MỤCLỤC
PHẦN MỞĐẦU
1. Lý do chọn đềtài. Trang 1
2. Mụcđích vànhiệmvụ nghiên cứu.2
3. Đốitượng vàphạmvinghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Đóng góp củakhóaluận. 3
6. Kếtcấu khóaluận. 3
PHẦNNỘIDUNG
CHƯƠNG1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MÂU THUẪN CƠ
BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
NGÀNHNÔNGNGHIỆPTỈNHANGIANGTỪ NĂM2001 ĐẾNNAY
1. Lý luậnvềmâuthuẫntheo quanđiểmtriếthọcmác-xít
1.1.1. Kháiniệmvàphân loạimâu thuẫn. 7
1.1.2. Vaitrò củamâu thuẫn đốivớisự vận động vàpháttriển của
sự vật, hiện tượng. 10
1.1.3. Biện pháp giảiquyếtmâu thuẫn. 11
1.1.4. Ýnghĩalý luận vàthựctiễn từ việcnghiên cứu quy luật
thống nhấtvàđấu tranh củacácmặtđốilập. 12
1.2. Lý luậnvềlựclượng sảnxuấttheo quanđiểmtriếthọcmác-xít
1.2.1. Lựclượng sản xuất, cácyếu tố cấu thành lựclượng sản xuất.13
1.2.2. Vaitrò củalựclượng sản xuấttrong sự pháttriển xãhội. 14
1.3. Tínhtấtyếucủa việcgiảiquyếtmâuthuẫncơ bảntrong quá trình
pháttriểnlựclượng sảnxuấtngànhnông nghiệptỉnhAnGiang
từ năm2001 đếnnay. 16
CHƯƠNG2
NHỮNGMÂUTHUẪNCƠBẢNTRONGQUÁTRÌNHPHÁTTRIỂN
LỰCLƯỢNGSẢNXUẤTTỈNHANGIANGTỪ NĂM2001 ĐẾNNAY
2.1. VàinétvềtỉnhAnGiang. 21
2.2. Những mâuthuẫncơ bảntrong quá trìnhpháttriểnlựclượng
sảnxuấtngànhnông nghiệptỉnhAnGiang từ năm2001 đếnnay
2.2.1. Mâu thuẫn giữathựctrạng thấp vềtrình độ họcvấn, hiểu biếtvới
yêu cầu cao vềtrình độ hiểu biết, ứng dụng cácthành tựu KH, KT, CN
vào sản xuấtcủanông dân.25
2.2.2. Mâu thuẫn giữathựctrạng lạchậu vớiyêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đạihóatrong kỹ thuậtcanh táccủanông dân. 29
2.2.3. Mâu thuẫn giữathựctrạng kếtcấu hạtầng nông thôn vớiyêu cầu
mởrộng vànâng cao chấtlượng hiệu quảsử dụng kếtcấu ấy trong quá
trình pháttriển lựclượng sản xuấtngành nông nghiệp. 35
2.2.4. Mâu thuẫn giữayêu cầu mởrộng thịtrường hàng nông sản vớihiện
thựcchấtlượng hàng nông sản còn nhiều bấtcập.39
2.3. Đềxuấtmộtsố giảipháp. 43
PHẦNKẾTLUẬN. 46
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à gì, nguyên nhân sâu xa là
từ đâu, từ đó mới đề ra những biện pháp giải quyết phù hợp. Lấy thí dụ như ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đồng
thời tiến hành CNH, HĐH đất nước nhằm đưa nước ta về cơ bản đến năm 2020
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Song, nhìn chung hiện nay,
nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh
mún; trình độ của người lao động trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế; canh tác
chủ yếu theo thói quen, kinh nhiệm lâu năm, ít ứng dụng công nghệ hiện đại. Như
vậy, ta thấy mâu thuẫn cơ bản ở đây chính là mâu thuẫn giữa thực trạng lạc hậu
của LLSX của nước ta với yêu cầu phát triển đất nước. Nguyên nhân sâu xa của
mâu thuẫn chính là do trình độ của LLSX của ta còn nhiều hạn chế.
Theo xu thế phát triển chung, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống là nhu
cầu ngày càng cao.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 19
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
Trên thế giới hiện nay, xu thế hợp tác toàn cầu là xu thế chủ đạo. Vì vậy, để
tồn tại và phát triển buộc các nước phải mở cửa, hội nhập, phải tự vươn lên. Đóng
cửa, không giao lưu, không hội nhập là tự giết mình. Đặc biệt, trong thời đại ngày
nay, khoa học ngày càng trở thành LLSX trực tiếp, quan trọng của xã hội. Do
vậy, nước nào làm chủ được khoa học, nước đó sẽ nhanh chóng giàu mạnh và làm
chủ được chính mình. Nước nào càng không nắm bắt được KH, CN bao nhiêu,
càng tụt hậu xa về kinh tế, xã hội bấy nhiêu, càng nghèo nàn bấy nhiêu. Mà nghèo
thì sớm muộn gì cũng phải phụ thuộc vào nước giàu. Lệ thuộc về kinh tế sẽ lệ
thuộc về chính trị. Lúc ấy, tự do khó được đảm bảo. Theo quy luật phát triển tự
nhiên, khi sự vật, hiện tượng không thích nghi được với điều kiện xung quanh thì
tất yếu nó sẽ tự diệt vong.
Hòa nhập với sự phát triển chung đó, Việt Nam cũng đang ra sức tìm mọi biện
pháp để có thể tiếp cận và nắm bắt những thành tựu khoa học – công nghệ của
thời đại. Ngoài việc tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta luôn ra sức phát huy cao độ sức mạnh nội lực, quyết tâm phấn đấu đưa
nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra biện pháp đổi mới
toàn diện có trọng điểm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Trong đó, Đảng ta xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước (Nghị quyết
Trung ương 5 khóa IX).
Là một tỉnh nông nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
song, LLSX ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang còn có nhiều hạn chế mà nếu
được quan tâm giải quyết hợp lý sẽ tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát triển
của tỉnh An Giang nói riêng, của cả nước nói chung. Vì vậy, việc tìm ra và giải
quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển LLSX ngành nông
nghiệp ở tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay là vấn đề quan trọng và cần thiết.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 20
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
CHƯƠNG 2
NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. Vài nét về tỉnh An Giang
2.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam bộ, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, một
phần nằm trong Tứ giác Long Xuyên (Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Đồng
Tháp Mười). Toàn tỉnh có 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 9 huyện (thành phố
Long Xuyên - trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh, thị xã Châu Đốc, huyện An
Phú, huyện Châu Thành, huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn, huyện Tân Châu,
huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, huyện Phú Tân và huyện Châu Phú).
An Giang có diện tích đất tự nhiên là 3.536,76 km2, dân số năm 2006 là
2.210.271 người, mật độ dân số là 625 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động
năm 2006 là 1.387.275 người, chiếm gần 62,8%. Lao động trong nông nghiệp giai
đoạn 2001 – 2005 là 63.6%.
Phía Tây Bắc giáp Campuchia, dài 104 km (theo “Hiệp ước hoạch định biên
giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27/12/1985); phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên
Giang, dài 69,789 km; phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, dài 44,734 km; phía Đông
giáp tỉnh Đồng Tháp, dài 107,628 km.
Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10o 57 (xã Khánh An, huyện An Phú); Điểm cực
Nam trên vĩ độ 10o 12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn); Điểm cực Tây trên
kinh độ 104o 46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn); Điểm cực Đông trên kinh độ 105o
35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).
Về khí hậu:
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm
là 27oC, cao nhất là 35oC đến 36oC vào tháng 4 – 5, thấp nhất từ 20oC đến 21oC
vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình là 1.400mm – 1.500mm. Khí hậu
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau).
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 21
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
Nhiệt độ trung bình của An Giang không cao lắm và tương đối ổn định. Khí
hậu của An Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho việc sản xuất
nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên, do mùa khô tương đối dài nên hạn chế khả năng
tăng vụ. Do đó, muốn phát triển sản xuất cần đẩy mạnh công tác thủy lợi và trồng
màu.
Về địa hình:
Toàn tỉnh có hai dạng địa hình lớn là đồng bằng và đồi núi thấp.
Địa hình đồi núi thấp chủ yếu tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, chủ yếu do phù sa sông Tiền và
sông Hậu tạo nên. Do vậy, phần lớn đất đai của An Giang là màu mỡ vì 72% diện
tích là đất phù sa hoặc có phù sa. Thêm vào đó, An Giang có hệ thống sông ngòi,
kênh rạch dày đặc và rải đều khắp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao
thông vận tải thủy, bộ và giao lưu buôn bán với các nước và các khu vực khác
trong nước, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ngành nông nghiệp trồng lúa.
2.1.2. Dân cư - Văn hóa - Xã hội - Chính trị
2.1.2.1. Về dân cư
An Giang là tỉnh có dân số khá đông, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào.
Năm 2006 dân số của Tỉnh là 2.210.271 người, mật độ dân số là 625 người/km2,
với mật độ này, dân số An Giang đứng hàng thứ 4 trong khu vực, hàng thứ 16
trong cả nước, trong đó tập trung phần lớn ở nông thôn (1.585.818 người, chiếm
71,7% dân số của Tỉnh), số dân trong độ tuổi lao động là 1.387.275 người (chiếm
gần 62,8%). Giai đoạn năm 2001 – 2005, bình quân tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp chiếm 63,6%.
2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội - chính trị
Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quy mô, chất
lượng giáo dục được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức
khỏe nhân dân được tăng cường. Các hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao được
đẩy mạnh, công tác xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa bước đầu có
kết quả tốt. Các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóc người
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 22
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
có công, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, đạt
kết quả tốt.
Các chính sách trong dân tộc, tôn giáo và nông thôn, nông dân được các
cấp ủy Đảng quan tâm giải quyết; an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội, an
ninh biên giới được bảo đảm vững chắc; công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm hình sự, tội phạm kinh tế, buôn lậu…đã đạt được hiệu quả tốt, bước đầu
kìm chế sự gia tăng tội phạm. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân
dân được cải thiện.
Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, nhất là tổ chức Đảng ở cơ
sở được nâng cao,… Hệ thống chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố, kiện
toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có
nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động đi vào chiều sâu, đạt nhiều
kết quả thiết thực.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội -
chính trị ở An Giang vẫn còn một số hạn chế sau:
Nguồn lao động nhiều, nhưng tỷ lệ qua đào tạo ít, chất lượng còn thấp, tình
trạng thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp còn cao, cơ cấu lao động chuyển dịch
chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Văn hóa – xã hội phát triển chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Cơ sở
vật chất, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ tăng dân số
giảm chậm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng nguy cơ tái nghèo cao, nhất là
trong vùng đồng bào Khmer.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đôi lúc chưa thật sự chủ động, thiếu
tính thuyết phục và sức chiến đấu, vì vậy chưa giải quyết kịp thời các tâm trạng
bức xúc và dư luận bất lợi trong xã hội. Việc cập nhật kiến thức, nâng cao nhận
thức cho cán bộ, đảng viên trước tình hình mới chưa được thường xuyên, chưa
gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức. Tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, dân
tộc còn thấp. Công tác triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng
đôi lúc còn chậm, chưa sâu, chưa đến nơi, đến chốn; việc kiểm tra, phát hiện, xử
lý những tồn đọng, yếu kém trong tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, sâu sát,
kịp thời.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 23
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
2.1.3. Kinh tế
Theo báo cáo “Tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
VII” tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005-2010 của tỉnh An
Giang, tháng 3 năm 2006, kinh tế An Giang đạt những thành tựu sau: nền kinh tế
An Giang so với những năm trước có nhiều tiến bộ, năng lực sản xuất, kinh doanh
và sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra, đó là:
Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,1%, vượt kế hoạch 0,6%, trong
đó khu vực thương mại – dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng
tăng 12,2%, khu vực nông nghiệp tăng 5,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2005 đạt 8,53 triệu đồng, tăng 0,83 lần so với năm 2000.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Năm 2002, giá trị thương mại
– dịch vụ chiếm tỷ trọng 44,72%, công nghiệp – xây dựng chiếm 12,32%, nông
nghiệp còn 39,6 %. Sơ bộ đến năm 2006, giá trị tương ứng các ngành kinh tế đó
là: 53,5%; 12,6%; 33,9%.
Lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Cây lúa, con cá nước ngọt trở
thành mặt hàng chủ lực của tỉnh, có giá trị và sản lượng đứng đầu cả nước; nhiều
mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, nhất là mô hình “ba giảm ba tăng”,…
Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày
càng mạnh mẽ; giá trị trên đơn vị diện tích tăng liên tục, trình độ sản xuất của
nông dân ngày càng tiến bộ, cơ sở hạ tầng ở nông thôn được đầu tư nâng cấp, bộ
mặt nông thôn không ngừng đổi mới tiến bộ.
Tuy nhiên, “so với toàn vùng và cả nước thì kinh tế An Giang còn nhiều mặt
hạn chế. Xét về tổng thể, An Giang là tỉnh nông nghiệp, tốc độ phát triển chưa
cao và chưa ổn định, thiếu tính bền vững; thu chưa đủ chi; thu nhập bình quân
đầu người thấp” [4; 27]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thương mại, dịch vụ
và nhất là du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; sản xuất
nông nghiệp còn chi phối lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 24
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
2.2. Những mâu thuẫn cơ bản trong qúa trình phát triển LLSX ngành nông
nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay
2.2.1. Mâu thuẫn giữa thực trạng thấp về trình độ học vấn, hiểu biết với
yêu cầu cao về trình độ hiểu biết, ứng dụng các thành tựu KH, KT, CN vào
sản xuất của nông dân
2.2.1.1. Thực trạng trạng thấp về trình độ học vấn, hiểu biết
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, loài người đã đạt những thành
tựu KH, CN tiên tiến, hiện đại vô cùng to lớn; khoa học ngày càng trở thành
LLSX trực tiếp, thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thì
việc sản xuất nông nghiệp theo tập quán, thói quen với những nông cụ thô sơ, lạc
hậu làm cho nền kinh tế ì ạch phát triển là ngày càng không còn phù hợp. Thực tế
hiện nay, hầu hết nông dân Việt Nam nói chung, nông dân tỉnh An Giang nói
riêng, mặc dù đã có nhiều tiến bộ hơn so với những năm trước đây, nhưng nhìn
chung, nhận thức của đa số nông dân còn nhiều hạn chế, thể hiện ở một số mặt cơ
bản sau:
Thứ nhất, trình độ học vấn, hiểu biết KH, KT, CN của nông dân còn nhiều
hạn chế.
Tính đến hết năm 2006, toàn tỉnh có 10/11 huyện, thị với 142/154 số xã
phường hoàn thành chương trình phổ cập phổ thông cơ sở. Nghĩa là còn 12/154
số xã, phường vẫn có những người dân chưa học hết chương trình phổ thông cơ
sở dù là phổ cập. Và cũng có nghĩa là những người đó mới chỉ đạt trình độ tiểu
học, kể cả phổ cập tiểu học [11; 229]. Năm 2000, nông dân đạt học vấn cấp III là
11,4%, đây là con số còn ở mức hạn chế, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2010, tổng
số nông dân đạt học vấn cấp III là 20% [21;36].
Bên cạnh trình độ học vấn còn hạn chế, phần đông nông dân ít chịu học
hỏi những kinh nghiệm đặc biệt là những thành tựu về KH, KT, CN từ bên ngoài
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: đài phát thanh, truyền
hình, báo chí, internet,…. Đối với họ, ngoài thời gian đi làm đồng về, hầu hết
người lớn thường giành thời gian để nghe ca cổ, cải lương hoặc đến nhà nhau
chơi cho hết ngày; còn thanh niên thì ngoài thời gian đi làm đồng về, hầu hết họ
giành thời gian cho giải trí, đi chơi với bạn bè, xem phim, nghe ca nhạc,… Hầu
như rất ít người giành thời gian cho việc đọc báo, nghe thời sự để bổ sung thêm
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 25
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
tri thức, kinh nghiệm của mình, để có thể phục vụ cho việc phát triển kinh tế gia
đình tốt hơn, ổn định hơn.
Thứ hai, nông dân còn chú trọng nhiều về số lượng, chưa quan tâm nhiều
đến chất lượng sản phẩm.
Từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, rất nhiều loại thuốc
bảo vệ thực vật liên tiếp ra đời, cho phép nông dân canh tác với năng suất rất cao,
đáp ứng nhu cầu về số lượng nông sản ngày càng tăng của con người, nhưng, chất
lượng vẫn chưa cao, thậm chí còn để lại trong sản phẩm một hàm lượng độc tố
lớn, là một trong những nguyên nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm cho sức
khỏe của con người. Do thiếu hiểu biết, hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về cơ chế ủ
bệnh từ những loại thuốc này mà nhiều bà con nông dân đã không kiên quyết loại
trừ một số loại thuốc cấm ra khỏi quá trình sản suất.
Thứ ba, ý thức bảo vệ môi trường chưa thật sự được bà con quan tâm đúng
mức.
Chúng ta biết rằng, hoạt động nông nghiệp có tác động không nhỏ đến môi
trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là công việc không của riêng ai nhưng cũng
không phải là công việc của chung theo kiểu “cha chung không ai khóc”, mà nó là
trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi ngành nghề, mỗi cá nhân. Bảo vệ
môi trường chung trước hết là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, của gia đình
mình. Ở An Giang, ý thức bảo vệ môi trường mặc dù đã được nhiều người quan
tâm thực hiện, nhưng chưa triệt để, nhất là ở những vùng nông thôn. Trong quá
trình sản xuất nông nghiệp, nông dân thường hay sử dụng phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, để phòng, trị bệnh và chăm sóc cây trồng. Nhưng sau khi sử dụng,
bên cạnh một số nông dân đã có ý thức gom những chai lọ, bao bì đựng thuốc trừ
sâu bỏ vào đúng nơi quy định, thì phần lớn nông dân vẫn chưa có ý thức cao về
vấn đề này. Hàng loạt những chai, lọ đựng thuốc trừ sâu với đủ kiểu, loại, lớn,
nhỏ đều được bà con nông dân sẵn sàng giục bỏ bất cứ chỗ nào: trên bờ ruộng,
mép sông, trên vườn, sát chái nhà,… hình như bất cứ chỗ nào có thể để lọt thứ
chai lọ ấy là bà con có thể “cất giữ” một cách tự nhiên ở đó mà không cần biết nó
sẽ gây tác hại như thế nào đến sức khỏe con người. Lượng thuốc sâu dư thừa còn
sót lại trong lọ một phần bốc hơi vào không khí kết hợp với lượng thuốc phun ra,
với rác thải tràn lan ở các cống rãnh, kênh mương tỏa vào không khí làm ô nhiễm
môi trường không khí; một phần ngấm vào đất, kết hợp với các loại rác thải trong
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 26
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất; một
phần sau khi ngấm vào đất cùng với lượng thuốc phun ra, ngấm xuống đất, theo
mạch nước ngầm chảy ra các con sông, đổ ra biển làm ô nhiễm nguồn nước. Đất,
nước, không khí lại được con người tiếp tục sử dụng, vì vậy nó gây ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe con người, đồng thời có hại trực tiếp đến đời sống của các
sinh vật trong đất, nước gây ảnh hưởng đến môi trường và cân bằng sinh thái, gây
nguy hại trước hết đến những người sống tại đó, sau là đến những vùng xung
quanh, rộng hơn nữa là đe dọa cuộc sống của cả loài người.
Nhìn chung, trình độ học vấn, hiểu biết của nông dân An Giang hiện nay
còn nhiều hạn chế. Thực tế này gây cản trở lớn trong tiến trình thực hiện mục tiêu
phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của hàng nông sản, tiến tới “xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa
lớn, hiệu quả và bền vững” mà Đảng bộ tỉnh An Giang đã đề ra trong Nghị quyết
về đẩy nhanh CNH, HĐH nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 của Tỉnh.
2.2.1.2. Yêu cầu cao về trình độ hiểu biết, ứng dụng các thành tựu KH,
KT, CN vào sản xuất của nông dân
Do hiểu biết về KH, CN còn hạn chế nên nhận thức của nông dân về
những biện pháp canh tác sao cho có hiệu quả nhất cũng chưa cao. Phần lớn họ
canh tác theo tập quán, thói quen, kinh nghiệm cá nhân hoặc của một nhóm cá
nhân nào đó. Đồng thời, nhận thức của họ về mối quan hệ giữa chất lượng sản
phẩm với an toàn sức khỏe của con người, giữa sản xuất nông nghiệp với bảo vệ
bền vững môi trường sinh thái,… cũng còn nhiều hạn chế. Hầu hết nông dân còn
chú trọng nhiều về số lượng nông phẩm, ít quan tâm đến chất lượng của nó nên
mặc dù là một tỉnh đồng bằng rộng lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa qui mô lớn nhưng thu nhập bình quân của người
dân An Giang còn thấp, bằng 85% mức bình quân chung cả nước. Thu chưa đủ
chi, nhiều hộ nông dân còn phải sống cảnh nhà lá, nhà tạm bợ, số hộ nghèo của
Tỉnh tính đến năm 2006 là 58.543 hộ, chiếm 13,15% tổng số hộ trong toàn Tỉnh.
Để tồn tại, phát triển mà không bị tụt hậu xa về kinh tế so với các nước
phát triển trên thế giới, những nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta cần phải
làm thế nào để nâng cao trình độ của nông dân, làm cho họ có đủ điều kiện và khả
năng tiếp cận, nắm bắt kịp thời những tri thức về KH, CN hiện đại (ở đây nói đến
những thành tựu KH, KT, CN phục vụ cho sản xuất nông nghiệp) để từ đó họ có
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 27
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
thể ứng dụng vào quá trình sản xuất, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời bảo vệ bền vững môi trường
sinh thái, đảm bảo sức khỏe cho con người, đem lại lợi nhuận cao nhất cho nông
dân là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, phù hợp với sự phát triển nói chung là đi
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cái tiến bộ bao giờ cũng dần thay thế
cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu, đồng thời phù hợp với quá trình phát triển LLSX ngành
nông nghiệp của Việt Nam nói chung, của tỉnh An Giang nói riêng trong quá trình
phát triển đất nước hiện nay. Yêu cầu này đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể
hóa trong các Nghị quyết, các văn bản hành chính và đặc biệt được nhấn mạnh
ngay từ Đại hội IX - Đại hội đại biểu toàn quốc lần đầu tiên của Đảng ta trong thế
kỷ XXI. Đại hội IX khẳng định để “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển…tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”[7;24], trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, đặc biệt coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đạt mức
tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện
tích. Phải ứng dụng những thành tựu KH, CN hiện đại, nhất là công nghệ sinh học
vào trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ví dụ như đưa các
loại máy phục vụ cho việc làm đất (máy cày, máy bừa,..), các loại máy phục vụ
cho gieo trồng (máy cấy, máy gieo hạt,..), các loại máy chăm sóc (máy xới; máy
phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ,…), các loại máy phục vụ cho thu hoạch và chế biến,
bảo quản (máy gặt, máy tuốt lúa, máy thu hoạch ngô, máy rê lúa, máy sấy,…),…
Để làm được những công việc ấy, đối với người nông dân không phải ai cũng có
thể làm một cách thành thạo, điêu luyện mà không cần phải có tri thức về chúng,
tức là không cần phải có sự am hiểu về cấu trúc, chức năng, về cách thức, biện
pháp và điều kiện sử dụng cũng như về điều kiện bảo quản những phương tiện ấy.
Muốn làm được, yêu cầu trước hết đối với người lao động là phải có trình độ
nhận thức ở mức độ nhất định và ngày càng được nâng cao về trình độ KH, KT,
CN, đặc biệt là công nghệ sinh học để từ đó có thể sử dụng đúng, có hiệu quả các
thành tựu ấy vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 28
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
2.2.1.3. Hướng giải quyết của Đảng bộ tỉnh An Giang
Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, đồng thời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa
phương, Đảng bộ tỉnh An Giang đề ra mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
thời kỳ 2006 – 2010: “Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và
các chỉ số về chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường”
[4; 36], “tri thức hóa nông dân” [4; 49].
Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ tỉnh An Giang chủ trương đầu tư cho
phát triển giáo dục bằng cách:
Khắc phục nhanh những hạn chế yếu kém trong lĩnh vực giáo dục – đào
tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đẩy mạnh công tác
xã hội hóa giáo dục; phấn đấu tất cả các xã đều có trung tâm học tập cộng đồng;
KH, CN gắn chặt với giáo dục – đào tạo; kịp thời nhân rộng các sáng kiến, phát
minh trong nhân dân; xây dựng chương trình hành động cụ thể để bảo vệ môi
trường [4; 49-51].
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các thành tựu khoa học công
nghệ mới; khai thác tốt thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,…[21;
192].
2.2.2. Mâu thuẫn giữa thực trạng công cụ lao động thô sơ, trình độ tổ
chức lao động xã hội lạc hậu với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
kỹ thuật canh tác của nông dân
2.2.2.1. Thực trạng công cụ lao động thô sơ, trình độ tổ chức lao động xã
hội lạc hậu của nông dân
Cùng với nhịp phát triển của xã hội, trình độ phát triển của LLSX ngành
nông nghiệp ở tỉnh An Giang cũng đang từng bước phát triển. Việc nhận thức về
vấn đề làm sao để sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hơn, chất lượng sản phẩm
ngày càng cao hơn nhưng vốn đầu tư và công sức bỏ ra ngày càng ít hơn đã được
bà con nông dân trong tỉnh ý thức tìm hiểu, học hỏi và ứng dụng vào thực tế sản
xuất, bước đầu đem lại hiệu quả khả quan. Ví dụ như nông dân trong tỉnh đã biết
áp dụng chương trình “ba giảm, ba tăng”, quan tâm đầu tư mua sắm các nông cụ
hiện đại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: máy gặt, máy cấy, máy sạ theo
hàng, máy bơm nước,… Tính đến năm 2005, toàn tỉnh đã có trên 10.000 máy sạ
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 29
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
theo hàng, ứng dụng với diện tích trên 35.000ha, chiếm 16% so với tổng diện tích
canh tác. (Nguồn internet: “An Giang: kết quả sau 5 năm đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn”, Thanh Tuyến).
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn còn
sản xuất theo phương thức cổ điển, lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển
ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Biểu hiện của phương thức canh tác
này rất đa dạng trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân, có thể
liệt kê ra đây một số biểu hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu kết hợp với nông cụ sản xuất thô
sơ.
Trong lĩnh vực trồng lúa, tuy đã có nhiều loại máy phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp ra đời, nhưng hầu hết nông dân An Giang đều thực hiện biện pháp
thủ công, với các nông cụ lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của
ngành nông nghiệp, chẳng hạn như: đến ngày sạ lúa, thay vì sử dụng máy gieo
hạt, máy sạ lúa theo hàng, thì phần lớn bà con nông dân ôm thúng lúa giống trước
ngực, đi trực tiếp vào từng thửa ruộng, tay ôm thúng, tay vung hạt; thay vì gặt lúa
bằng máy gặt, thì người nông dân gặt bằng tay, vận chuyển bằng xe bò, xe kéo,
có nhà không có phương tiện vận chuyển, phải đội bằng đầu,..; thay vì sử dụng
máy phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh hại lúa và cây trồng thì người nông
dân sử dụng những chiếc bình xịt, đeo trực tiếp lên hai vai, đi trực tiếp vào trong
nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung mau thuan co ban trong qua trinh phat trien luc luong san xuat nganh nong nghiep tinh an g.PDF