MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH 9
I.KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH 9
1.1 Kinh doanh và đặc điểm của các hoạt động kinh doanh 9
1.2 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh 11
II. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 24
2.1 Khái niệm môi trường kinh doanh 24
2.2 Khái niệm môi trường cạnh tranh 27
2.3 Tác động của môi trường cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 35
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 35
1.1 Nhận xét chung về thực trạng cạnh tranh trước thời kỳ đổi mới 35
1.2 Nhận xét về cạnh tranh trong kinh doanh từ thời kỳ đổi mới đến nay 39
II.ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 50
2.1 Những thuận lợi và kết quả 50
2.2 Những khó khăn và tồn tại 59
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 75
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 77
I.VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CẠNH TRANH VÀ KINH DOANH 77
1.1 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế xã hội 78
1.2 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam 81
1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước 83
II.TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN 84
2.1 Kinh nghiệm của Hoa kỳ 85
2.2 Kinh nghiệm của Pháp 90
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 92
3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 93
3.2 Nhóm giải pháp vi mô 97
3.3 Nhóm giải pháp khác 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xem là có tội. Nhưng độc quyền đó sẽ bị xem là vi phạm pháp luật khi doanh nghiệp lạm dụng vị trí này gây thiệt hại cho xã hội, như đẩy giá lên cao, ngăn cản các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường” Nguồn: www.vnn.vn, Vietnamnet > kinh tế > xây dựng Luật cạnh tranh
.
Hơn thế, sự thay đổi này giúp khuyến khích hình thành một lớp doanh nhân mới, khơi dậy khao khát làm giàu chính đáng và là tiền đề cho sự đánh giá đúng đắn vai trò của giới doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Sự ủng hộ nhiệt thành của người tiêu dùng cho những chương trình như bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao vàng đất Việt… và ngày càng có nhiều hơn những ý kiến tôn vinh các doanh nhân Việt Nam thành đạt thể hiện rõ quan điểm của xã hội là ủng hộ những người làm ăn chân chính, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Một trong những mơ ước của giới trẻ hôm nay là trở thành doanh nhân, trực tiếp góp sức trên mặt trận kinh tế, hội nhập quốc tế để thực hiện mục tiêu “Việt Nam là một nước công nghiệp”. Những suy nghĩ tích cực và đáng trân trọng ấy không thể phát triển khi chưa có sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, quan điểm về cạnh tranh, về kinh tế thị trường như vậy.
Đây là một tiến bộ về mặt quan điểm nhận thức nhưng có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn. Sự giải phóng về tư tưởng, suy nghĩ là tiền đề cơ bản quan trọng cho mọi sự đổi mới, mọi chính sách và quyết định một phần thành công của quá trình vận dụng thực tế. Đây còn là định hướng đảm bảo tính nhất quán của chính sách kinh tế, đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách của Việt Nam và xu thế chung của thế giới, đưa Việt Nam gần lại hơn với thế giới, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế.
Đã ban hành một số qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trên thị trường
Trên cơ sở các nghị quyết của Đại hội Đảng, một chương trình xây dựng luật pháp đã được xác định nhằm hoàn thiện từng bước môi trường pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục tiêu của chương trình này là phát triển một hệ thống pháp luật rõ ràng và minh bạch, có thể dự đoán được, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, và xóa đói giảm nghèo.
Đặc biệt, một số vấn đề liên quan tới cạnh tranh đã được qui định trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật thương mại và một số luật chuyên ngành khác như Luật hàng hải, Luật kinh doanh bảo hiểm…
Hiến pháp 1992, chương II – Chế độ kinh tế, điều 28 qui định: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.”
Như vậy, việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng đã được xác định là một nguyên tắc hiến định tạo điều kiện tiên quyết cho việc cụ thể hóa nguyên tắc này tại những điều luật khác.
Bộ luật Hình sự Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/1986, được sửa đổi, bổ sung bốn lần qua các năm 1989, 1990, 1992, 1999), trong chương “Các tội phạm kinh tế” và chương “Các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính”, có qui định các tội danh, như sau: tội buôn lậu (điều 153), tội sản xuất và buôn bán hàng giả (điều 156, 157, 158), tội lừa dối khách hàng (điều 162), tội quảng cáo gian dối (điều 168)…
Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ của Việt Nam đã phát triển có hệ thống từ Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh chất lượng hàng hóa, Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh nhãn hiệu hàng hóa, và đã được pháp điển hóa tập trung tại phần quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (phần thứ sáu) của Bộ luật Dân sự và các nghị định của Chính phủ qui định chi tiết thi hành bộ luật này.
Đáng chú ý, điều 13 của Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998, của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, đã có những qui định chống hạn chế cạnh tranh, bằng việc cấm đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ một số điều khoản gây bất lợi cho bên được chuyển giao, như : buộc chấp nhận một số hạn mức về qui mô, số lượng, giá bán của sản phẩm; hạn chế quyền tự chủ của bên nhận trong những vấn đề về chọn đại lý tiêu thụ, phát triển công nghệ, thị trường tiêu thụ, buộc chuyển giao vô điều kiện cho bên giao quyền sử dụng các kết quả cải tiến, đổi mới công nghệ do bên nhận tạo ra từ công nghệ được chuyển giao, hay miễn trừ trách nhiệm của bên giao kể cả khi có sai sót của bên giao trong chuyển giao công nghệ, chất lượng máy móc thiết bị…
Các quy định pháp luật về quảng cáo dần đảm bảo sự lành mạnh cho hoạt động quảng cáo, vốn có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày 31/12/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/NĐ nhằm quản lý các hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành thông tư số 37/VHTT-TT ngày 01/7/1995 hướng dẫn thi hành nghị định này. Ngoài ra còn các văn bản liên quan khác như: Luật báo chí, Luật xuất bản, Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Nghị định 88/CP (14/12/1995), Nghị định 36/CP (19/6/96) có nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, quyết định số 322/BYT-QĐ (28/02/1997) của Bộ Y tế về việc ban hành qui chế thông tin quảng cáo thuốc và các mỹ phẩm dùng cho người, Thông tư 1191-TT/LB của Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Bộ Văn hóa Thông tin (29/6/1991) qui định về quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hóa…
Về quản lý giá cả, hiện nay, đại bộ phận hàng hóa trên thị trường do các doanh nghiệp tự định giá. Nhà nước chỉ thực hiện việc định giá chuẩn và giá giới hạn với một số ít mặt hàng, dịch vụ đặc biệt. Ban vật giá Chính phủ chỉ có vai trò tư vấn về quản lý, điều tiết giá cả một số mặt hàng thiết yếu trong đời sống dân sinh. Mục đích các qui định về giá hiện nay cũng giới hạn ở chỗ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, của người tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế xã hội, hạn chế giá cả một số mặt hàng còn do độc quyền kiểm soát. Ngày 27/4/1992 Chính phủ ra quyết định số 137/HĐBT quy định về quản lý giá; theo đó, Nhà nước định giá chuẩn cho các hoạt động như: giá điện, bưu chính viễn thông, thuỷ lợi phí, tài nguyên, thuê đất. Bên cạnh đó Nhà nước còn định giá giới hạn cho một số mặt hành như xăng dầu, xi măng, phân bón, kim loại, cước vận chuyển… Thông tư số 04-VGNN/KHCS ngày 06/7/1992 của Uỷ ban vật giá Nhà nước quy định một số vấn đề về đăng ký giá, hiệp thương giá và niêm yết giá. Ngoài ra, Nhà nước còn qui định cơ chế quản lý giá đối với công trình xây dựng cơ bản, viễn thông quốc tế, tài sản cố định thuộc sở hữu Nhà nước…
Một điều đáng chú ý là việc ban hành Luật thương mại nhằm thừa nhận nguyên tắc cạnh tranh trong thương mại. Luật thương mại đầu tiên của Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998 đã có những qui định liên quan đến cạnh tranh và chống hạn chế cạnh tranh.
Nguyên tắc cạnh tranh trong thương mại đã được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động thương mại. Khoản 1 điều 8 Luật thương mại ghi rõ: “Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong các hoạt động thương mại”. Pháp luật chỉ nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại lợi ích quốc gia và các hành vi như : đầu cơ để lũng đoạn thị trường, bán phá giá để cạnh tranh, gièm pha, nói xấu thương nhân khác, ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác, xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hóa, các quyền sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật thương mại 1997 có những qui định nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh tại điều 9. Lần đầu tiên, Luật thương mại 1997 qui định rất chặt chẽ và chi tiết về các hoạt động khuyến mãi (từ điều 180 đến điều 185) và quảng cáo thương mại (từ điều 186 đến điều 197).
Ngoài ra, các qui định về chống cạnh tranh không lành mạnh còn nằm rải rác ở nhiều luật, nghị định, thông tư…Như nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó Nhà nước công khai kiểm soát hành vi thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán, cũng như cấm các hành vi lũng đoạn thị trường trong khi giao dịch chứng khoán (điều 73, 74).
Trong một thời gian không dài từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Nhà nước đã cố gắng ban hành một số văn bản pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường. Đây là việc làm cần thiết nhằm tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh doanh phát triển, đặc biệt là hoạt động cạnh tranh diễn ra suôn sẻ. Trong giai đoạn lịch sử nhất định, những qui định trên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và vận hành cơ chế thị trường non trẻ ở nước ta trong giai đoạn đầu chuyển đổi kinh tế.
Môi trường cạnh tranh đang dần được cải thiện theo hướng lành mạnh hóa, tự do và bình đẳng hơn cho mọi thành phần kinh tế
Dưới tựa đề “Môi trường kinh doanh ở Việt Nam thật hấp dẫn” tác giả Alvin Capino cho rằng kinh doanh ở Việt Nam khá thuận lợi nhờ việc ra quyết định nhanh chóng của Chính phủ. Ông lấy ví dụ về một trong những khu vực sẽ được sử dụng cho SEAGAMES vào tháng 12/2003, nơi mà đầu năm còn là nơi ở của khoảng 500 hộ gia đình, đã nhanh chóng được hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ SEAGAMES. Sau khi Chính phủ tuyên bố rằng khu vực này cần thiết cho SEAGAMES, nhà cửa đã được giải tỏa, người dân được chuyển tới định cư ở nơi khác. Tác giả còn liên hệ với tình hình nước mình: “…liệu ta có thể hình dung việc giải toả và tái định cư đó sẽ mất bao lâu tại Philipin.” Alvin capino, môi trường kinh doanh Việt Nam thật hấp dẫn, Báo Lao động số 238, 26/8/2003, tr.8
Câu chuyện không liên quan nhiều tới kinh tế này phản ánh một điều tương tự đang diễn ra với môi trường cạnh tranh trong kinh doanh ở nước ta. Là người trong cuộc, chúng ta hiểu công việc giải phóng mặt bằng không phải suôn sẻ, dễ dàng như vậy, và còn rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm của chúng ta mới tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
Chúng ta đã xác định rõ mục tiêu của cải thiện môi trường cạnh tranh là tạo thuận lợi cho mọi công dân Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Nhiều qui định hình thành từ những năm trước không còn phù hợp, nay đã được bãi bỏ hoặc nới rộng để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và kinh doanh, xây dựng một khung chính sách và các qui định dễ dàng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Trước hết, Việt Nam ưu tiên tập trung vào hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Nhà nước sẽ xây dựng và ban hành luật chung cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, theo tinh thần các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển.
Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thống nhất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 28%. Sắp tới, Nhà nước tiếp tục sửa đổi các văn bản pháp qui nhằm tạo điều kiện tăng khả năng tự tích luỹ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp tăng tỷ lệ chi phí quảng cáo, được khấu hao nhanh hơn để đổi mới công nghệ. Thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh, bỏ mức thuế suất 20% và đưa xuống còn 3 mức 0%, 5% và 15%. Thuế nhập khẩu đang được giảm theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Luật đất đai (mới) cũng đã được Quốc hội thông qua ngày 06/11/2003, để tạo khung pháp lý cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh, đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc cho thuê đất; cải tiến cơ chế đền bù, giải toả để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Cải cách trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ đang được đẩy mạnh thông qua việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái, lãi suất theo tín hiệu thị trường, đổi mới thu chi ngân sách và cơ chế tín dụng đầu tư, theo hướng chuyển chức năng xét duyệt thu chi ngân sách từ Chính Phủ sang Quốc Hội.
Trong quá trình này, Nhà nước sẽ chuyển mạnh kiểm soát, cấp phép sang hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp theo nguyên tắc bình đẳng, minh bạch an toàn. Giá điện, nước, cước phí dịch vụ bưu chính viễn thông được giảm, xóa bỏ cơ chế hai giá, nhằm hướng tới một mặt bằng giá thống nhất không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Những chênh lệch về giá vé hàng không, dịch vụ khách sạn, dịch vụ quảng cáo, cước cảng biển sẽ bị xóa bỏ theo lộ trình đã được phê duyệt.
Một trong những đạo luật ban hành trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, được đánh giá là thành công nhất ở Việt Nam chính là Luật Doanh nghiệp 1999. Chỉ qua ba năm đi vào cuộc sống 2000-2003, Luật Doanh nghiệp đã thổi một luồng sinh khí mới vào môi trường kinh doanh, khuyến khích tính sáng tạo, tự chủ và làm cho cộng đồng doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, mà Tổ trưởng là ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, với nhiệm vụ trực tiếp xúc tiến việc triển khai Luật doanh nghiệp 1999 và loại bỏ các văn bản pháp luật, qui định có nội dung trái với tinh thần đổi mới của luật này. Việc thi hành Luật Doanh nghiệp 1999 được gắn với việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt Nam Luật cạnh tranh đã được soạn thảo và dự kiến chuẩn bị trình lên Quốc hội vào năm 2004. Mục đích soạn thảo Luật cạnh tranh là nhằm điều chỉnh mặt trái của những hành vi cạnh tranh; luật không cấm cạnh tranh, mà tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. Doanh nghiệp được thực hiện quyền tự do cạnh tranh mà không xâm hại đến thị trường, đến quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp khác. Luật cạnh tranh chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới môi trường cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo doanh nhân.
Trong quá trình soạn thảo các Dự luật thời gian gần đây, tính dân chủ, công khai trong xây dựng luật rất được coi trọng. Ban soạn thảo Luật cạnh tranh, Luật phá sản (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi)… đã thẳng thắn lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của xã hội. Việc lấy ý kiến chân thành, cởi mở và rộng rãi như vậy thể hiện ý thức thực sự cầu thị, rất đáng khích lệ; xây dựng luật là để phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chứ không phải để cai trị. Hơn thế, việc làm đó thể hiện quan điểm nhất quán và quyết tâm đổi mới của Nhà nước ta, một sự đảm bảo rất cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp, cho việc tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam.
Những khó khăn và tồn tại
Việt Nam chưa có đạo luật độc lập về cạnh tranh
Hiện nay, hệ thống quy phạm điều chỉnh thống nhất các hoạt động cạnh tranh vẫn chưa được xác lập. Cạnh tranh là đặc trưng của kinh tế thị trường, nhưng cho đến nay vẫn chưa có luật về cạnh tranh và chống độc quyền. Các qui định hiện hành mới chỉ điều chỉnh hoạt động cạnh tranh bất chính trong một số hoạt động kinh tế cụ thể, và đưa ra các nguyên tắc cơ bản cho cạnh tranh. Có thể nói rằng chính sách cạnh tranh chưa hình thành ở Việt Nam Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cơ sở khoa học và thực tiễn … , sđd. , tr. 87
. Hệ quả là khả năng thực thi của các qui định này là rất thấp, nếu không nói là không thể. Không chỉ các doanh nghiệp thấy khó khăn, rối rắm khi tiếp cận luật, mà bản thân các cơ quan hành pháp cũng lúng túng trong thực thi các qui định của Pháp luật về cạnh tranh.
Hệ thống pháp luật về kinh doanh còn nhiều hạn chế, bất cập
Điều này thể hiện ở:
Pháp luật Việt Nam về kinh doanh thiếu tính cụ thể và tính đồng bộ
Trước hết, có thể thấy rõ một số lớn các đạo luật của nước ta nói chung và luật về kinh tế nói riêng thường chỉ giới hạn các chế định mang tính nguyên tắc, thiếu tính chi tiết và cụ thể. Do đó, việc thi hành gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc lớn vào việc ban hành các nghị định hướng dẫn, và văn bản dưới luật khác. Nhiều khi Luật đã được thông qua, nhưng triển khai thực tế lại rất hạn chế, và phải sửa đổi nhiều lần, như trường hợp thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. Mặt khác, trong một đạo luật chuyên biệt thường chế định rất nhiều mối quan hệ, nên mỗi quan hệ chỉ dừng ở xác định nguyên tắc. Ví dụ, để có thể thực thi Luật thương mại 1997, ước tính cần hơn 10 nghị định hướng dẫn thi hành, chưa kể cần có sự hỗ trợ của nhiều đạo luật hoặc pháp lệnh khác (như vấn đề thương phiếu, sản nghiệp thương mại…).
Tính thiếu cụ thể nói trên làm nảy sinh tính thiếu đồng bộ, khi các văn bản dưới luật được ban hành để thực thi các điều luật. Những văn bản này thường do nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp khác nhau ban hành, nên khó tránh sự chồng chéo, phức tạp. TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận xét: “Hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế đều có pháp luật, nhưng không bao quát được các đối tượng điều chỉnh cụ thể, nên luật một mặt chưa có tác động thực sự thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển ổn định, mặt khác tạo ra nhiều kẽ hở để các chủ thể kinh tế lạm dụng” TS. Trần Du Lịch (chủ biên), Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia 2002, tr. 114
.
Pháp luật về thương mại còn nhiều bất cập
Luật Thương mại năm 1997 cũng còn nhiều hạn chế, thậm chí mâu thuẫn với các luật ban hành sau (như Luật Doanh nghiệp 1999) và thông lệ quốc tế. Ví dụ, khái niệm thương nhân (điều 5) trong Luật thương mại 1997 còn khá hạn hẹp (giới hạn ở cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh), và khó xác định (các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 1999 hay những người đứng đầu doanh nghiệp đó là thương nhân, giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước có là thương nhân không…). Cách hiểu của Luật thương mại 1997 về một số khái niệm cũng rất hạn chế và không phù hợp với qui định của Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA), của WTO. Khái niệm thương mại trong Luật thương mại 1997, bó gọn trong 14 hành vi thương mại qui định tại điều 45, là rất hạn chế so với cách hiểu của BTA, hay khái niệm hàng hóa, địa vị pháp lý của thương nhân nước ngoài… chưa có cách hiểu thống nhất, rõ ràng.
Tính hiệu lực của các văn bản luật chưa cao
Tính hiệu lực đòi hỏi mọi chủ thể của pháp luật về kinh tế đều phải triệt để tuân theo, bao gồm đối tượng quản lý (là mọi thành phần kinh tế) và chủ thể quản lý (tức các cơ quan Nhà nước). Tính hiệu lực nhằm đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo tính công bằng, trong sạch lành mạnh của cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh chỉ lành mạnh khi không có trường hợp ngoại lệ, và các vi phạm bị xử lý nghiêm.
Thời gian qua, nhiều đơn vị kinh tế tìm mọi cách lách luật thu lợi bất chính, và có những sai phạm nghiêm trọng, như hiện tượng buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, thành lập các công ty ma… Bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước cũng không tuân theo các qui định của pháp luật, một số công chức có biểu hiện tuỳ tiện trong thực thi nhiệm vụ, sách nhiễu doanh nghiệp.
Thêm vào đó là hiện trạng các phán quyết, quyết định của cơ quan hành pháp, tư pháp không được hay không thể thực hiện triệt để. Hàng năm danh sách các bản án kinh tế không được thi hành lại dài thêm; những doanh nghiệp, cá nhân có quyền lợi vi phạm do hành vi cạnh tranh trái pháp luật không được bảo vệ thích đáng. Nhiều đơn vị kinh tế tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước nếu tuân thủ đúng pháp luật thì rất khó hoạt động. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, đã thẳng thắn phát biểu rằng: “Một doanh nghiệp nộp đầy đủ thuế sẽ không thể cạnh tranh nổi với một doanh nghiệp cùng ngành nghề mà gian lận trốn thuế” Nguồn: www.vnexpress.net > Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, 09/12/2002
. Như vậy, rõ ràng vấn đề đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đang là nhiệm vụ rất khó khăn nhưng nhất thiết phải hoàn thành của cơ quan hành pháp, đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế.
Môi trường cạnh tranh có xu hướng ngày càng xấu đi do hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đang gia tăng
Còn tồn tại nạn hàng giả phổ biến
Hàng giả về chất lượng là các sản phẩm mang nhãn không đúng với nhãn đã đăng ký vơi cơ quan quản lý chất lượng, mạo dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, có chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép, hoặc có giá trị không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Những loại sản phẩm này trên thị trường thường là hàng Trung Quốc, nhưng được giới thiệu là hàng châu Âu, Mỹ, Nhật… với những dòng chữ “made in Italy”, “made in Japan” được in mờ trên bao bì. Người kinh doanh lợi dụng tâm lý của khách hàng ưa hàng Nhật, châu Âu, cố tình gây nhầm lẫn. Thậm chí năm 1999, chúng ta đã phát hiện việc các công ty kinh doanh xăng dầu bán xăng A76 lẫn với xăng A83, thực chất hai loại xăng này có thông số kỹ thuật tương đương nhau nhưng giá lại chênh lệch lớn, khách hàng thì không thể phân biệt được.
Hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa là sản phẩm mang nhãn hiệu giả mạo hoặc tượng tự (đến mức khó phân biệt) với nhãn hiệu của các cơ sở khác được bảo hộ tại Việt Nam hay trên thế giới. Một điều đáng lưu ý là ngay cả khi chất lượng của hàng giả tốt hơn hàng bị nhái thì loại hàng đó vẫn bị coi là hàng giả. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khá phổ biến ở nước ta. Xe máy Wave của hãng HONDA (Nhật Bản) được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn, thì ngay lập tức trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều tên gọi na ná cho xe máy của Trung Quốc, như Waver, Weaser, hay Wife. Trên thị trường hiện nay vẫn phổ biến những trường hợp nhái nhãn hàng mỹ phẩm như Palmolive, Camay, Zest..., nhái nhãn sản phẩm nước tinh khiết Lavie, hay bột giặt OMO, Daso... Ngay cả dược phẩm cũng bị làm nhái, trường hợp thuốc Delcogen, sản phẩm của Philipin có tới 7 loại thuốc nhái: Decoagen, Defacongen, Devicongen... Hành vi kinh doanh thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng cần bị nghiêm trị vì nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng, tới trật tự an ninh của xã hội.
Hàng giả về cả chất lượng và nhãn hiệu là loại hàng hóa kém chất lượng và những dấu hiệu giả về chất lượng song lại mang nhãn hiệu giả mạo hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Theo báo cáo của Cục cảnh sát kinh tế từ năm 1986 đến 1997 cả nước xử lý 5055 vụ sản xuất buôn bán hàng giả với số vụ và quy mô mỗi vụ ngày càng tăng. Hiện tượng này làm giảm uy tín của doanh nghiệp, hơn nữa gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp vẫn “phải đơn thương độc mã” trong cuộc chiến chống hàng giả; các doanh nghiệp lớn thường có đội chống hàng giả cho riêng mình bởi cơ quan Nhà nước không thể làm xuể.
Phổ biến nạn quảng cáo không trung thực
Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo tồn tại chủ yếu dưới hai dạng chính là: quảng cáo không trung thực và quảng cáo nhằm độc quyền hóa. Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết, tổng chi phí dành cho quảng cáo ước tính lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm. Nhưng cùng với đó, những quảng cáo gian dối, quá lố về quy cách, phẩm chất của hàng hóa đang diễn ra một cách công nhiên ở Việt Nam. Chưa ai xác thực được tính chính xác của những thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường, như sản phẩm được viện ELIDA, Viện Pastuer, Hội nha khoa… kiểm định, và khuyên dùng, rồi bột giặt OMO có thực sự tẩy được vết dầu mỡ, vết mực, bột giặt TIDE có thực sự làm quần áo trắng hơn các loại bột giặt khác… Đương nhiên nhà sản xuất có quyền nêu ưu điểm của sản phẩm của mình, hay dẫn chứng những nhận xét tích cực về sản phẩm. Nhưng thông tin phải chính xác, trung thực; điều đó thể hiện sự tôn trọng người tiêu dùng, và hơn thế là đảm bảo quyền được cung cấp thông tin đúng đắn của người dân.
Hiện tượng quảng cáo nhằm độc quyền hóa (cụ thể nhất là quảng cáo so sánh) đã cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng, làm tổn hại uy tín đối thủ cạnh tranh. Những thông điệp mà chúng ta thường thấy trong những quảng cáo hiện nay là: sản phẩm của chúng tôi “tốt nhất”, trong khi “sản phẩm thường” hay “sản phẩm khác” không có… Những hàng hóa "thường", hàng hóa "khác" đó cụ thể là những hàng hóa nào? Nghiên cứu nào, cơ quan tổ chức nào chứng nhận sản phẩm đó là số một trên thị trường; thực tế trớ trêu ở chỗ các sản phẩm đó không phải là tốt nhất. Công ty Unilever quảng cáo bột giặt VIC là sản phẩm chất lượng cao, hơn các sản phẩm khác; nhưng thực tế lượng chất hoạt động bề mặt DBSA của VIC chỉ có 15%, trong khi hàm lượng này ở các sản phẩm khác như TICO, NET là 25% Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp…, sđd. , tr. 155
. Đây rõ ràng là hành vi lừa dối khách hàng, thể hiện tính không trung thực và không tôn trọng những doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luat15.doc