Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu

MỤC LỤC

Bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Nhận xét của đơn vị thực tập iv

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn v

Lới nói đầu 1

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4

1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4

1.1.2 Ý nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4

1.1.3 Nội dung – Nhiêm vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4

1.13.1 Nhiệm vụ 4

1.1.3.2 Nội dung 5

1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng :. 5

1.2.1 Hoạt động huy động vốn:. 5

1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán:. 5

1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:. 6

1.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm:. 7

1.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 7

1.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích 7

1.2.1.4 Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích. 8

1.2.1.5 Trái phiếu ngân hàng:. 8

1.2.2 Hoạt động tín dụng 8

1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 10

1.3. Lãi suất tín dụng 10

1.3.1 Khái niệm. 10

1.3.2 Vai trò lãi suất. 10

1.3.3 Nguyên tắc xác định lãi suất 11

1.4 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh. 12

1.4.1 Các chỉ tiêu hiệu quả chung. 12

1.4.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng Vốn. 13

1.4.2.1 Chỉ tiêu Vốn cố định. 13

1.4.2.1.1 Khái niệm Vốn cố định. 13

1.4.2.1.2 Phân loại Vốn cố định. 13

1.4.2.2 Chỉ tiêu Vốn lưu động. 15

1.4.2.2.1 Khái niệm Vốn lưu động. 15

1.4.2.2.2 Phân loại Vốn lưu động. 15

1.4.3 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng Lao động. 15

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. 16

1.5.1 Nhân tố Chủ quan 16

1.5.2 Nhân tố Khách quan 17

 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.

2.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 19

2.1.1 Qu á trình phát triển. 20

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. 21

2.1.2.1 Huy động vốn .21

2.1.2.2 Cho vay. 21

2.1.2.3 Các sản phẩm dịch vụ chính. 21

2.1.2.4 Những thành tựu mà chi nhánh đạt được. 23

2.1.2.5 Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức của Agribank Vũng Tàu. 23

2.1.2.6 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 24

2.2 Các chỉ tiêu chung của hiệu quả hoạt động kinh doanh về Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 28

2.2.1 Khái quát tình hình Tài sản. 28

2.2.2 Cơ cấu Nguồn vốn. 31

2.2.3 Phân tích Huy động vốn. 35

2.2.3.1 Đánh giá chung 35

2.2.3.2 Tình hình cụ thể 38

2.2.3.2.1 Vốn huy động trên tổng Nguồn vốn 39

2.2.3.2.2 Nguồn vốn có kỳ hạn trên tổng Nguồn vốn. 40

2.2.3.2.3 Tiền gửi thanh toán trên tổng Vốn huy động. 40

2.2.3.2.4 Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên Vốn huy động. 40

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 41

2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả của chi nhánh Agribank Vũng Tàu. 43

2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 43

*). Phân tích Chi phí – Thu nhập – Lợi nhuận hoạt động kinh doanh. 43

2.3.2 Phân tích sử dụng Vốn cố định của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 44

2.3.3. Phân tích sử dụng Vốn lưu động của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 46

2.3.3.1 Tình hình Doanh số cho vay. 47

2.3.3.2 Tình hình Dư nợ cho vay Ngắn, Trung & Dài hạn. 48

2.3.3.3 Tình hình Doanh số thu nợ theo thời hạn. 49

2.3.3.4 Tình hình Nợ quá hạn. 50

2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng Lao động tại Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 55

2.4.1 Nguồn Lao động tại Agribank Vũng Tàu. 55

2.4.2 Đặc điểm hiệu quả sử dụng Lao động tại Agribank Vũng Tàu. 56

2.5 Phân tích các hoạt động khác tại Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 60

2.5.1 Kinh doanh ngoại tệ. 60

2.5.2 Tình hình quản lý quỹ và kho quỹ. 60

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.

3.1. Đối với huy động vốn 62

3.2. Đối với hoạt động tín dụng 64

3.3. Đối với hoạt động khác. 66

3.4. Biện pháp giảm chi phí hoạt động. 67

3.5. Kết quả 67

3.6. Kiến nghị 68

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định của Giám đốc. - Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, tại Hội sở và các phòng Giao dịch trực thuộc - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Hình 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN VIÊN KIỂM NGÂN THỦ QUỸ Phòng hành chánh nhân sự - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tín dụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên, tài sản của chi nhánh. - Thực thi pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo, từ đó phân tích, đánh giá văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. - Là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cho cán bộ nhân viên tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế,…của chi nhánh. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Dự thảo quy định về lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với các tổ chức Đảng, công Đoàn, các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Từ đó tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới; hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến các chi nhánh trực thuộc. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi việc chấp hành nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, đề xuất định mức lao động, giao khoán tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Phòng Dịch vụ Marketing : Khai thác phân loại khách hàng , quảng bá giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến khách hàng. Chịu trách nhiệm phát hành và quản lý thẻ ATM, Marter, Viasa. Tiếp cận và khai thác khách hàng mới từ đó cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ phù hợp. Đề ra những chương trình khuyến mãi, quà tặng khách hàng lồng ghép với các đợt huy động vốn. Giải quyết những thắc mắc khiếu nại của khách hàng. Tổ chức quản lý hồ sơ khách hàng và hồ sơ , chứng từ của nghiệp vụ phát hành thẻ. Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý, bảo dưỡng hệ thống máy ATM 2.2. Các chỉ tiêu chung của hiệu quả hoạt động kinh doanh về Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. 2.2.1. Khái quát tình hình tài sản. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàng Agribank Vũng Tàu qua 2 năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản. Chúng ta sẽ phân tích, so sánh số liệu 2008 – 2009 của tài sản cũng như nguồn vốn để thấy được sự biến động của chúng. Mặc dù sự tăng giảm này chưa phản ánh được thực chất việc quản lý và sử dụng vốn của đơn vị là tốt hay xấu nhưng nó cũng phản ánh được quy mô mà Ngân hàng đã sử dụng cũng như khả năng tập hợp nguồn vốn. Bảng 2.1: Tình hình Tài sản của Agribank. Đvt: triệu đồng. Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh 09/08 Số tiền % Vốn bằng tiền 30.562 18.270 - 12.292 - 40,22 Tài sản cố định 34.040 76.026 41.986 23,34 Vốn cho vay 555.845 697.179 141.334 25,43 Các khoản phải trả 1.502 1.302 -200 -13,32 Hoạt động thanh toán 528.386 584.330 55.944 10,59 Chi phí 140.726 168.573 27.847 19,79 Tổng chi phí 1.291.061 1.545.680 254.619 19,72 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2 năm 2008 – 2009 ) Như chúng ta đã biết nghiệp vụ sinh lời của Ngân hàng bao gồm các khoản tiền gửi của Ngân hàng tại các Ngân hàng khác, những khoản đầu tư cho vay…những nghiệp vụ này có khả năng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Qua số liệu trên ta có thể thấy được tình hình đầu tư của Ngân hàng có biến động qua 2 năm. Như bảng 3 đã cho ta thấy tổng tài sản tăng đều qua 2 năm 2008 – 2009. Để hiểu rõ từng nguyên nhân ta đi sâu vào từng khoản mục tài sản có những thay đổi như sau: Khoản vốn bằng tiền của Ngân hàng năn 2009 so với năm 2008 giảm 40,22%, số tiền là 12.292 triệu đồng chứng tỏ số tiền luân chuyển tương đối ít tồn đọng trong quỹ nhiều, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Agribank Vũng Tàu trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện đại hóa Ngân Hàng. Tài sản cố định tăng đều qua 2 năm, trong năm 2009 tăng 23,34% với lượng tiền là 41.986 triệu đồng so với năm 2008 vì trong năm 2009 Ngân hàng cần những thiết bị máy móc, sữa chữa tài sản cố định, phương tiện vận tải. Vốn cho vay khách hàng năm 2009 số tiền này tăng 141.334 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25,43% so với năm 2008, do đó ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các khoản phải trả năm 2009 giảm so với năm 2008 số tiền là 200 triệu đồng với tỷ lệ giảm 13,32% vì các khoản phải trả phát sinh bên nợ chính là các khoản tiền gửi của Tổ chức tín dụng, khách hàng, các loại tiền gửi tiết kiệm do trong năm 2009 Ngân hàng phải trả nhiều món tiền lớn nên khoản mục này giảm xuống. Hoạt động thanh toán năm 2009 số tiền tăng 55.944 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10.59% so với năm 2008, vì đây là khoản tiền gửi của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu tại Ngân hàng Trung Ương để làm nghiệp vụ thanh toán cho các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng bù trừ cho Ngân hàng thành viên, và trong đó có Vốn điều chuyển từ Trung Ương. Chi phí tăng đều qua 2 năm, trong năm 2009 19,79% số tiền 27.847 triệu đồng do mới được thành lập nên bên cạnh chi phí huy động vốn thì năm 2008 chi phí nhân viên, chi phí hoạt động tín dụng và về chi phí tài sản cũng gia tăng đáng kể do chi nhánh phải tuyển dung thêm nhiều nhân viên và trả lãi tiền gửi…… Tất cả những khoản mục tài sản của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu đều tăng rõ chứng tỏ trong năm 2008 Chi nhánh đã có những chính sách huy động tốt mọi mặt, nhưng sang năm 2009 không ổn định một số khoản mục tăng và một số khoản mục giảm. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn đang mở rộng quy mô hoạt động. Bên cạnh đó, cho vay khách hàng – đây là khoản mục chiếm tỷ trọng trong tổng đầu tư của Ngân hàng mặc dù có nhiều biến động thay đổi nhưng nó lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao. Điều này được thể hiện rõ qua bảng dưới cho ta cơ cấu tài sản của Agribank Vũng Tàu qua 2 năm 2008 – 2009. Bảng 2.2: Cơ cấu Tài sản của Agribank. Đvt: % Khoản mục 2008 2009 Vốn bằng tiền 2,37 1,18 Tài sản cố định 2,64 4,92 Vốn cho vay 43,05 45,11 Các khoản phải trả 0,12 0,08 Hoạt động thanh toán 40,03 37,80 Chi phí 10,9 10,91 Tổng chi phí 100.00 100.00 (Nguồn từ bảng cân đối kế toán của Agribank qua 2 năm) Qua biến động trên vốn cho vay tăng tương đối ổn định trong năm 2009, vì xét về tỷ trọng năm 2008 – 2009 nằm ở mức tương đối đây có thể dư đoán là dấu hiệu báo tình hình biến động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để đưa ra được nhận định đúng và tìm hiểu nguyên nhân của nó ta có thể tiếp tục phân tích cơ cấu Nguồn vốn Agribank chi nhánh Vũng Tàu. 2.2.2. Cơ cấu Nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn của Agribank Vũng Tàu thì các Khoản phai trả và thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bảng2.3: Cơ cấu Nguồn vốn của Agribank Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh 09/08 Số tiền % Tài sản cố định 7.120 12.854 5.734 80,53 Các khoản phải trả 1.057.839 1.281.728 223.889 21,16 Hoạt động thanh toán 67.269 104.848 37.579 55,86 Vốn chủ sở hữu 112 173 61 54,46 Thu nhập 158.721 146.077 - 12.644 - 7,96 Tổng nguồn vốn 1.291.061 1.545.680 254.619 19,72 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2 năm 2008 – 2009) Năm 2008 12% 1% 1%% 5% 81% Năm 2009 9% 82% 1% 6% 2% Hình 2.3: Cơ cấu Nguồn vốn của Agribank trong 2 năm 2008 – 2009. Bảng 2.4: Cơ cấu Nguồn vốn Agribank qua 2 năm Đvt: % Khoản mục 2008 2009 Tài sản cố định 1 1 Các khoản phải trả 81 82 Hoạt động thanh toán 5 6 Vốn chủ sở hữu 1 1 Thu nhập 12 9 Tổng nguồn vốn 100 100 Năm 2008 Các Khoản phải trả là 81,94% chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản mục khác vì đây là phát sinh bên có, là tiền gửi của khách hàng, các doanh nghiệp vào để chờ thanh toán cho bên đối tác, nếu một trong 2 bên Ngân hàng nhập sai tài khoản thì khoản mục này tạm treo chờ xử lý, và đây là Vốn chiếm dụng tạm thời, Vốn không trả lãi. Các Khoản phải trả bên tài sản giảm thì Các Khoản phải trả bên Nguồn vốn tăng. Thu nhập cũng giảm dần qua 2 năm vì Chi phí bên Tài sản tăng dần qua 2 năm vì trong năm 2009 Ngân hàng đã phải trả chi phí cho nhiều việc như mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tuyển dụng thêm nhân viên, trích thưởng,….dẫn đến Thu nhập năm 2008 tỷ lệ 12,29%, sang năm 2009 tỷ lệ giảm 9,45%. Hoạt động thanh toán tăng đều qua 2 năm. Năm 2008 5,21% đến năm 2009 6,78%, vì đây là khoản mục lưỡng tính có tài khoản trung gian, nếu thừa vốn bên nợ sẽ thiếu vốn bên có. Và vì trong năm 2009 các khách hàng, các doanh nghiệp, những Ngân hàng khác đến vay vốn nhiều hơn so với năm 2008. Khả năng luân chuyển dòng tiền đang hoạt động tốt, điều này chứng tỏ đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định tăng tương đối ổn định năm 2008 0,55% sang năm 2009 tăng 1,83%. Vì trong năm 2009 Ngân hàng đã trích khấu hao tài sản cố định, tái tạo các công cụ, tư liệu sản xuất,…Ngân hàng hàng năm phải làm những việc đó vì để tân tiến lại các thiế bọ đã bị hao mòn. Vốn và Quỹ tăng tương đối, đây cũng là yếu tố tài chính quan trong nhất trong việc đảm bảo đối với các khoản nợ khách hàng, nhưng được Ngân hàng trích lập các Quỹ: Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng,…. Tóm lại, Các Khoản phải trả tăng một cách đáng kể, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho Nguồn vốn của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu tăng. Do tổng Nguồn vốn tăng nên những khoản khác của Ngân hàng cũng tăng: khách hàng của Agribank đã tăng lên một phần, họ đã gửi tiền tại Ngân hàng do lãi suất của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu thấp tương đối nên khách hàng chọn các Ngân hàng Thương mại. Các Ngân hàng Thương mại họ được Ngân hàng Nhà nước quyết định mức lãi suất của mình nên mức lãi suất của Ngân hàng Thương mại hấp dẫn, lôi cuốn được người dân đến gửi. Qua khái quát tình hình Tài sản và cơ cấu Nguồn vốn Agribank Vũng Tàu ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ là Agribank Vũng Tàu đang trên đà phát triển và rất ổn định. Agribank Vũng Tàu còn có nhiều chính sách huy động rất đáng kể, giúp cho hoạt động tín dụng của nó hoạt động tốt. Để hiểu được Ngân hàng làm thế nào thu hút được Nguồn vốn từ các Tổ chức kinh tế và dân chúng, ta sẽ phân tích hoạt động huy động vốn Ngân hàng. 2.2.3. Phân tích Huy động vốn: 2.2.3.1. Đánh giá chung: Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, ngoài Nguồn vốn điều hòa do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn Nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các Doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tê mà còn gia tăng lợi nhuận Ngân hàng, ổn định Nguồn vốn, giảm tối đa sử dụng Nguồn vốn từ Trung Ương đưa xuống. Khái quát quá trình huy động vốn của Agribank Vũng Tàu qua 2 năm có sự biến động không ngừng. Cụ thể năm 2008 vốn huy động là 1.020.462 triệu đồng, năm 2009 là 1.307.633 triệu đồng tăng 28,14% so với năm 2008. Năm 2009 với cuộc đua lãi suất Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Vì vậy, Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để lôi kéo, thu hút khách hàng về cho đơn vị và Ngân hàng đã triển khai toàn bộ các sản phẩm mới do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành, một số sản phẩm mới đã thích ứng với nhu cầu của thị trường như tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày quốc tế lao động 1/5/2009, chứng chỉ ngắn hạn dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần….. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh nghiệp từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá. Sau đây ta sẽ quan sát biểu đồ để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục này cấu thành vốn huy động của Ngân hàng. Bảng 2.5: Chi tiết cơ cấu vốn trong Vốn huy động của Agribank. Đvt: triệu đồng. Chỉ tiêu 2008 2009 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 329.005 311.954 Tiền gửi của dân cư 682.910 891.612 Phát hành giấy có giá 8.538 104.076 Vốn huy động 1.020.462 1.307.633 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009). Bảng 2.6: Cơ cấu % Vốn trong Vốn huy động của Agribank. Đvt: % Chỉ tiêu 2008 2009 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 32 24 Tiền gửi của dân cư 67 68 Phát hành giấy có giá 1 8 Vốn huy động 100 100 Hình 2.4: Cơ cấu Vốn trong Vốn huy động của Agribank. Năm 2008 67% 1% 32% Năm 2009 Để thấy rõ sự biến động của vốn huy động ta xem xét cơ cấu của khoản mục này, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác hoặc những biện pháp khắc phục yếu điểm đưa ra nhiều hình thức huy động vốn tốt hơn nữa. Nhìn hình ta thấy cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 2 năm. Đó là nhờ vào uy tín của Agribank Vũng Tàu: có tiếng và uy tín trong giới Ngân hàng, Nguồn vốn tự có đảm bảo được nợ khách hàng giúp họ yên tâm gửi tiền vào. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế tăng lên theo 2 năm do Vũng Tàu đang dần dần phát triển, các Tổ chức kinh tế đặc biệt là về xây dựng cơ bản, xây lắp điện, các công trình, phát triển đô thị của khu vực và uy tín của Ngân hàng nên những Tổ chức kinh tế đến Ngân hàng xin được vay vốn với số lượng ngày càng tăng. Giấy tờ có giá là một trong những hình thức để Ngân hàng huy động thêm vốn cho đơn vị. Năm 2008, giấy tờ có giá giảm làm giảm Tổng nguồn vốn, sang năm 2009 thì tăng lên 104.076 triệu đồng. Lý do năm 2009 với cuộc lãi suất Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Vì vậy, Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để lôi kéo, thu hút khách hàng về cho đơn vị và Ngân hàng đã triển khai toàn bộ sản phẩm mới đã thích ứng với nhu cầu của thị trường như tiết kiệm dự thưởng Chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5/2009, Chứng chỉ ngắn hạn dự thưởng, Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần… 2.2.3.2. Tình hình cụ thể. Thấp nhất là Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp 3%/năm nên khách hàng là dân chúng không thích gửi. Ngoài ra, trong Vốn huy động khoản mục tiền gừi của các Tổ chức kinh tế là nguồn huy động đem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế để thuận lợi trong việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tiền gửi thanh toán giảm qua 2 năm như sau: tính đến ngày 31/12/2009 là 228.299 triệu đồng so với năm 2008 giảm 2,37%. Điều này chứng tỏ tiền gửi thanh toán của Ngân hàng không tiến triển tốt do nền kinh tế gặp khó khăn nên hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế không thuận lợi và không phát triển mạnh vì vậy nhu cầu thanh toán tại Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả cũng giảm đi nhiều. Do đó, cũng làm ảnh hưởng đến Lợi nhuận của Ngân hàng giảm đi. Trong những khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn vì khách hàng chủ yếu là Ngân hàng cổ phần, các Công ty, Ngân hàng TNHH,…. Vì vậy họ cần tiền xoay sở liên tục, nên họ cũng rút Vốn liên tục đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi, những khoản tiền gửi kỳ hạn thì tỷ trọng ít hơn nhưng vẫn đóng góp phần đáng kể vào Nguồn vốn huy động của Ngân hàng, còn những khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn thì tương đối ổn định ít có sự biến động do khách hàng chủ yếu ở đây là những khách hàng có quan hệ lâu dài với Ngân hàng, có cơ sở kinh doanh ổn định nên nguồn tiền ít biến động. Để biết được tình hình huy động vốn tại Agribank Vũng Tàu ngoài những chỉ tiêu trên ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.7: Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Huy Động Vốn. Đvt: triệu đồng. Chỉ tiêu 2008 2009 Vốn huy động (VHĐ) 1.020.462 1.307.633 Vốn có kỳ hạn (VCKH) 98.938 84.272 Tổng nguồn vốn (TNV) 1.291.061 1.545.680 Tiền gửi thanh toán (TGTT) 233.830 228.299 Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) 682.919 886.858 VHĐ/TNV 79,04 84,59 VCKH/TNV 7,66 5,45 TGTT/VHĐ 18,11 17,46 TGTK/VHĐ 66,92 67,82 Các chỉ tiêu này đều có đặc điểm riêng của nó, chúng ta sẽ cùng xem xét để thấy được mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu và phân tích cặn kẽ từng loại chỉ tiêu để có thể tiếp tục phát huy những mặt mạnh, những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém, đưa ra biện pháp khắc phục để Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 2.2.3.2.1 Vốn huy động trên tổng Nguồn vốn. Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu phụ thuộc Vốn huy động, nó phải chiếm 70% - 80%. Trong tổng Nguồn vốn của Ngân hàng thì tốt. Trong 2 năm 2008 – 2009 Ngân hàng đã đạt được nhu cầu do Ngân hàng Trung ương đã đề ra. Kết quả đạt được như thế là do chi nhánh khắc phục những hạn chế qua 2 năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng một cách linh hoạt cụ thể tùy theo quy định của hệ thống ngành có thể ban lãnh đạo các Ngân hàng Thương mại hợp lại để thống nhất lãi suất không quá thấp so với lãi suất các Ngân hàng Thương mại, kịp thời và hiệu quả, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh chóng. Chính vì điều đó tỷ lệ đạt được mức hiệu quả so với Ngân hàng khác trong cùng khu vực. 2.2.3.2.2 Nguồn vốn có kỳ hạn trên tổng Nguồn vốn. Chỉ tiêu đã nói ở trên phản ánh tích cực của Nguồn vốn thì chỉ tiêu này phản ánh tính ổn định, vững chắc của Nguồn vốn trong kinh doanh. Theo bảng trên ta quan sát trong 2 năm qua tỷ lệ này giảm dần, năm 2008 là 7,66%, năm 2009 là 5,45% vì trong năm 2009 khách hàng chủ yếu không kỳ hạn, nhiều hơn so với có kỳ hạn nên Nguồn vốn có kỳ hạn cũng giảm nhiều. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến Lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên vào vài tháng gần đây Vũng Tàu đang trong kế hoạch phát triển nên Ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách thu hút khách hàng, các doanh nghiệp, các Ngân hàng khác để làm cho tỷ trọng Nguồn vốn có kỳ hạn của Ngân hàng ngày càng gia tăng theo đà phát triển của Tỉnh. 2.2.3.2.3 Tiền gửi thanh toán trên tổng Vốn huy động. Các Tổ chức kinh tế mở tiết kiệm tiền gửi thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng ở việc chi trả và ít tốn kém chi phí. Nói chung Nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các Tổ chức kinh tế có thể rút ra từ tiền tiết kiệm khi cần thiết. Vì vậy, Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tỷ lệ tiền gửi này trên Vốn huy động qua 2 năm ở Agribank Vũng Tàu như sau: 18,11% năm 2008 giảm dần 17,46% năm 2009. Tỷ lệ này giảm năm 2009 do trong năm nay Vốn huy động tăng 28,14% so với năm 2008. Qua đó ta có thể đưa ra kết luận tiền gửi thanh toán của Agribank giảm cho thấy Ngân hàng kinh doanh ít có hiệu quả. 2.2.3.2.4 Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên Vốn huy động. Tỷ trọng này có xu hướng tăng qua 2 năm: năm 2008 là 66,92%, năm 2009 tăng lên 67,82% tiền gửi tiết kiệm dễ bị thu hút bởi lãi suất của nó hấp dẫn. Trong trường hợp cần thiết tăng Nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn các Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này. Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong tổng số huy động vốn vì một phần do sự cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại, và phần khác là do uy tín của Ngân hàng nên đã lôi kéo nhiều khách hàng đến gửi tiền và Ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng, tu vấn tận tình cho khách hàng. Tóm lại, qua xem xét các tỷ số trên ta thấy khả năng huy động vốn của Agribank Vũng Tàu tương đối cao và Ngân hàng đã và đang cố gắng hơn nữa để nâng cao các tỷ trọng này lên để huy động Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng cạnh tranh để huy động vốn nên việc mở rộng thêm nhiều hình thức huy động thu hút khách hàng như: Thưởng tặng cho khách hàng bằng hiện vật cho khoản tiền gửi cao, tiết kiệm có dự thưởng…. là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Nhìn chung, các hình thức huy động của chi nhánh chưa đồng bộ, Agribank Vũng Tàu cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiết kiệm có thời hạn, còn các thành phần kinh tế thích gửi tiền gửi không kỳ hạn. Thật vậy, đối với những đơn vị sản xuất là những khách hàng truyền thống của chi nhánh, họ ít muốn đem gửi tiền có kì hạn vì gửi tiền rất khó rút ra bất kỳ lúc nào khi cần sử dụng và nếu được mất đi một phần tiền lãi sinh ra nên gây khó khăn cho quá trình thanh toán. Ngược lại, đối với dân cư thì lại thích gửi tiền có kì hạn vì do lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn, hơn nữa họ không có nhu cầu sử dụng tiền cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh. Với hai sở thích trái ngược nhau của khách hàng tạo một sự hài hòa trong việc phân phối nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn tự huy động luôn mở ra khả năng nâng nguồn vốn lên rất cao, tạo khả năng chủ động trong hoạt động kinh doanh khi cần thiết và khẳng định tính tự chủ ngày càng cao trong hoạt động tín dụng cho Agribank Vũng Tàu. 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. Ngân hàng có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.8: Kết quả Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 2 năm Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 So saùnh 09/08 Soá tieàn % Doanh thu 158.718 146.079 - 12.638 - 92,04 Chi phí 140.725 168.573 27.848 19,79 Lôïi nhuaän 17.993 - 22.493 - 40.486 - 25,02 (Nguồn: Phòng Kế Toán Ngân hàng Agribank Vũng Tàu) Hoạt động kinh doanh của Agribank qua 2 năm đã đạt được những thành công nhất định trong việc tự bảo đảm nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần. Về doanh thu: khoản mục này tăng trong năm 2008 nhưng sang năm 2009 thì giảm rất nhiều. Về chi phí: Cũng có xu hướng tăng qua 2 năm, do mới được thành lập nên bên cạnh chi phí huy động vốn thì năm 2008 chi phí nhân viên và chi phí về tài sản cũng gia tăng đáng kể do Chi nhánh phải tuyển dụng thêm nhiều nhân viên, đồng thời mua sắm các trang thiết bị máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, do trích dự phòng rủi ro tín dụng, phải trả lãi cho Nguồn vốn huy động với lãi suất cao từ 17% - 18% từ cuối năm 2008. Trong đó Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng thường xuyên có kế hoạch khen thưởng cho đội ngũ nhân viên khi hoàn thành tốt kế hoạch, chăm lo đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Năm 2008, Ngân hàng còn thực hiện giảm lãi suất cho vay theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tất cả các khoản vay về 10,5% trong khi vẫn trả lãi huy động 17% - 18%. Về lợi nhuận: trong năm 2009 doanh thu tăng thấp hơn chi phí nên lợi nhuận giảm 22.493 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 40.486 triệu đồng tương ứng là 25.02%. Nguyên nhân do doanh thu giảm nhưng phần chi phí trong năm của Ngân hàng phải chi trả các khoản mục và gia tăng thêm chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng như trích thưởng và bắt đầu lên theo hướng hiện đại hóa Ngân hàng, trở thành một hệ thống dọc theo Ngân hàng trung ương. Do đó lợi nhuận của Chi nhánh năm 2008 đạt trên 20 tỷ đồng tăng trên 20% so với toàn ngành và đây là động lực cho toàn thể nhân viên của Chi nhánh sẽ ra sức phấn đấu đạt được kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới. Với kết quả kinh doanh đạt được của Chi nhánh thì dịch vụ cũng được mở rộng đáp ứng đầy đủ hơn và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng phát triển của khách hàng, tạo thêm điều kiện cho các quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng phát triển. Nhờ sự quản lý năng động sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong Agribank Vũng Tàu nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất, an toán nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế địa phươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBIKHOL~1.DOC
  • docbià lót.doc
  • docbìa ngoài.doc
  • docLCMN~1.DOC
  • docLICAMO~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC
  • docNHNXTC~1.DOC
  • docNHNXTC~2.DOC
Tài liệu liên quan