỏ trống Tỷ lệ phần trăm nhân viên bỏ trống. Số lượng các vị trí bỏ trống hơn X ngày. Chính sách sản phẩm Số sản phẩm đưa ra nhưng không hoàn thành đúng chương trình sản phẩm. Số sản phẩm được triển khai quá chậm. Lỗi, sai sót Số lượng tiền mặt thừa thiếu. Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót. Số vi phạm quá giới hạn. Xử lý giao dịch. Khối lượng giao dịch, Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý. Cộng nghệ thông tin Số lượng và độ dài thời thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch. Số lượng và độ dài thời thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch. Vi phạm quy định. Số lượng vi phạm, phạt/ cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/ luật pháp Nguồn: KPMG International 2007 Thứ năm, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng dụng cho rủi ro tác nghiệp ít nhất cần bao gồm (i) Nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), (ii) Tập trung đánh giá trên mọi phạm vi kinh doanh (xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tư, sự tập hợp và sự so sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro hoạt động báo cáo cho Hội đồng quản trị (iii) Tập trung và/hoặc phân cấp quản lý. Hình 5: Ma trận rủi ro Nguồn: KPMG International 2007 Bảng: Kế hoạch kiểm soát rủi ro hoạt động cơ bản Mức độ rủi ro Kế hoạch hành động. 1-4 Mức thấp Những kiểm soát nhanh chóng, dễ dàng phải được thực hiện ngay lập tức và tiếp tục cho các kế hoạch hành động khi các nguồn lực cho phép. Giám sát bảo đảm duy trì kiểm soát. Quản lý thông qua các thủ tục thông thường. Cải tiến về kinh tế những nơi có thể. Báo cáo rủi ro phải được hoàn tất. 5-8 Trung bình Các kế hoạch nhằm giảm bớt rủi ro, nhưng chi phí của công tác phòng chống có thể được hạn chế. Đánh giá rủi ro và thực hiện những hành động thích hợp. Các hành động phải được kiểm soát. Báo cáo rủi ro phải được hoàn tất, rủi ro phải được theo dõi. 9-12 Đáng kể Trường hợp các rủi ro liên quan đến công việc đang tiến hành thì việc đánh giá rủi ro càng sớm càng tốt để đảm bảo sự an toàn của công việc, của hoạt động kinh doanh. Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong giới hạn rủi ro chấp nhận được, liên hệ với người quản lý rủi ro về những hoạt động đó, để giảm thiểu bớt rủi ro. Báo cáo sự cố phảo được hoàn thành, và sự cố được đưa vào theo dõi. 15-25 Nghiêm trọng Không hoạt động cho đến khi việc đánh giá rủi ro đã được hoàn thành để đảm bảo an toàn của hoạt động kinh doanh, nếu không thể giảm thiểu, loại bỏ thì phải thông báo ngay lập tức với giám đốc, người quản lý, quản trị rủi ro. Báo cáo sự cố phải được hoàn tất và sự cố được đưa vào theo dõi. Nguồn: KPMG International 2007 Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro tác nghiệp bên ngoài, xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro tác nghiệp. Giải pháp cơ bản cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba (ví dụ thông qua bảo hiểm); tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro rủi ro tác nghiệp bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HANG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETINBANK) 2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCTVN Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, với các đặc trưng sau: Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hoạt động kinh doanh tiền tệ - Tín dụng thanh toán, dịch vụ ngân hàng Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 150 chi nhánh và 793 quỹ tiết kiệm và phòng giao dịch ( tính đến hết năm 2009) Có 4 Công ty hạch toán độc lập là: Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên , Công ty Chứng khoán ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBankSc), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ NHCT – Bảo ngân và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. NHCT Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, Master quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam Không ngân hàngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm cao, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm: “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại”. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 đạt 174.662 tỷ đồng. Vốn tự có hơn 10.800 tỷ đồng Dư nợ cho vay đầu tư đến 31/12/2008 đạt 180.392 tỷ đồng. Bảng 2.1. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2005-2008 Nguồn NHCTVN Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tổng TS 115.765.970 135.442.520 166.112.971 187.948.000 243.785.000 NV HĐ Trong đó TG của KH 108.605.615 (84.387.013) 126.624.192 (99.683.408) 148.240.000 (125.803.000) 174.662.000 115.792.000 220.591.000 Vốn CSH 4.999.839 5.607.022 10.646.000 10.800.000 12.572.000 Tổng dư nợ cho vay 103.405.483 125.088.497 153.434.000 180.392.000 163.170.000 LN sau thuế 423.093 599.639 1.450.000 1.563.000 ROA 0,39% 0,48% 0,84% 0,83% 1.53% ROE 8,82% 11,31% 13,60% 14,47% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 6,07% 5,18% 11,62% 12% 2.1.1 Huy động vốn Với phương châm hoạt động của NHTM là “Đi vay để cho vay” NHCT Việt Nam đã chú trọng đến công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động tiền gửi dân cư. Từ khi mới thành lập, nguồn tiền gửi chỉ có trên gần 500 tỷ đồng, trong đó nguồn tiền gửi dân cư chiếm 363 tỷ đồng. Đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động của NHCT Việt Nam đã lên tới 174.662 tỷ đồng ( năm 2009 là 220 nghìn tỷ đồng) trong đó nguồn tiền gửi dân cư chiếm 66.913 tỷ đồng. Qua số liệu trên nguồn vốn huy động của NHCT Việt Nam tăng trưởng mạnh và nhanh chóng. Đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư. Từ những năm 2004 trở về trước NHCTVN luông đứng đầu về mặt huy động vốn chiếm tỷ lệ 22% trên tổng huy động vốn của các NHTM. Đạt được tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn như vậy là do NHCTVN có uy tín với khách hàng, có mạng lưới huy động rộng khắp các tỉnh, thành của cả nước. Giao dịch viên của NHCTVN có phong cách phục vụ khách hàng văn minh lịch sự tận tình và có chính sách khách hàng tốt. Một vấn đề quan trọng nữa là NHCTVN luôn đa dạng hóa sản phẩm huy động và huy động trên nhiều kênh khác nhau: Như huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế huy động tiền gửi qua việc mở tài khoản thanh toán của các tổ chức, tiền gửi của kho bạc, huy động tiền gửi qua việc phát hành thẻ ATM, việc trả lương tự động qua ATM, huy động tiền gửi qua kênh huy động vốn tại khu vực dân cư, phát hành giấy tờ có giá. Bên cạnh đó VietinBank cũng chú trọng thu hút và khai thác nguồn vốn ODA như nguồn vốn JBIC, dự án tiết kiệm năng lượng và nhiều nguồn vốn khác. 2.1.2. Tín dụng Tín dụng là một trong những loại hình dịch vụ truyền thống của các ngân hàng. Cách đây gần chục năm thì nguồn thu của các ngân hàng thương mại chủ yếu là thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng. VietinBank trong những năm qua đã đầu tư với lượng lớn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam. Rất nhiều dự án lớn, các công trình trọng điểm đã được NHCTVN đầu tư. Hai mươi năm qua, đồng vốn của NHCTVN đã có mặt trên mọi lĩnh vực, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. NHCTVN đã đầu tư vào lĩnh vực dệt may để xuất khẩu hàng hóa, đầu tư cho ngành đóng tàu, đống những con tàu có trọng lượng lớn trên 11000 tấn góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành đóng tàu của Việt Nam. Đồng vốn của NHCTVN đưa ngành thủy sản của nước ta ngày một lớn mạnh. Sản phẩm tôm và cá ba sa được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Đối với ngành Giao thông, NHCTVN đã ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực này qua những công trình nổi tiếng như Cầu Mỹ Thuận. Ngành xây dựng đã dùng vốn của NHCTVN xây dựng được nhiều khu chung cư và nhà máy. NHCTVN đã tham gia nhiều dự án lớn thuộc các ngành kinh tế quan trọng như: Dự án xây dựng lại nhà máy điện Uông Bí, Dự án thủy điện Sông Tranh2 và Đa Dâng với ố tiền 1860 tỷ, ký hợp đồng tín dụng cam kết cho vay 5000 tỷ công trình Thủy điện Sơn La. Dự án vệ tinh viễn thông Vinasat có tổng mức đầu tư 108 triệu USD, dự án xi măng Bỉm Sơn tổng đầu tư hơn 4000 tỷ đồng… Trong những năm gần đây, nhu cầu của người dân về vốn để sản xuất kinh doanh và phục vụ mua sắm hàng tiêu dùng rất nhiều nắm bắt được nhu cầu đó NHCTVN đã chú trọng phát triển dihcj vụ cho vay đối tượng là khách hàng cá nhân. Bao gồm các dịch vụ cho vay: Cho vay kinh doanh, sản xuất Cho vay phát triển kinh tế gia đình Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác Cho vay tiêu dùng Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy…) Trong danh mục các khoản tín dụng của NHCTVN ngày một đa dạng. Tổng dư nợ ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2009Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCTVN đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,11%. Đồng thời với sự tăng trưởng của tín dụng, năm 2009 cũng là năm thành công của cả hệ thống VietinBank trong việc đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược HĐQT đề ra. Kết quả chất lượng tín dụng của VietinBank đã nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2009 là 1,02% ( năm 2008 là 3,29%), nợ xấu ở mức 0,61% ( năm 2008 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong các năm gần đây NHCTVN đã phát triển mạnh các loại dịch vụ ngoài các dịch vụ truyền thống đó là: Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Dihcj vụ ngân hàng thu phí, dịch vụ Chi trả kiều hối. NHCTVN còn phát triển rất đa dạng dịch vụ ngân hàng mới như: Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ trả lương qua máy ATM, dịch vụ phát hành thẻ, dịch vụ trả tiền kiều hối tại nhà. Dịch vụ SMS Banking cho phép khách hàng tra cứu thông tin về số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, lãi suất, tỷ giá, địa chỉ máy ATM, nhận thông báo số dư biến động tài khoản của mình… qua điện thoại di động thông qua hệ thống tin nhắn SMS. Dịch vụ Vntopup cho phép chủ thẻ ATM trích tiền từ tài khoản để nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước thông qua hệ thống tin nhắn SMS; Dịch vụ Mobile Banking… 2.1.3 Hoạt động đầu tư Về hoạt động đầu tư trên thị trường liên ngân hàng: Đến 31/12/2009, đầu tứ trên thị trường liên ngân hàn của VietinBank đạt 25.045 tỷ đồng, tăng 31,6% so với năm 2008, trong đó, tiền tệ và ngoại tệ gửi tại các tổ chức tín dụng khác đạt 22.499 tỷ đồng và cho vay các tổ chức tín dụng khác là 1.546 tỷ đồng Về đầu tư chứng khoán: Tổng đầu tư vào chứng khoán năm 2009 là 39.276 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào chứng khoán nợ ( bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô, kỳ phiếu. trái phiếu của tổ chức tín dung, tổ chức có uy tín) là 39,10 tỷ đồng và chứng khoán là 173 tỷ đồng. Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: Đến 31/12/2009, tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 1.464 tỷ đồng, tăng 61,3% so với năm 2008. Vốn góp được đầu từ vào một số tổ chức kinh tế uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. 2.1.4. Kết quả kinh doanh NHCTVN luôn đi tiên phong trên mọi lĩnh vực nên kết quả kinh doanh rất tốt. Năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau: Bảng 2.3. Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ qua các năm Nguồn NHCTVN Đơn vị: triệu VNĐ Danh mục Lợi nhuận Năm 2005 Lợi nhuận Năm 2006 Lợi nhuận Năm 2007 Lợi nhuận Năm 2008 Thu từ CV Tín dụng 344.805 557.307 1.091.429 1.538.110 Thu từ DV 170.179 272.684 437.656 571.597 Tổng LN 514.984 829.991 1.529.085 2.109.707 2.2 Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống VietinBank Công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của VietinBank dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc VietinBank Quản trị rủi ro tác nghiệp là một công việc còn khá mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, do vậy cho đén thời điểm này chưa có một văn bản pháp lý chính thức quy định về quản trị toàn bộ rủi ro tác nghiệp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các nhà hoạc định chính sách cũng đã thấy được tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, bắt đầu từ năm 2005 đã có một số văn bản quy định liên quan đến một số vấn đề trong quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại, cụ thể các văn bản sau: Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “ Quy chế về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. Quy định này khống chế các tỷ lệ về vốn, sử dụng vốn để các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quy định này yêu cầu các Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn sau: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: VCSH/TTSC ≥ 8% Giới hạn tín dụng đối với khách hàng Tỷ lệ về khả năng chi trả Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Giới hạn góp vốn mua cổ phần Việc đặt ra các giới hạn này nhằm mục đích làm cho các Tổ chức tín dụng chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép, phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát được rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Chính phủ về “Phòng chống rửa tiền”; Văn bản số 281/NHNN-TTR ngày 30/6/2006 của NHNN về việc “Hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung của nghị định số 74”. Nghị định này đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa chung Các biện pháp nhận biết khách hàng Đưa ra cac mức giao dịch phải báo cáo Các dấu hiệu của giao dịch bị coi là đáng ngờ Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền Thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin Nghị định này quy định c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan