CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu: 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung: 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu: 2
1.4.2. Thời gian nghiên cứu: 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: 2
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 3
CHƯƠNG 2 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 5
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 5
2.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt: 5
2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt: 5
2. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 5
2.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt 5
2.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 6
2.1.3. Trách nhiệm các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt 7
2.1.3.1. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán 8
2.1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 8
2.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN HÀNH 8
2.2.1. Thanh toán bằng séc (Check) 8
2.2.1.1. Khái niệm: 8
2.2.1.2. Phân loại và quy trình thanh toán: 9
2.2.2. Thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu (Collection of Payment) 12
2.2.2.1. Khái niệm: 12
2.2.2.2. Quy trình thực hiện: 13
2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi (Payment Order) 14
2.2.3.1. Khái niệm: 14
2.2.3.2. Quy trình thực hiện: 14
2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit) 15
2.2.4.1. Khái niệm: 15
2.2.4.2. Phân loại: 15
2.2.4.3. Quy trình thực hiện: 17
2.2.5. Thanh toán bằng thẻ (Card Payment) 18
2.2.5.1. Khái niệm: 18
2.2.5.2.Phân loại và quy trình thực hiện: 18
2.2.6. Thanh toán điện tử 20
2.2.6.1. Khái niệm: 20
2.2.621. Phân loại: 20
2.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 24
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 26
2.4.2.1. Phương pháp so sánh 26
2.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 27
2.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả 27
CHƯƠNG 3: 28
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 28
TP CẦN THƠ 28
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 28
3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam 28
3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ 29
3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 29
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 30
3.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ 31
3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu 31
3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 31
3.2.2.1. Về thu nhập 32
3.2.2.2. Về chi phí 33
3.2.2.3. Về lợi nhuận 34
3.2.4. Công tác huy động vốn: 35
3.2.5. Công tác sử dụng vốn: 37
3.2.6. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh 40
CHƯƠNG 4: 41
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CÂN THƠ 41
4.1. TÌNH TÌNH CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ 41
4.1.1. Tình hình hoạt động chung 41
4.1.2. Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 45
4.2. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 46
4.2.1. Phương thức thanh toán bằng séc 46
4.2.2. Phương thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) 48
4.2.3. Phương thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) 50
4.2.4. Phương thức thanh toán bằng L/C 51
4.2.5. Phương thức thanh toán bằng thẻ 53
4.2.6. Phương thức thanh toán điện tử 58
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2007-2009 61
CHƯƠNG 5: 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 64
5.1. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG 64
5.1.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 64
5.1.2. Giải pháp về công tác Marketing 65
5.1.3. Giải pháp về công nghệ ngân hàng 67
5.1.4. Về chất lượng dịch vụ 68
5.1.5. Về cơ cấu tổ chức, quản lý 69
5.2. NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG ĐỐI VỚI TỪNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 69
5.2.1. Giải pháp cho thanh toán bằng séc 69
5.2.2. Giải pháp cho ủy nhiệm thu (UNT) 69
5.2.3. Giải pháp cho ủy nhiệm chi (UNC) 70
5.2.4. Giải pháp cho thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 70
5.2.5. Giải pháp thanh toán bằng thẻ 70
5.2.6. Giải pháp thanh toán điện tử 72
CHƯƠNG 6: 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
6.1. KẾT LUẬN 73
6.2. KIẾN NGHỊ 73
6.2.1. Kiến nghị đến Chính Phủ và các Ban ngành có liên quan 73
6.2.2. Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước 74
6.2.3. Kiến nghị đến Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh chủ yếu
Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bao trùm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể phân loại thành các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:
v Huy động vốn: đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tíết kiệm, kỳ phiếu… bằng nội tệ hay ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Trung Ương.
v Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho khách hàng trong tất cả hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo.
v Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu… với mức lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.
v Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro; Mua bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
v Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài nước (uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán v.v… ) cho khách hàng với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn và mức phí dịch vụ hợp lý.
3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2007-2009) không ngừng phát triển, với tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng, tuy mức độ thay đổi khác nhau.
3.2.2.1. Về thu nhập
Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BIDV CẦN THƠ
(2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
I. Thu nhập
100.429
174.262
187.122
173,52
107,38
1. Thu nhập từ lãi
84.408
149.024
118.147
176,55
79,28
- Từ lãi cho vay
84.400
149.017
118.147
176,56
79,28
- Từ lãi tiền gửi
8
7
0
87,5
0
2. Thu nhập ngoài lãi
16.021
25.238
68.975
157,53
273,29
II. Chi phí
85.308
161.172
177.704
188,93
110,26
1. Chi phí lãi
57.550
126.338
134.896
219,53
106,77
- Chi phí trả lãi tiền gửi
25.751
28.375
43.659
110,19
153,86
- Chi phí trả lãi tiền vay
31.799
97.963
91.237
308,07
93,13
2. Chi phí ngoài lãi
27.758
34.834
42.808
125,49
122,89
Trong đó: Dự phòng rủi ro
14.222
8.000
9.000
56,25
112,5
III. Thu nhập trước thuế
15.121
13.090
9.418
86,57
71,95
IV. Thu nhập ròng
10.887
9.425
6.781
86,57
71,95
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Qua số liệu tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta nhận thấy tổng doanh thu qua 3 năm 2007, 2008, 2009 đều tăng. Tuy vậy, mức tăng không đồng đều và có sự biến động như sau:
¤ Từ 2007 đến 2008: doanh thu tăng 73.833 triệu đồng (tức tăng 73,52%).
¤ Từ 2008 đến 2009: doanh thu tăng nhẹ 12.860 triệu đồng, tức tăng 7,38%. So với mức tăng của năm 2007-2008 là 73,52% thì mức tăng này có thể nói là khá thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế xã hội từ 2008-2009 biến động xấu, là thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân đều gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mức vốn huy động giảm, bên cạnh đó là hoạt động cho vay cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc cắt giảm sản xuất.
Trong các khoản thu nhập này, thu nhập từ lãi cho vay là chủ yếu, chiếm 84,04% năm 2007, 85,51% năm 2008 và giảm xuống 63,14% năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do trong năm 2009, việc cho vay với lãi suất giới hạn trần do chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp trong khủng hoảng kinh tế đã làm giảm nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.
Thu nhập ngoài lãi như lợi nhuận từ các khoản đầu tư, phí dịch vụ Ngân hàng (chuyển tiền, uỷ nhiệm thu/chi, tư vấn v.v…) chỉ chiếm một khoản tương đối nhỏ. Cụ thể, năm 2007 thu nhập ngoài lãi chiếm 15,95% và năm 2008 là 14,48%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đến năm 2009, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đã tăng lên khá đáng kể, chiếm 36,86% trong tổng doanh thu, tăng 43.737 triệu đồng, tức tăng 273,29%-gần gấp 3 lần so với năm 2008.
Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố chính vẫn là việc Ngân hàng đã tăng cường các hoạt động kinh doanh khác ngoài tín dụng trong giai đoạn 2008-2009 để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Do khủng hoảng, phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân đều thu hẹp tiêu dùng, sản xuất nên việc lựa chọn thay đổi chiến lược kinh doanh ngắn hạn là điều cần thiết.
Ngoài ra, thu nhập từ lãi tiền gửi ở Ngân hàng trung ương chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, hầu như không đáng kể do đây không phải là hoạt động quan trọng trong công tác kinh doanh của Ngân hàng.
3.2.2.2. Về chi phí
Cùng với doanh thu, chi phí cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể là:
¤ Năm 2007 đến 2008: tăng 75.864 triệu đồng, tức tăng 88,93%. Trong đó chi phí trả lãi, mà cụ thể là lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến 37,28% năm 2007 và 60,78% năm 2008.
¤ Năm 2008 đến 2009: về số tuyệt đối tăng 16.532 triệu đồng, tức tăng 10,26%. So với doanh thu chỉ tăng lên 7,38% thì mức tăng chi phí này có phần tương đối lớn. Cũng như năm 2008, chi phí chủ yếu vẫn là từ hoạt động trả lãi tiền vay.
Điều này được lý giải là do tình hình khan hiếm vốn thời điểm đó buộc Ngân hàng phải đặt mức lãi suất huy động cao (cao nhất lên tới % vào tháng 12/2009 mới có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, do việc tăng cường hoạt động của Ngân hàng, các chi phí ngoài lãi khác như chi cho dịch vụ, phí công tác, chi phí điện nước, điện thoại v.v... và chi cho dự phòng cũng tăng đều qua các năm.
3.2.2.3. Về lợi nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình 8. BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
So với doanh thu, lợi nhuận thực tế đã giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2009 với giá trị giảm từ 13.090 xuống chỉ còn 9.418 triệu đồng.
Dựa vào biểu đồ, dễ dàng nhận thấy từ năm 2007-2008 lợi nhuận giảm nhẹ, nhưng sau đó đã giảm mạnh hơn vào năm 2009 do tình hình suy thoái kinh tế. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận đạt 86,57% so với năm 2007; năm 2009 đạt 71,95% nếu so với 2008 và chỉ đạt 62,28% nếu so với lợi nhuận của năm 2007.
Lợi nhuận suy giảm trong giai đoạn này do tác động của nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất đó là do chi phí trong năm 2009 tăng nhanh trong khi doanh thu không cao hơn năm 2008 bao nhiêu. Mặt khác, trong thời kỳ này, BIDV phải chịu nhiều sức ép từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát, cùng việc NHNN đưa ra mức dự trữ bắt buộc khá cao, trong khi mức lãi suất cho vay đã được ấn định trần khiến lợi nhuận suy giảm nhiều.
Nếu so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thời kỳ này, mức giảm lợi nhuận trên vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy BIDV Cần Thơ cần có kế hoạch thích hợp để thay đổi, tận dụng cơ hội để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn vào những năm sau khi kinh tế đã được khôi phục.
3.2.4. Công tác huy động vốn:
Huy động vốn luôn luôn là hoạt động quan trọng bậc nhất và là chức năng chính yếu của một Ngân hàng. Đặc biệt là với một Ngân hàng thương mại, nguồn thu từ vốn huy động là tiền đề cơ bản cho hầu hết các hoạt động khác. Khả năng huy động vốn, do đó cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH
07/08
SO SÁNH
08/09
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
Tổng nguồn vốn
946.538
1.080.037
1.228.407
133.499
148.370
I. Vốn huy động
428.209
493.848
704.691
65.639
210.843
1. Tiền gửi của TCTD
222
512
88
290
-424
2. Tiền gửi của TCKT
215.663
225.124
304.766
9.461
79.642
- Không kỳ hạn
182.223
196.992
230.636
14.769
33.644
- Có kỳ hạn
33.440
28.132
74.130
-5.308
45.998
3. Tiền gửi tiết kiệm
201.888
235.305
332.647
33.417
97.342
- Không kỳ hạn
7.143
3.473
35.721
-3.670
32.248
- Có kỳ hạn
195.508
231.832
296.926
36.324
65.094
4. Phát hành
giấy tờ có giá
6.636
27.403
63.462
20.767
36.059
5. Vay của TCTD
3.800
5.504
3.728
1.704
-1.776
II. Vốn TƯ
điều chuyển
492.708
564.876
497.569
72.168
-67.307
III. Vốn và các quỹ
15.245
13.091
9.697
-2.154
-3.394
IV. Vốn khác
10.376
8.222
16.450
-2.154
8.228
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn có chuyển biến rõ rệt qua các năm, với mức tăng đều đặn từ 133.499 triệu đồng lên 148.370 triệu đồng lần lượt qua các năm 2007, 2008 đến 2009. Trong đó, tỷ trọng của vốn huy động và vốn Trung ương điều chuyển là cao nhất, các quỹ và vốn khác chiếm giá trị không đáng kể.
Mặt khác, cơ cấu của nguồn vốn có sự thay đổi vào năm 2009: lần đầu tiên trong 3 năm tỷ trọng của vốn huy động cao hơn nguồn vốn do Trung Ương điều chuyển. Thông thường vào các năm trước, vốn do Trung Ương điều chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,05% năm 2007, và 52,30% năm 2008. Tuy nhiên, năm 2009 thì tỷ lệ này sụt giảm xuống còn 40,50%, trong khi tỷ lệ vốn huy động tăng lên 57,37%.
Đơn vị tính: %
Hình 9. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ VỐN HUY ĐỘNG VÀ VỐN TƯ ĐIỀU CHUYỂN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng phát triển, không còn quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung Ương, mà phát huy đúng nguyên tắc hoạt động của một Ngân hàng thương mại đó là "đi vay để cho vay". Nguyên nhân của việc vốn huy động trong năm 2009 tăng cao chính là từ việc Ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế (tăng 79.642 triệu đồng) và tiền gửi tiết kiệm (tăng 97.342 triệu đồng), song hành với công tác phát hành giấy tờ có giá (tăng 36.059 triệu đồng).
Trong nguồn vốn Ngân hàng huy động được, quan trọng nhất vẫn là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm 43,25% năm 2009) và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng (chiếm 47, 21% năm 2009). Do đó, Ngân hàng cần tập trung vào công tác thu hút vốn từ các nguồn này, để đảm bảo tình hình huy động vốn luôn hiệu quả.
3.2.5. Công tác sử dụng vốn:
Bảng 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH
07/08
SO SÁNH
08/09
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
I. Doanh số cho vay
2.595.209
3.171.909
3.916.387
576.700
744.478
1. Ngắn hạn
2.504.377
3.033.510
3.578.287
529.133
544.777
2. Trung và dài hạn
90.832
138.399
338.100
47.567
199.701
II. Doanh số thu nợ
2.480.426
3.025.555
3.771.429
545.129
745.874
1. Ngắn hạn
2.401.258
2.895.014
3.502.404
493.756
607.390
2. Trung và dài hạn
79.168
130.541
269.025
51.373
138.484
III. Tổng dư nợ
922.827
1.069.181
1.216.504
146.354
147.323
1. Theo nội tê, ngoại tệ
922.827
1,069,181
1.216.504
146.354
147.323
- VNĐ
676.983
965.906
1.167.898
288.923
201.992
- Ngoại tệ
245.844
103.275
48.606
-142.569
-54.669
2. Theo thời hạn
922.827
1.069.181
1.216.504
146.354
147.323
- Ngắn hạn
806.680
945.176
1.021.060
138.496
75.884
- Trung, dài hạn
116.147
124.005
195.444
7.858
71.439
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng số liệu, có thể nhận thấy từ năm 2007-2009 doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ của Ngân hàng tăng tương đối đều, chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng phát triển, cụ thể là:
v Công tác cho vay:
Tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm như sau:
@ Năm 2008 so với năm 2007 tăng 576.700 triệu đồng (tức tăng 22,22%); @ Năm 2009 so với năm 2008 tăng 744.478 triệu đồng (tức tăng 23,47%).
Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm giá trị chủ yếu, tuy có sự giảm nhẹ qua các năm từ 96,5% (2007) đến 95,63% (2008) và 91,36% (2009). Điều này là do cho vay ngắn hạn vốn là một dịch vụ chủ yếu, được chú trọng của Ngân hàng bởi tính chất thuận tiện, rủi ro thấp hơn nhiều so với cho vay trong thời gian trung và dài hạn .
v Công tác thu nợ:
Công tác thu nợ cũng tăng đều qua các năm, với giá trị và tỷ lệ như sau:
@ Năm 2008 tăng 545.129 triệu đồng so với năm 2007, nghĩa là tăng 21,98%. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 20,56%, trung và dài hạn tăng 64, 89%.
@ Năm 2009 tăng 745.874 triệu đồng so với năm 2008, ứng với mức tăng 24,65%. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 20,98%, nhưng đặc biệt trong năm này, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng đến 106,08%.
Từ đó có thể thấy, mặc dù luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn, cụ thể là chỉ chiếm 3,2% (năm 2007), 4,31% (năm 2008) và 7,13% vào năm 2009, nhưng hoạt động thu nợ trung và dài hạn đã có sự phát triển tương đối mạnh vào thời gian gần đây.
v Dư nợ:
Tổng dư nợ tăng đều đặn qua các năm, với chênh lệch lần lượt là 146.354 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,86% (năm 2008 so với 2007) và 147.323 triệu đồng, chiếm 13,78% (năm 2009 so với năm 2008).
Dư nợ được phân loại theo hai hình thức chủ yếu là dư nợ theo thời hạn và dư nợ theo đồng nội tệ, ngoại tệ (chủ yếu là USD). Trong đó, dư nợ theo VND và dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi công tác cho vay theo VND và cho vay trong ngắn hạn là hoạt động chủ yếu, được chú trọng phát triển của Ngân hàng từ trước đến nay.
Tỷ trọng của dư nợ theo thời hạn và theo ngoại tệ/nội tệ được thể hiện qua các biểu đồ sau đây:
Hình 10. BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO NỘI TỆ/NGOẠI TỆ CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Dựa vào biểu đồ trên, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ theo VND qua 3 năm ngày càng tăng lên. Đặc biệt, đến năm 2009, dư nợ này chiếm đến 96% tổng dư nợ.
Hình 11. BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Trong khi đó, cơ cấu dư nợ theo thời hạn lại có sự biến động qua 3 năm như sau: năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá cao, chiếm 87,41% và tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2008, chiếm 88,4% trong cơ cấu. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã sụt giảm nhẹ xuống còn 83,93% trên tổng dư nợ.
Điều này do nhiều nguyên nhân gây ra, và nó cũng phản ánh thực trạng của hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng rằng xét về giá trị, doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều tăng nhưng mức tăng không cao bằng hoạt động cho vay trung và dài hạn.
Nhìn chung, qua 3 năm gần đây, dư nợ liên tục tăng cho thấy một dấu hiệu không tích cực về khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, do đó, cần có những biện pháp để giải quyết tình hình này trong những năm sắp tới.
3.2.6. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Là một Ngân hàng lớn, có bề dày về lịch sử hình thành và phát triển, phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian sắp tới là tập trung vào các mặt sau đây:
P Tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong trong các hoạt động, dịch vụ truyền thống của một Ngân hàng thương mại.
P Mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại. Đặc biệt chú trọng vào việc mở rộng các hình thức thanh toán mới như thẻ, lắp đặt thêm nhiều máy ATM v.v...
P Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch đi đôi với tuyển chọn cán bộ.
P Xúc tiến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đi đôi với việc tổ chức các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn mua bán, chia tách hay sáp nhập doanh nghiệp...
P Tăng cường các mối liên kết với các doanh nghiệp để vươn ra thị trường quốc tế.
P Tranh thủ giao lưu, phối hợp với các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài để tranh thủ vốn đầu tư cũng như nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm phát triển.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CÂN THƠ
4.1. TÌNH TÌNH CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ
4.1.1. Tình hình hoạt động chung
Nhìn chung, công tác thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Cần Thơ có sự tăng trưởng, phát triển tương đối qua các năm với tổng giá trị giao dịch và tổng số món đều tăng, cụ thể như sau:
Bảng 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
Phương
thức
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
1. Séc
2.822.801
4.971.795
4.434.132
2.148.994
-537.663
2. UNC
6.528.720
11.984.341
17.498.068
5.455.621
5.513.727
3. UNT
1.009.113
967.873
965.020
-41.241
-2.853
4. L/C
1.041.484
1.842.169
748.717
798.745
-1.093.451
5. Thẻ
120.450
192.832
415.616
72.382
222.784
6. TT điệntử
3.480.790
6.574.513
9.543.663
3.093.723
2.969.150
Tổng
15.003.396
26.531.639
33.605.302
11.528.243
7.073.663
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Dựa vào số liệu có thể thấy rằng, mặc dù tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ đều tăng qua các năm, kể cả thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế (năm 2008 tăng 76,83%, năm 2009 tăng 26,66%) nhưng giá trị giao dịch của từng phương thức lại thay đổi không giống nhau. Cụ thể là, có sự chuyển dịch hoạt động thanh toán từ phương thức này sang phương thức khác.
Trong số đó, uỷ nhiệm chi là phương thức được sử dụng nhiều nhất, với tỷ trọng chiếm đến 52,07% trong tổng giá trị giao dịch (năm 2009). Đứng thứ hai là thanh toán điện tử (28,40%-2009), thứ ba là séc (13,19%-2009). Các phương thức còn lại như uỷ nhiệm thu, L/C, thẻ lần lượt chiếm 2,87%, 2,23% và 1,24% trong cơ cấu.
Trong giai đoạn năm 2007-2008, các phương thức thanh toán này đều tăng về giá trị. Điều này một phần chứng tỏ năng lực của ngân hàng BIDV trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, tình hình năm 2009 lại có nhiều thay đổi. Mặc dù tính về tổng thể, giá trị giao dịch tăng nhưng một sô phương thức thanh toán lại có sự suy giảm, điển hình của mức giảm tương đối cao là L/C và séc.
{ Về thanh toán không dùng tiền mặt trong nước:
Tại BIDV Cần Thơ, các phương thức được sử dụng trong thanh toán trong nước là uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ, séc và chuyển tiền điện tử do những đặc tính tiện lợi và phù hợp của chúng. Trong đó, tỷ trọng của uỷ nhiệm chi là cao nhất, kế đến chuyển tiền điện tử và séc. Đặc biệt, phương thức L/C hầu như không được sử dụng trong các giao dịch trong nước.
Bảng 5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
1. Giá trị giao dịch
13.240.156
23.868.435
32.224.803
10.628.279
8.356.368
2. Số món
1.492
2.019
2.177
527
158
3. Giá trị GD bình quân
8.874
11.821
14.802
2.947
2.981
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Có thể thấy, qua 3 năm 2007-2009, giá trị giao dịch tăng khá đều, với mức chênh lệch là 10.628.279.000 đồng (năm 2008), tức tăng 80,27% và năm 2009 tăng 8.356.368.000 đồng, đồng nghĩa với việc tăng nhẹ 35,01%. Mức tăng mạnh từ năm 2007-2008 và nhẹ hơn vào năm 2009 này phản ánh tình hình thực tế của việc thanh toán năm 2009 của doanh nghiệp cũng như cá nhân đối với Ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội năm 2009 vốn không mấy sáng sủa.
Hình 12. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ NĂM 2009
Trong các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm tỷ lệ nhiều nhất vẫn là phương thức truyền thống uỷ nhiệm chi (54,3%), theo sau là các phương thức như chuyển tiền (28,93%) và séc (13,76%). Tỷ trọng của thẻ và uỷ nhiệm thu khá nhỏ, có thể xem là không đáng kể.
Điều này chứng tỏ công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ vẫn thiên về các hình thức truyền thống, mặt khác cũng chứng tỏ thói quen thanh toán của đa số người Việt Nam.
{ Về thanh toán không dùng tiền mặt quốc tế:
Khác với thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, các phương thức thanh toán được áp dụng trong thanh toán quốc tế thường dùng là L/C, nhờ thu và chuyển tiền do các đặc trưng riêng của các phương thức này phù hợp với hoạt động thanh toán quốc tế.
Bảng 6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT NGOÀI NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: USD
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
1. Giá trị giao dịch
109.422.880
156.871.310
76.946.590
47.448.430
-79.924.720
2. Số món
731
740
852
9
112
3. Giá trị GD bình quân
149.689
211.988
90.312
62.299
-121.676
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Ghi Chú: Giá trị giao dịch và số món ở đây đã bao gồm cả các khoản thông báo (ILC, Inception) và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch.
Qua tình hình thanh toán thể hiện trong bảng, có thể thấy sự giảm sút mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2009, khi doanh số giao dịch giảm 79.924.720 USD, tức giảm đến 50,95% về tỷ lệ. Trong khi đó, trên thực tế số món giao dịch lại tăng thêm 112 món, chiếm tỷ lệ 15,14%.
Điều này chứng tỏ, tuy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Cần Thơ năm 2009 có tăng lên, nhưng chưa thực sự có sự chuyển biến về chất lượng bởi giá trị giao dịch đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, vì thời kỳ năm 2009 là thời điểm xảy ra khủng hoảng, các doanh nghiệp trên thế giới đồng loạt giảm quy mô sản xuất, giao dịch nên vấn đề suy giảm doanh số thanh toán trên không hoàn toàn do lỗi của BIDV, càng không phải là sự suy giảm chất lượng dịch vụ mang tính hệ thống.
Về cơ cấu:
Hình 13. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ NĂM 2009
Có thể thấy rằng, trong cơ cấu các phương thức sử dụng trong thanh toán quốc tế, L/C chiếm tỷ trọng cao nhất (54,24%-hơn một nửa giá trị giao dịch) do đây là phương thức được doanh nghiệp ưa chuộng để đảm bảo an toàn trong giao dịch quốc tế. Mặt khác, đây cũng là công tác được BIDV Cần Thơ chú trọng, với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong thanh toán quốc tế. Hai phương thức còn lại có giá trị không chênh lệch quá nhiều (16,01% với chuyển tiền và 29,75% với uỷ nhiệm thu), và ít có biến động qua các năm.
4.1.2. Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Mức phí thu được từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt một phần cũng phản ánh tình hình phát triển của các phương thức thanh toán, và mặt khác đóng vai trò cung cấp một phần vốn không nhỏ cho Ngân hàng.
Trong dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các khoản phí Ngân hàng BIDV Cần Thơ thu của khách hàng được thực hiện theo quy định của Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán, trong đó quy định rõ các mức phí phải áp dụng cho từng hình thức thanh toán và cho từng đối tượng khách hàng như cá nhân hay doanh nghiệp.
Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng BIDV Cần Thơ qua ba năm 2007-2009 có những biến động như sau:
Hình 14. BIỂU ĐỒ PHÍ DỊCH VỤ THANH TOÁN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Qua đó có thể thấy rằng, số tiền thu được từ phí dịch vụ thanh toán hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt không tăng trưởng đều đặn, mà có sự tăng giảm, đáng kể là vào năm 2009, mức phí thu được giảm sút khá nhiều, đến 23,82% so với tổng phí thu được năm 2008.
Hình 15. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU PHÍ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA BIDV CẦN THƠ NĂM 2009
4.2. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
4.2.1. Phương thức thanh toán bằng séc
Hiện nay, séc là phương thức thanh toán được sử dụng khá phổ biến tại BIDV Cần Thơ. Nếu so sánh với các hình thức thanh toán khác, séc có nhược điểm lớn là phạm vi thanh toán hẹp, chỉ áp dụng trong địa bàn tỉnh, thảnh phố. Tuy nhiên, ở BIDV Cần Thơ, séc vẫn được sử dụng tương đối phổ biến. Đó là vì ngoài thanh toán trong địa bàn, séc vẫn có thể được áp dụng để chi trả trong cùng một hệ thống Ngân hàng, mà BIDV là Ngân hàng lớn, có chi nhánh ở khắp các tỉnh thành phố trong cả nước, vì thế mà đã khắc phục được nhược điểm phạm vi thanh toán hẹp này của séc.
Séc có tỷ lệ áp dụng khá cao trong cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt trong nước của BIDV Cần Thơ: năm 2007 séc chiếm 21,32%, đạt giá trị triệu đồng; Năm 2008 chiếm 20,83%, đạt triệu đồng; Năm 2009 tỷ lệ của séc giảm đi chút ít, còn 13,76%, triệu đồng.
Bảng 7. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN BẰNG SÉC
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
SO SÁNH 08-07
SO SÁNH 09-08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
Giá trị giao dịch
2.822.801
4.971.795
4.434.132
2.148.994
-537.663
(Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Qua các con số trên có thể thấy, qua 3 năm, tỷ trọng của séc giảm nhưng vẫn đạt ở mức tương đối cao, và giá trị giao dịch khá đáng kể. Từ năm 2007 đến 2008, giá trị giao dịch của séc tăng (76,13%) do 2 nguyên nhân chính:
@ Các chính sách khuyến khích sử dụng séc của BIDV đến khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) trong năm này.
@ Khách hàng đã bắt đầu quen với việc sử dụng mẫu séc mới của BIDV (áp dụng từ cuối năm 2007) nên việc giao dịch trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
Ngược lại, năm 2009, giá trị giao dịch lại suy giảm (10,81%) so với năm 2008, nguyên nhân do đối tượng khách hàng quan trọng của séc là các doanh nghiệp đã cắt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14202.doc