Khóa luận Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)

Có thể nói, giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó quyết định tốc độ và chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về vai trò của giáo dục - đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) khẳng định: "Giáo dục - đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học, trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng" [4, tr. 21]. ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao của các tỉnh miền núi đến nay đã có mạng lưới rộng khắp các trường tiểu học. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là, trong những năm gần đây, công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Cơ sở vật chất trong ngành giáo dục rất thiếu thốn, nhiều nơi xuống cấp tới mức báo động: trường không ra trường, lớp không ra lớp, bàn ghế thiếu thốn. Còn nhiều xã, nhiều bản ở vùng núi cao chưa có trường hoặc chưa có lớp học. Nhiều lớp học ở vùng cao thậm chí chỉ là 4 cột nhà và mái lợp, xung quanh không có phên che, tường chắn, bàn ghế là những cây tre ghép lại mà thành.

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5641 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm lo đến việc giáo dục thế hệ trẻ, mở mang dân trí, coi đó như là một điều kiện hết sức quan trọng để giải phóng con người, làm cho mỗi con người thực sự được tự do và bình đẳng. Người viết: "Mọi người Việt Nam muốn hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ" [16, tr. 36]. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc: "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" vấn đề giáo dục đã trở thành một mặt trận quan trọng. Bởi vì: "Dốt nát cũng là kẻ địch, địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt tấn công ta về mặt tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân" [17, tr. 50]. Theo Hồ Chí Minh, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay cho tương lai đất nước là vì lợi ích trăm năm của dân tộc, lợi ích lâu dài của đất nước. Tương lai của đất nước phụ thuộc vào giáo dục, vào việc mang lại văn hóa cho mỗi người, trước hết là cho thế hệ trẻ. Từ chỗ xác định vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục đào tạo Người đã khai sinh ra nền giáo dục mới, tiến bộ, một nền giáo dục khoa học, dân tộc, nhân dân, đại chúng. Người xác định rất rõ mục tiêu của giáo dục - đào tạo: Học để làm việc, làm người làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại. Học để tin tưởng; học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để hành, học tốt để lao động cho tốt; để xây dựng nền công nghiệp và nông nghiệp tiên tiến... Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư t ưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo con người mới và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, cũng như những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để nhằm không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đứng trước những thời cơ và thử thách mới, một câu hỏi đặt ra và phải làm gì, làm thế nào để đưa đất nước phát triển mạnh, tránh nguy cơ tụt hậu. Đảng ta đã xác định: lấy phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ làm khâu đột phá, và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện đất nước. Hội nghị Ban chấp hành trung ương II (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo phát huy nguồn lực con người, yếu tố để phát triển nhanh bền vững [4, tr. 19]. 1.2.2. Vai trò của công tác giáo dục - đào tạo trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số Thứ nhất, giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trong những năm gần đây, các vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta đã có bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực. Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường... Tuy vậy những thành tựu này mới chỉ là những bước khởi đầu. Xét về cơ bản, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển so với các vùng và khu vực khác trong cả nước. Đặc biệt ở các tỉnh vùng cao phía Bắc, nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc thiểu số, địa thế núi non hiểm trở, điều kiện thiên nhiên phức tạp, khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thêm vào đó đồng bào các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế trong việc nhận thức đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó dẫn đến việc triển khai, thực hiện gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Thực trạng này có một nguyên nhân cơ bản là trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao còn thấp. Vì vậy công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao là một trong những công tác có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số hiện, nhằm đưa vùng này tiến kịp và hòa nhập với các vùng khác trên đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi vùng cao. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách: Một là, đầu tư phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao phải căn cứ vào vị trí địa lý và tình hình phân bố dân cư ở khu vực này. Cụ thể như: Hệ thống trường, lớp phải được đưa đến tận bản và coi đây như là một trung tâm văn hóa - giáo dục bản làng, với mục tiêu thiết thực xóa nạn mù chữ. Hai là, thực hiện chính sách trợ cấp toàn diện cho giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi cao, trước hết, cần thực hiện tốt nội dung "hỗ trợ người nghèo về giáo dục". Cần ưu tiên phần lớn kinh phí cho các tỉnh miền núi, vùng cao nhằm tạo điều kiện cho các em nghèo được đi học, kích thích nhu cầu tới trường của các em. Ba là, xây dựng và phát triển hơn nữa hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, khuyến khích các con em dân tộc ít người đi học. Tạo điều kiện cho các em học tập tốt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bổ sung và đào tạo giáo viên nhiệt tình, chuyên môn cao. Bốn là, đầu tư vào dạy song ngữ cho học sinh. Đây là một việc khó khăn, song nó giúp bảo tồn và phát huy văn hóa của từng dân tộc, mặt khác nó giúp cho việc học chữ quốc ngữ hiệu quả hơn. Năm là, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên hiện đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít người, thường xuyên tổ chức đào tạo lại đội ngũ này. Sáu là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động được tối đa số lượng người tham gia học tập, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người. Phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các lực lượng và tổ chức xã hội. Một mặt, phát triển giáo dục và nâng cao dân trí ở các vùng đó phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo... mặt khác phải đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, có chế độ thỏa đáng đối với giáo viên và học sinh nhằm khuyến khích cả thầy lẫn trò tham gia vào quá trình giáo dục, góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là thực hiện tốt nghị quyết Trung ương 2 của Đảng (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo theo tinh thần: "Cùng với xã hội chủ nghĩa, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu" - Thứ hai: Giáo dục đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, xem cán bộ là cái gốc của mọi việc. Do vậy việc đào tạo những cán bộ vừa giỏi chuyên môn, vừa vững về chính trị là rất cần thiết. Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo không những nhằm nâng cao dân trí mà còn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhất là ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đề ra chính sách cho đúng. Ngoài ra cán bộ là người hướng dẫn nhân dân và quản lý địa phương làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, chấp hành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đồng thời là người triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh biên giới, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết các dân tộc... Cán bộ còn là người đi đầu tuyên truyền và động viên đồng bào các dân tộc xóa bỏ những tập tục, tập quán lạc hậu đã tồn tại lâu đời và giúp đồng bào phòng chống các tệ nạn xã hội và các tư tưởng phản động bên ngoài. Cán bộ là lực lượng đảm bảo sự đoàn kết giữa các dân tộc, chống lại các tư tưởng dân tộc lớn, tự ti dân tộc. Cán bộ còn là những người lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đồng bào để từ đó có chính sách thích hợp. Cán bộ ngoài việc tổ chức, vận động quần chúng thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. còn là lực lượng kiểm tra và đôn đốc đồng bào thực hiện các chính sách đó. Ngoài ra cán bộ còn giúp đồng bào học tập, mở mang kiến thức, giúp đồng bào trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Mấy chục năm qua, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã trưởng thành và phát triển không ngừng, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay, đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đã có mặt trong hệ thống chính trị, các tổ chức khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa... từ Trung ương đến cơ sở, với hơn 130 nghìn người trên đại học, một số người được phong hàm giáo sư, phó giáo sư, hơn 13.000 người có trình độ đại học và cao đẳng, 78.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và trên 100.000 công nhân kỹ thuật [10, tr. 116]. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn một số bất cập và hạn chế như: + Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ học vấn, chuyên môn giỏi là người dân tộc thiểu số làm việc tại các ngành Trung ương, địa phương còn quá ít. Cán bộ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực tài chính, giao thông, y tế... còn thiếu rất nhiều. Cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số ở cấp xã, trình độ học vấn còn rất hạn chế, tỷ lệ cán bộ cấp huyện, tỉnh giảm dần do đời sống gia đình khó khăn và cơ cấu dân số thay đổi. Tình trạng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn thấp, nguồn sống chính của các đồng bào vẫn là nông nghiệp, sản xuất các ngành nghề đem lại mức tự cấp, tự túc và hầu như không phát triển được trong xã hội hiện đại. Công nghiệp phát triển chậm. Vì không có người hướng dẫn đồng bào tiếp thu và ứng dụng các thành tựu mới trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nên thực trạng kinh tế của các vùng nông thôn miền núi vẫn mang tính chất cổ truyền. Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn rất lạc hậu và còn nhiều phong tục, tập quán cổ hủ. Vì thiếu cán bộ tuyên truyền nên đồng bào chưa thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước... Để khắc phục tình trạng trên Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng. Chỉ thị 216 từ ngày 30-1-1975 của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa III về chính sách cán bộ miền núi khẳng định: "...Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp chung của nhân dân, cách mạng miền núi là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, của cả dân tộc Việt Nam. Phải có đội ngũ cán bộ đông đảo bao gồm đủ các dân tộc, thì mới phát động được nhân dân các dân tộc, thể hiện trên thực tế sự bình đẳng về chính trị, thiết thực tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc". Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc từ Trung ương đến cơ sở, theo nhu cầu của từng loại cán bộ trong từng thời kỳ, đảm bảo mục tiêu chiến lược cán bộ chung của cả nước. Trong quy hoạch phát triển cán bộ dân tộc thiểu số phải có trọng điểm, đội ngũ cán bộ người Kinh lên công tác ở miền núi, đó là yêu cầu khách quan, thể hiện sự giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. Ngược lại cũng cần có kế hoạch điều động, chuyển một số cán bộ dân tộc thiểu số đến công tác ở cơ quan Trung ương và ở các tỉnh, huyện đồng bằng. Cần sớm xây dựng cơ chế và chính sách cụ thể để bồi dưỡng, động viên những người có uy tín ở thôn, bản như già làng, trưởng họ, trưởng bản, những người đủ tiêu chuẩn thì đưa họ vào đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị. Và cần có chế độ và chính sách thỏa đáng sẽ thu hút và ổn định đội ngũ cán bộ ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi là những vùng chiến lược quan trọng và có nhiều tính đặc thù. Để thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị, có đạo đức cách mạng, có kiến thức là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này, giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng. - Thứ ba: Giáo dục đào tạo nhằm từng bước xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Con người với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội, chủ thể sáng tạo lịch sử nên con người luôn là người đại diện cho chất lượng và trình độ trí tuệ mới. Với tư cách ấy, con người đã được đặt ở vị trí cao nhất của sự phát triển xã hội, của tiến bộ lịch sử, thế giới tinh thần của con người được coi là tinh hoa của lịch sử văn minh, văn hóa, là giá trị của mọi giá trị, là cội nguồn của mọi sự phát triển. Vì vậy, từ những buổi đầu tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người, của mọi nhà đã được, Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng, đã luôn nhắc nhở Đảng ta, căn dặn mỗi chúng ta là: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh" "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" và "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Quán triệt quan điểm đó của Đảng và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, ở nước ta cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc từng bước xây dựng con người mới XHCN là đòi hỏi cấp bách. Bởi vì, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình xây dựng con người mới XHCN cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển. Vì vậy chủ động, tích cực xây dựng con người Việt Nam hiện đại từ con người cũ, những con người mang theo những "vết tích của xã hội cũ đã đẻ ra nó" về mọi phương diện: Kinh tế, đạo đức, trí tuệ. Nói chủ động, tích cực là nói tới việc tổ chức và lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển con người hiện đại một cách tự giác, gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Con người mới XHCN không thể hình thành bên ngoài CNH, HĐH, tách rời khỏi thực tiễn đấu tranh cách mạng. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH chúng ta phải tạo mọi điều kiện, thu hút tối đa quần chúng tham gia vào hoạt động cách mạng, đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi thành viên phát triển tài năng sáng tạo và lợi ích của xã hội, của bản thân mình. Thông qua đó, những lớp người mới, hiện đại, với những phẩm chất mới được hình thành và phát triển. Vì thế, xây dựng con người mới XHCN có phẩm chất, năng lực nhất thiết phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Con người mới XHCN phải phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Con người có ý thức lao động mới là con người có tri thức khoa học, con người năng động, lời nói đi đôi với việc làm... Đảng ta đã định hướng phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới là xây dựng con người Việt Nam với những đức tính sau: "Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực" [5, tr. 58 - 59]. Để thực hiện được mục tiêu trên, giáo dục - đào tạo đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi giáo dục - đào tạo không chỉ là lực lượng hàng đầu để phát triển kinh tế, mà còn tạo ra nhân cách con người và có ảnh hưởng lớn đến thể lực, trí lực và đạo đức của con người. Nó có tác dụng trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy, nếu phát triển con người và từng bước xây dựng con người mới XHCN là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo để hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thì giáo dục đào tạo phải thực sự là "quốc sách hàng đầu". Chương 2 Công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Thực trạng và giải pháp (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) Các tỉnh vùng cao và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, trong đó có 6 tỉnh vùng cao là: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La và 8 tỉnh miền núi là: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang. Đây là vùng kinh tế sinh thái lớn, có vị trí chiến lược, là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân các dân tộc, các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục - đào tạo. Chất lượng giáo dục cả trong dạy và học đã được nâng cao rõ rệt. Giáo dục mầm non từ chỗ hầu như không phát triển hoặc chỉ phát triển ở các thị trấn, thị xã, thì nay đa số vùng cao đã có lớp mẫu giáo, nhóm trẻ gắn với trường tiểu học. Tất cả các xã đều có trường tiểu học, số bản "trắng" về giáo dục tiểu học hầu như không còn. Phần lớn các xã và cụm xã có trường trung học cơ sở. Huyện nào cũng có ít nhất một trường phổ thông. Bên cạnh đó còn có hàng trăm trường bán trú dân lập hoặc trường nội trú dân nuôi tại xã và cụm xã. Hệ thống cơ sở vật chất của các trường cấp xã, huyện đều được tăng cường đáng kể và trở thành các hạt nhân đối với phong trào xây dựng văn hóa, nông thôn mới ở miền núi. Đội ngũ giáo viên đã được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ phải chờ sự chi viện giáo viên từ các tỉnh miền xuôi, nay nhiều tỉnh đã tự túc được giáo viên do tỉnh nào cũng có trường trung cấp sư phạm để đào tạo giáo viên tiểu học, nhiều tỉnh có trường cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên, nằm trong tình trạng chung của miền núi, kinh tế các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất mang tính tự nhiên, du canh du cư và phát nương làm rẫy. Đường giao thông do địa hình hiểm trở, chia cắt nên còn nhiều khó khăn, gây trở ngại cho đầu tư phát triển tại khu vực này cũng như cho sinh hoạt của đồng bào. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đào tạo. 2.1. Thực trạng công tác giáo dục - đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay 2.1.1. Hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo còn thấp Học sinh là những chủ nhân tương lai quyết định sự phát triển của đất nước, cho nên việc đầu tư để có được đội ngũ trí thức có chất lượng, nhất là trong thời đại khoa học - công nghệ, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Riêng đối với các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mặc dù được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và các cấp, nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn nên công tác giáo dục - đào tạo kết quả đạt được vẫn chưa cao. Năm học 1998 - 1999 chỉ tính riêng bậc tiểu học, ở khu vực miền núi phía Bắc những tỉnh có hiệu suất đào tạo dưới 50% là: Hà Giang 21,76%, Lai Châu 37,6%, Sơn La 42,67%, Cao Bằng 47,33% [10, tr. 254]. Tuy số lượng học sinh hàng năm tăng lên đáng kể, số học sinh giỏi đạt giải quốc gia cũng tăng, nhưng chất lượng như vậy vẫn chưa cao, bởi số học sinh thi vào trường chuyên, lớp chọn và thi đỗ vào Đại học vẫn ở mức hạn chế, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: công tác quản lý của hiệu trưởng các trường, của các phòng giáo dục huyện, thị, của trường sư phạm, chất lượng giảng dạy của thầy, điều kiện phục vụ cho việc học tập và sự cố gắng chăm chỉ của trò, chất lượng tuyển sinh đầu vào của các lớp... dẫn tới nhiều học sinh, nhất là học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn yếu. Do điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi còn chưa phát triển, cho nên cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn còn đầu tư ở mức hạn chế. Bên cạnh đó đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, do vậy để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giáo dục là một thách thức lớn. Tình trạng lớp học ghép, lớp học dồn, lớp học ca ba... làm cho học sinh tiếp thu kiến thức rất khó khăn. Đồng thời việc dạy của thầy cũng không kém phần vất vả. Vì trong một lớp học ghép tất nhiên sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau, dẫn đến việc tiếp thu tri thức cũng khác nhau. Mặt khác, do trình độ học sinh trong một lớp khác nhau, người học lớp 1, người học lớp 2... cho nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải truyền đạt rất nhiều kiến thức trong một tiết dạy, do đó mà giáo viên không thể chú ý đến từng học sinh, đặc biệt là những học sinh khá, giỏi hoặc yếu, kém để có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm đem lại kết quả cuối cùng là chất lượng học sinh cao. Cũng do điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên học sinh vừa phải đi học lại phải tranh thủ làm thêm phụ giúp gia đình, ngoài giờ đi học học sinh còn phải lên rừng kiếm củi, bẻ măng, săn thú... thậm chí còn bỏ học nếu trong nhà hôm nay chưa có củi đun, chưa có thức ăn. Chính đặc điểm này đã dẫn đến chất lượng giáo dục của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn thấp, vì học sinh hôm nay bỏ học thì ngày mai đến lớp giáo viên không có điều kiện giảng lại cho học sinh đó, mỗi lần như vậy là mỗi lần hổng kiến thức, như vậy hiệu quả giáo dục thấp là điều không tránh khỏi. Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề đặt ra nếu không nâng cao được tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Bởi như chúng ta đã biết, giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục, có được kết quả như thế nào là tùy thuộc vào vai trò của người giáo viên. Học sinh sẽ có hứng thú học tập nếu người thày luôn đưa ra những tri thức mới để học sinh tự tìm tòi, khám phá làm phong phú vốn hiểu biết. Tình trạng học sinh lớp 2 chưa thuộc hết bằng chữ cái, học sinh lớp 4, lớp 5 chưa đọc thông, viết thạo vẫn còn rất phổ biến. Tỷ lệ học sinh ở các vùng cao bỏ học còn diễn ra rất nhiều. Theo điều tra sơ bộ năm 1999, ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang, tỉnh Hà Giang số người mù chữ là 64%, số dân chỉ học hết cấp I là 28%, riêng dân tộc Cơ ho ở Hà giang chưa có ai học đến trung học chuyên nghiệp, các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa của Cao Bằng có số người mù chữ chiếm tới 20%, số học sinh học hết cấp I là 36,7%, học hết cấp III chỉ có 13,3%. Những số liệu trên nói chung chỉ thể hiện ở diện rộng, còn đi vào từng bản làng ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, tỷ lệ mù chữ của người dân còn cao hơn rất nhiều, chẳng hạn số người H'Mông còn mù chữ ở Sơn La là 86,93% - 96%. (Số liệu điều tra của Viện CNXHKH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tháng 3-1999). Do đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để con em họ đi học, hoặc do trường lớp quá xa so với địa bàn cư trú, nên việc đi lại không được thuận lợi. Giáo viên có nơi phải quyên góp tiền, đến tận nhà trao sách, vở, bút... động viên học sinh đi học, nhưng cũng chỉ được một thời gian, sau đó tình trạng bỏ học vẫn tiếp tục diễn ra. Một phần do dân cư ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, cho nên nhiều gia đình, bố mẹ còn tư tưởng cổ hủ, lạc hậu nghĩ rằng: học chỉ để biết cái chữ là được rồi, ở nhà đi cày, đi cuốc, lên nương làm rẫy còn có miếng cơm mà ăn... do đó làm nhụt chí học tập của học sinh, họ không còn hứng thú đến trường nữa. Vì vậy tỷ lệ học sinh mù chữ và có trình độ học vấn thấp là tất yếu. Nhìn chung, hiệu quả giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trên cả nước nói chung. Vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết làm sao để nâng cao hiệu quả giáo dục, tiến tới mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.2. Thiếu trường, lớp, giáo viên còn diễn ra ở các làng bản, vùng cao, vùng sâu, vùng xa Có thể nói, giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó quyết định tốc độ và chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về vai trò của giáo dục - đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) khẳng định: "Giáo dục - đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học, trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng" [4, tr. 21]. ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao của các tỉnh miền núi đến nay đã có mạng lưới r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan tot nghiep.doc
  • docBia 1.doc
  • docTom tat.doc
Tài liệu liên quan