MỤC LỤC
o0o
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục các từviết tắt
Chương 1: MỞ ĐẦU.1 U
1.1 Cởsởhình thành đềtài.1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
1.3 Phương pháp nghiên cứu .2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .2
1.5 Kết cấu bài luận .2
Chương 2: CƠSỞLÝ THUYẾT .3
2.1 Những vấn đềchung vềtín dụng.3
2.1.1 Khái niệm tín dụng .3
2.1.2 Bản chất tín dụng.4
2.1.3 Chức năng tín dụng.4
2.1.4 Vai trò tín dụng.4
2.1.5 Phân loại tín dụng .5
2.2 Một sốquy định của NH TMCP Phương Nam – Chi Nhánh An Giang vềnghiệp vụ
tín dụng.6
2.2.1 Đối tượng khách hàng.6
2.2.2 Nguyên tắc tín dụng.6
2.2.3 Điều kiện cho vay.7
2.2.4 Thời hạn cho vay.8
2.2.5 Lãi suất cho vay.8
2.2.6 Mức cho vay.8
2.2.7 Hạn chếcho vay.8
2.2.8 Tài sản đảm bảo cho vay.8
2.2.9 Phương thức cho vay.9
2.2.10 Quy trình tín dụng tại ngân hàng.10
2.3 Phân loại nợ.12
2.4 Các chỉtiêu dùng đểphân tích.14
2.4.1 Doanh sốcho vay.14
2.4.2 Doanh sốthu nợ.14
2.4.3 Dưnợ.14
2.4.4 Nợquá hạn.14
2.4.5 Dưnợ/ Tổng vốn huy động .14
2.4.6 Dưnợ/ Tổng nguồn vốn .15
2.4.7 Nợquá hạn / Tổng dưnợ.15
2.4.8 Hệsốthu nợ.15
2.4.9 Dưnợ(cho vay tín chấp) / Tổng dưnợ.15
2.4.10 ROA (Return on Asset).15
2.5 Rủi ro tín dụng.15
2.5.1 Khái niệm .15
2.5.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.16
2.5.2.1 Đối với bản thân ngân hàng.16
2.5.2.2 Đối với nền kinh tếxã hội .16
2.5.3 Nguyên nhân.16
2.5.3.1 Nguyên nhân từkhách hàng vay vốn .16
2.5.3.2 Những nguyên nhân khách quan.16
2.5.3.3 Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng .16
2.5.3.4 Nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng.17
2.5.4 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng được đánh giá theo công thức sau:.17
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH AN GIANG.18
3.1 Giới thiệu tổng quát.18
3.1.1 NH TMCP Phương Nam.18
3.1.2 NH TMCP Phương Nam - CN AG.18
3.1.2.1 Sơ đồtổchức của NH TMCP Phương Nam - CN AG.19
3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban.19
3.1.2.3 Các sản phẩm dịch vụtại Chi nhánh.20
3.2 Kết quảhoạt động kinh doanh trong 3 năm .21
3.3 Những định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới.22
3.4 Tình hình huy động vốn của NH.23
3.5 Tình hình hoạt động tín dụng .25
3.5.1 Doanh sốcho vay.25
3.5.1.1 Theo thời hạn. 25
3.5.1.2 Theo loại hình kinh tế.26
3.5.1.3 Theo ngành kinh tế. 27
3.5.2 Doanh sốthu nợ.29
3.5.2.1 Theo thời hạn. 30
3.5.2.2 Theo loại hình kinh tế. 31
3.5.2.3 Theo ngành kinh tế. 31
3.5.3 Dưnợ.33
3.5.3.1 Theo thời hạn. 33
3.5.3.2 Theo loại hình kinh tế. 34
3.5.3.3 Theo ngành kinh tế. 35
3.5.4 Tình hình nợquá hạn tại Ngân hàng. 37
3.6 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng.38
3.6.1 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động huy động vốn. 38
3.6.2 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng. 39
3.6.3 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh. 40
3.7 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng. .41
3.7.1 Vềcông tác huy động vốn .41
3.7.2 Vềcông tác cho vay.41
3.8 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.41
3.8.1 Vềcông tác huy động vốn .41
3.8.2 Vềcông tác cho vay.42
Chương 4: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NH TMCP PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH AN GIANG.44
4.1 Vềcông tác huy động vốn .44
4.1.1 Nâng cao vịthếcủa Chi nhánh.44
4.1.2 Giải pháp vềlãi suất .44
4.1.3 Giải pháp vềnhân sự.45
4.1.4 Giải pháp vềmarketing.45
4.2 Vềcông tác cho vay và thu nợ.46
4.3 Một sốgiải pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng .46
Chương 5: KIẾN NGHỊVÀ KẾT LUẬN.48
5.1 Kiến nghị.48
5.1.1 Đối với chính quyền địa phương .48
5.1.2 Đối với ngân hàng TMCP Phương Nam.48
5.1.3 Đối với ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang.48
5.2 Kết luận .48
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5368 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• Fax: (08) 866 3891
• Email: icsc@southernbank.com.vn
• Website: www.southernbank.com.vn
3.1.2 NH TMCP Phương Nam - CN AG
NHPN CN AG được thành lập theo quyết định số 01/QĐ-HĐQT.2002 ngày 14/01/2002
của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phương Nam và trên quyết định số 08/QĐ-NHNN
ngày 08/01/2002 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước về việc về việc chuẩn y sáp nhập Ngân
hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú vào Ngân hàng TMCP Phương Nam và chính thức đi vào
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 19
Giám Đốc
Tổ kiểm soát
nội bộ
(Trực thuộc hội sở)
Phòng
Tín Dụng
Phòng
KT - NQ
Phòng
Hành chính
ĐGD
Cái Dầu
PGD
Châu Đốc
P. Giám Đốc
hoạt động ngày 09/03/2002 với các nghiệp vụ chính như: huy động vốn, cấp tín dụng, chuyển
tiền,
Khi mới thành lập Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang đặt trụ sở tại
Thị Trấn Cái Dầu, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Nhưng vào năm 2004 trụ sở của Chi
nhánh được đặt tại 224/1B Nguyễn Trãi, Phường Mỹ Long, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An
Giang. Sau đó vào năm 2006 tiếp tục dời trụ sở và đặt tại 127 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ
Bình, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An Giang và hoạt động cho đến thời điểm hiện nay.
• Tel : (84 76) 3955469.
• Fax : (84 76) 3955469
Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang khi mới thành lập có 50 nhân
viên. Nhưng đến nay tổng số nhân viên 3 đơn vị chỉ là 37 người, tỷ lệ đại học chiếm trên
80%, còn lại cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và tập
huấn nghiệp vụ thường xuyên.
3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của NH TMCP Phương Nam - CN AG
Ghi chú:
ĐGD: Điểm giao dịch
PGD: Phòng giao dịch
KT – NQ: Kế toán – Ngân quỹ
3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
Giám đốc: Điều hành lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các công việc tại Chi nhánh
trước HĐQT, TGĐ và pháp luật trong phạm vi được TGĐ ủy quyền và theo quy định của
Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 20
Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ Giám đốc trong công tác điều hành, được phân công quản
lý một số hoạt động của Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp
luật về những quyết định về công việc của mình.
Phòng Tín dụng: Lập kế hoạch kinh doanh cơ quan. Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho
vay. Thu hồi vốn, lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi. Phối hợp tốt các phòng
chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn
Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
Quản lý về tài khoản, thanh toán, thống kê số liệu, cập nhật số liệu, thông tin, chuyển tiền,
thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch được hội sở duyệt và các báo
cáo kế toán, quyết toán, tham mưu cho giám đốc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ
mới.
Thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá. Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế
toán. Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ. Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng,
ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay.
Phòng Hành chính: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả
lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, và thi đua khen
thưởng. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ
chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị.
Tổ kiểm soát nột bộ: Kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của Chi nhánh theo đúng
pháp luật. Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, thực hiện của các
đoàn thanh tra, kiểm tra.
Phòng giao dịch Châu Đốc: Hoạt động như Chi nhánh cấp 1 cũng có các nghiệp vụ huy
động vốn, nghiệp vụ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác. Nhưng phòng giao dịch chỉ được
quyền quyết định cho vay những hồ sơ dưới 500 triệu đồng. Còn những hồ sơ lớn hơn 500
triệu đồng phải gửi về Ban lãnh đạo chi nhánh cấp 1 quyết định.
Điểm giao dịch: Cũng hoạt động giống như chi nhánh cấp 1, được quyền nhận tiền gửi,
chuyển tiền, tiếp nhận những hồ sơ vay vốn của khách hàng,.Nhưng điểm giao dịch không
được quyền quyết định cho khách hàng vay, mà những hồ sơ này phải thông qua Ban lãnh đạo
Chi nhánh quyết định.
3.1.2.3 Các sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh
Hiện nay Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi Nhánh An Giang đang có các sản phẩm
dịch vụ sau:
Huy động vốn: Từ tiền gởi của dân cư, các thành phần kinh tế người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam. Nhận vốn điều hoà từ hội sở Ngân hàng TMCP Phương Nam. Huy động bằng
vàng, vay vốn của các TCTD khác, nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của các tổ chức tài chính
trong nước và nước ngoài(Khi được NHNN cho phép) có sự phế duyệt của TGĐ và được
thường trực HĐQT chuẩn y.
Tín dụng: Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VND hoặc USD đối với các thành phần
kinh tế,. Tài trợ XNK, cấp tín dụng bằng ngoại tệ theo quy định của NHNN và của Ngân
hàng TMCP Phương Nam. Thực hiện cho vay theo hạn mức thấu chi, chiết khấu, cầm cố, bảo
lãnh trong nước, nước ngoài. Nhận cho vay uỷ thác, đồng tài trợ, đầu tư vốn liên doanh, liên
kết Khi tổng giám đốc cho phép.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 21
Các dịch vụ khác: gồm có dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh
toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư
vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, ngân quỹ.
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm
Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang cũng như các ngân hàng, các tổ
chức sản xuất kinh doanh khác, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động này là hướng đến lợi
nhuận, xem lợi nhuận là yếu tố hàng đầu. Để đạt kết quả kinh doanh cao thì ngân hàng cần
phải quản lý tốt các hoạt động huy động và sử dụng vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng, từ đó làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng lên, đồng thời nguồn vốn được mở rộng
thêm, cùng với phương châm “đi vay để cho vay”, trong 3 năm qua Ngân hàng TMCP
Phương Nam – Chi nhánh An Giang đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 3-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Southern Bank An Giang qua 3
năm (2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Thu nhập 11.037 18.764 52.740 7.727 70,01 33.976 181,07
Thu từ lãi vay 10.486 17.642 49.510 7.156 68,24 31.868 180,64
Thu khác 551 1.122 3.230 571 103,63 2.108 187,88
2. Chi phí 8.147 14.775 50.990 6.628 81,36 36.215 245,11
Chi từ lãi vay 6.156 11.473 43.170 5.317 86,37 31.697 276,27
Chi khác 1.991 3.302 7.820 1.311 65,85 4.518 136,83
3. Lợi nhuận thuần 2.890 3.989 1.750 1.099 38,03 (2.239) (56,13)
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007Năm
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Biểu đồ 3-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
52.740
18.764
11.037
8.147
14.775
50.990
2.890 3.989 1.750
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang, tín dụng vẫn là nguồn thu chủ
yếu, bằng chứng trong những năm qua thu từ lãi vay luôn chiếm tỷ trọng trên 93%. Bên cạnh
đó chi phí lãi vay cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trên 75%.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 22
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng thu nhập đều tăng qua 3 năm. Cụ thể tổng thu nhập
năm 2007 đạt 18.764 triệu đồng, lớn hơn năm 2006 là 7.727 triệu đồng, tương ứng 70,01%,
năm 2008 so với 2007 tăng 33.976 triệu đồng, tương ứng tăng 181,07%. Nguyên nhân chủ
yếu là do trong những năm gần đây ngân hàng không ngừng mở rộng cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ, giao chỉ tiêu về dư nợ cho từng cán bộ tín dụng và thưởng lương căn cứ vào mức
độ hoàn thành chỉ tiêu đó, nên đã làm gia tăng thu nhập từ lãi vay. Ngoài ra, trong năm các
dịch vụ truyền thống như chi trả kiều hối, chuyển tiền bảo lãnh ngân hàng, thanh toán thanh
quốc tế, kinh doanh ngoại tệ phát triển khá nhanh đã góp phần gia tăng nguồn thu.
Kế đến là tổng chi phí cũng có xu hướng tăng. Cụ thể tổng chi phí năm 2007 là 14.775
triệu đồng, lớn hơn năm 2006 là 6.628 triệu đồng, tương ứng 81,36%, năm 2008 so với 2007
tăng 36.215 triệu đồng, tương ứng tăng 245,11%. Ta thấy năm 2008 chi phí tăng mạnh không
phải do ngân hàng kiểm soát chi phí chưa cao mà do sự tác động từ phía nhà nước. Cụ thể,
vào đầu năm 2008 để kiềm chế lạm phát chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ
thông qua công cụ: tăng dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản tăng tới mức 14%/năm. Từ đó, làm
cho việc chi trả lãi huy động vốn và vốn điều hoà tăng cao là điều hiển nhiên.
Mặc dù thu nhập từ việc cho vay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhưng đã có xu hướng giảm
nhẹ trong ba năm, từ 95,01% xuống 94,02% và xuống còn 93,87%. Điều này cũng góp phần
nâng dần tỷ trọng thu nhập khác lên, từng bước cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng bên cạnh việc tăng trưởng thì còn quan tâm đến mục tiêu kinh doanh an toàn cho
phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế vì cung cấp dịch vụ hầu như không gặp rủi ro mất vốn
như cho vay.
Cuối cùng, lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng biến đổi liên tục. Cụ thể tổng lợi nhuận
năm 2007 là 3.989 triệu đồng, lớn hơn năm 2006 là 1.099 triệu đồng, tương ứng 38,03%, năm
2008 so với 2007 giảm 2.239 triệu đồng, tương ứng giảm 56,13%. Năm 2008 lợi nhuận giảm
do tình hình kinh tế nước ta chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, cộng với
chính sách thắt chặt tiền của Chính phủ.
Nhìn chung với kết quả đạt được thì có thể nói đây là một thành công của Chi nhánh trong
hoạt động cung cấp vốn và dịch vụ. Để đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã xác định
đúng chiếc lược và mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, Chi nhánh còn có đội ngũ cán bộ công
nhân viên nhiệt tình, luôn nổ lực phấn đấu trong công việc.
Tuy nhiên trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn, một phần là do ảnh
hưởng của tình hình kinh tế trong năm vừa qua, một phần là do trên địa bàn tỉnh An Giang
xuất hiện nhiều ngân hàng với quy mô hoạt động khá lớn làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng ngày càng gay gắt hơn. Vì vậy, Ngân hàng cần nổ lực và phấn đấu nhiều hơn nữa trong
hoạt động tín dụng cũng như việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm hoàn thành kế
hoạch lợi nhuận mà ngân hàng hội sở giao.
3.3 Những định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới
Vào năm 2009 Southern Bank tiếp tục thực hiện phương châm “Tất cả vì sự thịnh vượng
của khách hàng”. Năm 2009 Southern Bank sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo
hướng:
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và giữ vững tỷ lệ huy động vốn giữa thị
trường 1 và thị trường 2. Tăng cường việc huy động nguồn vốn giá rẻ nhưng ổn định. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng
hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới. Hạn chế vay vốn từ hội sở, các tổ chức tín dụng,
các ngân hàng thương mại khác.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 23
Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát một
cách chặt chẽ.
Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu trên Southern Bank sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư
thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối nhằm đa dạng hóa thu nhập. Phân tán rủi ro và nâng
cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp huyện thị trong tỉnh
nhằm đưa thương hiệu Southern Bank tiếp cận với khách hàng trong khu vực.
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 Hội sở giao cho Southern Bank An Giang tăng 20% so với
năm 2008 cả về hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng, tổng dư nợ phải đạt 420 tỷ
đồng và cuối cùng là lợi nhuận phải đạt 8 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2009 ngân hàng cố gắng phấn đấu hạ thấp tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới
1,2%
3.4 Tình hình huy động vốn của NH
Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang là một tổ chức kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải
tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi, cho nên công
tác huy động vốn luôn được ngân hàng quan tâm. Bởi vì nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn
định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng
phù hợp với định hướng phát triển của ngành.
Với phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp tích cực để huy
động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức như tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3
năm qua không được khả quan lắm và được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3-2: Tình hình huy động vốn của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi không kỳ hạn 5.327 2.546 7.689 (2.781) (52,21) 5.143 202,00
Tiền gửi thanh toán 4.840 1.906 6.707 (2.934) (60,62) 4.801 251,89
Tiền gửi tiết kiệm 487 640 982 153 31,42 342 53,44
2. Tiền gửi có kỳ hạn 73.792 47.511 36.030 (26.281) (35,61) (11.481) (24,16)
TG CKH dưới 12 tháng 73.792 47.511 36.030 (26.281) (35,61) (11.481) (24,16)
3. Ký quỹ bảo lãnh - 135 - 135 - (135) (100,00)
4. Mệnh giá CCTG 4.058 16 14.335 (4.042) (99,61) 14.319 89.493,75
Tổng 83.177 50.208 58.054 (32.969) (39,64) 7.846 15,63
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007Năm
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Ghi chú:
TG CKH: Tiền gửi có kỳ hạn
CCTG: Chứng chỉ tiền gửi
Nhìn vào bảng 3-2 ta thấy vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng giảm nhưng đến năm
2008 tăng trở lại, còn vốn huy động có kỳ hạn đều giảm qua các năm. Cụ thể: vốn huy động
không kỳ hạn năm 2007 chỉ đạt 2.546 triệu đồng và giảm 52,21% so với năm trước, sang năm
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 24
2008 đạt được 7.689 triệu đồng tăng 202%. Còn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng năm
2007 chỉ đạt 47.511 triệu đồng và giảm 35,61% so với năm trước, bước sang năm 2008 chỉ
đạt 36.030 triệu đồng và giảm 24,16%. Và hầu như trong ba năm qua Ngân hàng không huy
động được vốn có kỳ hạn trên 12 tháng, cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong công
tác thu hút vốn có tính chất ổn định, dẫn đến ngân hàng thường không chủ động được trong
cho vay đặc biệt là cho vay trung và dài hạn. Để khắc phục khó khăn trên, Ngân hàng không
ngừng quảng bá và tiếp thị rộng rãi hình ảnh của mình trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, Ngân
hàng cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn có kèm theo những chương trình
khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn, quà tặng, để tạo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trên
địa bàn, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín và khẳng định vị thế của mình
trên thị trường ngân hàng của tỉnh ta.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rất khó thu hút khách hàng bởi vì nó có sự ràng buộc về thời
gian. Bên cạnh đó, giá cả luôn biến động làm cho người dân không thích loại tiền gửi này.
Mặc dù vậy, năm 2007 loại tiền gửi này đạt được 47.511 triệu đồng và tăng 99,69% so với
năm trước. Nguyên nhân tăng là do gần cuối năm ngân hàng có nhiều chương trình tiết kiệm
dự thưởng dành cho khách hàng như chương trình “Lộc vàng Phương Nam”, khách hàng đến
gửi tiền, vừa được quay số trúng thưởng, vừa nhận thêm lì xì, được tặng quà ngày tếtdo đó
khi có lượng tiền mặt nhàn rỗi hàng năm thì khách hàng quyết định đến Ngân hàng gửi tiết
kiệm để sinh lợi. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày
càng tăng cao. Bước năm 2008 loại tiền gửi này chỉ đạt 36.030 triệu đồng và giảm 24,16% so
với năm truớc là do Ngân hàng áp dụng lãi suất huy động thấp hơn các ngân hàng bạn trên
cùng địa bàn.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đối với loại tiền gửi này, khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong thời gian
ngắn mà chưa dùng đến, họ dùng tiền này gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn
hơn khi để ở tại nhà. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy được trong cơ cấu nguồn vốn
huy động từ tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm tỷ trọng trên 1%, lý do là lãi suất từ tiền gửi này rất
thấp, lãi suất chỉ bằng khoảng 1/3 lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ví dụ: lãi suất tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng là 8%/năm thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ là
2,67%/năm, loại lãnh lãi cuối kỳ).
Nhìn vào bảng 3-2 ta thấy loại tiền gửi này tăng đều qua các năm thì tốt do chi phí trả lãi
thấp nhưng do đặc điểm của hình thức huy động này là có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên Chi
nhánh rất khó trong việc chủ động được nguồn vốn hay nói cách khác phần vốn huy động này
đưa vào lưu thông không được thuận lợi, vì thế Chi nhánh áp dụng lãi suất khá thấp
(3%/năm), ngoài ra Chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để đảm bảo tính thanh khoản của
mình, vì vậy nguồn vốn từ hình thức huy động này không phải là nguồn vốn chủ yếu mà
Ngân hàng hướng tới.
Tiền gửi thanh toán:
Bên cạnh hai loại tiền gửi trên thì tiền gửi thanh toán cũng được ngân hàng chú trọng vì
nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, giúp cho nguồn vốn huy động của ngân
hàng tăng thêm, bên cạnh đó ưu điểm của nó là lãi suất thấp từ đó sẽ giảm chi phí đầu vào của
ngân hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá
nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng và không nhằm mục đích sinh lợi. Vào năm 2007
nguồn tiền gửi này chỉ đạt 1.906 triệu đồng và giảm 60,62%. Nguyên nhân là do lãi suất quá
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 25
thấp, cộng thêm phầm mền giao dịch cũ hay bị lỗi nên có một số khách hàng rút tiền qua ngân
hàng khác gửi. Bước sang năm 2008 đạt được 6.707 triệu đồng và tăng 251,89%. Sở dĩ tiền
gửi không kỳ hạn của khách hàng trong năm này tăng đáng kể là nhờ Ngân hàng đã ứng dụng
phần mền Coke Banking để thực hiện giao dịch và thanh toán đều tự động hoá. Ngoài ra,
Ngân hàng còn có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đến vay vốn, như miễn phí
thanh toán cho các doanh nghiệp đang vay vốn tại Southern Bank An Giang do đó tạo được
các mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp chính, thu hút họ mở tài khoản giao dịch tại
Ngân hàng.
Mệnh giá chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ
các tổ chức và cá nhân khác. Vào năm 2008 ta thấy hình thức huy động theo loại hình này đạt
được 14.335 triệu đồng và tăng 89.493,75% so với năm trước là do thời hạn của chứng chỉ
tiền gửi này được đa dạng hơn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng) và lãi suất
tương ứng với mỗi thời hạn cho nên có nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân thích gửi tiền theo
hình thức này hơn.
Tóm lại: Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua chưa được tốt lắm. Vì
vậy Ban lãnh đạo cần phải đưa ra nhiều chính sách lãi suất luôn phù hợp với tình hình biến
động của thị trường tạo sự tin tưởng cho khách hàng cũng như sự tận tình phục vụ của toàn
thể nhân viên trong Chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng cần đưa ra những chương trình tiếp
thị và không ngừng quảng bá thương hiệu Southern Bank An Giang đến các tổ chức kinh tế,
các khách hàng cá nhân.
3.5 Tình hình hoạt động tín dụng
3.5.1 Doanh số cho vay
3.5.1.1 Theo thời hạn
Trong những năm qua Chi nhánh không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp
thời nhu cầu vốn hợp lý cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Cụ thể về tình hình doanh số
cho vay theo thời gian tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 3-3: Doanh số cho vay theo thời hạn của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 160.446 81,98 162.898 82,93 199.955 47,49 2.452 1,53 37.057 22,75
Trung & dài hạn 35.275 18,02 33.540 17,07 221.120 52,51 (1.735) (4,92) 187.580 559,27
Tổng 195.721 100,00 196.438 100,00 421.075 100,00 717 0,37 224.637 114,36
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 26
Biểu đồ 3-2: Doanh số cho vay theo thời hạn của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
160.446 162.898
221.120
199.955
33.54035.275
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn Trung và dài hạn
Qua bảng 3-3 và biểu đồ 3-2 ta thấy doanh số cho vay đều tăng qua các năm, cụ thể như
sau: năm 2007 doanh số cho vay đạt 198.438 triệu đồng, tăng 2.717 triệu đồng so với năm
2006 tương đương 1,39%. Nguyên nhân tăng là do năm 2007, tình hình kinh tế An Giang đạt
được nhiều thắng lợi lớn, GDP (Gross Dometic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) tăng
13,73% cao nhất trong vòng 17 năm kể từ năm 1990. Nhu cầu vốn lưu động của các công ty
cũng như các thành phần kinh tế tăng cao. Đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động của Southern
An Giang. Bước sang năm 2008 là một năm đầy khó khăn cho ngành ngân hàng nói chung và
cho Southern Bank An Giang nói riêng. Lãi suất huy động đầu ra và đầu vào đều tăng vì vậy
Ngân hàng cần phải thận trọng trong việc lựa chọn những khách hàng mới. Mặc dù đứng
trước nền kinh tế khó khăn nhưng trong năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng tăng
222.637 triệu đồng tương ứng 112,19%, trong đó cho vay ngắn hạn là 199.955 triệu đồng,
chiếm 47,49% trên tổng doanh số cho vay, tăng 37.087 triệu đồng so với năm 2006 tương
đương 22,75%. Cho vay trung hạn là 221.120 triệu đồng, chiếm 52,51% trên tổng doanh số
cho vay, tăng 185.580 triệu đồng so với năm 2006 tương đương 522,17%. Nguyên nhân tăng
là do Ngân hàng không ngừng tìm kiếm những khách hàng có uy tín, quảng bá, tiếp thị đưa
thương hiệu Southern Bank ngày càng vang rộng đến các tầng lớp dân cư hơn. Sở dĩ ta thấy
doanh số cho vay trung hạn tăng nhanh hơn doanh số cho vay ngắn hạn là do trong năm 2008
Ngân hàng đã tạo lập được mối quan hệ với các công ty đầu tư và xây dựng có quy mô hoạt
động kinh doanh lớn.
3.5.1.2 Theo loại hình kinh tế
Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế của Southern Bank An Giang từ năm 2006 - 2008
được thể hiện trong bảng sau:
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 27
Bảng 3-4: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế của Southern Bank An Giang
qua 3 năm (2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
1. CT TNHH 8.820 4,51 122.600 62,41 176.500 41,92 113.780 1.290,02 53.900 43,96
2. CTCP - KTTT 11.242 5,74 600 0,31 20.000 4,75 (10.642) (94,66) 19.400 3.233,33
3. DNTN 3.780 1,93 6.750 3,44 10.800 2,56 2.970 78,57 4.050 60,00
4. Kinh tế cá thể 171.879 87,82 66.488 33,85 213.775 50,77 (105.391) (61,32) 147.287 221,52
Tổng 195.721 100,00 196.438 100,00 421.075 100,00 717 0,37 224.637 114,36
2008Chỉ tiêu
Chênh lệch
2007/2006 2008/20072006 2007
Năm
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Ghi chú:
CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
CTCP – KTTT: Công ty cổ phần – Kinh tế tập thể
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
Nhìn vào bảng 3-4, ta thấy trong ba năm qua ngân hàng không ngừng đầu tư và mở rộng
đối với đối tượng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, kinh tế tập thể và doanh
nghiệp tư nhân. Trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn là lực lượng khách hàng đông đảo nhất
(trên 80%), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Vào năm 2007 Ngân hàng
đã giải ngân được 122.600 triệu đồng và tăng 1.290,02% so với năm trước và năm 2008 giải
ngân được 176.500 triệu đồng và tăng 43,96%. Nguyên nhân tăng là do mấy năm gần đây tỉnh
đã tổ chức thành công hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, sức hút các hoạt động đón
tết, Các loại hình doanh nghiệp còn lại tuy số lượng ít ỏi nhưng hứa hẹn sẽ phát triển mạnh
trong thời gian tới do An Giang không ngừng kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh mình.
Đối với loại hình kinh tế cá thể: Tại ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An
Giang lu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1096.pdf