MỤC LỤC
1
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM TẮT NỘI DUNG 2
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 9
1.1 CÁC KHÁI NIỆM TRONG TOÁN HỌC 9
1.1.1 Số nguyên tố và nguyên tố cùng nhau 9
1.1.2 Hàm Euler 9
1.1.3 Đồng dư thức 10
1.1.4 Không gian Zn và Zn* 11
1.1.5 Khái niệm phần tử nghịch đảo trong Zn 11
1.1.6 Khái niệm nhóm 12
1.1.7 Các phép tính cơ bản trong không gian modulo 13
1.1.8 Hàm một phía và hàm một phía có cửa sập 13
1.1.9 Độ phức tạp tính toán 15
1.2 HỆ MÃ HÓA 16
1.2.1 Khái niệm mã hoá 16
1.2.2 Hệ mã hoá đối xứng 16
1.2.3 Hệ mã hoá công khai 18
1.3 CHỮ KÝ SỐ 20
1.3.1 Khái niệm chữ ký số 20
1.3.2 Các loại chữ ký số 22
1.3.2.1 Chữ ký RSA 22
1.3.2.2 Chữ ký một lần 23
1.3.2.3 Chữ ký mù 24
1.3.2.4 Chữ ký nhóm 26
1.3.2.5 Chữ ký mù nhóm 27
1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 28
1.4.1 Chứng chỉ số 28
1.4.2 Đại diện thông điệp 29
1.4.3 Giao thức cắt và chọn (Cut and Choose) 30
1.4.4 Giao thức chia sẻ bí mật (Secret Spliting) 30
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TỪ XA 31
2.1 GIỚI THIỆU VỀ THANH TOÁN TỪ XA 31
2.1.1 Khái niệm thanh toán từ xa 31
2.1.2 Các mô hình thanh toán 32
2.1.2.1 Mô hình trả sau 32
2.1.2.2 Mô hình trả trước 34
2.1.3 Thanh toán trực tuyến và thanh toán ngoại tuyến 35
2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TỪ XA 36
2.2.1 Thanh toán bằng các loại thẻ 36
2.2.2 Thanh toán bằng séc điện tử 37
2.2.3 Thanh toán bằng tiền mặt điện tử 38
2.3 ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN TỪ XA 39
Chương 3. CÁC GIAO THỨC THANH TOÁN BẰNG TIỀN ĐIỆN TỬ 40
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ 40
3.1.1 Khái niệm tiền điện tử 40
3.1.2 Cấu trúc tiền điện tử 40
3.1.3 Phân loại tiền điện tử 41
3.1.4 Tính chất của tiền điện tử 42
3.2 CÁC GIAO THỨC VỚI TIỀN ĐIỆN TỬ 44
3.2.1 Các giao thức thanh toán cùng ngân hàng 44
3.2.2 Các giao thức thanh toán trong liên ngân hàng 46
3.3 MỘT SỐ LƯỢC ĐỒ TIỀN ĐIỆN TỬ 48
3.3.1 Lược đồ CHAUM-FIAT-NAOR 48
3.3.1.1 Lược đồ 48
3.3.1.2 Phân tích – đánh giá 50
3.3.2 Lược đồ hệ thống Digital Cash 51
3.3.2.1 Lược đồ 51
3.3.2.2 Đánh giá 53
Chương 4. CHƯƠNG TRÌNH MÔ TẢ HỆ THỐNG DIGITAL CASH 54
4.1 Giới thiệu 54
4.2 Yêu cầu và kiến trúc của hệ thống 54
4.3 Công cụ thực hiện 54
4.4 Hướng dẫn sử dụng hệ thống đối với khách hàng 55
4.4.1 Cấu hình 56
4.4.2 Nhận đồng tiền và khóa công khai của nó 56
4.4.3 Rút tiền 57
4.4.4 Tiêu tiền 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
62 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu một số giao thức thanh toán qua mạng công khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a trên chữ ký RSA
Bài toán là A muốn lấy chữ ký của B trên x nhưng không muốn cho B biết x. Quá trình thực hiện như sau:
Lấy p,q là các số nguyên tố lớn, n=p*q, (n) = (p-1)*(q-1), ab = 1 mod (n), r là một số ngẫu nhiên Zn
1/ Làm mù x: A làm mù x bằng hàm: Blind(x) = x*rb mod n=z và gửi z cho B.
r được chọn sao cho tồn tại phần tử nghịch đảo r-1(mod n)
2/ Ký: B ký trên z bằng hàm Sign(z) = Sign(Blind(x)) = za mod n=y
và gửi lại y cho A.
3/ Xoá mù: A tiến hành xoá mù y bằng thuật toán:
UnBlind(y) = UnBlind(Sign(Blind(x))) = y* mod n = sign(x).
Hình 1. 6: Sơ đồ chữ ký mù dựa trên chữ ký RSA
Ví dụ:
Giả sử ông A gửi ông B thông điệp x=8. Ông B ký lên thông điệp x đã được làm mù, thông điệp được ký sẽ gửi lại ông A, ông A xoá mù.
1/ Theo ví dụ ở phần chữ ký RSA, khi ký trên x=8 thì chữ ký là:
Sign(x)= xamod n= 87 mod 15 = 2=y.
2/ Quy trình “ký mù”: ba bước.
Bước 1 (làm mù): làm mù x=8
Blind(x)=x * rb(mod n) = 8 * 57(mod 15)=8*78125(mod 15)
= 625000 mod 15 = 10 = z
với r = 5 là số ngẫu nhiên Î Z15.
Bước 2 (ký): ký trên z
y =Sig(z)= za (mod n) = 107(mod 15)= 10000000 (mod 15) = 10.
Bước 3 (xoá mù): xoá mù y= 10
UnBlind(y)= y / r (mod n) = 10 / 5 (mod 15) = 2. (Bởi vì 2*5(mod 15)=10)
Chữ ký nhóm
Người tin cậy Z là trưởng nhóm chọn hệ thống khóa bí mật, Z chuyển cho mỗi thành viên trong nhóm một danh sách các khóa bí mật (các danh sách này là khác nhau) và công bố một danh sá ch các khóa công khai tương ứng (theo thứ tự ngẫu nhiên) trong thư mục công khai tin tưởng.
Mỗi thành viên trong nhóm có thể ký bằng khóa bí mật si trong danh sách của anh ta. Người nhận kiểm tra chữ ký bằng khóa công khai tương ứng:
h = mod p.
Mỗi khóa bí mật si chỉ được sử dụng một lần
Z biết danh sách khóa bí mật của mỗi thành viên, vì trong trường hợp cần thiết anh ta biết được ai đã tạo ra chữ ký đó. Để làm được điều này Z mở một chữ ký
Theo sơ đồ này Z biết danh sách bí mật của mọi thành viên và có thể giả mạo chữ ký. Điều này có thể giải quyết bằng việc sử dụng các khóa công khai mù
Cải biên 1
Chọn p là số nguyên tố, g là phần tử sinh của nhóm nhân Zp*.
Thành viên thứ i tự chọn khóa bí mật “thực sự” của mình là si, khóa công khai
“thực sự” là h = mod p. Trưởng nhóm Z có danh sách các khóa công khai
khác nhau và tên các thành viên tương ứng trong nhóm
Mỗi tuần đưa cho thành viên i một số ngẫu nhiên ri {1, 2, …, p-1}, trong tuần này, thành viên i sẽ sử dụng s i r i mod (p-1) làm khóa bí mật “mù”. (Khóa mật si đã bị che bởi ri).
Khóa công khai “mù” tương ứng là h - mù = = .
2) Cải biên 2
Không cần phải có nhóm trưởng, mỗi thành viên của nhóm gửi các khóa công khai của họ vào một danh sách khoá công khai của nhóm. Chỉ những thành viên của nhóm mới có thể gửi các khóa công khai vào danh sách này.
Chữ ký mù nhóm
Chữ ký số “mù nhóm” kết hợp thuộc tính của chữ ký “nhóm” và chữ ký “mù”. Sơ đồ chữ ký số “mù nhóm” được Lysyanskaya và Ramzam đưa ra năm 1998.
Các thủ tục trong sơ đồ chữ ký “mù nhóm”:
Setup: Dùng thuật toán xác suất để sinh khoá công khai g của nhóm và khoá quản lý
bí mật V cho Trưởng nhóm.
Join: Giao thức tương tác giữa Trưởng nhóm và thành viên mới của nhóm để cung
cấp cho thành viên này khoá bí mật a và chứng nhận thành viên b.
Sign: Giao thức tương tác giữa thành viên nhóm là Bob và người dùng bên ngoài
nhóm là Alice có thông điệp m, để Bob có thể tạo chữ ký $ trên thông điệp này.
Verify: Giải thuật có đầu vào (m, $, g) để kiểm tra chữ ký $ trên thông điệp m.
Open: Giải thuật có đầu vào ($, z) để xác định thành viên của nhóm đã ký chữ ký $.
Hình 1. 7: Sơ đồ chữ ký mù nhóm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Chứng chỉ số
Chứng chỉ khóa công khai là giấy chứng nhận khóa công khai của một thực thể (gọi tắt là chứng chỉ số). Sử dụng chứng chỉ số có thể đảm bảo được các mục tiêu chung của các hệ thống bảo mật:
Tính bí mật: Tài nguyên chỉ có thể được truy cập bởi người có thẩm quyền.
Tính toàn vẹn: Tài nguyên chỉ được sửa đổi bởi người có thẩm quyền.
Tính khả dụng: Tài nguyên luôn được sẵn sàng đáp ứng cho người có thẩm quyền.
Việc ứng dụng hệ mã hoá công khai trong bảo mật thông tin rất quan trọng. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh là nếu hai người không quen biết nhau nhưng muốn tiến hành giao dịch thì làm sao họ có thể có mã công khai của nhau. Giả sử Alice muốn giao tiếp với Bob, Alice sẽ vào website của Bob để lấy khóa công khai. Alice sẽ gõ địa chỉ URL của Bob trên trình duyệt, trình duyệt sẽ tìm DNS của trang Web và gửi yêu cầu của Alice. Nhưng không may là kẻ giả mạo Oscar lại nhận yêu cầu của Alice và trả về trang Web của Oscar là bản sao của Bob hoàn toàn giống trang web của Bob khiến cho Alice không thể phát hiện được. Như vậy lúc này Alice sẽ có khoá công khai từ Oscar chứ không phải là của Bob. Alice tiến hành mã hoá thông điệp bằng khoá công khai, Oscar sẽ giải mã thông điệp, đọc thông tin và mã hóa lại bằng khoá công khai của Bob và gửi thông điệp cho Bob. Như vậy cả Alice và Bob hoàn toàn không biết có kẻ thứ ba là Oscar đã đọc được nội dung của thông điệp, trường hợp xấu hơn Oscar sẽ thay đổi nội dung của thông điệp trước khi gửi cho Bob.
Như vậy bài toán đặt ra là phải có một kỹ thuật để đảm bảo rằng khóa công khai được trao đổi an toàn không giả mạo.
Để giải quyết vấn đề này cần một tổ chức cung cấp chứng nhận rằng khóa công khai này thuộc về một người, một công ty hay tổ chức. Tổ chức gọi là CA (Certification Authority), và chứng nhận này gọi là chứng thực số hay chứng chỉ số.
Đại diện thông điệp
1) Định nghĩa
Hàm H sinh ra giá trị băm h theo công thức: h=H(M)
Trong đó:
M là thông điệp có độ dài thay đổi
H(M) là giá trị băm có độ dài cố định
Giá trị băm sinh ra được gắn vào thông điệp nguồn, người nhận xác thực thông báo bằng cách tính lại giá trị băm so với thông điệp hiện tại và so sánh với giá trị băm gắn trên thông điệp nguồn. Nếu kết quả so sánh giống nhau là hợp lý.
2) Các thuộc tính của hàm băm
Tham số của H là một khối dữ liệu có kích thước bất kỳ
Hàm băm H là hàm một chiều, nghĩa là dễ dàng tính H(x) cho bất kỳ giá trị x nhưng “khó” có thể tìm được x khi biết H(x) = h.
H sinh ra giá trị băm có độ dài cố định.
Hai văn bản giống hệt nhau thì qua hàm băm phải cho ra đại diện giống nhau
Với mỗi đại diện chỉ có duy nhất một bản gốc tương ứng (trên thực tế)
3) Một số hàm băm
MD5 (Message Digest): 128 bit, nhanh và được sử dụng rộng rãi.
SHA (Secure Hash Algorithm): 160 bit
Giao thức cắt và chọn (Cut and Choose)
Giao thức này được Rabin sử dụng đầu tiên vào năm 1978. Ý tưởng của giao thức này là:
Alice cắt thông điệp thành 2 phần.
Bob chọn một trong 2 phần.
Alice giữ phần còn lại.
Ở đây là Alice không biết Bob sẽ chọn phần nào.
Trong hệ thống tiền điện tử, vấn đề đặt ra là làm sao có thể ngặn chặn việc Alice gửi những đồng tiền không trung thực cho nhà cung cấp để ký. Bởi vì trước khi gửi, những đồng tiền đã được Alice làm mù. Vấn đề này có thể giải quyết được bằng cách áp dụng giao thức cắt chọn.
Alice gửi k đồng tiền đã làm mù đến tổ chức phát hành (ngân hàng).
Tổ chức phát hành chọn k/2 đồng tiền, yêu cầu Alice cung cấp thông tin để xoá mù k/2 đồng tiền này và kiểm tra để đảm bảo rằng Alice không gian lận. Nếu không có lỗi xảy ra, tổ chức phát hành sẽ ký lên những đồng tiền còn lại và gửi chúng cho Alice.
Giao thức chia sẻ bí mật (Secret Spliting)
Giao thức chia sẻ bí mật thường được dùng, khi người ta có một bí mật M nhưng không muốn để lộ ra, nên chia nhỏ thành nhiều phần P1, …, Pk với các yêu cầu sau:
Từ mỗi phần hoặc một số phần (không phải cả k phần) không thể tính được M.
Với tất cả các phần P1, …, Pk, người ta có thể tính được bí mật M.
Sơ đồ ngưỡng là một dạng sơ đồ chia sẻ bí mật đặc biệt
Cho t, w là các số nguyên dương, t≤w. Sơ đồ ngưỡng A(t, w) là một phương pháp phân chia bí mật K cho một tập gồm w thành viên sao cho t bất kỳ có thể tính được K, nhưng một nhóm gồm t-1 thành viên không thể làm được việc đó.
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TỪ XA
GIỚI THIỆU VỀ THANH TOÁN TỪ XA
Khái niệm thanh toán từ xa
Thanh toán là một trong những vấn đề phức tạp nhất của hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Hoạt động TMĐT chỉ phát huy được tính ưu việt của nó khi áp dụng được hình thức thanh toán từ xa (thanh toán điện tử).
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc thanh toán bằng séc hay tiền mặt. Bản chất của mô hình TTTX cũng là mô phỏng lại những mô hình mua bán truyền thống, nhưng từ các thủ tục giao dịch, thao tác xử lý dữ liệu rồi thực hiện chuyển khoản, tất cả đều thực hiện thông qua hệ thống máy tính được nối mạng bằng các giao thức riêng chuyên dụng.
Về mặt mô hình, một phương thức thanh toán nói chung là một mô tả hoạt động của một hệ thống xử lý phân tán có nhiều bên tham gia, trong đó có hai bên cơ bản là bên mua (người trả tiền) và bên bán (người được trả tiền). Các bên được đại diện bởi các máy tính của mình nối với nhau qua mạng máy tính, sử dụng chúng để thực hiện các giao thức thanh toán.
Hệ thống có thể có các tổ chức tài chính (ví dụ các ngân hàng) đại diên cho mỗi bên. Trong một số hệ thống thanh toán lại sử dụng một thực thể khác đóng vai trò là người môi giới, đảm nhiệm việc phát hành những hình thức của tiền hoặc một vật thể nào đó mang giá trị trao đổi thanh toán thường được gọi là đồng tiền số (digital coin) hoặc séc điện tử (electronic cheque) và đổi lại thành tiền mặt.
Đặc trưng của mô hình TTTX là các bên tham gia sẽ trao đổi với nhau các chứng từ được số hóa (thành những chuỗi bit máy tính có thể sử dụng được ). Bản chất là bên được thanh toán có thể thông qua ngân hàng của mình để chuyển tiền vào tài khoản của mình. Các quá trình này sẽ được phản ánh trong các giao thức thanh toán của mỗi hệ thống.
Các mô hình thanh toán
Hệ thống TTĐT thực hiện thanh toán cho khách hàng theo một số cách mà tiền mặt và séc thông thường không thể làm được. Hệ thống thanh toán cũng cung cấp khả năng thanh toán hàng hoá và dịch vụ qua thời gian, bằng cách cho phép người mua trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc trả tiền trước.
Mô hình trả sau
Trong mô hình này, thời điểm tiền mặt được rút ra khỏi tài khoản bên mua để chuyển sang bên bán, xảy ra ngay (pay-now) hoặc sau (pay-later) giao dịch mua bán. Hoạt động của hệ thống dựa trên nguyên tắc tín dụng (credit credential). Nó còn được gọi là mô hình mô phỏng Séc (Cheque-like model)
Ngân hàng đại diện bên mua
Alice
Bob
Ngân hàng đại diện bên bán
Chuyển tiền mặt
thực sự
Thông báo lưu ý
Chuyển khoản
Chứng từ tín dụng
Hình 2. 1: Mô hình mô phỏng séc
Với mô hình mô phỏng Séc, bên mua sẽ trả cho bên bán một chứng từ tín dụng (credit credential) nào đó có tác dụng giống như séc. Bên bán có hai cách lựa chọn: chấp nhận giá trị thay thế của tín dụng đó và chỉ liên lạc chuyển khoản với ngân hàng của mình sau này (pay-later), hoặc liên lạc với ngân hàng của mình trong quá trình mua bán, việc chuyển khoản xảy ra ngay trong giao dịch (pay-now).
Với pha chuyển khoản, người được thanh toán sẽ nêu yêu cầu chuyển khoản với ngân hàng đại diện của mình để thực hiện liên lạc với ngân hàng đại diện của người thanh toán, thực hiện kiểm tra/chấp nhận chứng từ tín dụng, khi đó việc chuyển tiền thực sự sẽ diễn ra giữa tài khoản của người thanh toán và người được thanh toán.
Kết thúc quá trình này, ngân hàng đại diện bên thanh toán sẽ gửi một thông báo lưu ý sự kiện chuyển khoản đó cho khách hàng của mình.
Ở đây, chứng từ tín dụng do người thanh toán tạo ra, dựa trên những thông tin riêng về tên tuổi, số tài khoản và có thể là cả tình trạng tài khoản (khả năng thanh toán được) của người thanh toán.
Mô hình trả trước
Trong mô hình này, khách hàng liên hệ với ngân hàng (hay công ty môi giới – broker) để có được chứng từ do ngân hàng phát hành. Chứng từ hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng, được đảm bảo bởi ngân hàng và do đó có thể dùng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ thống thanh toán với ngân hàng này.
Để đổi lấy chứng từ của ngân hàng, tài khoản của khách hàng bị triết khấu đi tương ứng với giá trị của chứng từ đó. Như vậy, khách hàng đã thực sự trả tiền trước khi sử dụng chứng từ này để mua hàng và thanh toán.
Chứng từ ở đây không phải do khách hàng tạo ra, không phải dành cho một cuộc mua bán cụ thể, mà do ngân hàng phát hành và có thể sử dụng vào mọi mục đích thanh toán. Vì nó có thể sử dụng giống như tiền mặt, do đó mô hình này còn được gọi là mô hình mô phỏng tiền mặt (Cash-like model).
Khi có người mua hàng tại cửa hàng và thanh toán bằng chứng từ như trên, cửa hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, dựa trên những thông tin đặc biệt do ngân hàng tạo ra trên đó.
Cửa hàng có thể chọn một trong hai cách: Hoặc là liên hệ với ngân hàng để chuyển vào tài khoản của mình số tiền trước khi giao hàng (deposit-now), hoặc là chấp nhận và liên hệ chuyển tiền sau vào thời gian thích hợp (deposit-later).
Trường hợp riêng của mô hình mô phỏng tiền mặt là mô hình tiền điện tử (Electronic Cash)
Bob
Ngân hàng đại diện bên mua
Alice
Ngân hàng đại diện bên bán
Chuyển tiền mặt
thực sự
Rút tiền
Gửi tiền
Thanh toán
Hình 2.2 : Mô hình mô phỏng tiền mặt
Thanh toán trực tuyến và thanh toán ngoại tuyến
1) Thanh toán ngoại tuyến (off-line payment)
Phiên giao dịch giữa người sử dụng và nhà cung cấp có thể diễn ra, mà không cần đến sự tham gia của ngân hàng. Nói cách khác, nhà cung cấp tự kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền, mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba.
Mặc dù, thanh toán ngoại tuyến được một số người ưa dùng, nhưng trong thực tế nó dễ gặp phải vấn đề tiêu một đồng tiền nhiều lần, vì vậy nó chỉ thích hợp với các giao dịch có giá trị thấp.
Trong các năm gần đây, một số hệ thống thanh toán ngoại tuyến đã được thiết kế, không chỉ đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng mà còn đảm bảo tính bí mật cho người sử dụng.
2) Thanh toán trực tuyến (online payment)
Trong mỗi lần giao dịch, nhà cung cấp sẽ yêu cầu ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền do người dùng chuyển trước khi chấp nhận thanh toán. Vì vậy, hệ thống thanh toán trực tuyến có khả năng kiểm tra được tính tin cậy của đồng tiền.
Thanh toán trực tuyến thích hợp với những giao dịch có giá trị lớn. Với hệ thống này, quá trình thanh toán và gửi tiền vào ngân hàng tách biệt nhau trong mỗi lần giao dịch. Do vậy, chi phí về thời gian cũng như tiền bạc sẽ tốn kém hơn.
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TỪ XA
Thanh toán bằng các loại thẻ
1) Thẻ tín dụng
Thanh toán bằng thẻ tín dụng là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên Internet. Để thực hiện giao dịch, người mua hàng chỉ việc cung cấp số hiệu thẻ và thời hạn sử dụng của tấm thẻ, người bán sẽ chuyển các thông tin này đến ngân hàng để xác nhận giao dịch. Phương thức thanh toán này chủ yếu thực hiện thanh toán theo kiểu trực tuyến.
Ưu điểm: Đây là phương thức thanh toán đơn giản và dễ sử dụng.
Nhược điểm: Kiểu thanh toán này không an toàn cho cả hai bên mua và bán, không cho phép ẩn danh, chi phí cao và không cho phép thanh toán nhỏ lẻ.
Không an toàn cho cả hai bên mua và bán:
Đối với bên bán: Luôn phải đối mặt với vấn đề gian lận thẻ tín dụng. Các thông tin mà người bán được cung cấp chỉ bao gồm số thẻ, thời hạn sử dụng và giá trị giao dịch không vượt quá khả năng thanh toán của thẻ, hoàn toàn không có gì chứng minh người mua hàng là chủ tấm thẻ đó.
Đối với bên mua: Một bất lợi cho khách hàng trong việc thanh toán thẻ tín dụng là người bán có tất cả thông tin của người sử dụng thẻ. Điều này cho phép người bán hàng có thể ăn cắp và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng
Chi phí cao và không cho phép thanh toán nhỏ lẻ: mỗi giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng có chi phí cao
Không đảm bảo ẩn danh cho khách hàng:
- Tất cả các cuộc mua hàng đều có thể theo vết. Hơn nữa, các nhà phát hành thẻ có thể có tất cả thông tin về hồ sơ chi tiêu của người sử dụng và điều này xâm phạm nghiêm trọng đến tính riêng tư của khách hàng.
2) Thẻ “tiền mặt”
Thẻ “tiền mặt” được phát triển đáp ứng nhu cầu giảm việc giữ tiền mặt của khách hàng và mong muốn phương tiện thanh toán thuận tiện và linh hoạt hơn. Thẻ “tiền mặt” được phân loại theo đặc điểm vật lý thành hai loại: thẻ từ và thẻ thông minh.
Thẻ từ, đã tồn tại khá lâu, sử dụng các vạch từ để lưu trữ thông tin, trong khi thẻ thông minh sử dụng công nghệ vi mạch để lưu trữ thông tin, khắc phục nhược điểm về tính an toàn của thẻ từ. Thẻ thông minh được thiết kế nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo và làm sai lệch các thông tin được lưu giữ.
Thanh toán bằng séc điện tử
Séc điện tử chính là một hình thức thể hiện của séc giấy. Nói cách khác, séc điện tử bao gồm tất cả các thông tin trên séc giấy truyền thống nhưng có thể chuyển được bằng thư điện tử (e-mail). Chẳng có gì khác hơn một bức thư điện tử có khuôn dạng đặc biệt được gửi trên Internet. Bên trong bức thư điện tử là tất cả các thông tin giống như trên một tấm séc giấy gồm tên người hưởng, số tiền, ngày thanh toán, số tài khoản người trả tiền và ngân hàng của người trả.
Séc điện tử được “ký” bằng chữ ký điện tử của người gửi và được mã hoá bằng khoá công khai của người nhận. Nó cũng gồm một xác nhận số từ ngân hàng của người gửi xác nhận rằng số tài khoản là hợp lệ và thuộc về người ký tờ séc này.
Hệ thống séc điện tử được thiết kế với các yếu tố: tính toàn vẹn, xác thực và không thể chối bỏ của thông điệp (sử dụng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử). Những yếu tố này đủ để ngăn chặn sự giả mạo. Hệ thống này phù hợp với các giao dịch thanh toán giá trị lớn qua mạng.
Thanh toán bằng tiền mặt điện tử
Đây là phương tiện thanh toán được sử dụng trong thương mại điện tử. Tiền mặt điện tử e-cash (còn gọi là tiền mặt số, xu số, xu điện tử…) có các thông tin giống như trên tiền mặt thông thường: nơi phát hành, giá trị bao nhiêu và số seri duy nhất.
Người tiêu dùng có thể mua tiền mặt điện tử và lưu trữ nó trong một ví tiền số (digital wallet hoặc electronic purse) trên một đĩa nhớ. Ví tiền số gồm bàn phím và màn hình. Nó có thể được kết nối tới tài khoản ngân hàng của người tiêu dùng và có thể nạp thêm tiền bất cứ lúc nào.
Người dùng có thể tiêu tiền số tại bất kỳ cửa hàng nào chấp nhận tiền mặt điện tử, mà không phải mở tài khoản hay chuyển đi số thẻ tín dụng. Ngay khi khách hàng muốn thanh toán, phần mềm này sẽ thu tiền và chuyển đi đúng số tiền từ số tiền mặt điện tử được lưu trữ.
Việc thanh toán bằng tiền mặt điện tử là uỷ quyền trước và khuyết danh (bằng kỹ thuật chữ ký mù). Trường hợp có sự giả mạo, ví dụ như cùng một đồng tiền số nhưng xuất hiện hai lần trong thanh toán, tiền mặt điện tử được mở ra để tìm xem đồng tiền nào là đã được “tiêu”.
Tiền mặt điện tử được ký số bởi ngân hàng phát hành, để số tiền và số seri không thể bị giả mạo. Nó cũng được mã hoá để chỉ người nhận mới có thể sử dụng.
Hệ thống thanh toán bằng tiền mặt điện tử mang đến một số lợi ích cho cả người mua và người bán, thích hợp với các hệ thống thanh toán giá trị nhỏ.
Giảm chi phí giao dịch.
Đảm bảo sự ẩn danh.
Mở rộng thị trường.
Tránh được nguy cơ tiền giả.
ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN TỪ XA
Một hệ thống thanh toán từ xa hoàn hảo phải đảm bảo được các yếu tố sau:
1) Tính an toàn
Hệ thống cần đảm bảo được tính toàn vẹn cho phiên giao dịch. Để đạt được điều này, thứ nhất, hệ thống cần phải đảm bảo không có một “bên thứ ba” nào có khả năng thay đổi nội dung các thông điệp trong phiên giao dịch; thứ hai, hệ thống phải đảm bảo chống mọi gian lận từ các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được một giao dịch mua bán an toàn và hợp lệ.
2) Chi phí giao dịch thấp và tốc độ thanh toán nhanh
Chi phí giao dịch và thời gian thanh toán là những yếu tố mà người mua luôn quan tâm. Họ sẽ không cảm thấy ưa thích hình thức thanh toán này nếu như họ phải chịu một chi phí giao dịch chiếm một tỷ lệ phần trăm cao trên trị giá hàng hoá và thủ tục thanh toán phức tạp, rắc rối làm mất nhiều thời gian của họ.
3) Chấp nhận các giao dịch nhỏ
Hệ thống thanh toán cho phép người mua có thể thanh toán được những món hàng với số tiền rất nhỏ.
4) Đảm bảo tính bí mật
Việc đảm bảo tính bí mật cho khách hàng là một điều mà hệ thống thanh toán rất cần phải có, bởi vì giao dịch thanh toán được thực hiện trên Internet, nơi có rất nhiều nguy cơ xâm nhập trái phép vào hệ thống, và khi mà bên mua và bên bán có thể không biết gì về nhau và không có lý do nào để phải tin tưởng nhau.
5) Đảm bảo công bằng cho các bên tham gia
Đảm bảo cho hai bên người mua và người bán không bị thiệt hại do lỗi của hệ thống hay sự gian lận của các bên tham gia hệ thống.
6) Thân thiện với người sử dụng
Hệ thống phải có cơ chế thanh toán đơn giản và dễ hiểu để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
7) Dễ dàng tích hợp
Hệ thống thanh toán có khả năng tương thích với các hệ thống khác để bảo bảo thực hiện thanh toán an toàn.
Chương 3. CÁC GIAO THỨC THANH TOÁN BẰNG TIỀN ĐIỆN TỬ
GIỚI THIỆU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
Khái niệm tiền điện tử
Tiền điện tử (digital money, electronic currency, digital currency hay internet money) là một thuật từ vẫn còn mơ hồ và chưa được định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên có thể hiểu tiền điện tử là loại tiền trao đổi theo phương pháp “điện tử”, liên quan đến mạng máy tính và những hệ thống chứa giá trị ở dạng số (digital stored value systems).
Hệ thống tiền điện tử cho phép người dùng có thể thanh toán khi mua hàng bằng cách truyền đi các dãy số từ máy tính (hay thiết bị lưu trữ như smart card) tới máy tính khác (hay smart card). Giống như số hiệu (serial) trên tiền giấy, số hiệu của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi "đồng" tiền điện tử được phát hành bởi một tổ chức (ngân hàng) và được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó.
Cấu trúc tiền điện tử
Với mỗi hệ thống thanh toán điện tử, tiền điện tử có cấu trúc và định dạng khác nhau, nhưng đều bao gồm các thông tin chính sau:
Số sêri của đồng tiền
Giống như tiền giấy, số seri được dùng để phân biệt các đồng tiền khác nhau. Mỗi đồng tiền điện tử có một số seri duy nhất. Khác với tiền mặt, số seri của đồng tiền điện tử thường là một dãy số được sinh ngẫu nhiên. Điều này có liên quan đến tính ẩn danh của người dùng
Giá trị của đồng tiền
Mỗi đồng tiền điện tử có giá trị tương đương với một lượng tiền thật nào đó. Với tiền mặt thông thường, mỗi đồng tiền có một giá trị nhất định, nhưng với tiền điện tử, giá trị này có thể là con số tuỳ ý.
Hạn định của đồng tiền
Để đảm bảo tính an toàn của đồng tiền và tính hiệu quả của hệ thống, các hệ thống thường ghi thời hạn của đồng tiền. Đồng tiền điện tử sau khi phát hành, phải gửi lại ngân hàng trước thời điểm hết hạn.
Các thông tin khác
Đây là thông tin thêm nhằm phục vụ cho mục đích đảm bảo an toàn và tính tin cậy của đồng tiền điện tử, ngăn chặn việc gian lận, giả mạo tiền điện tử và phát hiện các vi phạm (nếu có). Trong nhiều hệ thống, các thông tin này giúp truy vết định danh người sử dụng có hành vi gian lận trong thanh toán tiền điện tử.
Các thông tin trên tiền điện tử được ngân hàng ký bằng khoá bí mật. Người dùng nào cũng có thể kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền bằng cách sử dụng khoá công khai của ngân hàng.
Phân loại tiền điện tử
Tiền điện tử có hai loại: ẩn danh và định danh
1) Tiền ẩn danh
Tiền ẩn danh không tiết lộ thông tin định danh của người sử dụng, hệ thống này dựa vào lược đồ chữ ký mù đã trình bày ở trên để ẩn danh người dùng. Tính ẩn danh của tiền điện tử tương tự như tiền mặt thông thường. Tiền điện tử ẩn danh được rút từ một tài khoản, có thể được tiêu xài hoặc chuyển cho người khác mà không để lại dấu vết.
Có nhiều loại tiền ẩn danh, có loại ẩn danh đối với người bán, nhưng không ẩn danh với ngân hàng. Có loại ẩn danh với tất cả mọi người, ẩn danh hoàn toàn.
2) Tiền định danh
Tiền điện tử định danh tiết lộ thông tin định danh của người dùng. Nó tương tự như thẻ tín dụng, cho phép ngân hàng lưu dấu vết của tiền khi luân chuyển.
Mỗi loại tiền trên lại chia thành hai dạng: trực tuyến và ngoại tuyến.
- Trực tuyến: nghĩa là cần phải tương tác với bên thứ ba để kiểm soát giao dịch.
- Ngoại tuyến: nghĩa là có thể kiểm soát giao dịch mà không cần liên quan trực tiếp đến bên thứ ba.
Tính chất của tiền điện tử
Điểm khác biệt lớn nhất giữa tiền điện tử và tiền mặt thông thường đó là: tiền điện tử chỉ đơn giản là một dãy các con số được biểu diễn theo một định dạng nào đó mà máy tính có thể hiểu được và được trao đổi thông qua mạng máy tính. Chính vì chỉ là một dãy con số nên đồng tiền số rất dễ dàng bị sao chép, điều này dẫn đến hai tình huống: thứ nhất, đồng tiền số có thể được làm giả (bằng cách sinh ra dãy các con số theo đúng định dạng của đồng tiền đã được ngân hàng phát hành). Thứ hai, đồng tiền có thể bị sao chép để sử dụng nhiều lần (double-spending).
Từ đặc điểm này, Tatsuaki Okamoto và Kazuo Ohata đã đưa ra sáu đặc trưng cơ bản của tiền điện tử:
1) Tính độc lập (Portability)
Sự an toàn của tiền điện tử không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện vật lý nào. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc chuyển tiền trên mạng.
2) Tính an toàn (Security)
Tính chất này có khả năng ngăn chặn các âm mưu sao chép đồng tiền bằng cách sử dụng nhiều lần hoặc giả mạo.
3) Tính riêng tư (Privacy)
Tính chất này nhằ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu một số giao thức thanh toán qua mạng công khai.doc