Khóa luận Những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG 4

1.1. Khái niệm. 4

1.2. Mục đích của hoạt động đối chất. 6

1.2.1. Loại bỏ mâu thuẫn, xác định tính đứng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án. 6

1.2.2. Giáo dục ý thức pháp luật của công dân khi tham gia đối chất 7

1.2.3. Mục đích cải tạo, cảm hoá người phạm tội. 7

1.3. Nhiệm vụ của hoạt động đối chất. 8

1.3.1. Làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà ở hoạt động xét hỏi chưa làm được. 8

1.3.2. Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia đối chất. 9

1.3.3. Làm sáng tỏ đặc điểm nhân cách, mối quan hệ của những người tham gia đối chất. 10

1.3.4 Xác định được các phương pháp và chiến thuật tác động thích hợp. 11

CHƯƠNG II: CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỐI CHẤT 13

2.1. Đặc điểm của hoạt động đối chất. 13

2.1.1. Giao tiếp trong đối chất là giao tiếp chính thức. 13

2.1.2. Giao tiếp trong đối chất là giao tiếp nhiều chiều. 14

2.1.3. Ngôn ngữ được sử dụng trong đối chất là ngôn ngữ nói, đối thoại, trực tiếp. 14

2.1.4. Trong quá trình đối chất điều tra viên có vai trò rất quan trọng. 15

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đối chất . 16

2.2.1. Sự chuẩn bị cho cuộc đối chất của điều tra viên. 16

2.2.2. Thái độ, phong cách, năng lực tổ chức và điều khiển cuộc đối chất của điều tra viên. 17

2.2.3. Tính bất ngờ của đối chất. 17

2.2.4. Tính thuyết phục của những chứng cứ được nêu ra trong đối chất. 18

2.2.5. Cách xử sự của thành viên thứ hai tham gia đối chất. 19

2.2.6. Tính chất của mối quan hệ đã có giữa các thành viên. 20

2.3. Những phương pháp và thủ thuật tác động tâm lý trong hoạt động đối chất. 21

2.3.1. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp và thủ thuật tác động tâm lý. 21

2.3.2. Các phương pháp tác động tâm lý. 21

2.3.2.1. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển. 22

2.3.2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin. 22

2.3.2.3. Phương pháp thuyết phục. 24

2.3.2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy. 27

2.3.2.5. Phương pháp tác động tâm lý bằng gợi nhớ. 29

2.3.3. Một số các thủ thuật tác động tâm lý trong hoạt động đối chất. 31

2.3.4. Tác động tâm lý với những người tham gia đối chất. 35

2.3.4.1. Tác động tâm lý đối với người đối chất. 35

2.3.4.2. Tác động tâm lý đối với người bị đối chất cố ý khai báo gian dối. 38

2.3.4.3. Tác động tâm lý đối với người bị đối chất do nhầm lẫn hoặc đă quên các tình tiết liên quan đến vụ án. 40

2.3.4.4. Tác động tâm lý đối với bị can khi bị can yêu cầu đối chất. 42

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI CHẤT 44

3.1. Thực trạng của việc sử dụng hoạt động đối chất trong điều tra vụ án hình sự. 44

3.1.1. Nhận thức của điều tra viên với tầm quan trọng của hoạt động đối chất còn nhiều hạn chế. 44

3.3.2. Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý. 45

3.3.3. Trình độ của điều tra viên còn yếu kém. 46

3.3.4. Đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên chưa được coi trọng. 48

3.2. Kiến nghị. 48

PHẦN KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bị can Quách Đồng luôn ngạo mạn che dấu tội lỗi, mặc dù điều tra viên đã đưa ra trước mặt hắn những tang vật gây án đã tìm được. Nắm được động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can là y tin rằng: Nạn nhân của vụ án đã chết. Do đó, khi nạn nhân (Tài) bình phục, điều tra viên đã cho nạn nhân đối chất với Quách Đồng. Hắn toát mồ hôi “thì ra anh vẫn còn sống ư?” và cúi đầu thú tội là thủ phạm chính trong vụ án giét người, cướp của tại khu vực chợ Móng Cái – Quảng Ninh” [30, tr.11]. Trong trường hợp người bị đối chất do một số lý do khác nhau đã quên hoặc do nhầm lẫn các tình tiết trong vụ án, điều tra viên cũng có thể sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin để họ nhớ lại những sự kiện đó và loại sự nhầm lẫn trong lời khai. Trước khi đối chất điều tra viên cần nói rõ mục đích của cuộc đối chất để họ không bị bất ngờ, kết hợp với những thông tin được đưa ra trong quá trình đối chất có liên quan đến vụ án sẽ giúp họ nhanh chóng hồi tưởng lại các sự kiện đã quên. Khi được nhìn thấy các vật chứng có liên quan, nó sẽ tác động mạnh đến trí nhớ làm cho họ nhớ lại đươc chính xác các vấn đề liên quan đến vụ án. Thực tế, phương pháp này được sử dụng khi điều tra viên đã thu được chứng cứ có giá trị chứng minh cao và đã được xác minh thẩm tra. Vì thế để sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau. Các thông tin để tác động phải được kiểm tra kỹ lưỡng đảm bảo độ chính xác cao, có liên quan đến sự việc phạm tội. Tuyệt đối không được sử dụng thông tin giả để tác động. A.V. Đu lôp cũng đã xác nhận rằng “Đặc điểm có tính nguyên tắc của việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý là tuyệt đối không được truyền đạt thông tin giả... Tất cả những phương pháp tác động tâm lý xây dựng trên việc sử dụng thông tin giả đều sai lầm” [2, tr.79]. Việc sử dụng những thông tin chính xác không chỉ có tác dụng buộc người bị đối chất phải chấp nhận các vấn đề đưa ra, mà còn loại bỏ tư tưởng ngoan cố của bị can. Việc truyền đạt thông tin phải đảm bảo tính bất ngờ cả về nội dung và thời điểm tác động mới mạng lại hiệu quả cao, làm thay đổi trạng thái và cảm xúc của người bị tác động. Từ những phản ứng cảm xúc của người bị đối chất cho phép điều tra viên rút ra kết luận về thái độ thực của họ đối với hành vi phạm tội. Khi truyền đạt thông tin cần phải đảm bảo sự tập trung chú ý của người bị tác động. Vì vậy việc truyền đạt thông tin tốt nhất nên thực hiện khi đối tượng đang có sự xung đột tâm lý mạnh mẽ, đang băn khoăn suy nghĩ về hành vi của mình nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa dám khai báo. Những thông tin được đưa ra đúng lúc sẽ có tác động rất mạnh, gây ra những cảm xúc mạnh mẽ ở đối tượng. Tóm lại, việc sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin đúng lúc, bất ngờ sẽ làm cho đối tượng bị đối chất phải thay đổi tư duy, thành thật khai báo. Phương pháp này kết hợp với các phương pháp tác động khác sẽ làm cho đối chất được thành công. 2.3.2.3. Phương pháp thuyết phục Phương pháp thuyết phục là phương pháp được sử dụng rất phổ biến, và mang lại hiệu quả cao. “Đây là phương pháp dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho người bị tác động để họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái về vấn đề liên quan đến họ” [21, tr.32]. Đó là sự giải thích khuyên nhủ bằng lý lẽ, lập luận bằng logic một cách chân thành, tình cảm giúp đối tượng có cách nhìn mới, thái độ phù hợp với yêu cầu của chủ thể tác động. Tác dụng của phương pháp này là phục vụ việc chất vấn xét hỏi khi tiến hành đối chất. Đồng thời nó cũng có tác dụng lâu dài là cảm hoá tư tưởng, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm. Vì thế phương pháp này được xác định là cơ bản và sử dụng khá rộng rãi trong mọi trường hợp, và mọi đối tượng. Đây là một trong số các phương pháp được điều tra viên đánh giá cao và thường xuyên sử dụng trong tác động tâm lý người đối chất. Phương pháp này được áp dụng vào việc chuẩn bị tâm lý cho người đối chất, giúp họ nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của cuộc đối chất, đồng thời thông qua đó bồi dưỡng cho người đối chất cả về nội dung và phương pháp tác động tâm lý, làm cho họ thực hiện đối với người bị đối chất có kết quả tốt hơn. Phương pháp này còn có tác dụng thuyết phục, cảm hoá, động viên người bị đối chất để họ thấy không thể ngoan cố được mãi, phải khai báo trung thực. Nội dung mà điều tra viên sử dụng khi thuyết phục, cảm hoá thường có căn cứ lập luận logic, chặt chẽ. Đó cũng là những vấn đề được thể hiện trong chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, phải gắn với tình hình thực tế của mỗi địa phương, nên sẽ rất hiệu quả khi tác động vào thái độ khai báo của những người tham gia đối chất. Khi giải thích chính sách, pháp luật phải chính xác, có sức thuyết phục, đồng thời phải nhất quán với thực tiễn, không mâu thuẫn với thái độ xử sự của điều tra viên, phê phán vạch trần sự giả dối của người bị đối chất, điều tra viên phải lấy đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. “Nội dung giáo dục, thuyết phục phải đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước...” [16, tr.55]. Phương pháp thuyết phục chủ yếu được sử dụng qua ngôn ngữ của điều tra viên. Tuy nhiên trong thực tế cơ quan điều tra đã sử dụng thành công thông qua một số các chủ thể khác. Qua sự khuyên nhủ chân tình, tình cảm của cha, mẹ, vợ, con, đặc tình trại giam...hay sự phân tích của những người có uy tín đều có tác dụng rất lớn đến tâm lý, thái độ khai báo của những người tham gia đối chất. Ví dụ: “Bị can VVP trong vụ án S191 cũng được nghiên cứu tác động bởi mối quan hệ gia đình. Trước khi đối chất, bố trí cho người thân của P vào thăm và nói chuyện biết đứa con gái út của y vẫn được chính quyền cho đi học, chứ không như y nghĩ, nhưng nó rất buồn vì thiếu vắng đi tình cảm của người cha. P hiểu ra sự thật, thương con, thấy được trách nhiệm của mình với gia đình, nên đã chuyển biến thái độ khai báo, mong muốn sớm được tha thứ để sau này dành nhiều thời gian chăm sóc con cái” [1, tr.228]. Để phương pháp thuyết phục cảm hoá được sử dụng có hiệu quả cần chú ý đến các vấn đề sau: Phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý riêng của đối tượng (giới tính, lứatuổi, dân tộc, tính cách, khí chất...) để lựa chọn cách thuyết phục phù hợp. Nội dung thuyết phục phải đầy đủ và phải xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Mặt khác nó cũng phải được áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Ngoài ra nội dung thuyết phục cũng phải có căn cứ, là những vấn đề có tính hiện thực và có sức thuyết phục cao, không quá xa vời thực tế. Đối với những bị can là quần chúng lao động bất mãn, là giáo dân cuồng tín, mù quáng, hay là người thuộc dân tộc thiểu số lạc hậu… khi phân tích thuyết phục phải làm cho họ thấy rõ chủ trương, đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, để trên cơ sở đó giúp họ tự liên hệ đến sai lầm, tội lỗi của mình mà quyết tâm ăn năn hối cải. Phải tìm hiểu cụ thể xem đó là những bất mãn, lạc hậu về vấn đề gì , vì lý do gì, để tính toán việc giải thích, thuyết phục cho sát thực. Đặc biệt trong quá trình đối chất, điều tra viên phân tích thuyết phục phải cụ thể trước sau như một, không hứa hẹn những điều không thiết thực làm mất lòng tin của người bị đối chất. Còn đối với bị can cầm đầu các tổ chức phản động, những đối tượng có quan điểm phản động, có ý thức chống đối sâu sắc. Khi phân tích thuyết phục phải vạch rõ ý đồ và hoạt động của chúng, đồng thời cũng cần kết hợp nêu ra những dẫn chứng thực tế, cụ thể về việc làm của chúng để đánh gục tư tưởng hão huyền, những quan điểm lệch lạc của bị can… Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới tư duy của đối tượng bị tác động. Thuyết phục cảm hoá phải làm cho đối tượng có được những suy nghĩ mới tích cực mà đi đến quyết định đúng đắn. Tuy nhiên khi thuyết phục họ, điều tra viên không được hứa hẹn, lừa dối hay làm cho đối tượng hiểu rằng cứ khai nhận sẽ được tha bổng hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều tra viên chỉ nên tác động dể đối tượng thấy được cái lợi của việc khai báo. Điều tra viên phải thực sự có uy tín, có ảnh hưởng đến những người bị đối chất. Họ thường là người có trình độ vững vàng, am hiểu tâm lý, có khả năng phân tích lý giải các vấn đề, đặc biệt là trong trường hợp người bị đối chất có học vấn cao. Phải có thái độ nhẹ nhàng, chân tình, phong thái đàng hoàng để người bị tác động không cảm thấy bị lên lớp, xúc phạm. Thuyết phục cảm hoá một con người, thay đổi được suy nghĩ của họ không thể trong một thời gian ngắn. Vì thế điều tra viên phải biết kiên trì thuyết phục, uốn nắn nhận thức để đối tượng thực sự tin vào đường lối chính sách của nhà nước ta. Như vậy phương pháp thuyết phục mới đạt được hiệu quả. 2.3.2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là chủ thể đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết để khám phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn những thông tin của đối tượng đã đưa ra lời khai man về sự kiện. Phương pháp này quy tụ ở việc đặt ra nhiệm vụ định hướng, phát triển các quá trình tư duy ở người bị tác động. Cách thức của phương pháp này là bằng việc đưa ra các câu hỏi và cách đặt câu hỏi buộc đối tượng khai man khi trả lời phải liên hệ với sự kiện thực tế đã xảy ra, tư duy của họ luôn phải định hướng về những sự kiện đó. Nó dẫn dắt người bị tác động đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, giúp họ lựa chọn thái độ khai báo tích cực. Phương pháp này cũng nhằm giúp người bị đối chất nhớ lại những tình tiết trong vụ án được tốt hơn bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan làm “sống lại” những mối liên hệ thần kinh tạm thời và phục hồi lại trong ký ức những sự kiện tương tự mà các câu hỏi đã đề cập đến. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy có thể thực hiện dưới hai dạng cơ bản sau đây. Dạng thứ nhất: Đặt câu hỏi để hình thành tư duy dẫn dắt sự liên tưởng. Đưa ra một loạt các câu hỏi chi tiết, cụ thể xung quanh những vấn đề mà người bị đối chất khai báo không đúng sự thật. Điều tra viên đưa ra những câu hỏi chi tiết, cụ thể căn cứ vào những điểm mà người bị đối chất cố tình bịa đặt khai báo sai buộc người bị đối chất khi trả lời phải liên tưởng tới hành vi phạm tội hoặc che dấu tội phạm. Qua một loạt các câu hỏi đầy đủ chi tiết và logic của điều tra viên làm cho đối tượng phải có sự liên tưởng và tự hiểu rằng sự khai báo giả dối không thể qua mắt được điều tra viên. Ví dụ: “ Nếu người làm chứng đã khai man rằng suốt buổi tối anh ta đi chơi cùng với can phạm ở phòng riêng của can phạm, thì chủ thể tác động bằng một loạt câu hỏi có thể đưa ra đối với người làm chứng. Kết quả cuối cùng là người làm chứng không có những thông tin cần thiết để trả lời những câu hỏi đó, bởi vì thực tế sự kiện đó không diễn ra (Còn ai ở trong phòng nữa, ai ngồi, ai làm gì, kể lại chi tiết của câu chuyện, các chi tiết của hành động, ai gọi điện thoại, ai đi ra đầu tiên, họ mặc quần áo gì...). Thông qua phương pháp này mà người làm chứng sẽ từ bỏ thái độ khai man” [21, tr.134]. Mục đích của việc đưa các câu hỏi này buộc họ phải liên tục giải quyết các nhiệm vụ của tư duy được đặt ra một cách căng thẳng, dẫn đến xung đột tâm lý mạnh mẽ và đến một mức độ nhất định sẽ không thể giải quyết được các nhiệm vụ tư duy bằng cách bịa đặt nữa. Bởi vì tâm lý của đối tượng khai man thường lo lắng, hoang mang. Vì vậy khi bị hỏi dồn dập, chi tiết đến các vấn đề liên quan, đến hành vi của mình khiến họ sẽ xuất hiện tâm lý bị “cuống” không trả lời được các câu hỏi hoặc trả lời được lại có sự mâu thuẫn nên cuối cùng phải khai đúng sự thật. Dạng thứ hai: Đặt câu hỏi làm biến đổi hướng tư duy của người bị đối chất. Là việc điều tra viên đặt câu hỏi khác với sự chuẩn bị trước của họ, buộc đối tượng không thể sử dụng phương án trả lời đã chuẩn bị sẵn để đối phó mà thường phải trả lời đúng hoặc sát sự thật. Khi điều tra viên đặt ra câu hỏi trái với dự kiến đã có sẵn đối tượng sẽ bị bất ngờ, lúng túng không kịp đối phó bằng các câu trả lời giả tạo hợp lý, bộc lộ sự mâu thuẫn trong lời khai của mình, từ đó làm thay đổi hướng tư duy theo chiều hướng tích cực, phá vỡ logic trình bày thông tin giả tạo. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau: Chú ý phân biệt trường hợp người bị tác động cố ý khai báo gian dối với trường hợp do trình độ, khả năng diễn đạt kém, do trạng thái tâm lý không bình tĩnh, hay do có sự nhầm lẫn mà lời khai có sự mâu thuẫn, để từ đó có các phương pháp khác nhau để tác động. Bên cạnh đó, điều tra viên cũng cần chú ý phát hiện chính xác những mâu thuẫn, những điều bịa đặt mà người bị đối chất khai. Vì nếu hỏi ngay những vấn đề đó làm cho họ sợ hãi cho rằng đó là điều mà điều tra viên cần biết nhất để kết tội nặng, do đó sẽ sợ và không dám khai báo nữa. Khi đã xác định được lời khai giả dối, điều tra viên cần có sự chuẩn bị chu đáo các câu hỏi chi tiết. Những câu hỏi đó phải có sự tính toán logic để có thể vạch trần được thái độ khai báo ngoan cố của đối tượng. Phải tính toán kỹ các trường hợp người bị tác động sẽ bác bỏ hay có lập luận ngụy biện, điều tra viên phải bình tĩnh, nhưng nếu cần vẫn có thể tỏ ra gay gắt trước sự thách đố vòng vo của đối tượng. 2.3.2.5. Phương pháp tác động tâm lý bằng gợi nhớ Gợi nhớ là phương pháp làm sống lại, xuất hiện lại trong trí nhớ người bị tác động những sự kiện, tình tiết của vụ án mà họ đã quên, bằng cách đưa ra những thông tin có liên quan đến vấn đề đó. Phương pháp này dựa trên quy luật của sự nhớ lại. Khi nhớ lại, là lúc các đường dây liên hệ thần kinh tạm thời được khôi phục và nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Khi ghi nhớ, những thông tin đã tri giác được không tách rời nhau mà nằm trong mối liên hệ chung. Bởi vậy, qua việc nhớ lại, người tham gia đối chất cũng bắt đầu từ các mối liên hệ chung ấy mà hồi tưởng được trọn vẹn sự việc. Nếu một thông tin được tác động nó sẽ lan truyền tới các thông tin khác theo mối liên hệ vốn có của nó, làm họ nhớ lại được toàn bộ sự việc. Phương pháp tác động tâm lý bằng gợi nhớ là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong hoạt động đối chất, áp dụng trong trường hợp người đối chất quên hoặc nhầm lẫn các tình tiết liên quan đến vụ án Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong hoạt động đối chất. Theo kết quả điều tra “Phương pháp gợi nhớ chiếm 19,6% trong hoạt động đối chất để nhớ lại đầy đủ các tình tiết của sự việc phạm tội” [1, tr.249]. Những tình tiết, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng cần có sự khẳng định chắc chắn cuả họ, ảnh hưởng tới kết quả của cuộc điều tra. Đặc điểm của phương pháp này là được áp dụng đối với ngưòi có thái độ khai báo tích cực, hợp tác với cơ quan điều tra nhưng do các lý do khác nhau họ đã quên hoặc nhầm lẫn các vấn đề liên quan đến vụ án. Cách thức sử dụng của phương pháp này là dựa vào hệ thống các quy luật về mối liên hệ lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng: Khi có thông tin về sự vật hiện tượng này, người bị tác động sẽ liên hệ đến sự vật hiện tượng cần nhớ. Có các quy luật về mối liên tưởng sau: Quy luật liên tưởng giống nhau về nội dung và hình thức, quy luật liên tưởng gần nhau về không gian và thời gian, quy luật liên tưởng trái ngược nhau. Để gợi nhớ các điều tra viên có thể dùng nhiều thông tin khác nhau tác động tới những nguời bị đối chất, bao gồm: Lời nói, chữ viết, hình ảnh, đồ vật, con người, tình huống... Đây là những phương tiện tác động có hiệu quả mà điều tra viên đưa ra nhằm giúp những người bị tác động dễ dàng nhớ lại chính xác những tình tiết liên quan đến vụ án. Điều tra viên có thể tạo tình huống dẫn dắt hay đưa ra những thông tin có mối liên hệ với các vấn đề cần nhớ, để giúp họ nhớ lại chính xác và đầy đủ hơn. Để phương pháp gợi nhớ đạt hiệu quả cao khi sử dụng, điều tra viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Cần hướng dẫn người bị tác động cách nhớ lại tuỳ theo những vấn đề cần nhớ lại. Có thể giúp họ nhớ lại theo trình tự thời gian, diễn biến của sự việc phạm tội hay theo từng vấn đề... Điều tra viên cũng có thể giúp đỡ người bị tác động xây dựng một dàn ý làm điểm tựa để nhớ lại được đầy đủ, không bị nhầm lẫn. Trường hợp cần thiết có thể đưa họ trở lại hiện trường,nơi đã chứng kiến sự việc, tạo điều kiện thuận lợi giúp quá trình hồi tưởng được dễ dàng. Trên đây là các phương pháp tác động tâm lý thường được sử dụng trong họat động đối chất, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình tác động đến tâm lý người tham gia đối chất, hướng họ tới thái độ tích cực trong khai báo. Để hoạt động đối chất đạt hiệu quả cao điều tra viên phải tiến hành sử dụng đồng bộ các phương pháp tác động tâm lý. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy “ Đã có 87,5% điều tra viên cho rằng cần sử dụng đồng bộ các phương pháp tác động tâm lý” [1, tr.231]. Để sử dụng các phương pháp này có hiệu quả, trước hết điều tra viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cũng như giới hạn cho phép của mỗi phương pháp tác động tâm lý. Tránh sử dụng tuỳ tiện vi phạm các nguyên tắc tố tụng và quy phạm đạo đức, gây hậu quả xấu trong quá trình đối chất. Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý phải tuỳ từng trường hợp cụ thể và phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý của những người tham gia đối chất. 2.3.3. Một số các thủ thuật tác động tâm lý trong hoạt động đối chất Thủ thuật tác động tâm lý là kỹ năng, kỹ xảo để thực hiện một tác động nào đó trong những hoàn cảnh cụ thể, là cách thể hiện làm cho nội dung tác động đạt hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “ Những thủ thuật tác động tâm lý thường có hiệu quả hơn so với các thủ thuật khác” [31, tr.9]. Thiết lập tiếp xúc tâm lý. Thiết lập tiếp xúc tâm lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch rõ ràng nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho giao tiếp diễn ra theo hướng cần thiết và đạt được các mục đích giao tiếp. Trong đối chất, việc thiết lập tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên với những người tham gia đối chất là điều tất yếu, và rất quan trọng. Nó là cơ sở cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lời khai, xung đột về tâm lý giữa những người tham gia đối chất. Qua đó, có thể thấy để thiết lập được mối quan hệ tích cực trong hoạt động đối chất, điều tra viên cần tạo ra các điều kiện cần thiết có tác dụng làm tăng tính hưng phấn của những người tham gia đối chất, để họ sẵn sàng tiếp thu và tích cực tư duy giải quyết nhiệm vụ do điều tra viên đặt ra, cũng như tỏ thái độ đúng đắn trong việc tiếp nhận các tác động từ phía điều tra viên. Tuy nhiên việc thiết lập tâm lý tích cực giữa điều tra viên và những người bị đối chất là một nhiệm vụ không đơn giản, đặc biệt là trường hợp người bị đối chất là những bị can ngoan cố, lì lợm, bất cần... ở trường hợp này, do có sự khác nhau về vị thế, về lập trường, quan điểm sẽ gây ra những khó khăn, cản trở cho quá trình xác lập mối quan hệ tâm lý tích cực giữa người bị đối chất và điều tra viên. Do vậy, trước khi thiết lập tiếp xúc tâm lý, điều tra viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để cuộc tiếp xúc được thành công. Để đối chất đạt hiệu quả cao, khi thiết lập tâm lýđiều tra viên cần giải thích về trách nhiệm, nghĩa vụ phải khai báo trung thực của người đối chất. Nếu người bị đối chất có thái độ khai báo thành khẩn nhưng do quên hoặc nhầm lẫn, cần động viên, ổn định tư tưởng, giúp họ bình tĩnh, tập trung chú ý và có thái độ tin cậy cơ quan điều tra khi khai báo. Đồng thời, khi tiếp xúc với những người tham gia đối chất điều tra viên phải nhanh chóng phát hiện các trạng thái tâm lý của những người tham gia đối chất qua lời nói, thái độ, cử chỉ, dáng điệu, để có các biện pháp tác động phù hợp. Ví dụ: Khi người bị đối chất cố tình khai báo gian dối, điều tra viên cho người thân của họ vào đối chất, có thể lời nói của họ bị ngắt quãng, vẻ mặt bối rối lúc đó trong họ đang có sự hối hận về hành vi của mình. Đây là thời điểm thích hợp để điều tra viên tiếp tục thuyết phục, phân tích để khơi dậy tâm lý tích cực của họ. Trong các tình huống tiếp xúc tâm lý nhằm thay đổi động cơ tiêu cực của người bị tác động, cần nhấn mạnh các phương pháp tác động như phân tích thuyết phục, truyền đạt thông tin và hướng dẫn tư duy. Còn ở tình huống tiếp xúc để tạo ra các trạng thái thuận lợi, kích thích hoạt động tâm lý tích cực của người bị tác động thì chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích thuyết phục, gợi nhớ, và tác động tình cảm. Đồng thời qua đó điều tra viên cũng thực hiện nhiệm vụ giáo dục cảm hoá đối tượng khai báo gian dối bằng tình cảm, pháp luật và thực tế. Như vậy, tiếp xúc tâm lý là một trong những biện pháp quan trọng. Nó tạo ra những điều kiện cần thiết trong tâm lý của các chủ thể tham gia đối chất, làm tăng cường tính tích cực về hành vi của họ trong đối chất. Tạo tính bất ngờ. Hiệu quả của đối chất luôn phụ thuộc vào tính bất ngờ. Vì thế điều tra viên phải tính toán đến thứ tự của những người tham gia đối chất, sao cho hai bên không có điều kiện tiếp xúc với nhau trước để có thể thống nhất lời khai hoặc có hành vi bất lợi khác cho cuộc đối chất. Thời điểm người bị đối chất đang hoang mang dao động, không có thông tin gì về quá trình điều tra, không biết gì về sự chuẩn bị cho cuộc đối chất sắp tới. Đó là lúc thích hợp nhất cho việc tổ chức hướng dẫn đấu tranh động cơ ở người bị đối chất, là thời điểm mà sự xuất hiện của người làm chứng hay đồng bọn khai báo, tác động dễ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt không để cho người bị đối chất biết gì về quá trình chuẩn bị cho cuộc đối chất phải giữ được bí mật nhưng thông tin mà người đối chất sẽ khai báo. Ngoài ra điều tra viên có thể lợi dụng tâm lý chủ quan của người bị đối chất, tin rằng cơ quan điều tra không biết về hành vi phạm tội của mình, đồng bọn chưa bị bắt. Trong tình huống đó đối chất được tổ chức sẽ có tác dụng bất ngờ vào sự ngoan cố của đối tượng. Ví dụ: “Vụ án buôn bán phụ nữ của Hà Thị Hồng, điều tra viên đã tận dụng tính bất ngờ trong việc vạch mặt kẻ phạm tội. Thủ đoạn của Hồng là dụ dỗ các cô gái trẻ nhẹ dạ, nhà nghèo lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) buôn bán quần áo. Khi đến cửa khẩu cô ta lại lừa các cô gái sang Quảng Tây (Trung Quốc). Tại đây các cô gái bị bán vào các nhà chứa làm gái mại dâm. Sau nhiều lần cố gắng N (một nạn nhân trong đường dây này) đã trốn thoát về Việt Nam. Sau khi về nước cô đã đến công an Thành phố Bắc Ninh tố cáo đối tượng. Khi bị bắt cô ta một mực ngoan cố không nhận tội. Chỉ sau khi điều tra viên cho N vào đối chất với cô ta, khi nhìn thấy N, Hồng đã tái mặt và rất bất ngờ vì tin rằng N vẫn ở Trung Quốc và không thể về Việt Nam. Sau đó Hồng đã phải khai nhận về toàn bộ hành vi phạm tội của mình” [7, tr.27]. Tận dụng hiệu ứng “ấn tượng có mặt”. Điều tra viên phải đảm bảo bí mật bất ngờ về sự xuất hiện của người đối chất. Phải hỏi người đối chất trước, nhằm củng cố lời khai của họ. Chuẩn bị cho người đối chất để họ có tâm lý vững vàng, thái độ cương quyết khi tiếp xúc với đối tượng. Sự tác động lẫn nhau giữa hai người bằng chính sự hiện diện của họ thông qua lời nói, thái độ, cử chỉ...luôn có ý nghĩa tăng cường cảm xúc, nhất là với những người khai báo giả dối. Nó là “ Phương tiện tác động tâm lý đặc biệt, riêng có của đối chất mà các biện pháp điều tra khác trong tố tụng hình sự không thể có được” [1, tr.163]. Tỏ ra chưa biết gì. Trong cuộc đối chất điều tra viên tỏ ra chưa biết gì về những hành vi phạm tội của đối tượng. Đối tượng sẽ có tâm lý chủ quan và hy vọng có thể che dấu được hành vi phạm tội của mình. Khi đến thời điểm thích hợp, điều tra viên cho người đối chất vào. Đối tượng khi nhìn thấy người đối chất (có thể là người thân, người làm chứng, hay đồng bọn) sẽ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang lo sợ, cuối cùng phải thay đổi thái độ khai báo. Hoặc có những trường hợp, điều tra viên khi đã nhận được thông tin như mong muốn cũng không nên tỏ thái độ như hài lòng, thoả mãn thể hiện ra bên ngoài như: Mỉm cười, vội vàng hỏi xoáy vào những vấn đề đó. Điều đó sẽ làm cho đối tượng đề phòng, hoặc nghĩ ra các phương án khai báo theo chiều hướng xấu, khi cho đối chất sẽ làm giảm tính bất ngờ. Vì vậy trong quá trình đối chất, điều tra viên tuyệt đối không được để lộ thái độ của mình, ngay cả khi đó là những vấn đề đã biết. Sử dụng quyền được hỏi nhau trong đối chất. Điều tra viên có thể đặt các câu hỏi cho người đối chất sao cho lời khai của họ vạch mặt đựoc sự giả dối của người bị đối chất. Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham đối chất hỏi lẫn nhau. Các câu hỏi được nêu ra trong quá trình đối chất không chỉ là những tác động tâm lý sắc bén vạch trần được sự ngoan cố của người bị đối chất, mà còn có thể giúp điều tra viên biết được những điều trước đây họ chưa biết, hoặc có căn cứ để phân tích đánh giá các chứng khác có liên quan đến vụ án. Phán đoán tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài của đối tượng bị tác động. Thế giới nội tâm của con người được biểu hiện qua những hành vi cử chỉ của họ. Mỗi cử chỉ không chỉ là động tác của cơ thể mà còn là động tác của nội tâm, thông báo cho ta về nguyện vọng, quan điểm, thái độ của đối tượng tại thời điểm đó. Dù người phạm tội tìm cách che giấu nội tâm của mình, cố tỏ ra bình thường, nhưng trong hành vi, cử chỉ của họ vẫn lộ ra những biểu hiện thiếu tự nhiên. Từ đó giúp cho điều tra viên có các biện pháp tác động thích hợp, làm cho đối tượng phải thay đổi thái độ khai báo. Chẳng hạn, khi cho đối chất giữa người đã biết rõ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (69).doc
Tài liệu liên quan